Home » » Một Tí “Rilke”

Một Tí “Rilke”

Written By kinhtehoc on Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012 | 02:25


Lúc 21 hay 22 tuổi khi tôi đang đọc Thus Spake Zarathustra  Volonté de Puissance của Nietzsche, thì tôi thấy loáng thoáng có mấy bài viết (không fải chuyên-luận) ở Sàgòn nhắc đến Rilke, với lòng hâm-mộ. Nhưng tôi rất thờ ơ vì  Triết-hoc là đam-mê và thử-thách chính của tôi. Thế thì những jì tôi sắp viết ra đây, về một bài thơ không đầu không đuôi của Rilke, có thể sẽ làm một vài độc-jả ngạc-nhiên.
  1. VỒ ĐƯỢC RILKE
Tôi có lí zo nói bài thơ “không có đầu đuôi”. Tôi vào Tiền-vệ, đọc bài thơTình Xa và Tuyệt Bút của Chân Phương, và “vồ” được Rilke sau bốn mươi năm không để í tới nhà thơ Đức này. Tôi chép lại nguyên con, chép luôn cả ba (3) cái chấm ở câu cuối, như sau:

wer jetzt kein Haus hat, baut sich keines mehr
wer jetzt allein ist, wird es lange bleiben
wird wachen, lessen, lange Briefe schreiben
und wird in den Alleen hin und her
unruhig wandern, wenn die Blaetter* treiben …
Rilke

[*Viết theo ngữ-học Anh đễ tránh “umlaut” trên nguyên-âm ngắn tức hai chấm trên chữ “ä”. Đúng ra trong tiếng Đức fải là Blätter]

Tôi khựng lại, cũng như đã có lần tôi khựng lại trước một bài thơ của Holderlin. Tôi không thể đọc tiếp bài Tình Xa của Chân Phương, vì tôi đang ngồi iên nhìn năm câu thơ của Rilke, hình zung một thế-jan được zệt bằng từng tiếng. Thơ là những tiếng, và tiếng là âm-thanh. Nếu tìm linh-hồn thơ trong ngĩa thì Truyện Kiều của Nguyễn Zu chán fèo. Những chữ trong một bài thơ, zù rất đơn-sơ, khi reo lên, tất cả trở thành đời sống có linh-hồn, ví như, trong Truyện Kiều:

Rằng như hẳn có thế thì,

  1. KHAI-MỞ HAY FÊ-BÌNH CẤU-TRÚC (DECONSTRUCTION)
Mỗi zòng trong năm câu thơ trên của Rilke có những đặc điểm về âm như sau:

Câu 1. 10 âm (syllables) được miêu tả như:                    xxxxx, xxxxx**
Câu 2. 11 âm (syllables) được miêu tả như:                    xxxxx, xxxxxx
Câu 3, 11 âm (syllables) được miêu tả như:                    xxxxx, xxxxxx
Câu 4. 09 âm (syllables) được miêu-tả như:                    xxxxxxxxx***
Câu 5. 11 âm (syllables) được miêu-tả như:                    xxxxx, xxxxxx

**          Zấu fẩy (,), nguyên-tác của Rilke.
***        Không có zấu fẩy, nguyên-tác của Rilke .

Nhìn kĩ vào cách jeo vần ở mỗi cuối câu, chúng ta thấy như sau:
Câu 1:   mehr
Câu 4:   her        (Hai âm  “mehr” và “her” xa nhau, nhưng tự-zạng gần nhau)
Câu 2:   bleiben
Câu 3    :           schreiben
Câu 4:   treiben

Nhìn sâu vào cấu-trúc trong bài thơ, chúng ta thấy có những âm gần nhau:
kein, keines, allein

Chúng ta cũng thấy có những chữ lập qua lập lại:
wer (trong câu 1 và 2). Thực ra fần hai của câu 1, có hiểu-ngầm chữ “wer”, như sau:
wer jetzt kein Haus hat, [wer] baut sich keines mehr

Xin fỏng-zịch năm câu thơ trên sang Việt-ngữ như sau:

Bây jờ ai không có nhà, đừng xây nhà nữa
Bây jờ ai sống một mình, thì cứ sống mãi mãi một mình
Thức zậy, đọc, viết những bức thư zài
Rồi tới lui trên đại-lộ
Thơ thẩn bồn chồn, khi lá fất-fơ …

Chúng ta có thể jữ í chính, và chuyển sang Việt-ngữ cách nào tùy hứng, tùy tài. Sau đây là cách của tôi, một người không có khiếu về thơ:

Không nhà
Chớ có xây nhà
Một mình mình ở, thật là zài lâu
Zạy thì đọc,
Viết thư zài
Trên đường thơ thẩn
Bồn chồn, lá bay

Deconstruction là một lối khai mở kiến-trúc để fát-hiện ra ẩn-số zo Derrida chủ-xướng. Đây chính là một trong những fát-hiện của Post-modernism, tức thời-đại kể từ 1970 cho tới lúc này. Lúc này là “Hiện-đại”. Nếu gọi “Post-modernism” Hậu Hiện-đại thì hóa ra chúng ta đang ở Tương-lai? “Modernity” là tính-chất “mới” của mổi thời-đại. “Modernism” là khuynh-hướng hay fong-trào mới – zù có “hiện-đại” trong thời-jan qua, tính “hiện-đại” (Modernism) đã không còn nữa trong lúc này. Cái ở lúc này mới là “hiện-đại”.

Ẩn-số trong Deconstruction là những í bất ngở, ngủ quên đâu đó, bỏ quên đâu đó, bất ngờ ở đó, hoặc bóng jó đâu đây … và cũng có thề là huyễn-mộng bất chợt thành hình. Khai mở ấy là một hình-thức và chất-liệu của sáng-tạo.

  1. ĐỌC RILKE
Chúng ta có thể đọc năm câu thơ của Rilke bất cứ cách nào hợp với trạng-huống tinh-thần và tình cảm của chúng ta. Thế có ngĩa một bài thơ khi đã được đọc lên – người Việt gọi là “ngâm thơ”, trở thành tác-fẩm của người đọc, i như ziễn-viên trên sân-khấu. Tôi xin đọc thử Rilke, với jọng êm đềm đủ nge (cho riêng tôi), ngoại trừ hai chữ “wird wachen”/ “Muốn thức zạy thì”, vì âm CH trong tiếng Đức, chứ không fải là “mệnh-lệnh cách” (imperative). “Wird wachen” có tính nhắn nhủ. Những chấm ( … ) ziễn-tả sự ngưng ngỉ để lắng nge âm. Thế là tôi sẽ vi-fạm bài thơ của Rilke.

Wer jetzt…
Kein Hau hat, baut sich keines mehr
Wer jetzt…
Allein ist,
Wird es
Lange bleiben…
WIRD WACHEN
Lesen
Lange Briefe
Schreiben
Und wird in den Alleen…
Hin und her
Unruhig wandern, wenn die Blätter treiben …

Bây jờ ai…
Không nhà, đừng xây nhà nữa
Bây jờ ai…
Sống một mình
Cứ sống một mình
THỨC ZẠY THÌ
Đọc
Viết những lá thư zài…
Bước tới bước lui
Trên đại-lộ…
Lang bang khắc khoải, khi lá rung mình …

  1. JẢI-FÓNG LUÔN MÌNH
Chúng ta trực-ziện đủ thứ trên đời, cái “có” cũng như cái “không”. Theo Wittgenstein trong Tractatus, những thứ  đó đều là thực-tại  - nếu cái “không” làm chúng ta suy-ngĩ. Có những thực-tại ào vào thân-xác và trí-tuệ của chúng ta, đánh thức chúng ta zậy. Sự thức-tỉnh ấy tự-nhiên và mãnh-liệt júp chúng ta quên con người cố-hữu của mình. Tuy nhiên, xét về Hiện-tượng Luận, chúng ta cần nhìn ra thực-tại “jả-trá” để fân-biệt với thực-tại “chân-thực”. Nhìn thấy rõ hai thực-tại này là một thức-tỉnh cho cá-nhân hay jải-fóng “cái tôi” lúc nào cũng rất chủ-quan và bị ảnh-hưởng bởi đủ thứ trên đời.

