Habermas

Written By kinhtehoc on Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012 | 01:14

Habermas (tiếng Đức: Jürgen Habermas), sinh ngày 18 tháng 6 năm 1929 tại Dusseldorf, nhà triết học, .
Ông đã học tại trường các đại học: Göttingen (1949-1950), Zurich (1950-1951) và Bonn (1951-1954). Hoạt động xã hội học và triết học bắt đầu như một tín đồ của Max Horkheimer và Theodor Adorno. Năm 1965 Habermas đã được nhận vào bộ môn của Max Horkheimer tại Frankfurt-am-Main. Ông dạy tại Đại học Heidelberg. Habermas đã trở thành một trong những thành viên nổi bật nhất của “thế hệ thứ hai” những nhà tư tưởng của trường phái Frankfurt. Vào khoảng giữa năm 1960, ông trở thành nhà tư tưởng của phong trào thanh niên. Nhưng đến ngày tốt nghiệp của sinh viên năm 1968 ông đã tách khỏi cánh cấp tiến của sinh viên, và cáo buộc nhà lãnh đạo của nó là “chủ nghĩa phát xít cánh tả”. Từ cuối năm 1960 ông giữ vai trò lãnh đạo của Đảng dân chủ xã hội.
Trong những năm 1970, ông đã thực hiện chương trình nghiên cứu phù hợp với định hướng tổng thể của đảng Xã hội dân chủ Đức. Habermas đã cố gắng sửa nó trong tinh thần của những lý tưởng sự giải phóng, Khai sáng và bình đẳng.
Sau một thập kỷ tại Viện nghiên cứu mang tên Max Planck với những nghiên cứu điều kiện sống của thế giới khoa học kỹ thuật tại Starnberg gần Munich, vì có những bất đồng với đồng nghiệp, nên vào năm 1981 ông đã về lại Frankfurt. Từ năm 1983 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1994, ông làm việc ở bộ môn triết học tại trường đại học.



Trung tâm những suy tư triết học của Habermas là khái niệm trí năng giao tiếp. Bước đi đầu tiên trong sự phát triển của khái niệm này xuất hiện trong cuốn sách Nhận thức và hứng thú (Erkenntnis und Interesse, 1968). Trong tác phẩm này Habermas đi tìm mô hình đối thoại phê phán, với sự giúp đỡ của cái mà hy vọng thấu hiểu toàn bộ những khát vọng của triết học siêu nghiệm trong sự kết nối với những công cụ mới nhất của khoa học xã hội.
“Ý thức” được trình bày trong bản thể luận châu Âu truyền thống như là tòa án tối cao, bây giờ bị tước đi đặc quyền và vị trí của nó là một cộng đồng giao tiếp phổ quát. Trong quá trình này, bản thân giao tiếp không bước ra với tư cách là cơ quan tối cao và cuối cùng chừng nào những kết quả của nó chịu tác động từ những điều kiện xã hội và có thể biểu thị sự ảnh hưởng của những quan hệ thống trị và lệ thuộc. Chính vì thế những sự phê phán cần lại một lần nữa phân tích xã hội để phân biệt giao tiếp tự do với giao tiếp dưới ảnh hưởng của những mối quan hệ thống trị – lệ thuộc. Trong bối cảnh này, đối với Habermas, Marx và Freud, những người đã thực hiện về cơ bản một bước quan trọng trong con đường khôi phục có phê phán khái niệm của trí năng đang hiện ra với những hình mẫu. Khái niệm mới của trí năng một cách phê phán (nhưng được liên kết với sự phê phán của xã hội, không phải mỗi với sự phê phán của trí năng của Kant) có một đặc tính phổ quát.
Bắt đầu từ năm 1971, cụ thể hơn là với việc phát hành một số tác phẩm nhỏ “Những suy ngẫm bước đầu về học thuyết thẩm quyền giao tiếp” Habermas tìm cách liên kết các khái niệm giao tiếp của trí năng với các "bước ngoặc ngôn ngữ học" đã được hoàn thành bởi triết học phân tích Anh – Mỹ. Trở lại với nghiên cứu có liên quan của K. O. Apelya, Habermas nói đến sự phát triển của khái niệm của lý trí, dựa trên lý thuyết về hành vi ngôn luận. Lý thuyết này được trình bày chi tiết trong hai tập của tác phẩm “Lý thuyết của hành động giao tiếp” (Theorie des kommunikativen Handelns, 1981).
Đặc thù lý thuyết triết học của Habermas nằm ở chỗ là ông liên kết khái niệm của lý trí với lý thuyết kinh nghiệm của sự tiến hóa xã hội đã được phát triển bởi Marx, Weber và Parsons. Ông bác bỏ chủ nghĩa tiên nghiệm triết học và tập trung trong nghiên cứu hậu siêu hình học, “dự án triết học”. Điều này có nghĩa là khái niệm triết học của lý trí không độc lập với quan sát thực nghiệm và phải dần dần tái khẳng định bản thân trong đối thoại với các chuyên ngành khoa học cụ thể, cái mà đã phản ánh thực tế sự khác biệt tính chức năng của xã hội. Đối thoại triết học với những khoa học chuyên ngành, Habermas minh họa trong ví dụ phân tâm học (Nhận thức và hứng thú), ví dụ trong lý thuyết tiến hóa xã hội (Về sự tái thiết của chủ nghĩa duy vật lịch sử, 1976) và những ví dụ trong lý thuyết xã hội (Lý thuyết hành vi giao tiếp), ví dụ trong lý thuyết pháp quyền (Faktizität und Geltung, 1992), lý thuyết về kiến thức là có thể chỉ như là một lý thuyết về xã hội - một ý tưởng chạy xuyên qua tất cả những tác phẩm của Habermas. Trái ngược với Marx, Habermas phân biệt rõ ràng triết lý của lịch sử và lý thuyết của sự tiến hóa xã hội.
Habermas ngay từ đầu đã tìm cách để bổ sung cho lý thuyết về dân chủ. Nhờ sự bổ sung này, trường phái Frankfurt đã được đưa ra khỏi bế tắc và nhận được một động lực mạnh mẽ để phát triển hơn nữa.
Những công thức và khái niệm của Habermas đã có ảnh hưởng được đánh dấu trên tư tưởng hiện đại. Trong những năm 1960, những khái niệm sự giải phóng, sự quan tâm nhận thức luận, sự giao tiếp, sự tranh luận được đưa ra. Trong những năm 1970 đã được phát triển trong khái niệm “sự khủng hoảng của tính hợp pháp và chủ nghĩa tư bản muộn” và vào những năm 1980 được bổ sung bởi những thuật ngữ và những châm ngôn đã được lan truyền một cách rộng rãi trong không chỉ ngôn ngữ khoa học mà trong đai đa số công chúng.
Tư tưởng của Habermas được cảm nhận đáng kể ở nhiều nước, đặc biệt là ở Mỹ, nơi mà ảnh hưởng của ông trên trí thức trẻ có thể mạnh hơn so với ở Đức.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved