An Điểm phê bình thơ mới trên Phụ Nữ Tân VănNhưng từ Juillet 1933, thì trên Phụ Nữ Tân Văn thấy có nhiều bài đề cập đến thơ mới.Ngày 6-7-1933 (P.N.T.V. số 207) An Điễm, viết bài " Lối thơ mới ". Theo An Điễm thì trên Phụ Nữ Tân Văn đã có phong trào thơ mới rồi và nó đã ảnh hưởng mạnh đến văn giới cả trong và ngoài Phụ Nữ Tân Văn : " Thiệt, " lối thơ mới " là một cái khuynh hướng đương phát triển trong văn giới Annam. " Không những là thơ lối " Manh Manh " đăng ở P.N.T.V. được nhiều độc giả hiểu ý nghĩa, tình tứ, mà hoan nghênh ; và nhiều thiếu niên thi sĩ bắt đầu bỏ thiên kiến mà sấn bước vào con đường mới lạ, đặt cảm tình tư tưởng vào khuôn mới, khác hẳn phạm vi Đường thi. " Hình như nhiều giới thi sĩ khác ở ngoài cơ quan PNTV cũng hưởng ứng mà dạn dĩ đặt cho thi cảm của mình vào khuôn mới, khác nào thi nhau mà thách sự mai mỉa của hủ tục ". Sau đó, An Điễm tuyên bố P.N.T.V. muốn giữ vai trò lãnh đạo phong trào thơ mới : " Phụ Nữ Tân Văn muốn làm một cơ quan tiền quân cho nên trong sự sửa đổi khuôn khổ của thơ ta, cũng như trong mọi vấn đề kinh tế xã hội, thoát ra ngoài thiên kiến, mà dạn dĩ gọi bạn làm thơ đi vào con đường mới � con đường mới hợp với sự sanh tồn mới. " Khuynh hướng trong vài giới thi sĩ xứ ta đã thay đổi, thế là bạn làm thơ không phải lãnh đạm đối với kẻ thanh niên thi sĩ của báo Phụ Nữ Tân Văn. " Ước gì các bạn sẽ tiến mau cho đến ngày đánh vỡ được thành trì giam hãm làm sỉ hổ tình tứ của nhà mỹ thuật là luật nhà Đường ; " hồn thơ " trong xứ ta sẽ có cơ tới gần cái thiệt tế hơn " . Thạch Lam phê bình thơ mới của Hồ Văn HảoNgày 20-7-1933, P.N.T.V. số 208, Thạch Lam, trong bài " Lối thơ mới " đã giới thiệu bài thơ " Con nhà thất nghiệp " của Hồ Văn Hảo :" Thanh niên thi sĩ Hồ Văn Hảo ra mắt bạn đọc báo lần này là lần thứ hai. Hai lần thách sự mỉa mai của hủ tục, sự áp chế của kỷ luật nhà Đường ; hai lần tỏ ra một sự tiến bộ lớn. " Lần đầu trong " P.N. " kỳ số 205, ra ngày 22 Juin vừa rồi thi sĩ Hồ " Tự tình với trăng ". . . . . . " Hôm nay xem bài thơ sau này, các bạn sẽ có dịp cùng chúng tôi nhận một sự tiến bộ lớn ". Đó là một trong những bài thơ mới của khoảng giữa năm 1933 nghĩa là một năm sau bài Tình Già (10-3-1932).CON NHÀ THẤT NGHIỆP" Ngọn đèn leo lét, Cô Nguyễn Thị Kiêm bênh thơ mớiThơ mới tuy phát xuất từ Nam Kỳ với Phan Khôi, là người Trung, nhưng dư luận học giới Nam kỳ lúc ấy cũng phân tán lắm. Nguyễn Văn Hanh phản đối chống thơ mới bao nhiêu thì cô Nguyễn Thị Kiêm, bút hiệu Nguyễn Thị Manh Manh sốt sắng bênh vực thơ mới bấy nhiêu. Ngày 26 Juillet 1933, cô Nguyễn Thị Kiêm diễn thuyết bênh vực thơ mới tại hội Khuyến học Saigon. Theo Phụ Nữ Tân Văn số 211 ra ngày 10-8-1933, số đăng bài diễn thuyết của cô Nguyễn Thị Kiêm thì cô Kiêm nói truyện lâu trong tiếng rưỡi đồng hồ " mà vì ứng khẩu mà diễn " cho nên báo Phụ Nữ Tân Văn chỉ thuật lại được những đoạn cốt yếu.Vì bài diễn thuyết