Home » » Từ Láy trong Cung Oán Ngâm Khúc

Từ Láy trong Cung Oán Ngâm Khúc

Written By kinhtehoc on Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012 | 01:19

Từ Láy trong Cung Oán Ngâm Khúc

Trần Minh Thương

1. Thế nào là từ láy:
Theo Đỗ Hữu Châu từ láy là từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức hoà phối ngữ âm bằng cách lặp lại một bộ phận hay toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc; còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm, từ ghép láy, từ phản điệp. các từ láy có thể phân thành từng kiểu khác nhau căn cứ vào cách hoà phối âm thanh và số lần tác động của phương thức láy: từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ. Từ láy bộ phận chia làm hai loại: lặp lại phụ âm đầu, lặp lại phần vần. Căn cứ vào số lần tác động của phương thức láy có thể phân biệt các kiểu từ láy: từ láy đôi hay từ láy hai âm tiết, từ láy ba hay từ láy ba âm tiết … Từ láy có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng như giá trị biểu trưng, sắc thái hoá, chuyên biệt hoá về nghĩa (Giáo trình Việt ngữ tập 2) [9, 373]
Lê Văn Lý coi từ láy là “những từ mà những yếu tố thành phần có âm vị hoàn toàn giống nhau, hoặc một phần giống nhau [9, 373]
Các tác giả của Ngữ pháp tiếng Việt (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1983) xác định: “Từ láy đều là từ hai tiếng. Phần lớn đó là từ gốc Việt. Có một số những từ láy gốc Hán, nhưng có thể coi chúng là đã Việt hoá, đã hoà lộn vào bộ phận từ láy gốc Việt, … Từ láy được cấu tạo theo phương thức phối hợp ngữ âm. Nói đến “sự phối hợp ngữ âm” ở đây tức là nói đến hiện tượng đối xứng” [9, 375]
Nhìn chung, quan niệm từ láy như là “sự hoà phối ngữ âm giữa các yếu tố tương ứng của các âm tiết và có tác dụng biểu trưng hoá”, “chuyên biệt hoá về nghĩa” đã khái quát được bản chất đặc trưng của nó. Theo Từ điển từ láy tiếng Việt, “ Mỗi từ láy chứa đựng trong mình một sự kiện rất tinh tế và sinh động về cảm thụ chủ quan, về cách đánh giá và thái độ của người nói trước sự vật và hiện tượng của đời sống xã hội”, nó là “phương tiện tạo hình đắc lực của văn học nghệ thuật, đặc biệt là của thơ ca”. [3, 6]
2. Vài nét về Cung oán ngâm khúc và các công trình nghiên cứu về từ láy trong tác phẩm này.
Có nhiều công trình nghiên cứu về Cung oán ngâm khúc, nhiều nhà nghiên cứu cũng đi sâu vào nhiều khía cạnh nghệ thuật của tác phẩm được gọi là này. Nhưng chuyên sâu về giá trị, chức năng của “từ láy” trong tác phẩm này thì chưa có công trình riêng biệt.
3. Khảo sát từ láy trong Cung oán ngâm khúc
3.1. Từ láy trong Cung oán ngâm khúc so với từ láy trong các tác phẩm ngâm khúc song thất lục bát khác
Dòng thơ
Số liệu thống kê
Tác phẩm
Cung oán ngâm
Chinh phụ ngâm
Thu dạ lữ hoài ngâm – Nôm
Bần nữ thán
Ai tư vãn
Tự tình khúc
Câu thất trên
TS
89
103
35
54
41
152
TS từ láy
31
13
12
11
21
35
Tỷ lệ
8,7%
3,15%
8,57%
5,1%
12,8%
5,75%
Câu thất dưới
TS
89
103
35
54
41
152
TS từ láy
24
25
6
12
10
31
Tỷ lệ
6,74%
6%
4,28%
5,55%
6,1%
5,09%
Câu lục
TS
89
103
35
54
41
152
TS từ láy
15
20
6
9
11
33
Tỷ lệ
4,21%
4,85%
4,28%
4,16
6,7%
5,42%
Câu bát
TS
89
103
35
54
41
152
TS từ láy
20
26
7
8
16
37
Tỷ lệ
5,05%
6,31
5%
3,7%
9,75%
6,08%
- Bảng tổng hợp:
Số liệu thống kê
Tác phẩm
CON
CPN
TDLHN – Nôm
BNT
ATV
TTK
TS dòng thơ
356
412
140
216
164
608
TS từ láy
90
84
31
40
58
136
Tỷ lệ
25,28%
20,38%
22,14%
18,51%
35,36%
22,36%
- Số từ láy trong Cung oán ngâm khúc chiếm tỷ lệ khá cao, đứng thứ nhì trong số 6 tác phẩm ngâm khúc hình thức song thất lục bát mà chúng tôi khảo sát. Chiếm tỷ lệ 25,28%, sau Ai tư vãn của Ngọc Hân (35, 36%).
Nhiều đoạn, nhiều câu, số từ láy được sử dụng dày đặc:
- … Tiếng thánh thót cung đàn thuý địch
Giọng nỉ non ngón địch đan trì,
Càng đàn, càng địch, càng mê,
Càng gay gắt điệu, càng tê tái lòng !
Mày ngài lẫn mặt rồng lồ lộ,
Sắp song song đôi lứa nhân duyên, …
- Điểm thứ hai mà chúng tôi nhận thấy là tỷ lệ từ láy được dùng ở câu thất dưới (câu thất bằng) của Cung oán ngâm khúc chiếm tỷ lệ lớn nhất (so với các khúc ngâm song thất lục bát) mà chúng tôi khảo sát: 6,74%
3.2. Cấu tạo của từ láy trong Cung oán ngâm khúc:
3.2.1. Láy hoàn toàn: 14 / 90 tương đương 15,5%
- … Trên gác phượng, dưới lầu oanh
Gót du tiên hãy rành rành, song song …
Trong số các từ láy láy hoàn toàn, có những trường hợp khác thanh điệu:
- … Mình có biết phận mình ra thế
Giải kiết điều oé oẹ làm chi …
- …Dơ buồn đến thú cỏn con
Trà chuyên nước nhất, hương dồn khói đôi …
- … Ai ngờ tiếng quyên kêu ra rả
Điệu thương xuân khóc ả sương khuê…
3.2.2. Láy bộ phận:
- Láy vần: 16/90 tương đương 17,8%
- … Khi thỏ bóng chênh vênh trước nóc
Nghe vang lừng tiếng giục bên tai …
- … Hoa này bướm đã thờ ơ
Để gầy bông thắm, để xơ nhuỵ vàng…
- Láy phụ âm đầu: 60/90 tương đương 66,7%
- …Khi trận gió lung lay cành bích
Nghe rì rào tiếng mách ngoài xa …
- …Đêm phong vũ lạnh lùng có một
Giọt tiêu ba thánh thót cầm canh …
4. Giá trị và chức năng của từ láy trong Cung oán ngâm khúc
Trong Cung oán ngâm khúc, chúng tôi thống kê được 12 từ láy miêu tả không gian chiếm 12,9%, 01 từ láy chỉ thời gian, tỷ lệ 1,3% và 77 từ láy còn lại, tương đương 85,8%, Nguyễn Gia Thiều dùng để miêu tả tâm trạng, sắc thái biểu cảm của nhân vật trữ tình trong tác phẩm.
4.1. Thể thơ song thất lục bát khi đã phát triển ổn định, nó có thi luật riêng, nhiều nhà nghiên cứu như Dương Quảng Hàm, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Xuân Kính, Phan Diễm Phương, [2; 4; 6; 8] … đã thống nhất xác định mô hình sau:
Khổ 1
Thất trên
0
t
T
b
B
t
T
Thất dưới
0
b
B
t
T
b
B
Lục
b
B
t
T
b
B
Bát
b
B
t
T
b
B
t
B
Khổ 2
Thất trên
0
t
T
b
B
t
T
Thất dưới
0
b
B
t
T
b
B
Lục
b
B
t
T
b
B
Bát
b
B
t
T
b
B
t
B
Dương Quảng Hàm thuyết minh thêm: Hai câu sáu tám theo luật lục bát. Đến hai câu bảy thì chữ thứ nhất không kể, muốn đặt tiếng gì (tức thanh bằng hay thanh trắc) cũng được, còn sáu chữ sau chia làm ba đoạn, mỗi đoạn hai chữ. Trong câu bảy (hiểu là câu bảy trên) thì có đoạn đầu là trắc trắc; đến câu bảy dưới thì trái lại đoạn đầu là bằng bằng. Vậy luật bằng trắc trong thể song thất theo cách trên. Dấu 0 chỉ chữ đầu câu bảy là chữ gác ở ngoài không kể. Những chữ in thường là những chữ không cần đúng luật, còn những chữ in hoa buộc phải theo [2, 153]
Về vần, Phan Diễm Phương [8], xác định:
Dòng thất trên: 1 2 3 4 5 6 7
Dòng thất dưới: 1 2 3 4 5 6 7
Dòng lục: 1 2 3 4 5 6
Dòng bát: 1 2 3 4 5 6 7 8


Dòng thất trên: 1 2 3 4 5 6 7
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, nhiều lần tác giả Cung oán ngâm khúc sử dụng từ láy để hợp luật bằng trắc cũng như tạo nên vần giữa các dòng thơ:
- Lòng ngán ngẫm buồn tênh mọi nỗi
Khúc sầu tràng bối rối dường tơ
Ngọn đèn phòng động đêm xưa
Chòm hoa tịnh đế trơ trơ chưa tàn
Mà lượng thánh đa đoan kíp mấy
Bỗng ra lòng rún rẩy vì đâu? …
Như mô hình đã được xác định, tiếng thứ 3 của câu thất trên (thất trắc) buộc phải là thanh trắc. Từ láy “ngán ngẫm” đã góp phần khẳng định điều đó. Từ láy “bối rối” ở dòng thất dưới (thất bằng) đã góp phần tạo vần với tiếng 7 của dòng thất trên (nỗi – bối). Rồi từ láy “trơ trơ” ở dòng bát “bắt” được vần với tiếng thứ sáu của dòng lục (xưa – trơ). Tương tự thế, Nguyễn Gia Thiều sử dụng từ láy “rún rẩy” tạo vần với chữ “mấy” giữa hai dòng thất tiếp theo, …
Như vậy, việc sử dụng từ láy ngoài các chức năng khác, chúng tôi sẽ bàn sau đây, có thể thấy rằng từ láy cũng góp phần quan trọng trong việc “giữ” luật và “tạo” vần cho thể thơ nổi tiếng quy cũ và chặt chẽ này.
Thêm một minh hoạ khác:
- Mắt chưa nhắp, đồng hồ đã cạn
Cảnh tiêu điều ngao ngán dường bao!
Buồn này mới gọi buồn sao?
Một đêm nhớ cảnh biết bao nhiêu tình!
4.2. Nguyễn Gia Thiều sử dụng từ láy để tạo nên những tiểu đối, bình đối điêu luyện:
- Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa
- Thừa ân một giấc canh tà
Tờ mờ nét ngọc, lập loà vẻ son
4.3. Nhiều từ thể hiện sự quan sát rất tinh tế của người “sử dụng rộng rãi nghệ thuật biểu hiện bằng cảm giác để tạo ra những hình ảnh” [209, 5]:
… Sân đào lý giâm lồng man mác
Nền đỉnh chung nguyệt gác mơ màng
Cánh buồm bể hoạn mênh mang
Cái phong ba khéo cợt phường lợi danh …
Điển tích “đào lý” chỉ nơi hội hợp của các nhân vật tài ba kết hợp với từ láy “man mác” diễn tả: sự lan toả trong một không gian bao la, quạnh vắng [4, 296], đỉnh chung là điển tích chỉ nhà quyền quý, có đông người, còn từ láy “mơ màng” với nghĩa: Thấy thoáng hiện ra, phảng phất một cách không rõ ràng [4, 306], tất cả để diễn tả mùi phú quý, bả vinh hoa chỉ thoáng qua, không đáng kể. Điều đáng nói là đặt kề những điển tích nặng nề việc “tầm chương trích cú” kia là những từ láy mang sắc thái gợi tả như thể hiện tài năng quan sát lẫn sắp chữ đặt câu của nhà thơ này.
Bên cạnh đó, từ láy trong Cung oán ngâm cũng đậm chất tạo hình:
- Tài sắc đã vang lừng trong nước
Bướm ong càng xao xác ngoài hiên
Tai nghe nhưng mắt chưa nhìn
Bệnh Tề Tuyên đã nổi lên đùng đùng
Nếu từ láy xao xác diễn tả được những hình rạo rực của “bướm ong” bên ngoài thì đùng đùng kết hợp với tích Bệnh Tề Tuyên đã diễn đạt thành công tâm trạng ham muốn gối chăn cùng nàng cung nữ đến tột độ của đấng chí tôn!
Và đây Nguyễn Gia Thiều như vẻ lại cảnh vật:
- Khi trận gió lung lay cành bích
Nghe rì rào tiếng mách ngoài xa.
Từ láy cũng tạo nên giá trị tượng thanh:
- Ai ngờ tiếng dế ran ri rỉ
Giọng bi thu gọi kẻ cô phòng, …
4.3. Cũng như nhiều nhà thơ Việt Nam trung đại khác, việc Nguyễn Gia Thiều sử dụng nhiều từ láy góp phần làm cho kho tàng ngôn ngữ Tiếng Việt giàu hơn, phong phú hơn. Trong số 90 từ láy mà chúng tôi thống kê được, có khá nhiều từ mới, lạ: gần gặn; chon chót, oẻ oẹ, cục kịch, lau rau, dở dói, đành hanh, rấp ranh, gấm ghé, … hay như:
- Cái gương nhân sự chiền chiền
Liệu thân này với cơ thiên phải nao
- Cành xuân hoa chúm chím chào
Gió đông thôi đã cợt đào ghẹo mai
5. Kết luận.
- Sự gặp gỡ giữa Cung oán ngâm khúc với ngôn ngữ dân gian mà cụ thể là từ láy là một thực tế khách quan và thú vị. Chính hệ thống từ láy đã góp phần cho thành công của tác phẩm, đặc biệt là trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Với chức năng đặc tả, giàu sắc thái biểu cảm, hệ thống từ láy trong Cung oán ngâm khúc đã làm cho cảnh vật và con người mang tính “phi ngã” – vốn là “đặc sản” của văn học Việt Nam trung đại – mang nhưng nét “tươi mới, sắc sảo” riêng. Nó góp phần không nhỏ làm cho tác phẩm đầy những thi liệu Hán học và điển tích này không quá nặng nề, khô cứng.
- Từ láy trong Cung oán ngâm ít nhiều đã tạo nên nhịp cầu vững chắc cho tác phẩm Cung oán ngâm đến với đông đảo độc giả Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
[1] Biện Minh Điền, Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
[2] Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu Sài Gòn xuất bản, 1968.
[3] Hoàng Văn Hành (chủ biên), Từ điển từ láy Tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2003.
[4] Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.
[5] Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam (nửa cuối TK XVIII - hết TK XIX), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.
[6] Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.
[7] Tôn Thất Lương (dẫn giải và chú thích), Cung oán ngâm khúc, Sách giáo khoa Tân Việt xuất bản, Sài Gòn, 1950
[8] Phan Diễm Phương, Lục bát và song thất lục bát (Lịch sử phát triển và đặc trưng thể loại), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988.
[9] Nguyễn Như Ý (chủ biên), Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved