GS Ngô Bảo Châu
Phải thừa nhận là “Phạm trù và đồng luân (1)” rất khó hiểu, không chỉ đối với người đọc mà cả đối với người viết
Tôi đã mắc khuyết điểm là kéo bạn đi quá nhanh, đi từ những cái bạn biết là không gian tô pô, ánh xạ liên tục đến những chỗ mà cả bạn lẫn tôi và thực ra cả nhân loại chưa hiểu rõ, đó là đồng luân cấp cao.
Bây giờ là lúc bạn nhẩn nha quay chậm lại cuộn phim để níu kéo lại một chút gì hữu hình cho bạn. Bạn có một không gian tô pô
. Bạn xét các điểm của
, rồi xét các đoạn thẳng trong
tức là các ánh xạ liên tục
, rồi các hình vuông trong
tức là các ánh xạ liên tục
, rồi hình vuông ba chiều (lập phương), rồi hình vuông
chiều.
Cố định một điểm qui chiếu
. Nhóm cơ bản
là nhóm các lớp tương đương (đồng luân) các đoạn thẳng xuất phát và kết thúc tại điểm
, tức là ánh xạ
với
. Nói cách khác thì
là một ánh xạ liên tục từ hình tròn
vào
. Khi bạn buộc hai đầu mút của đoạn
lại với nhau, nó trở thành cái gì đó giống như hình tròn.
Phần tử đơn vị của
là lớp của ánh xạ hằng
với
với mọi
. Đồng luân của
với chính nó là một ánh xạ liên tục
nhận giá trị
trên biên của hình vuông. Nói cách khác
là một ánh xạ liên tục từ mặt cầu
vào
. Tưởng tượng hình vuông như một cái mù soa, khi bạn buộc biên của mù soa lại, nó trở thành cái gì đó giống như mặt cầu. Như vậy nhóm đồng luân cấp hai
là nhóm các lớp tương đương (đồng luân) của các ánh xạ liên tục
gửi một điểm qui chiếu của mặt cầu (nơi biên của hình vuông chập lại) lên điểm qui chiếu
của
.
Chiều ba thì khó tưởng tượng hơn nhiều. Khi bạn “buộc” biên của hình lập phương lại thành một điểm, nó trở thành mặt cầu ba chiều
. Tất nhiên là khó tưởng tượng rồi, vì cả tôi và bạn đều chưa “nhìn” thấy mặt cầu ba chiều bao giờ. Nhưng dù sao bạn đã có đủ cơ sở đển tin rằng nhóm đồng luân
là nhóm các lớp tương đương (đồng luân) của các ánh xạ liên tục từ mặt cầu
chiều
vào
, gửi một điểm qui chiếu trên mặt cầu lên điểm qui chiếu
của
.
*****
Trong cái “phạm trù” nhắc đến trong bài trước, vật là các điểm của
, mũi tên là các đoạn thẳng trên
, mũi tên cấp 2 là các hình vuông trên
… Nhưng bạn còn chưa xét kỹ làm thế nào có thể hợp thành hai đoạn thẳng, hai hình vuông …
Bạn dễ hình dung cách hợp thành hai đoạn thẳng mà đoạn sau xuất phát nơi đoạn trước kết thúc. Cho
với
,
và
với
,
. Bạn có thể dựng
bằng cách chia đoạn
thành hai phần
và
; trên
bạn dùng ánh xạ
, trên đoạn
bạn dùng
chẳng hạn. Bạn chột dạ và cảm thấy bất ổn vì có quá nhiều cách hợp thành tương tự như thế ; chẳng hạn như bạn hoàn toàn có thể chia đoạn
thành hai đoạn
và
, hoặc thậm chí bạn có thể chọn hai đoạn bất kỳ trong
không có giao, sau đó dùng
trên đoạn thứ nhất rồi dùng
trên đoạn thứ hai. Bạn có thể tự chấn an rằng cách đầu tiên có vẻ cân đối nhất nên bạn dùng cách đó mà bỏ qua tất cả các cách hợp thành khác. Thực tế là vẫn không ổn, dù có chọn cách nào thì
cũng khác với
. Đến đây thì bạn cảm thấy hoang mang thực sự : phạm trù này là loại phạm trù gì khi tiên đề quan trọng nhất là tính kết hợp không được thỏa mãn.
Chìa khóa để xua tan sự hoang mang của bạn là : mọi cách hợp thành được nêu ở trên đều tương đương đồng luân với nhau. Nếu bạn thay ánh xạ bằng lớp ánh xạ theo quan hệ tương đương đồng luân, phép hợp thành được xác định một cách duy nhất và tiên đề về tính kết hợp được thỏa mãn. Bạn thở phào, may quá
vẫn là một nhóm.
Bạn đã đủ dũng cảm để hợp thành mũi tên cấp hai chưa. Tôi thì chưa. Tôi chỉ đủ dũng cảm để nghĩ đến các phần tử của nhóm
. Mỗi phần tử là một lớp tương đương đồng luân ánh xạ liên tục từ hình vuông
vào
, nhận giá trị
trên biên của hình vuông. Để hợp thành, tôi khoét trong hình vuông, hai hình vuông nhỏ hơn, không giao nhau. Nếu có hai ánh xạ từ hình vuông vào
nhận giá trị
trên biên, tôi sẽ co chúng lại thành ánh xạ trên hai hình vuông nhỏ rồi thác triển ra toàn bộ hình vuông to bằng cách đặt giá trị
lên mọi điểm nằm ở ngoài hai hình vuông nhỏ mà tôi đã khoét. Dĩ nhiên cách hợp thành của tôi phụ thộc vào vị trí của hai hình vuông nhỏ trong hình vuông to, nhưng vì bạn có thể di chuyển thỏa thích hia hình vuông nhỏ trong hình vuông to, hai cách hợp thành khác nhau thực ra tương đương đồng luân với nhau. Như vậy phép hợp thành trong
được xác định một cách duy nhất và tiên đề về tính kết hợp được thỏa mãn.
Bạn bất chợt hỏi tôi : cái gì sẽ xảy ra nếu bạn di chuyển hình vuông con thứ nhất vào vị trí của hình vuông con thứ hai và hình vuông con thứ hai về vị trí của hình vuông con thứ nhất sao cho trong quá trình di chuyển, hai hình không bao giờ giao nhau. Tôi nói rằng hoan hô, bạn vừa chứng minh rằng nhóm
là một nhóm giao hóan. Mọi nhóm đồng luân cấp cao
với
đều là nhóm giao hoán.
Nhưng bạn cũng đừng chủ quan mà cho rằng vì chũng là nhóm giao hoán nên chắc dễ. Nếu bạn xác định được đồng luân cấp cao của mặt cầu
, sẽ có rất nhiều người ngả mũ chào bạn.