này gây xúc động mạnh trong thi giới miền Nam, nên ta cần biết qua về bài diễn văn này. Đây các bạn nghe cô Nguyễn Thị Kiêm nói truyện về thơ mới : " Trước khi nói về vấn đề thơ mới tôi xin thử giải thơ là gì. Thơ là một danh từ để chỉ chung các vận văn. Làm thơ là gì ? Làm thơ tức là lựa một vận văn trong các thứ vận văn, hay là đặt ra một vận văn để phô tả tánh tình, ý tưởng của mình, những quan niệm của mình đối với sự đời, với vũ trụ, những cảnh vật, những hiện tượng của sự sống. " Thi sĩ An nam hồi nào tới bây giờ thường dùng ba lối thơ : thơ Đường luật ; lục bát ; song thất lục bát. Không kể thơ Đường luật, là thơ của người Tàu, ta chỉ có hai lối thơ sau, còn bao nhiêu lối khác chỉ cho chung về điệu ca (như hát sẩm, hát nhà trò vân vân...). Phần nhiều thơ Đường luật là thơ tả tình cảm về thân thế của tác giả, còn thơ lục bát và song thất lục bát thì hay thiên về lối tả cảnh, thuật truyện (Style narratif). " Thơ Đường luật là một lối thơ rất bó buộc về từng câu từng chữ, chặt chịa về luật bình trắc, về phép đối câu, đối chữ. Vì khuôn khổ luật phép phiền phức nên người làm thơ Đường luật phải ở trong một phạm vi eo hẹp lúng túng, hễ cảm hứng ra bài nào thì câu văn như nhái lại mấy trăm bài khác ; còn ý tưởng thì dường như đã có nhiều người " phát minh " ra trước rồi. Bằng muốn bỏ hết mấy " sáo cũ ", diễn những tư tưởng mới mẻ thì không trúng khuôn khổ. Ta có thể nói rằng thơ Đường luật không dùng được nữa, vì bao nhiêu cái đề hay, bao nhiêu cái ý tưởng sâu, đều đã có một hạng thi sĩ tài đời xưa, phô tả hết rồi, người sau đây vì cái vòng niêm luật ấy, phải lập lại câu cũ ý xưa mà thôi, thành ra lời văn không thích hạp với sự đời bây giờ mà ý tưởng thì không tả ra hết được. " Hai lối sau, lục bát và song thất lục bát thì giản dị hơn : cách đặt câu định vần cũng không cần phải đối, phải hạn câu. Tuy vậy, về nội dung của nó, ý tưởng ít bị khép hơn thơ Đường luật, song cái hình thức cũng còn ép ta phải lập những sáo cũ. " Muốn cho tình tứ không vì khuôn khổ mà bị " đẹt " mất thì rất cần phải có một lối thơ khác, do lề lối nguyên tắc rộng rãi hơn. Thơ này khác hơn lối xưa nên gọi là thơ mới. " Năm ngoái, trong báo Phụ Nữ Tân Văn, ông Phan Khôi " trình trong làng thơ " một lối thơ mới, nhưng ông cũng kể rằng, mười năm trước, có một thiếu niên thi sĩ ở Hà Nội có sáng kiến này đầu nhứt. Chưa thấy được bài thơ mới đầu nhứt, tôi chỉ đọc bài thơ " Tình già " của ông Phan Khôi. " Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa, dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh kề nhau than thở vv... " " Bài thơ này ít người thích. Người ta cho nó là dài lắm và không có nguyên tắc. Thật, về hình thức thì bài " Tình già " không được gọn, nhưng về nội dung, tình tứ giãi ra một cách rõ ràng, dễ hiểu mà thật thà. Chỉ đọc qua là nghe khác hẳn lối thơ xưa, có vẻ thiết thực và cảm hoá được người đọc. Chính ông