NGUYỄN QUỲNH USA
D. VẬT LÀ NGỆ-THUẬT (THE BEING OF A THING AS ART)
Theo đúng quan-niệm thực-tiễn của Habermas về hoạt-động truyền-thông trong xả-hội, thì ngôn-ngữ của ngệ-thuật nói chung, và nội-zung của thẩm-mĩ nói riêng, không có vai trò tích-cực trong truyền-thông, ngay cả bước sang lãnh-vực fim-ảnh và fóng-sự bằng hình, vì thiếu-vắng fạm-vi thảo-luận (discourses). Nói tới thảo-luận là nói tới cách sử-zụng ngôn-ngữ qui-fạm, tức là nói và viết (speech and writing). Hiển-nhiên, chúng ta có những hội-thảo về việc làm của ngệ-thuật trong xã-hội. Loại hội-thảo này hiện za zưới hai zạng hoạt-động. Họat-động của các nhà chuyên-môn, và hoạt-động có tính jáo-zục đại-chúng. Hoạt-động như thế có mục-đích cho mọi người chia xẻ trong hình-thức fát-biểu và đóng-góp. Thế thì, mặc zù ngệ-thuật là một “vật” có đời-sống và í-ngĩa của riêng nó, ngay trong cõi sống của xã-hội, nó ra ngoài í-ngĩa truyền-thông thực-tiễn, hay lãnh-vực thảo-luận. Thảo-luận nhằm đến ngĩa (meaning) chứ không nhằm đến cảm-tính (sense). Tuy cảm-tính (sense) có já-trị hiển-nhiên nhưng cảm-tính “iên-lặng” cho nên kinh-ngiệm cảm-tính lung-linh, rất khó lường, và không thể nắm bắt NGAY ĐƯỢC được bằng lời và tiếng nói. Đây là kinh-ngiệm chúng ta thường thấy khi bàn tới cái đẹp và ngệ-thuật. Chúng ta hãy thử nge Hegel bàn về Thẩm-mĩ trong Ngê-thuật (Vorlesungen über die Aesthetik).
§ 01. Theo Hegel, cứ cho rằng một tác-fẩm ngệ-thuật zo con-người tạo ra đúng là sáng-tạo trong í-ngĩa tinh-thần (Geist) của con-người, thì chúng ta vẫn cần đặt ra câu hỏi: “Nhu-cầu của con người là jì trong việc tạo ra những tác-fẩm ngệ-thuật?”
§ 02. Cũng theo Hegel, zường như ngệ-thuật đi từ một khát-vọng cao để làm thỏa-mãn những nhu-cầu cao hơn, và có khi liên-quan tới nhân-sinh-quan có tính đại-chúng nhất (Weltanschaungen) cũng như liên-quan tới niềm-tin vào tôn-jáo của con người.
§ 03. Vậy nên Hegel luận rằng chúng ta không có câu trả lời thỏa-mãn cho nhu-cầu tuyệt-đối và rõ-ràng của ngệ-thuật. Tại sao?
§ 04. Bảo rằng ngệ-thuật sinh ra từ nhu-cầu tuyệt-đối và bao quát nhưng thực ra căn-nguyên của nhu-cầu này sở zĩ có chỉ vì con người là một í-thức nặng trĩu ưu-tư (thinking consciousness).
§ 05. Hegel cho ví-zụ thế này: Con người trưng ra chính mình rồi đặt trước í-niệm về mình bất cứ cái jì là mình, bất kể. Thế rồi, Hegel cắt ngĩa thêm: Sự-kiện hay vật trong thiên-nhiên vốn đơn-jản và ngay trước mắt. Điều này khiến chúng ta nhớ đến Tractatus của Wittgenstein. Trong khi đó con người vốn-zĩ là tinh-thần (Geist) lại nặn ra mình, trực-nhận ra mình, trình-bày mình, và suy-tưởng.
§ 06. Chỉ nhờ vào khả-năng biết đưa mình ra ngoài để nhận-thức mình (Fürsichseyn) con người mới biết tinh-thần của mình. Điều này như tôi đã trình bày đó đây là nếu không thông tư-tưởng của Hegel và Husserl thì chuyện hiểu Heidegger sẽ trở thành mộng-mị và có những trường-hợp đâm ra huyênh-hoang rồi lâm vào “bệnh-tưởng”, “tẩu-hỏa nhập-ma” không có lối ra.
§ 07. Nhờ có nhận-thức về mình như đã kể trên con-người mới thấy hai điều: a) Trước tiên, về mặt lí-thuyết, khi nhìn vào bên trong, hay nội-tại của mình, con người fải biết rõ về mình đồng thời biết cả những jì đang xảy ra, đang xao-động, và đang gây xúc-động tâm-khảm của con-người. Nói chung, con-người fải thấy chính mình, trình-bày “cái ta” cho chính mình. Tức là chính mình nhìn rõ cái gọi là iếu-tính của mình, rồi nhận-ziện ra mình một cách rõ ràng, cái jì tổng-quan về mình và cái jì thế-jan chấp-nhận mình.
§ 08. Thứ đến, b) con-người zọi-fóng mình ra ngoài bằng hoạt-động tích-cực, vì con người có khát-khao về những jì mình muốn, ở hiện-tại và ở ngay kia (trong ngôn-ngữ của Heidegger, có ngĩa là dasein), để khám-fá ra mình rồi mới nhận-ziện ra mình. Để đạt tới mục-đích này con-người fải đổi thay mọi zữ-kiện (vật) bên-ngoài bằng cách đặt zấu-ấn nội-tâm của mình lên zữ-kiện (vật), có thế con-người mới thấy được bản-ngã của chính mình (Bestimmungen). Tại sao làm như thế?
§ 09. Hegel trả lời: “Con người làm như thế vì con người có tự-zo – tự-zo lột bỏ cái vỏ xa-lạ và cứng ngắc của thế-jới bên ngoài, và để thỏa-mãn thấy được cái hình của mọi vật – zĩ nhiên đó cũng là cái vỏ bên-ngoài của chính nình. Ví zụ đứa bé ném hòn đá xuống ao rồi khoái tỉ thấy những đường vòng trên mặt nước. Đứa bé trực nhận ra cái jì nó đang làm.”
§ 10. Từ luận-điểm trên, Hegel nói: “Nhu-cầu vì ngệ-thuật mà ai cũng biết chính là nhu-cầu trí-tuệ của con người nhằm đưa thế-jới nội-tại và ngoại-vi thành í-thức có đời-sống tinh-thần (Geist), biến nó trở thành đối-tượng rồi trong chính đồi-tượng đó, thêm một lần nữa con-người nhận ra bản-ngã của chính-mình.
§ 11. Con người thỏa-mãn nhu-cầu tự-zo trong lãnh-vực tinh-thần này – hay nhu-cầu tự-zo của ngệ-thuật – bằng cách làm sáng-tỏ những jì ngay trong nội-tại của mình, tức là đưa thế-jới bên-ngoài vào trong nội-tâm thức-tỉnh (Fürsichseyn/cho chính nguồn-sống uyên-nguyên của mình). Chính chữ Seyn này, một cổ-ngữ của Sein, đã trở thành thuật-ngữ về Nguồn hayCái Uyên-nguyên trong triết-học của Heidegger (xin đọc Zur Bezinnung(Thức-tỉnh) của Nguyễn Quỳnh trên Tiền-vệ).
§ 12. Hegel đi tới kết-luận: Nhìn ra chính mình ví như một cách zọi-fóng chính mình. Tức là biến cái jì ở trong mình trở thành trực-jàc [cái thức tự nó loé-lên] (Anschauung) và trở thành í-thức [cái biết zo hành-động hay việc làm] (Erkenntnis). Nhìn ra như thế có lợi cho chính mình và cho người khác. Vậy thì, Hegel muốn nói tới một thứ hiểu-biết từ trong xương-tủy (Empathy).
§ 13. Cho nên, theo Hegel, nhu-cầu rõ-rệt của ngệ-thuật – khác hẳn với những nhu-cầu khác, ví như chính-trị, luân-lí, tôn-jáo và khoa-học – cần fải được fân-tích rõ ràng.
§ 14. Ngệ-thuật là họat-động của con người. Là một “vật”, ngệ-thuật fải có sắc-tính (Bestimmung) của nó. Sắc-tính của ngệ-thuật hiện ra hay được tạo ra để chúng ta hiểu cảm-thức (Sinn) của con người. Bởi thế, ít hay nhiều, theo Hegel, ngệ-thuật đến từ lãnh-vực cảm-tính hay cảm-thụ (sensuous sphere).
§ 15. Suy tư trên đưa chúng ta tới một nhận-định là nội-zung (aspect) của tác-fẩm ngệ-thuật zo chính người ngệ-sĩ tạo ra và ngệ-thuật, theo Hegel, có tính “gợi-cảm” (Empfindung). Cho nên tìm hiểu tác-fẩm ngệ-thuật là truy-tầm cảm-tính.
§ 16. Thế nhưng, Hegel nhận thấy rằng, tác-fẩm ngệ-thuật không chỉ “gợi-cảm”, vì sự “gợi-cảm” liên-quan tới cái-đẹp. Suy-tư về cái đẹp khiến chúng ta đi tìm một cảm-tính đặc-biệt về cái-đẹp. Nhưng suy cho kĩ cảm-ứng về cái-đẹp như thế không fải là một bản-năng vô í-thức đến từ thiên-nhiên.
§ 17. Chúng ta cần jáo-zục để bồi-đắp hay nâng cao cảm-thức. Zo đó, chúng ta mới có cái gọi là í-niệm về cái đẹp (taste), tức là í-niệm đep của A khác và cao hơn của B, hoặc của thời-đại X khác và cao-hơn thời-đại Y. Cho nên, lại theo Hegel, chúng ta đã thấy tại sao những lí-thuyết trừu-tượng đã nâng cao cảm-thức của í-niệm đẹp (taste). Trong í-ngĩa chúng ta thường nge: “Taste này thấp qúa! Taste kia cao hơn.” Biết được cao hay thấp cần đến jáo-zục trong í-ngĩa tôn-chỉ (doctrine), hay zo kinh-ngiệm, như chúng ta thường nge: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.”
§ 18. Zù theo qui-fạm hay theo kinh-ngiệm, jáo-zục (Bildung) fải có tính-cách fê-bình để chúng ta thấy rõ – trong trường-hợp sáng-tạo và thẩm-mĩ - có chỗ nguyên-lí fổ-quát còn thiếu sót, và có chỗ tác-fẩm ngệ-thuật của cá nhân chưa chuẩn. Tuy Jáo-zục quan-niệm rằng khả năng fán-đoán fải thật rõ ràng, nhưng theo Hegel tiến-bộ cần fải có thêm jáo-zục về cái-đẹp (taste).
§ 19. Tác-fẩm ngệ-thuật “đập ngay vào” quan-năng. Chính quan-năng này là nơi tiếp-nhận cái jì [tác-fẩm ngệ-thuật] gây ra xúc-động hay cảm-nhận để cho khả-năng rung-động tự-nhiên trình bày ra, i như mọi thứ chúng ta cảm được ở quanh chúng ta, ngay cả “ngệ-thuật” nói (speech) của chúng ta.
§ 20. Suy ra từ đó, Hegel luận rằng, chức-năng (Bestimmung) của tác-fẩm ngệ-thuật cho thấy nó không fải là tác-fẩm của thiên-nhiên, hay “từ trời rơi xuống”, mặc zù “Vật” trong thiên-nhiên cũng như tác-fẩm ngệ-thuật, có cái cao cái thấp.
§ 21. Thế cái jì khiến tác-fẩm ngệ-thuật như là một “Vật” khác với “Vật” ở thiên-nhiên? Hegel xác-định rằng: “Khả-năng gây xúc-động của tác-fẩm ngệ-thuật là sự xùc-động của tác-fẩm đó fải có mặt cho tinh-thần (Geist/Geistige) của con người, chứ không fải chỉ là sự quyến-rũ bên ngoài của “Vật”. Cần fải nói rõ hơn thế này: Tại sao có một bức-tranh hoa-hồng cảm-thức. Nhưng có bức-tranh hoa-hồng làm cho chúng ta bàng hoàng đứng lại. Theo ngôn-ngữ của Hegel, chúng ta bàng-hoàng vì bức-tranh hoa-hồng đó đụng vào tinh-thần của chúng ta.
§ 22. Như vậy, theo Hegel, một cảm-thức zở là một cảm-thức thiếu-vắng tinh-thần, và cũng theo Hegel – thêm một điều nữa - để có cảm-thức tinh-thần, chúng ta fải ngắm nhìn một tác-fẩm ngệ-thuật rất lâu – có thể hàng jờ, và theo tác-jả bài này – có khi cả mấy năm, và có khi suốt một đời người.
§ 23. Thêm một nhận-định nữa của Hegel trước khi chúng ta trưng ra zẫn-chứng. Theo Hegel, zựa trên quan-điểm khát-khao thực-tiễn (practical chứ không fải pragmatic), chúng ta thích ngệ-thuật vì tác-fẩm ngệ-thuật tự nó có tinh-thần độc-lập, nhưng cái ước-muốn hay khao-khát (desire) thực-tiễn bóp méo tác-fẩm ngệ-thuật. Suy-tư về một tác-fẩm ngệ-thuật khác hẳn với suy-tư về việc-làm của khoa-học. Việc-làm của khoa-học chỉ để í tới “Vật” như là một đối-tượng rõ-ràng, chứ không có khát-khao đưa việc-làm hay kinh-ngiệm khoa-học trở thành một í-niệm hay tư-zuy fổ-quát. Xin lưu-í, nhận-định của Hegel rất đúng trong thời-đại của ông, kể từ đầu thế-kỉ 20, í-niệm fổ-quát trong ngệ-thuật không còn nữa. Chúng ta sẽ bàn thêm về sau.