Tuy nhiên khi đọc một tác-fẩm văn-chương, nge một bản đàn, ngắm một bức tranh, một tác-fẩm kiến-trúc, một fong-cảnh, hay bất cứ vật jì mà bất chợt chúng ta bị lôi cuốn, có khi đến độ “ngất ngây mờ ảo/ rupture” thì hành-động đọc, nge, nhìn ấy của chúng ta sẽ là một kinh-ngiệm sống tuyệt vời trong trí-tuệ và tình-cảm.

Và mỗi lần được như thế, chúng ta như một đứa trẻ lớn lên một cách rất tự-nhiên. Sau đó trí-tuệ của chúng ta bắt đấu fân-tích kinh ngiệm ấy. Kết qủa của fân-tích cho fép chúng ta nêu lên nhiều câu hỏi zù rất nhiều câu hỏi không có câu trả lời thỏa đáng. Tôi rất thích những “công-án” khó khăn để biết mình gần Nguồn-sống, hay như Heidegger đã nhận-định “gần với tính không” để thực sự sống trong Nguồn-sống.

Lúc này tôi đã được jải-fóng hay nhìn ra mình hơn nữa, khi tôi đã tìm ra tông-tích năm câu thơ của Rilke. Và tôi đã thấy chúng nằm ở đoạn cuối bài thơ tên gọi Ngày Thu/Herbsttag. Cách viết của bài thơ đó trông qua chỉ khác với đọan nhà thơ Chân Phương triển ra một tí, nhưng nhìn kĩ vô cùng quan trọng. Xin gi lại như sau:

Trong bài Tình Xa và Tuyệt Bút (viết theo Chân Phương), năm câu thơ của Rilke được sắp xếp như sau:

wer jetzt kein Haus hat, baut sich keines mehr
wer jetzt allein ist, wird es lange bleiben
wird wachen, lessen, lange Briefe schreiben
und wird in den Alleen hin und her
unruhig wandern, wenn die Blaetter treiben …

Trong cuốn Translations from the Poetry of Rainer Maria Rilke, 1938, năm câu thơ ấy có chấm fẩy và không có ba chấm cuối cùng, như sau:

Wer jetzt kein Hau hat, baut sich keines mehr.
Wer jetzt allein ist, wird es lange bleiben,
wird wachen, lesen, lange Breife schreiben
und wird in den Alleen hin und her
unruhig wander, wenn die Blätter treiben.

Như vậy, câu thơ đầu zứt í, bằng một cái chấm (.) sau “mehr”. Câu tiếp chữ “Wer” fải viết hoa, vì là ngĩa mới, và sau chữ “bleiben”, có zấu fẩy (,). Điều này khiến người đọc thấy rõ sau “bleiben” cần một chút ngưng ngỉ, thành ra hai chữ “wird wachen” đáng được lưu í hơn. Vì năm câu thơ này chấm zứt với “treiben”, cho nên bài thơ không thể nào có ba chấm (…) sau “treiben”. Lần này tôi đọc như sau:

Wer jetzt kein  Hau hat,                          Bây jờ ai không có nhà,
baut sich keines mehr.                           đừng xây nhà nữa.
WER jetzt allein ist,                               Bây jờ AI ở một mình,
wird es lange bleiben,                             sẽ sống zài lâu,
WIRD WACHEN,                                               SẼ THỨC ZẬY
lessen,                                                  thì đọc,
lange Breife schreiben                            Viết những bức thư zài
[…]                                                                   […]