Khôi đã nói đó là một lối thơ làm thử (un essai) cốt đem tình tứ có thật trong tâm hồn mình mà tỏ ra bằng những câu thơ có vận chớ chẳng buộc niêm luật, hạn câu chi hết. " " Sau ông Phan Khôi chẳng bao lâu, báo Phụ Nữ Tãn Văn có đăng bài hưởng ứng lối thơ mới của cô Liên Hương (Trung Kỳ) và một bài thơ mới của ông Lưu Trọng Lư sau đây : " Tôi chắc là bài " Trên đường đời " được nhiều người thích hơn bài " Tình già ". Câu văn bài sau nghe thâm trầm, có nhịp có vần hơn, song nên để ý rằng ý nghĩa của bài này không rõ rệt hơn bài trước mà lại có hơi mờ ám. Nhưng phải biết rằng bài này rút trong một tiểu thuyết (Hai cái thời đại) chớ chẳng phải một bài thơ riêng, vậy muốn hiểu nghĩa của nó phải biết chuyện trong tiểu thuyết hay là hiểu sơ bài ấy nói về khúc nào trong tiểu thuyết. Theo ý tôi là người chưa đọc quyển tiểu thuyết kia, đọc bài " Trên đường đời ", định phỏng rằng tác giả (ông Lưu Trọng Lư) muốn tả thân cô độc, đau khổ, của một người trên đường đời có khác nào một bóng người âm thầm đi một mình trong cái đêm tối. . . . . . .. . . . . . . . .TRÊN ĐƯỜNG ĐỜI :Lần bước tiếng gieo thầm, bóng ai kia lủi thủi? " Bài " Trên đường đời " không gọi được là một bài vì nó vắn lắm, sau nầy khó làm mẫu để tỏ tư tưởng khác, chỉ kêu là một khúc trong một bài (une strophe). Bây giờ muốn làm ra một bài một điệu thì nên thêm một khúc nữa tương tự mẫu khúc trên rồi hai khúc sau chỉ có bốn câu hay ba câu tùy ý, như vậy hình thức điệu này rõ rệt, chắc chắn, có hơi giống điệu sonnet của thơ Pháp. (Đọc một sonnet Pháp). Đây là tôi bày một ý kiến cho các thi sĩ (une proposition) chớ không phải nói ông Lưu Trọng Lư bắt chước theo thơ Pháp mà các ngài hòng la lên : " Bỏ thơ Tàu lại vớ thơ Tây ! " Sau bài " Trên đường đời " còn có một lối thơ mới. Tác giả Ký Thanh Tâm (không biết của ông hay là bà nào) gởi đăng báo P.N.T.V. " Tôi thử đọc bài này, tựa là " Vắng khách thơ ". Hình thức bài này chia rõ ra ba phần : phần đầu : Xuân năm ngoái, phần thứ nhì : ly biệt, phần thứ ba : Xuân năm nay : ý tưởng rõ rệt dễ hiểu. Nên để ý rằng bài nói về sự buồn (ly biệt, nhớ thương) mà câu văn lại gọn gàng, phe phẩy như nhảy nhót (style sautillant) vì tại câu văn vắn, chấm phết nhiều. Thành ra đọc bài " Vắng khách thơ " xong, người đọc sẽ la :" cái bài ngộ nghĩnh quá ! " chớ không có cảm tưởng buồn. Đây, ta thấy rõ cái hình thức bài văn có quan hệ lớn đối với nội dung. " Đó là ba bài thơ mới đầu hết mà ít có ai để ý tới. Bây giờ tôi sẽ bàn đến thơ mới sau này, của tôi và bạn hưởng ứng như Hồ Văn Hảo, Khắc Minh vân vân là bọn người làm đại náo trong làng thơ. " Đầu năm ngoái, trong số báo mùa xuân của Phụ Nữ Tân Văn, có bài thơ mới đầu nhứt của tôi, tựa là " Viếng phòng vắng " (Đọc bài thơ) tả những tư tưởng của người khách, đến một phòng xưa, phòng của người bạn yêu đã quá cố. Bài này thấy rõ rệt 7 strophes, mỗi strophe giống nhau, strophe đầu và trong strophe chót hơi đồng chữ mà khác ý. Khúc đầu và khúc chót : " Một khúc có 6 câu. Câu thứ 1 và 5, 6, thì mỗi câu có bốn chữ, câu 2, 3, 4 mỗi câu có 3 chữ. Vận thì câu 1, 2, 3, 6 ăn nhịp với nhau ; 4, 5 vần với nhau. Khúc đầu là nhập đề liền, lại là cái giàn cảnh : Người khách đến viếng phòng vắng, ngồi trong phòng. Cửa phòng mở he hé, luồng gió lạnh tạt vào làm cho khách rúng động ; tưởng ngày xưa phất phưởng ; lòng lại bồi hồi. Khúc thứ 2, 3, 4, 5, 6 tả những tư tưởng của khách. Do theo mấy tư tưởng ấy, ta có thể thấy cái phòng không.Gió lọt phòng không Gió lọt phòng không " Khúc chót là cái kết luận của mấy tư tưởng nọ, là cái tâm hồn (état d'âme) của người khách sau khi ôn truyện xưa nhớ người xưa...Tình xưa phất phưởng, ấm dịu cõi lòng." Sau bài này, tôi cũng theo điệu này mà viết một bài khác, tựa là " Thơ gửi cho em Vân " (đọc và cắt nghĩa bài sau...). Còn đây là là một điệu khác. Điệu này tôi có làm hai bài " Canh tàn " và " Mộng du " (đọc hai bài ấy). Tôi xin chép một bài ra đây để tiện chỉ cách đặt.Trải đã mấy trăng Bài này có 4 khúc, mỗi khúc 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Khác là câu thứ 2 và 4 của khúc trước đem vô khúc kế làm ra câu thứ 1 và 3. Tôi ngụ ý đặt điệu này theo bài (... Soir) của thi sĩ Pháp Charles Baudelaire. (Đọc bài ấy) có mấy câu lập đi lập lại. Không phài là túng vận hay là chỉ để êm tai, mà thật là cái dụng ý để tả cái buồn, một cái ý tuởng đang vấn vít theo mãi." Trong một điệu khác, tôi cũng dùng lối lập đi lập lại câu văn, nhưng cái dụng ý lại khác và vấn đề bài cũng khác xa bài này. Ấy là bài " Hai cô thiếu nữ " (đọc bài ấy).CANH TÀNEm ơi, nghe lóng nghe " Bài này cũng có nhiều khúc. Mỗi đoạn có 4 câu, câu 1 và 3 có 7 chữ, câu 2 và 4 có 8 chữ. Câu 1 và 9 là câu lập lại. Cái đề là " Hai cô thiếu nữ " thì bài này chỉ thuật chuyện hai cô thiếu nữ, tác giả không để mình vô trong đó, không nói cảm tưởng của mình, cũng không phê bình câu chuyện ; để cho mặc ý người đọc phán đoán. " Mấy câu lập lại vừa là cái giây liên lạc (lien de transition) trong bài vừa là cái điệu riêng của bài. Có nhiều người cho rằng lập lại câu văn là đỡ kiếm vần và dễ làm lắm, kéo dài bao nhiêu cũng được, làm mấy chục bài như vậy cũng được. Tha hồ cho mấy ông cứ làm ! Nhưng lập lại câu văn như trong bài " Canh tàn " và bài " Hai cô thiếu nữ " mà không khéo lập, cho ăn nhập với câu trên câu dưới, thì mấy câu lập đi lập lại sẽ làm " nghẹt " bài thơ, lui không lui, tới không tới, khác nào người dui là chàng " Vân Tiên cõng mẹ " vô không vô mà ra không ra. Tôi nói như vầy là có một bài thơ ngộ nghĩnh, giọng khôi hài, không biết tác giả là ai, hình như của Cổ Nguyệt Nguyên thì phải.Hai cô thiếu nữ đi ra đồng ; " Tôi cũng có dùng lối song thất lục bát, rồi xen một lối vận khác vào, để thành ra một lối thơ mới như trong bài " Sa đàn " (đọc và chỉ nguyên tắc bài ấy)." Gần đây người mình có dịch văn Pháp nhiều lắm. Dịch ra bằng lối bát cú, tứ cú cũng có, lối lục bát, song thất lục bát cũng có. Song hai lối sau thường dùng hơn vì theo hình thức, dễ phô tả ý tưởng của tác giả hơn hai lối nọ. Dịch các thơ Tây bằng lối song thất lục bát tôi chẳng nóigì, đến như dịch mấy bài thơ của thi sĩ Pháp Paul Verlaine là một lối thơ đặc biệt quá mà dịch bằng lối lục bát thì không trúng ý tác giả. Ông Verlaine muốn cho thơ đặt làm sao mà đọc nghe như tiếng đờn. Thế nên ông có một lối văn riêng. Nhưng vậy, không phải thơ ấy không có nghĩa. Đọc nghe êm ái mà lại cho người " thấy " được thưởng thức được cảm giác khác.Vân Tiên cõng mẹ trở ra, " Tôi xin đọc hai bài thơ của ông, hai bài này có nhiều dịch giả (đọc bài La lune blanche và Chanson d�automne). Rồi bây giờ tôi đọc mấy dịch văn. Đây là bài " Khúc ca hay " (La bonne chanson hay là La lune blanche) của ông Phạm Đình Nguyên dịch " Khúc ca hay " theo lối lục bát, lời văn hay, ý tưởng trúng, nhưng lối lục bát khác với lối văn riêng của Verlaine quá thành ra không tả hết cái hay. Bây giờ tôi đọc bài " Vầng trăng bạc " của ông Đào Thanh Phước cũng dịch bài La lune blanche mà dịch bằng lối thơ mới. Tôi cũng xin đọc hai bài dịch " Chanson d�automne " của hai ông Đào Thanh Phước và Dương Quang, bằng một lối thơ mới, ý tưởng trúng mà câu văn dồi dào có lẽ đạt được ý muốn của tác giả. Nãy giờ tôi nói đến dịch văn tây là có ý tỏ rằng với lối thơ mới người ta sẽ dịch được nhiều bài hay. " Trước khi dứt câu chuyện thơ mới, tôi xin bàn đến vài bài thơ mới của thi sĩ Hồ Văn Hảo. Tiếc rằng tôi không đủ thời giờ để nói đến các bạn hưởng ứng khác như Khắc Minh vân vân ... Bài thơ của Hồ Văn Hảo là " Tự tình với trăng " (đọc và chỉ nguyên tắc bài ấy) câu văn thật êm đềm mà rõ rệt, người xem bài này có thể vẽ ra một cảnh. " Tiếc là ý tưởng bài này có hơi cũ, tác giả chê cõi đời là " bể khổ trầm luân " không thiết gì đến đời, muốn lên ở cung trăng cho êm tịnh." Nhưng bài sau thì lại khác hẳn. Ấy là bài " Con nhà thất nghiệp " mà người ta cho là chẳng phải thơ. Chỉ vì chẳng phải than thân trách phận, tả cảnh hoa tàn, nguyệt xế, suối chảy chim ngâm mà là một cảnh thiết thực, một cảnh khổ có thực trong đời : người thất nghiệp.Màn trời ai vén, " Có lẽ trong thơ văn, người cu li ờ trần quần vẫn là một động vật không có gì lãng mạn chăng ? Có lẽ cái bi kịch một người nghèo khổ phải đi ăn trộm " hụt ", chúng ta hay được la " ăn trộm " ! rồi anh chạy trốn, kịch ấy không có gì lạ, đáng để ý chăng ? (đọc bài " Con nhà thất nghiệp " và phê bình). " Kết luận tôi xin nhắc rằng chúng tôi chẳng hề nói mình đặt ra những " thơ mới " hoàn toàn xuất sắc bao giờ, chỉ mong rằng lối thơ mới được nhiều người dể ý đến và nó có thể trở nên một lối thơ thông dụng để tả một cách thiết thực rõ ràng những thi cảm của các nhà thi sĩ hiện thời. " |
Home »
NHỮNG VỤ ÁN VĂN CHƯƠNG
» Vụ Án Thơ Cũ - Thơ Mới- P3