  1. ĐỘNG-TỪ “WERDEN” TRONG TIẾNG ĐỨC

“werden” không chỉ là động-từ, mà còn là một quán-ngữ fổ-thông và zễ-thương trong tiếng Đức, là “trợ động-từ” (auxiliary verb) cho thì tương-lai và miêu-tả tính thụ-động. Thế nên “werden” là động-từ rất uyển-chuyển.
  1. Werden, trợ động-từ để chì thì “tương lai đơn-jản”, như sau:
Ví-zụ: Ich werde fahren   : Tôi sẽ đi (bằng xe)
  1. Tính uyển-chuyển của “werden”(đôi khi thay ngĩa cho động-từ “sein”), như sau:
Ví-zụ:    Älter werden: Cũ rồi. Jà rồi
                        Gut werden: Thế mà tốt. Tốt đấy!
                        Was soll aus dir werden? Sao vậy mày?
                        Es wird Herbst: Thu đến
                        Ich werde nicht mehr: Tao hết tỉ rồi.
                        Jetzt wird aber geschlasfen: Rồi, đi ngủ.
                        Ein werden die Mutter: Sẽ là mẹ.
Es wird Zeit: Đến jờ rồi! Đến lúc rồi (thay vì viết hay nói: Es ist Zeit).

  1. NGUYÊN-TÁC BÀI THƠ

HERBSTTAG

Herr: es ist Zeit. Der Sommer war sehr gross.
Lag deinen Schatten auf die Sonnenuhren,
und auf den Fluren lass die Winde los.

Befiehl den letzten Früchten voll zu sein;
gib ihnen noch zwei südlichere Tage,
dränge sie zur Vollendung hin und jage
die letzte Süsse  in den schweren Wein

Wer jetzt kein Hau hat, baut sich keines mehr.
Wer jetzt allein ist, wird es lange bleiben,
wird wachen, lesen, lange Breife schreiben
und wird in den Alleen hin und her
unruhig wander, wenn die Blätter treiben
Rainer Maria Rilke
(1875 – 1926

Trong chính bản, chữ “Herr” là ông. Nhưng trong lối ẩn-zụ (metaphor) hay biểu-tượng (symbolism) “Herr” có thể là hình-zung từ cho “Ngài” hay cho “Thượng-đế”. Trong đức-tin con người coi Thượng-đế là biểu-tượng của “Nam-jới” hay “Ông”. Quan-niệm ấy qúa xa-xưa và qủa là vớ-vẩn. Tôi zịch là Mặt-Trời, vì sau đó có chữ “Sonnenhugren”.

“die Sonnenhugren” là “Sundial” tức sa-bàn định-huớng thời-jan theo bóng ngả của mặt trời.

Bản Tiếng-Anh của Herter Norton zịch chữ “Herr” là “Lord” có ngĩa thiên-về tôn-jáo, và đúng với tâm-trạng hướng về Thiên-chúa của Rilke. Là một người không thông Rilke, và hững-hờ tôn-jáo, chứ không fải khinh-miệt, tôi tránh không theo gót Norton.  Bản Việt-ngữ của tôi sẽ như sau:

NGÀY THU
Thái-zương: đến lúc rồi. Mùa hạ qua nóng gê.
Người đã lấy bóng vẽ thời-jan,
Trên những cánh-đồng jó nhẹ mơn man.

Bảo cho qủa chậm tròn đầy;
thêm hai ngày nồm nam,
bóp cho tới
jòng ngọt-ngào vào những trái nho nặng trĩu.

Bây jờ ai không có nhà, đừng xây nhà nữa.
Bây jờ AI ở một mình, sẽ sống zài lâu,
SẼ THỨC ZẬY, thì đọc, viết những bức thư zài
bước tới bước lui Trên đại-lộ
lang bang khắc khoải, khi lá rung mình

  1. KẾT-LUẬN
Tôi đã vui một tí Rilke. Nhưng tôi sẽ không đọc thơ của ông ta nữa. Tôi mơ một ngày gặp một nhà uyên-bác người Đức về Rilke, để tôi viết lại bài này, với những zòng thơ của Rilke này, fân-tích thật kĩ hơn cách đọc và hiểu biết của tôi về bài Ngày Thu của Rilke. Chỉ lúc ấy với nhận-xét và fê-bình của thức-jả mới cho tôi biết là cảm-ứng của tôi về bài Ngày Thu của Rilke, thái qúa thế nào, và bất cập ra sao. Đó là chưa kể có chỗ “sai bét”. Còn nếu cứ trùm chăn, sướng run bần bật thì chúng ta có thể nói: “Với tự-zo, mỗi người có quyền cảm-ứng về thơ.” Như thế, tôi không ngĩ là tôi đã an-lòng.

October 2011

Nguyễn Quỳnh USA
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved