17.: Xuống núi về trần.
Đi một đỗi, mồ hôi thấm áo, lại thấy mát. Nư giận cũng nguôi theo, nghĩ thấm mật bắt tức cười. Đời nầy, đàn bà chơn yếu tay mềm mà cũng hạ san; Thình lình nghe tiếng ai tứ sau với tới trọ trẹ:
- Ê, chị Hai, chị Ba, chị Tư; cha; con gái tốt quá. Con gái đi đâu một mình?
Tôi lấy tay che ngực, lúc ấy căng thẳng trong áo vải batiste trắng nhục nhục, nhưng gió thổi phất phơ, làm sao che được mông đùi tròn tròn von von, lằn cong nét thẳng bày ra hết? Tôi dừng chơn, ngoái đầu lại thấy một ông Tây còn trẻ, mặc đồ ka ki vàng tay xách súng hai nòng vai mang hai cái túi phồng to bươn bả chạy theo tôi, miệng cười tích toát, va vừa thở hào hển vừa cúi đầu chào và hỏi làm quen:
- Cha! Rừng lớn quá chị Hai đi một mình, không có sợ sao?
Đường vắng đơn thân có sợ là sợ thằng Tây nầy, nhưng tôi vừa nhích miệng cười vừa “nịnh” một câu:
- Sợ chớ! Mà có ông đây, tôi hết sợ rồi!
Ông Tây vừa nhát một câu để thử tôi:
- Ở đây ông cọp nhiều, chị Hai không sợ chớ tôi sợ lắm!
Tây mà biết gọi “ông cọp” không phải Tây vừa, Tây nầy biết tâm lý và tiếng nói của mình sành sỏi. Vừa lúc ấy, nghe dưới hố, hộc một tiếng “cà um” thật lớn, làm cho tôi mặt mày tái lét, thiếu điều chạy lại ôm đại thằng mắt xanh mũi lõ nầy. Ông Tây biết ý nắm chặt tay tôi mà rằng:
- Chị đừng sợ. Chị nói có tôi chị hết sợ là phải lắm. Cây súng của mông-xừ mạnh hơn ông cọp. Chị Hai bằng lòng, mông-xừ coi chừng chị Hai cho tới cái nhà,
Tôi ưng chịu, coi bộ ông ta lại mừng hơn tôi.
Xuống tới chưn núi, nhìn thấy tôi có sắc mệt, ổng mời tôi ngồi nghỉ dưới một cội to, rồi lấy trong túi ra nào rượu chát, nào bánh mì, hột gà luộc và thịt giò heo xông khói. Ông ta lấy khăn trắng trải trên thảm cỏ, bày biện vén khéo, lăng xăng rót rượu, cắt bánh, một hai ép tôi ăn với ổng cho vui. Tôi đi đường mệt, có hơi xót ruột ở chùa ra, nào có kịp cơm cháo gì, nay thấy ông ân cần niềm nở, mà cơ khổ, nuốt không vô. Mấy tháng nay chay lạt đã quen, nay thịt béo rượu ngon, lại nhớ mụ già mãi biện trên núi mà nghẹn ngang cuống họng. Lúc nầy ông Tây mới hỏi đủ điều và rõ ra tôi không quen thuộc thân thích với ai trên đất Tây Ninh nầy cả. Chừng ấy ổng mới nói ổng làm chức kiểm lâm ở đây, nhà cửa không xa và rộng rãi mát mẻ lắm và mời tôi cứ thật tình ghé lại đó nghỉ ngơi. Thấy tôi có ý bần dùng ổng vụt nói:
- Mông-xừ biết. chị Hai là người tử tế, nhà mông-xừ có vợ chồng bồi ở phòng riêng, mông-xừ ở phòng riêng, vợ bồi tử tế, tối ngủ chung với chị Hai, được hay không được?
Thấy tôi chúm chím cười, ông ta vỗ tay mừng quýnh quýu cười vang:
- Được. Được. Chị Hai nói được đó!
Tôi gật đầu rồi theo ổng về nhà.
- Ê, chị Hai, chị Ba, chị Tư; cha; con gái tốt quá. Con gái đi đâu một mình?
Tôi lấy tay che ngực, lúc ấy căng thẳng trong áo vải batiste trắng nhục nhục, nhưng gió thổi phất phơ, làm sao che được mông đùi tròn tròn von von, lằn cong nét thẳng bày ra hết? Tôi dừng chơn, ngoái đầu lại thấy một ông Tây còn trẻ, mặc đồ ka ki vàng tay xách súng hai nòng vai mang hai cái túi phồng to bươn bả chạy theo tôi, miệng cười tích toát, va vừa thở hào hển vừa cúi đầu chào và hỏi làm quen:
- Cha! Rừng lớn quá chị Hai đi một mình, không có sợ sao?
Đường vắng đơn thân có sợ là sợ thằng Tây nầy, nhưng tôi vừa nhích miệng cười vừa “nịnh” một câu:
- Sợ chớ! Mà có ông đây, tôi hết sợ rồi!
Ông Tây vừa nhát một câu để thử tôi:
- Ở đây ông cọp nhiều, chị Hai không sợ chớ tôi sợ lắm!
Tây mà biết gọi “ông cọp” không phải Tây vừa, Tây nầy biết tâm lý và tiếng nói của mình sành sỏi. Vừa lúc ấy, nghe dưới hố, hộc một tiếng “cà um” thật lớn, làm cho tôi mặt mày tái lét, thiếu điều chạy lại ôm đại thằng mắt xanh mũi lõ nầy. Ông Tây biết ý nắm chặt tay tôi mà rằng:
- Chị đừng sợ. Chị nói có tôi chị hết sợ là phải lắm. Cây súng của mông-xừ mạnh hơn ông cọp. Chị Hai bằng lòng, mông-xừ coi chừng chị Hai cho tới cái nhà,
Tôi ưng chịu, coi bộ ông ta lại mừng hơn tôi.
Xuống tới chưn núi, nhìn thấy tôi có sắc mệt, ổng mời tôi ngồi nghỉ dưới một cội to, rồi lấy trong túi ra nào rượu chát, nào bánh mì, hột gà luộc và thịt giò heo xông khói. Ông ta lấy khăn trắng trải trên thảm cỏ, bày biện vén khéo, lăng xăng rót rượu, cắt bánh, một hai ép tôi ăn với ổng cho vui. Tôi đi đường mệt, có hơi xót ruột ở chùa ra, nào có kịp cơm cháo gì, nay thấy ông ân cần niềm nở, mà cơ khổ, nuốt không vô. Mấy tháng nay chay lạt đã quen, nay thịt béo rượu ngon, lại nhớ mụ già mãi biện trên núi mà nghẹn ngang cuống họng. Lúc nầy ông Tây mới hỏi đủ điều và rõ ra tôi không quen thuộc thân thích với ai trên đất Tây Ninh nầy cả. Chừng ấy ổng mới nói ổng làm chức kiểm lâm ở đây, nhà cửa không xa và rộng rãi mát mẻ lắm và mời tôi cứ thật tình ghé lại đó nghỉ ngơi. Thấy tôi có ý bần dùng ổng vụt nói:
- Mông-xừ biết. chị Hai là người tử tế, nhà mông-xừ có vợ chồng bồi ở phòng riêng, mông-xừ ở phòng riêng, vợ bồi tử tế, tối ngủ chung với chị Hai, được hay không được?
Thấy tôi chúm chím cười, ông ta vỗ tay mừng quýnh quýu cười vang:
- Được. Được. Chị Hai nói được đó!
Tôi gật đầu rồi theo ổng về nhà.
18.: Ông tơ khéo khiến.
Khi tới cửa ngõ tôi dừng lại chưa chịu bước vô nhà. Ông kêu người bồi, dặn điều gì nhỏ quá. Tôi nghe không rõ, nhưng thấy người bồi đưa tay ngoắt tôi như ngoắt con bồi chị bếp, bỗng ổng nổi giận sửng-sộ sạt-cà-rây ỏm tỏi:
- Đồ vô phép. mau mau đi dọn chỗ cho tử tế. Rồi mới được mời chị Hai vào. A-lê! Mau lên.
Lúc đó mặt trời đã lặn, bổn thân ông ta nhắc ghế ra sân, mời tôi ngồi và nói dã lã:
- Chị Hai đừng giận. Bồi ngu quá. Bồi cứng đầu nhiều. Vợ bồi tốt. Để tôi đi coi dọn.
Một chập sau thấy anh bồi và một người đàn bà chạy ra, có lẽ là vợ chồng, cả hai dạ bẩm rộn ràng và niềm nở mời tôi còn trọng hơn bà con ruột cách mặt lâu ngày. Thiệt cái thói đời xảo trá mị thường, thấy ghét quá.
Tôi nghe mời, bèn bước theo họ thắng xuống nhà dưới, tuy là nhà bếp nhưng rộng rãi khoảng khoát, giữa gian có lót một bộ ván ba gõ đỏ, trên trải chiếu bông sạch sẽ, mùng lưới tàng ong trắng toanh vén lên bốn phía trông rất khéo léo. Kế bên bộ ván có một bàn bán nguyệt trên có bày bình trà nóng đựng trong vỏ dừa cho trà được ấm lâu và hai cái tách tráng men kiểu Tây để trên hai đĩa nguyên bộ, rõ là đồ vật dụng nhà sang, kế bên đó có một ghế xích-đu kiểu Thonet thứ thiệt và phi người lịch duyệt không sắm nổi các món nầy. Thấy ông nầy hậu đãi tôi bực ấy, không cần đi guốc trong bụng lão, chớ tôi đã biết liền ông ta có ý chi rồi.
Tới bữa cơm tối, ổng dặn bồi món nào cũng sớt hai, dọn riêng nơi bàn bán nguyệt cho tôi dùng và căn dặn con nọ ép tôi ăn cho thật no như ở nhà không khác. Vì tôi đi đường thấm mệt, nên chỉ ăn sơ một món súp phô mát và hai hột gà la cót, xong rồi tôi nhờ bồi gái nhắc ghế xích đu ra thềm hóng mát. Tôi nằm lim dim, gác tay lên trán, suy nghĩ cả canh: Khó thật! Hạ san để lấy chồng kiểm lâm xứ núi nầy à? Không đâu? Xuống Sài Gôn phen nầy là để dọc ngang không biết trên đầu có ai kia chớ? Tuy vậy, quyết lòng ăn trên ngồi trốc, mà trong mình còn thiếu nát hết: nhan sắc trời cho tuy có, mà có cũng bằng không: phải giàu đồ bắc kế thì hùm mới thêm oai! Nhớ lại hồi mình bị chúng mưu sự, đến bị bắt bị lục xì, bỏ vô nhà thương, là tại tiếng Tây đói no chửa sạch, mới ra cớ đỗi! Nghĩ đến đó, mừng thầm. Nhơn dịp làm vậy, nên nán lại đây tu binh mãi mã, trước hết hãy học cho được ba tiếng Tây cho rành, có phi bạc phi đao đỡ mình, sau nữa để đợi chuyện anh Tiều châu kia nguôi ngoai khuây lảng bớt! Nam Mô A Di Đà Phật! Sắc dẫu có tài mà còn non? Cầu, con cầu xin Phật độ cho con đủ vi đủ cánh rồi sẽ hay!
Vừa suy nghĩ tới đó, bỗng thấy ông kiểm lâm nơi nhà trên bước xuống, bộ xơi cơm vừa rồi, ổng mon men lại hỏi:
-- Chị Hai, dọn chỗ ở đỡ như vầy được hay không được?
Tôi vội đáp:
- Ông dọn như vầy tốt quá chừng! Cám ơn ông lắm!
Ông day hỏi tôi ăn cơm có ngon không, vợ bồi có tử tế không? Sao chị Hai buồn mà ra nằm một mình ngoài nầy? Tôi trả lời không có buồn, rồi xin kiếu cho vô nằm vì mệt mỏi. Sáng ra thấy vợ anh bồi sửa soạn đi chợ, tôi lật đật gởi một đồng bạc, nhờ nấu một bữa cơm An Nam, để kịp xe trưa, tôi về Sài Gòn. Chị ta không chịu nhận đồng bạc, rằng chủ có đưa tiền chợ đầu hôm rồi, vì ổng thấy tôi ăn cơm Tây không được ngon miệng. Chị ta năn nỉ:
- Cô về dưới ấy làm chi lật đật quá? Ông chủ sẽ rầy hai con không biết điều nên cô hờn mới về gấp và như vậy tội nghiệp cho hai đứa tôi lắm! Nói xin lỗi, xin cô đừng giận: tự thuở nay, hai đứa tôi ở với Tây cũng nhiều chủ rồi, thiệt khổng thấy ông nào thương ai như cách ông nầy thương và đối đãi như với cô vậy!
Tôi giả bộ không hiểu, cười mà hỏi làm sao chị biết? Chị ta khai thiệt rằng ổng năn nỉ biểu hai vợ chồng o bế làm sao cho tôi ưng chịu, thì giấy hoảnh(1) ổng bê cho liền.
Tôi giả đò không chịu, rằng sửa soạn đã lỡ, thôi để về. Như ổng thiệt tình thương, thì Tây Ninh - Sài Gòn non một trăm cây số có xa xuôi gì đó! Khi ấy chị ta mới năn nỉ cản tôi xin ở lại chơi thêm một bữa nầy nữa, tôi làm bộ dụ dự, đợi chị ta năn nỉ gần gãy lưỡi tôi mới chiều theo. Qua ngày hôm sau hai đứa nó thiếu một điều lạy tôi xin ưng ông kiểm lâm cho hai đứa nó kiếm chác chức đỉnh chớ đồng lương không đủ xài, thêm nợ nần nhiều. Cơ khổ! Nói vậy hai đứa nầy cũng học một sách với cô chủ sự và má Tư Hớn, chỉ khác là hai người kia vừa khai thác nai tơ, vừa lợi dụng vừa bán đứng tôi mà ăn tiền đầu tiền đuôi, còn hai đứa nầy, dầu sao chúng còn năn nỉ và được sự ưng thuận của tôi trước. Sau rốt, chín hấu còn mại hơi, tôi đợi cho ông Tây tỏ ý niềm nở thật tình, tôi đợi đến cạn nước tôi mới ưng chịu.
Nội ngày đó tôi biểu vợ chồng bồi đem đồ đạc lên nhà trên, kẻo tội nghiệp hai bữa rày, họ đêm nào cũng ăn chay nằm đất gần ông Táo, vì bộ ván bị tôi chiếm theo lệnh của ông Tây hảo ngọt.
Chú thích:
(1) Giấy hoảnh: vingt - giấy bạc hai chục đồng của trào Pháp cũ
- Đồ vô phép. mau mau đi dọn chỗ cho tử tế. Rồi mới được mời chị Hai vào. A-lê! Mau lên.
Lúc đó mặt trời đã lặn, bổn thân ông ta nhắc ghế ra sân, mời tôi ngồi và nói dã lã:
- Chị Hai đừng giận. Bồi ngu quá. Bồi cứng đầu nhiều. Vợ bồi tốt. Để tôi đi coi dọn.
Một chập sau thấy anh bồi và một người đàn bà chạy ra, có lẽ là vợ chồng, cả hai dạ bẩm rộn ràng và niềm nở mời tôi còn trọng hơn bà con ruột cách mặt lâu ngày. Thiệt cái thói đời xảo trá mị thường, thấy ghét quá.
Tôi nghe mời, bèn bước theo họ thắng xuống nhà dưới, tuy là nhà bếp nhưng rộng rãi khoảng khoát, giữa gian có lót một bộ ván ba gõ đỏ, trên trải chiếu bông sạch sẽ, mùng lưới tàng ong trắng toanh vén lên bốn phía trông rất khéo léo. Kế bên bộ ván có một bàn bán nguyệt trên có bày bình trà nóng đựng trong vỏ dừa cho trà được ấm lâu và hai cái tách tráng men kiểu Tây để trên hai đĩa nguyên bộ, rõ là đồ vật dụng nhà sang, kế bên đó có một ghế xích-đu kiểu Thonet thứ thiệt và phi người lịch duyệt không sắm nổi các món nầy. Thấy ông nầy hậu đãi tôi bực ấy, không cần đi guốc trong bụng lão, chớ tôi đã biết liền ông ta có ý chi rồi.
Tới bữa cơm tối, ổng dặn bồi món nào cũng sớt hai, dọn riêng nơi bàn bán nguyệt cho tôi dùng và căn dặn con nọ ép tôi ăn cho thật no như ở nhà không khác. Vì tôi đi đường thấm mệt, nên chỉ ăn sơ một món súp phô mát và hai hột gà la cót, xong rồi tôi nhờ bồi gái nhắc ghế xích đu ra thềm hóng mát. Tôi nằm lim dim, gác tay lên trán, suy nghĩ cả canh: Khó thật! Hạ san để lấy chồng kiểm lâm xứ núi nầy à? Không đâu? Xuống Sài Gôn phen nầy là để dọc ngang không biết trên đầu có ai kia chớ? Tuy vậy, quyết lòng ăn trên ngồi trốc, mà trong mình còn thiếu nát hết: nhan sắc trời cho tuy có, mà có cũng bằng không: phải giàu đồ bắc kế thì hùm mới thêm oai! Nhớ lại hồi mình bị chúng mưu sự, đến bị bắt bị lục xì, bỏ vô nhà thương, là tại tiếng Tây đói no chửa sạch, mới ra cớ đỗi! Nghĩ đến đó, mừng thầm. Nhơn dịp làm vậy, nên nán lại đây tu binh mãi mã, trước hết hãy học cho được ba tiếng Tây cho rành, có phi bạc phi đao đỡ mình, sau nữa để đợi chuyện anh Tiều châu kia nguôi ngoai khuây lảng bớt! Nam Mô A Di Đà Phật! Sắc dẫu có tài mà còn non? Cầu, con cầu xin Phật độ cho con đủ vi đủ cánh rồi sẽ hay!
Vừa suy nghĩ tới đó, bỗng thấy ông kiểm lâm nơi nhà trên bước xuống, bộ xơi cơm vừa rồi, ổng mon men lại hỏi:
-- Chị Hai, dọn chỗ ở đỡ như vầy được hay không được?
Tôi vội đáp:
- Ông dọn như vầy tốt quá chừng! Cám ơn ông lắm!
Ông day hỏi tôi ăn cơm có ngon không, vợ bồi có tử tế không? Sao chị Hai buồn mà ra nằm một mình ngoài nầy? Tôi trả lời không có buồn, rồi xin kiếu cho vô nằm vì mệt mỏi. Sáng ra thấy vợ anh bồi sửa soạn đi chợ, tôi lật đật gởi một đồng bạc, nhờ nấu một bữa cơm An Nam, để kịp xe trưa, tôi về Sài Gòn. Chị ta không chịu nhận đồng bạc, rằng chủ có đưa tiền chợ đầu hôm rồi, vì ổng thấy tôi ăn cơm Tây không được ngon miệng. Chị ta năn nỉ:
- Cô về dưới ấy làm chi lật đật quá? Ông chủ sẽ rầy hai con không biết điều nên cô hờn mới về gấp và như vậy tội nghiệp cho hai đứa tôi lắm! Nói xin lỗi, xin cô đừng giận: tự thuở nay, hai đứa tôi ở với Tây cũng nhiều chủ rồi, thiệt khổng thấy ông nào thương ai như cách ông nầy thương và đối đãi như với cô vậy!
Tôi giả bộ không hiểu, cười mà hỏi làm sao chị biết? Chị ta khai thiệt rằng ổng năn nỉ biểu hai vợ chồng o bế làm sao cho tôi ưng chịu, thì giấy hoảnh(1) ổng bê cho liền.
Tôi giả đò không chịu, rằng sửa soạn đã lỡ, thôi để về. Như ổng thiệt tình thương, thì Tây Ninh - Sài Gòn non một trăm cây số có xa xuôi gì đó! Khi ấy chị ta mới năn nỉ cản tôi xin ở lại chơi thêm một bữa nầy nữa, tôi làm bộ dụ dự, đợi chị ta năn nỉ gần gãy lưỡi tôi mới chiều theo. Qua ngày hôm sau hai đứa nó thiếu một điều lạy tôi xin ưng ông kiểm lâm cho hai đứa nó kiếm chác chức đỉnh chớ đồng lương không đủ xài, thêm nợ nần nhiều. Cơ khổ! Nói vậy hai đứa nầy cũng học một sách với cô chủ sự và má Tư Hớn, chỉ khác là hai người kia vừa khai thác nai tơ, vừa lợi dụng vừa bán đứng tôi mà ăn tiền đầu tiền đuôi, còn hai đứa nầy, dầu sao chúng còn năn nỉ và được sự ưng thuận của tôi trước. Sau rốt, chín hấu còn mại hơi, tôi đợi cho ông Tây tỏ ý niềm nở thật tình, tôi đợi đến cạn nước tôi mới ưng chịu.
Nội ngày đó tôi biểu vợ chồng bồi đem đồ đạc lên nhà trên, kẻo tội nghiệp hai bữa rày, họ đêm nào cũng ăn chay nằm đất gần ông Táo, vì bộ ván bị tôi chiếm theo lệnh của ông Tây hảo ngọt.
Chú thích:
(1) Giấy hoảnh: vingt - giấy bạc hai chục đồng của trào Pháp cũ
19.: Cái phận lấy Tây
Tôi xét lại, theo ý ngu của tôi, phàm mình lấy người ta, mà chỉ có một lòng ở tạm như Đức Quan Hầu nương náu cùng Tào, - riêng tôi vừa đợi vận như Khổng Tử Nha nơi bờ sông Vị, vừa kiếm thêm tiền vi kiếng như chim bằng cánh mỏi, trong tình cảnh nầy, việc tôi thương ông kiểm lâm nầy hay không là bụng mình mình biết chứ cách ăn thói ở làm sao cho người ta cảm mình, thương mình, yêu vì mình, ấy là một tối đại vấn đề mà tôi đang thắc mắc. Nói chí phải, người Lang sa, một trăm một ngàn ông như một, đều là bợm đa tình, đứa nào như đứa nấy, tánh “nịnh đầm” đều y như nhau, huống chi giữa chốn khỉ ho cò gáy, núi rừng mông quạnh như ở Tây Ninh nầy, còn ai hơn tôi kể về nhan sắc, cho nên tôi khỏi lo ông nầy phụ rày tôi, còn việc tôi có cảm chàng va không, đó là việc khác, sau nầy sẽ biết.
Đúng như vậy, muốn ở cho người ta yêu vì mình, coi vậy mà không phải dễ. Ông kiểm lâm nhà tôi, còn thanh niên sung sức, tánh tình vui vẻ và lý lắc không ai hơn, nhạy cười ưa trững giỡn, trời khiến đụng nhằm tôi lại sẵn tánh lập nghiêm, tuy vậy mà rất hạp nhau. Ngoài mặt tôi giả dạng hân hoan cho ông ngỡ tôi gặp ông đây là toại kỳ sở nguyện, ý hiệp tâm đầu, không còn ao ước chi khác nữa, còn nghiêm, tôi lập tâm rất nghiêm nghị, cho ra vẻ con nhà nết na tử tế. Tôi lo cho ổng từ miếng ăn miếng uống tấm áo manh quần, đâu tới ve rượu hộp bơ, tôi đều tiện cặn từ chút, bồi giặt còn dơ tôi bổn thân giặt lại, là nếp chưa thẳng tôi không rày quở nhưng tự tay ủi lại cho thẳng thơm, nhà là nhà sàn cao cẳng tôi quét dọn sạch bon, lại lấy giẻ khô đánh sáp láng bóng, trơn trợt như thoa mỡ, mấy ông Tây lại chơi, vô ý tứ xuýt đo ván, chúng cười với nhau gần bể nhà và khen ông kiểm của tôi ở đâu khéo kiếm được vợ như vầy. Một đôi khi, ổng quên và để đầu trần, không đội nón các (casque) đi ra ngoài trời, chuyến về tôi làm mặt giận mặt hờn, rầy ông sao sơ ý, rủi nhức đầu sổ mũi hoặc cảm nắng rồi tôi biết làm sao đây. Lão nghe tôi quở mà không giận, xem tuồng đầy ý nữa là khác.
Tôi biết ở nơi ổng làm việc có một thầy ký, tên Lư, người Sài Gòn, bảnh trai, và một chạn một cỡ với tôi, cho nên không bao giờ tôi léo lại đó Nghĩ lại, người đàn ông một trăm nỗi thương, không có cái thương nào cho bằng thương vợ thiệt thà nết na đúng đắn. Nên hễ họ thương mình, mà không chỗ cho họ ghen đặng: ấy là tới nước mê rồi đó! Và hễ mê thì việc gì họ lại chẳng tin? Lần lần ông kiểm nhà ta phó thác hết một tay tôi phát lạc. Bất âu là việc gì, nhứt nhứt cũng phải hỏi chị Hai, cũng để hỏi chị Hai. Tôi nhấn mạnh là giữ cho họ thương mà đừng để có chỗ ghen đặng mới là mê, ấy là phận đàn ông. Còn mình là phận đàn bà, mình phải làm bộ ghen mới đặng. nhưng ghen cho đầm thấm, trong héo ngoài tươi mới là ngọt dịu, cao kế, gọi là ghen hạnh ghen duyên: ghen cho nết mình buồn người ta thấy mà thương, mặt mình khóc mà đàn ông xem vào thêm rối ruột! Tỷ dụ có một lúc nọ có một gánh hát Tây từ Pháp sang diễn tại Sài Gòn, rồi có đâu vài anh kép với một cô đào son trẻ, muốn kiếm thêm tiền xúp, nên lên thành phố Tây Ninh hát chặp mấy bữa. Ông kiểm lâm nhà tôi, ổng ham lắm, chiều chiều đều thắng xe hai bánh, xuống tỉnh coi hát, rồi còn rượu chè bài bạc hay theo cái gì đó tôi cần gì biết, đêm nào ba bốn giờ sáng ông ta mới về tới nhà. Mà ổng thì dở thức đêm lắm: thả mới có hai hôm coi đà sổ mũi nhức đầu, ho hen phở lở. Tôi tỏ ý ghen cho ổng biết, song không chịu nói ra vì mình ghen, cứ lo săn sóc ổng tất tình, rồi hễ buông ra thì tôi nằm dã dượi mặt buồn dàu dàu. Nhiều khi biết ổng rình coi, lại giả đò khóc lén, để cho ông dỗ ngon dỗ ngọt, tôi mới chịu tỏ nỗi ghen ngầm.
Tuy là tôi tính cuộc náu nương chim bằng nghỉ cánh, chớ hễ mở miệng ra thì chuyện nào cũng trăm năm chung thuỷ, ghi tạc chữ đồng, cho đến nỗi cuối tháng đầu tôi về với ổng, lãnh lương về giao thì giao trụm hết cho tôi xuất phát, mà để riêng ra hai mươi lăm đồng bạc, nói: “Cái nầy là phần lương cho chị Hai”. Tôi giả giận đỏ mặt, hỏi vợ chồng ở với nhau đà tính tháng tính ngày như vậy phải không? Ông vừa nghe lọt vào tai, chạy a lại ôm nết tôi vào lòng, rưng rưng nước mắt mà rằng:
- Xin lỗi chị Hai! Tôi dại! Dại nói bậy! Chị Hai đừng giận tội nghiệp.
Từ đó về sau, cuộc ân ái càng thêm nồng mặn.
Thầy ký Lư dạy ông tôi học tiếng An Nam và chữ quốc ngữ, học đặng tiếng nào, chiều về cũng đến khoe với tôi rồi dạy tôi học thuộc chữ đó và tiếng Pháp đồng nghĩa. Tôi được trời cho sáng lắm, nên học có một tháng mà tôi dạy lại ổng và từ đó ổng học với tôi khỏi học với thầy Lư nữa, không biết thấy có giận tôi không chớ tôi đã ăn cắp nghề và cướp tiền xúp của thầy rồi!
Đúng như vậy, muốn ở cho người ta yêu vì mình, coi vậy mà không phải dễ. Ông kiểm lâm nhà tôi, còn thanh niên sung sức, tánh tình vui vẻ và lý lắc không ai hơn, nhạy cười ưa trững giỡn, trời khiến đụng nhằm tôi lại sẵn tánh lập nghiêm, tuy vậy mà rất hạp nhau. Ngoài mặt tôi giả dạng hân hoan cho ông ngỡ tôi gặp ông đây là toại kỳ sở nguyện, ý hiệp tâm đầu, không còn ao ước chi khác nữa, còn nghiêm, tôi lập tâm rất nghiêm nghị, cho ra vẻ con nhà nết na tử tế. Tôi lo cho ổng từ miếng ăn miếng uống tấm áo manh quần, đâu tới ve rượu hộp bơ, tôi đều tiện cặn từ chút, bồi giặt còn dơ tôi bổn thân giặt lại, là nếp chưa thẳng tôi không rày quở nhưng tự tay ủi lại cho thẳng thơm, nhà là nhà sàn cao cẳng tôi quét dọn sạch bon, lại lấy giẻ khô đánh sáp láng bóng, trơn trợt như thoa mỡ, mấy ông Tây lại chơi, vô ý tứ xuýt đo ván, chúng cười với nhau gần bể nhà và khen ông kiểm của tôi ở đâu khéo kiếm được vợ như vầy. Một đôi khi, ổng quên và để đầu trần, không đội nón các (casque) đi ra ngoài trời, chuyến về tôi làm mặt giận mặt hờn, rầy ông sao sơ ý, rủi nhức đầu sổ mũi hoặc cảm nắng rồi tôi biết làm sao đây. Lão nghe tôi quở mà không giận, xem tuồng đầy ý nữa là khác.
Tôi biết ở nơi ổng làm việc có một thầy ký, tên Lư, người Sài Gòn, bảnh trai, và một chạn một cỡ với tôi, cho nên không bao giờ tôi léo lại đó Nghĩ lại, người đàn ông một trăm nỗi thương, không có cái thương nào cho bằng thương vợ thiệt thà nết na đúng đắn. Nên hễ họ thương mình, mà không chỗ cho họ ghen đặng: ấy là tới nước mê rồi đó! Và hễ mê thì việc gì họ lại chẳng tin? Lần lần ông kiểm nhà ta phó thác hết một tay tôi phát lạc. Bất âu là việc gì, nhứt nhứt cũng phải hỏi chị Hai, cũng để hỏi chị Hai. Tôi nhấn mạnh là giữ cho họ thương mà đừng để có chỗ ghen đặng mới là mê, ấy là phận đàn ông. Còn mình là phận đàn bà, mình phải làm bộ ghen mới đặng. nhưng ghen cho đầm thấm, trong héo ngoài tươi mới là ngọt dịu, cao kế, gọi là ghen hạnh ghen duyên: ghen cho nết mình buồn người ta thấy mà thương, mặt mình khóc mà đàn ông xem vào thêm rối ruột! Tỷ dụ có một lúc nọ có một gánh hát Tây từ Pháp sang diễn tại Sài Gòn, rồi có đâu vài anh kép với một cô đào son trẻ, muốn kiếm thêm tiền xúp, nên lên thành phố Tây Ninh hát chặp mấy bữa. Ông kiểm lâm nhà tôi, ổng ham lắm, chiều chiều đều thắng xe hai bánh, xuống tỉnh coi hát, rồi còn rượu chè bài bạc hay theo cái gì đó tôi cần gì biết, đêm nào ba bốn giờ sáng ông ta mới về tới nhà. Mà ổng thì dở thức đêm lắm: thả mới có hai hôm coi đà sổ mũi nhức đầu, ho hen phở lở. Tôi tỏ ý ghen cho ổng biết, song không chịu nói ra vì mình ghen, cứ lo săn sóc ổng tất tình, rồi hễ buông ra thì tôi nằm dã dượi mặt buồn dàu dàu. Nhiều khi biết ổng rình coi, lại giả đò khóc lén, để cho ông dỗ ngon dỗ ngọt, tôi mới chịu tỏ nỗi ghen ngầm.
Tuy là tôi tính cuộc náu nương chim bằng nghỉ cánh, chớ hễ mở miệng ra thì chuyện nào cũng trăm năm chung thuỷ, ghi tạc chữ đồng, cho đến nỗi cuối tháng đầu tôi về với ổng, lãnh lương về giao thì giao trụm hết cho tôi xuất phát, mà để riêng ra hai mươi lăm đồng bạc, nói: “Cái nầy là phần lương cho chị Hai”. Tôi giả giận đỏ mặt, hỏi vợ chồng ở với nhau đà tính tháng tính ngày như vậy phải không? Ông vừa nghe lọt vào tai, chạy a lại ôm nết tôi vào lòng, rưng rưng nước mắt mà rằng:
- Xin lỗi chị Hai! Tôi dại! Dại nói bậy! Chị Hai đừng giận tội nghiệp.
Từ đó về sau, cuộc ân ái càng thêm nồng mặn.
Thầy ký Lư dạy ông tôi học tiếng An Nam và chữ quốc ngữ, học đặng tiếng nào, chiều về cũng đến khoe với tôi rồi dạy tôi học thuộc chữ đó và tiếng Pháp đồng nghĩa. Tôi được trời cho sáng lắm, nên học có một tháng mà tôi dạy lại ổng và từ đó ổng học với tôi khỏi học với thầy Lư nữa, không biết thấy có giận tôi không chớ tôi đã ăn cắp nghề và cướp tiền xúp của thầy rồi!
20.: Kế mọn đầu tay
Có một bữa kia ổng lấy từ bi-rô (bureau) một cái đây thép đem về đọc và cắt nghĩa cho tôi nghe, nói chiều ngày đó, có người bạn thiết làm quan hai ở Sài Gòn sẽ đưa vợ An Nam lên thăm ổng và dùng cơm tối ở nghỉ đêm qua sáng hôm sau mới về. Ông tưởng tôi chưa biết, chớ anh Tư bồi hồi nãy ổng sai lên biểu hỏi tôi tiền chợ, đã học với tôi hay hết rồi. Nên kế tôi đã sắp đặt an bài, mặc tình kiến cơ nhi tác.
Ổng đọc dây thép rồi khoe với tôi rằng người vợ ông quan hai là con nhà giàu có tử tế lắm, và căn dặn tôi nên kết làm chị em bạn. Tôi mới trách ổng:
- Sê-ri (chéri) bậy bạ quá! Nói với ông hai rằng có vợ An Nam làm chi?
Ông trả lời:
- Không! Tôi chưa có nói. Chừng nào quan hai nó lại tôi mới nói. Nó thấy chị Hai xinh tốt nó mừng lắm chớ! Nó bằng lòng cho tôi lắm chớ!
Tôi năn nỉ, biểu ông cứ để cho tôi ở dưới bếp, săn sóc ba món đồ ăn như vậy tốt hơn là cho người ta biết tôi. Khi ấy ổng giận đỏ mặt (mới thấy ổng giận tôi lần thứ nhứt), trợn mắt hỏi:
- Làm sao không cho biết chị Hai? Làm sao tốt?
Tôi giả đò sợ và nói hơi thiệt thà rằng: “Đối với người Nam với nhau, khi không quen lớn với người ta thì khó chuyện vãn lắm” và một hai tôi đòi lánh mặt. Ông vừa nghe tới đó phát nghi, lấy ngón tay điểm mặt tôi mà rằng:
- À, chị Hai không thương tôi, chị Hai nói láo, muốn vợ chồng quan hai nó cười tôi!
Thiệt tôi nghe một người Tây mà biết đặng lời nhân đạo mà nói với vợ như vậy, tôi bắt mũi lòng, nghẹn ngào rưng rưng nước mắt. Ông hiểu được trong thâm tâm tôi, lật đật lại gần vuốt ve dỗ ngọt tất tình, biểu tôi đừng buồn đừng sợ, có chuyện chi, tỏ thiệt cho ổng nghe. Tôi thỏ thẻ nói:
- Đàn bà An Nam hay sánh của lắm. Nhứt là mấy cô vợ Tây: một năm chí tối, chỉ có so sánh đọ nhau từ vòng vàng chuỗi hột cà rá dây chuyền, xem ai là bực giàu bực sang hơn ai. Còn hạng hèn hèn cũng vẫn biếm nhau từ màu quần sắc áo, đâu tới hộp phấn ve dầu, họ nhún trề họ khinh bỉ nhau đến xích mích.
Lúc đó ổng để tôi ngồi trên bắp vế, tôi vuốt ve ông mấy sợi râu mép ngạnh trê, tôi vừa cười vừa hun môi vào má chàng mà nói nho nhỏ:
- Nè! Còn sê-ri biểu tôi làm quen làm lớn với người ta, mà tôi ăn mặc như vầy, sê-ri không sợ mắc cỡ sao?
Ông làm thinh gãi đầu, ngồi suy nghĩ một hồi, khi hiểu được vùng đứng dậy, lấy tay vỗ trán la lên một tiếng “bon” (tốt), rồi đi ngay xuống bếp nói giống gì với vợ chồng Tư bồi, tôi không biết. Tôi có chứng thức giấc trưa, ổng nghĩ, rồi nói với tôi:
- Thôi! Tôi nghe chị Hai, để quan hai nó lại, tôi nói láo chị Hai mắc về thăm nhà má má đau, ba bốn bữa nữa tôi dắt chị Hai đi Sài Gòn lại cái nhà của nó.
Khi vợ chồng quan hai lên chơi tối về, ông ở nhà tôi theo đưa cho tới Sài Gòn. Tôi hỏi Tư bồi, y nói ổng có dặn chiều mai thắng xe đến bến đò rước ổng. Nhớ vậy tôi thăm hơi biết chú chàng bận nầy trúng thuốc mê của tôi rồi. Quả thiệt chiều bữa sau ổng về, đồ đạc chất đầy một xe hai bánh: nào hộp lớn hộp nhỏ, nào hộp vắn hộp dài, đựng những là dù, khăn lục soạn, tố, nhiễu, hàng Cachemire, đều là thứ sang của tiệm Bom bay, Tây mà lựa đồ đàn bà dùng như vầy, giỏi quá, ổng lại mua cho tôi dầu, phấn, xà bông thơm, áo sơ mi kiểu đầm, giày thêu kim tuyến, guốc ngù ngà, quạt bỏ xách tay, vợ chồng Tư bồi khuân vô bày chật một bàn ăn. Còn ổng ngoài cửa bước vô, tội nghiệp dan nắng có một bữa mà mặt mày đỏ như tôm luộc, bộ mệt dừ mà khi thấy tôi, la lên: “Chị Hai ở đâu? Ở đâu chị Hai?”. tôi nghe gọi, lật đật chạy lại, ổng nắm tay mừng rỡ, hun tôi bên má bên nầy rồi bên kia, tuồng như vợ chồng xa cách nhau ba bốn năm trường chưa bằng. Ông choàng tay qua cổ tôi dắt tay tôi lại bàn, khoe đủ hết. Tôi ngó thoáng qua, liền ủ mặt. Ông mới hỏi:
- Chị Hai kiếm không thấy vàng, chị Hai buồn nhiều lắm hả?
Trời ơi! Ổng hỏi chơi chơi mà trúng thóc tim đen! Phải tôi không lẹ trí, thì lòi chành hư kế hết.
Đều dễ không “Người ta” sẵn mặt buồn, bèn làm giận luôn (chớ nghe giọng ổng nói, tôi biết chắc ba bó một giạ, rằng có vàng rồi). tôi vọt miệng nhiếc yêu:
- Lu-y (Louis, tên ông kiểm), Lu-y nè! Mày làm phách lắm, mà biết không? Làm việc cực khổ gần trối chết, sắm một đống đồ như vậy đây, chưa đủ mặc hay sao? Còn làm phách muốn sắm vàng mắc tiền nữa?
Ông tôi cười lỏn lẻn, móc túi lấy ra ra bốn cái hộp giấy cái lớn cái nhỏ, đưa hết cho tôi mà rằng:
- Lu-y làm phách lỡ rồi, chị Hai!
Ông dắt tôi lại kiếng mặt tủ áo, biểu tôi đeo vào mình hết cho ổng coi. Thiệt anh nầy ít khi cho, mà một lần cho thiệt là thích đáng! Không biết nhờ tay ai mua giúp mà biết lựa quá chừng? Nội đó hai sợi dây chuyền vàng Tây, một cái bông ghim cổ áo, hai tay chuỗi hột trút lượng, một đôi neo đặc, một chiếc dứa vàng và một chiếc vòng bằng đồng thoa, đều vừa ý tôi thảy thảy. Đeo vô rồi, ồng đứng dang ra xa, nhìn tôi mà cười một cách hân hoan thắm thiết. (Sau nầy tôi rõ lại, nội những đồ vi kiếng ông kiểm lâm sắm cho tôi đó, là tiền mồ hôi xót mắt ổng tiện căn ngót gần bốn năm trời!)
Cha chả là ác! Ác không chỗ nói! Thủng thẳng chị em cô bác xem lần tới lớp sau coi còn có ai nỡ dạ nào đoạn lìa cái một, cái gánh ân tình tuy Pháp-Nam nhưng thâm nặng làm vầy. Rõ là tôi không biết điều. Nhưng, thưa ông kiểm sê-ri, tôi xuống núi quyết báo thù, ai biểu ông tìm tôi cho mang khổ?
Ổng đọc dây thép rồi khoe với tôi rằng người vợ ông quan hai là con nhà giàu có tử tế lắm, và căn dặn tôi nên kết làm chị em bạn. Tôi mới trách ổng:
- Sê-ri (chéri) bậy bạ quá! Nói với ông hai rằng có vợ An Nam làm chi?
Ông trả lời:
- Không! Tôi chưa có nói. Chừng nào quan hai nó lại tôi mới nói. Nó thấy chị Hai xinh tốt nó mừng lắm chớ! Nó bằng lòng cho tôi lắm chớ!
Tôi năn nỉ, biểu ông cứ để cho tôi ở dưới bếp, săn sóc ba món đồ ăn như vậy tốt hơn là cho người ta biết tôi. Khi ấy ổng giận đỏ mặt (mới thấy ổng giận tôi lần thứ nhứt), trợn mắt hỏi:
- Làm sao không cho biết chị Hai? Làm sao tốt?
Tôi giả đò sợ và nói hơi thiệt thà rằng: “Đối với người Nam với nhau, khi không quen lớn với người ta thì khó chuyện vãn lắm” và một hai tôi đòi lánh mặt. Ông vừa nghe tới đó phát nghi, lấy ngón tay điểm mặt tôi mà rằng:
- À, chị Hai không thương tôi, chị Hai nói láo, muốn vợ chồng quan hai nó cười tôi!
Thiệt tôi nghe một người Tây mà biết đặng lời nhân đạo mà nói với vợ như vậy, tôi bắt mũi lòng, nghẹn ngào rưng rưng nước mắt. Ông hiểu được trong thâm tâm tôi, lật đật lại gần vuốt ve dỗ ngọt tất tình, biểu tôi đừng buồn đừng sợ, có chuyện chi, tỏ thiệt cho ổng nghe. Tôi thỏ thẻ nói:
- Đàn bà An Nam hay sánh của lắm. Nhứt là mấy cô vợ Tây: một năm chí tối, chỉ có so sánh đọ nhau từ vòng vàng chuỗi hột cà rá dây chuyền, xem ai là bực giàu bực sang hơn ai. Còn hạng hèn hèn cũng vẫn biếm nhau từ màu quần sắc áo, đâu tới hộp phấn ve dầu, họ nhún trề họ khinh bỉ nhau đến xích mích.
Lúc đó ổng để tôi ngồi trên bắp vế, tôi vuốt ve ông mấy sợi râu mép ngạnh trê, tôi vừa cười vừa hun môi vào má chàng mà nói nho nhỏ:
- Nè! Còn sê-ri biểu tôi làm quen làm lớn với người ta, mà tôi ăn mặc như vầy, sê-ri không sợ mắc cỡ sao?
Ông làm thinh gãi đầu, ngồi suy nghĩ một hồi, khi hiểu được vùng đứng dậy, lấy tay vỗ trán la lên một tiếng “bon” (tốt), rồi đi ngay xuống bếp nói giống gì với vợ chồng Tư bồi, tôi không biết. Tôi có chứng thức giấc trưa, ổng nghĩ, rồi nói với tôi:
- Thôi! Tôi nghe chị Hai, để quan hai nó lại, tôi nói láo chị Hai mắc về thăm nhà má má đau, ba bốn bữa nữa tôi dắt chị Hai đi Sài Gòn lại cái nhà của nó.
Khi vợ chồng quan hai lên chơi tối về, ông ở nhà tôi theo đưa cho tới Sài Gòn. Tôi hỏi Tư bồi, y nói ổng có dặn chiều mai thắng xe đến bến đò rước ổng. Nhớ vậy tôi thăm hơi biết chú chàng bận nầy trúng thuốc mê của tôi rồi. Quả thiệt chiều bữa sau ổng về, đồ đạc chất đầy một xe hai bánh: nào hộp lớn hộp nhỏ, nào hộp vắn hộp dài, đựng những là dù, khăn lục soạn, tố, nhiễu, hàng Cachemire, đều là thứ sang của tiệm Bom bay, Tây mà lựa đồ đàn bà dùng như vầy, giỏi quá, ổng lại mua cho tôi dầu, phấn, xà bông thơm, áo sơ mi kiểu đầm, giày thêu kim tuyến, guốc ngù ngà, quạt bỏ xách tay, vợ chồng Tư bồi khuân vô bày chật một bàn ăn. Còn ổng ngoài cửa bước vô, tội nghiệp dan nắng có một bữa mà mặt mày đỏ như tôm luộc, bộ mệt dừ mà khi thấy tôi, la lên: “Chị Hai ở đâu? Ở đâu chị Hai?”. tôi nghe gọi, lật đật chạy lại, ổng nắm tay mừng rỡ, hun tôi bên má bên nầy rồi bên kia, tuồng như vợ chồng xa cách nhau ba bốn năm trường chưa bằng. Ông choàng tay qua cổ tôi dắt tay tôi lại bàn, khoe đủ hết. Tôi ngó thoáng qua, liền ủ mặt. Ông mới hỏi:
- Chị Hai kiếm không thấy vàng, chị Hai buồn nhiều lắm hả?
Trời ơi! Ổng hỏi chơi chơi mà trúng thóc tim đen! Phải tôi không lẹ trí, thì lòi chành hư kế hết.
Đều dễ không “Người ta” sẵn mặt buồn, bèn làm giận luôn (chớ nghe giọng ổng nói, tôi biết chắc ba bó một giạ, rằng có vàng rồi). tôi vọt miệng nhiếc yêu:
- Lu-y (Louis, tên ông kiểm), Lu-y nè! Mày làm phách lắm, mà biết không? Làm việc cực khổ gần trối chết, sắm một đống đồ như vậy đây, chưa đủ mặc hay sao? Còn làm phách muốn sắm vàng mắc tiền nữa?
Ông tôi cười lỏn lẻn, móc túi lấy ra ra bốn cái hộp giấy cái lớn cái nhỏ, đưa hết cho tôi mà rằng:
- Lu-y làm phách lỡ rồi, chị Hai!
Ông dắt tôi lại kiếng mặt tủ áo, biểu tôi đeo vào mình hết cho ổng coi. Thiệt anh nầy ít khi cho, mà một lần cho thiệt là thích đáng! Không biết nhờ tay ai mua giúp mà biết lựa quá chừng? Nội đó hai sợi dây chuyền vàng Tây, một cái bông ghim cổ áo, hai tay chuỗi hột trút lượng, một đôi neo đặc, một chiếc dứa vàng và một chiếc vòng bằng đồng thoa, đều vừa ý tôi thảy thảy. Đeo vô rồi, ồng đứng dang ra xa, nhìn tôi mà cười một cách hân hoan thắm thiết. (Sau nầy tôi rõ lại, nội những đồ vi kiếng ông kiểm lâm sắm cho tôi đó, là tiền mồ hôi xót mắt ổng tiện căn ngót gần bốn năm trời!)
Cha chả là ác! Ác không chỗ nói! Thủng thẳng chị em cô bác xem lần tới lớp sau coi còn có ai nỡ dạ nào đoạn lìa cái một, cái gánh ân tình tuy Pháp-Nam nhưng thâm nặng làm vầy. Rõ là tôi không biết điều. Nhưng, thưa ông kiểm sê-ri, tôi xuống núi quyết báo thù, ai biểu ông tìm tôi cho mang khổ?
21.: Đáo đầu trở về Sài Gòn
Ở Tây Ninh tôi có quen một ông thợ bạc, tên Tự, nhưng vì phạm huý ông vua Tự Đức, nên anh em đổi gọi Chữ, và bác Tư Chữ có người vợ thật khéo, làm nghề may, bác đột tay mà đều hơn đột máy và mấy hàng “chỉ rận” đột trên nhiễu xuyến đen, trông thật đều nhìn kiếm chỗ nào sơ sót kiếm không ra. Bác Tư Chữ gái vừa may cho tôi xong hai mớ áo với hàng ông kiểm mua hôm trước, chưa chi ông nhà tôi thúc hối cùng đi với ông xuống Sài Gòn trả lễ vợ chồng quan hai. Lúc đó tôi lại bịn rịn vì biết chim sổ lồng không trông mong trở lại, ngày thường soi kiếng, thấy bề nhan sắc như vầy quyết không thua ai, lúc còn con gái, tôi hơi gầy, nay xông pha trận mạc như tập thể thao, lại nở nang hơn xưa, hơi có da có thịt hơn trước một đôi chút, nhưng lằn cong nét thẳng như tô đậm thêm, còn cái đẹp tự nhiên là mắt liếc ngọt như dao, cạnh mũi luôn luôn như khóc vừa rồi, tôi không cần thoa dầu gió và chỉ cô đọng tinh thần là mi mắt có giọt luỵ gần rơi, giết anh hùng dễ ợt môi tôi luôn đỏ thắm, chắc da săn thịt, một hôm ông kiểm là Tây mà biết nói: “Tôi muốn ăn thịt chị Hai mới sướng!”. Tôi nghĩ nếu gặp dịp nầy mà không thừa thế tung hoành, thì biết đời thuở nào vẽ mày vẽ mặt với thế gian nầy cho đặng? Vậy tôi lén tom góp vàng bạc của cải từ hồi đụng thằng Tư trời đánh, với số tiền chia được của anh Tiều Châu, nay thêm được mó hàng giẻ vừa cắt xong, tôi nói với ổng sẵn dịp nầy cho tôi mang về Sài Gòn may thêm được khéo hơn. Cơ khổ! Thiệt tại cái bụng mình tẹo, tính chuyện gian hùng rồi tự nhiên nó bắt sợ phập phồng phải bày điều nói láo, chớ đời nào mà ông ở nhà tôi biết nghi kỵ cho tôi chuyện gì?
Xe đò tới đậu trước nhà dây thép chánh đối diện với nhà thờ nhà nước đầu đường Catinat, ông kiểm chưa vội đi nhà quan hai và tay xách va li, hai đứa lên xe kéo cho chạy thẳng lại khách sạn lớn của Pháp là nhà hàng Rotonde, ở mé sông đầu đường Catinat, sắp đặt cho ổng xong rồi, tôi mới xin ông cho tôi đem ba món đồ cho thợ nó may liền cho lợi thì giờ tôi lại dặn ổng tới bữa cơm trưa thì cứ dùng đi đừng chờ tôi vì còn ghé thăm chị em bạn, chắc sao người ta cũng cầm ở lại và có lẽ chứng ba bốn giờ, trễ lắm là năm giờ tôi mới gặp lại ổng được. Tội nghiệp quá! Nghe tôi nói mướn thợ may, ổng lật đật móc bốp-phơi rút ra một tờ giấy xăng (một trăm), biểu trả tiền thợ, còn dư bao nhiêu hãy bỏ túi để xài vặt. tôi hun ổng vào hai má, không dám nói là lần chót, ổng lại căn dặn xứ Sài Gòn nắng nôi độc địa, chị Hai phải đi xe kéo hoài hoài, chị Hai đừng hà tiện đi bộ, đau, không nên. Nói cho có hai bên vai vác, thấy cái tính ông Tây nầy ở với tôi như vậy, tôi muốn biểu quay xe trở lại, không may vá làm gì và cũng không tính chuyện phong trần làm chi, nhưng mà còn nỗi đời nham hiểm mị thường nó đày nó đoạ cái thân tôi từ trong trắng nhận xuống sình nhơ mới mượn tay ai mà rửa mối thù hằn nầy cho thoả dạ được. Ông ở với tôi rất tốt, tôi ghi vào lòng. Ông giữ đạo Thiên Chúa, ông không tin luật luân hồi, tôi theo đạo Phật, kiếp nầy gây nợ, nếu kiếp sau còn gặp, tôi sẽ báo đáp tận tình. Nghĩ tới đây, bị cái xe khi không vùng ngửng lại, tôi giựt mình nhìn kỹ mới hay gặp cổng xe lửa Mỹ Tho, tôi ngồi trên xe đợi cho chuyến xe Mỹ Tho qua kế có xe điện trong Chợ Lớn vừa ra, tôi trực nhớ ông thầy tưởng số Vi Kỉnh Trang mà lúc nhỏ mình đã từng nghe nói việc tương lai của mình hay quá, nay ngụ ý, tôi biểu xe ghé ga, tôi mua kịp vé vô Chợ Lớn tốn có một cắc bạc, ngồi toa hạng nhứt, xe ngừng đầu đường Jaccaréo (nay là Tản Đà), tìm được gác ông Vi, trên lầu căn phố toán mì chiên tôm ngon nhứt đất nầy, ý cái ông thầy tướng nầy, thật là danh bất hư truyền, làm sao mà ổng coi sơ tướng vóc rồi nói trúng phong phóc trúng bon việc cũ in như chuyện ổng thấy trước mắt, mấy việc qua ổng thuật không sai một nét, làm cho mình thêm vững tin, hỏi phăng về hậu nhựt. Ông thầy tưởng ngó tôi vừa thở ra mà rằng:
- Kiếp đời cô đây là kiếp đoạn trưởng, nay chưa dừng chơn lại được”. Ông tiếp: “Cái tướng, cái tuổi, cái số của cộ, đương còn bay nhảy lắm, trụ lại chưa được. Nếu cô lấy chồng, chồng có bao nhiêu của, cực cô phải chịu cùng cực. Còn cô mà ra đi chơi bời, thì khỏi sợ thua sút ai, sung sướng nhứt trên đời. Bước qua cái tháng tám lại có tài lợi. Tiền của đến như không.
Tôi nghe ổng nói thích quá, tặng ổng năm đồng, nhưng ông chỉ nhận năm cắc bạc như mọi người. Ngồi xe ra về, tôi suy nghĩ hoài, chồng tôi ăn ở có nghĩa có tình đủ điều, đáng thương đáng mến là phải. Song số mình còn lưu lạc, chưa trụ được, và không phép dám cải trời hay sao? Ấy, sự bói toán lợi hại là vậy.
Tôi đâu dám đổ thừa tại cụ Vi mà tôi bỏ chồng, song phần đông các bốc sư không phải hết thảy đều đoán giỏi như Vi Kỉnh Trang hoặc sau nầy là thầy Tư Nên, nhưng các cha kéo dài câu chuyện, chuyện không nói có chuyện có nói không, việc đi coi bói và đàn bà đinh ninh phải thay chồng, lỗi phần nào cũng tại mấy thằng thầy bày điều đặt chuyện. Tôi với Lu-y, đến đây, mối tình đã đoạn, thì a-dơ (adieu) và ông đừng kiếm tôi, thất công. Xưa ông cha ông qua đây làm cho ông cha chúng tôi nước mất nhà tan, nay ông khóe một lần cho biết.
Từ đó tôi an phận sống ẩn dật, tôi ra vô Chợ Lớn thường thường, cũng hay gặp lại những người quen lớn với tôi hồi trước, mà không có ai nhìn ra hết. Tưởng tôi đã thay đổi, không còn vẻ nai tơ hồi đó.
Có một bữa nọ, vào chiều thứ bảy, tôi ở Chợ lớn về, cắc cớ đi xe lửa điện mé sông để đổi không khí, tới Chợ Quán, thình lình tôi đụng đầu với cô chủ sự năm xưa, con mẹ đã làm cho tôi hư hồi đó đó. Cô ngồi đối diện tôi trên xe điện, xe lắc lư như thầy pháp lên đồng, mụ chủ sự nhìn tôi liền nhắm tôi tứ cách ăn mặc và cử chỉ, rồi bỗng xề qua bên tôi vì chỗ ấy băng còn trống. Mụ làm quen, mời tôi hút thuốc, và bắt qua chuyện chồng con, gia thế hỏi thăm.
Tôi đáp tỉnh bơ dường như tâm sự cùng một bạn lâu năm chợt gặp:
- Chồng tôi là người Ăng-lê, làm chủ hãng tàu chạy đường Hương Cảng, vừa rồi bị đau ruột nặng, quan thầy bắt buộc phải về xứ điều trị, mới đi hôm kỳ tàu đầu tháng giao hết sự nghiệp tại Sài Gòn cho tôi quản thủ, và tiền mặt không có bao nhiêu, độ mươi, mười lăm ngàn đủ xây xài, vả tôi lo quá vì sợ chồng tôi không qua được nữa.
Cô chủ sự nghe nói chuyện muốn bạc vạn, coi bộ thích lắm, ân cần ra mặt, vừa mau mắn vừa niềm nở đủ điều. Xe điện tới chợ Bến Thành, cổ một hai mời tôi thế nào cũng phải vô nhà cổ chơi một chuyến.
Nhà cổ ở xóm Tân Định, đường Monceaux trải đá đỏ (trước đây mang tên đường Huỳnh Tịnh Của), ở độc thân mà mướn đến hai căn phố có vẻ kín đáo lắm và chưng dọn thật là sang trọng sạch sẽ. Vừa vô cố hối trẻ dọn đãi tôi một bữa cơm trưa, long trọng hơn đám giỗ trong làng. Tôi từ chối, rằng đã dùng bữa trưa ở nhà rồi mới đi đây, nhưng cổ không nghe, nài ép: “Chị em tuy môi quen biết chưa được mấy ngày, song nó hạp nhãn làm sao tôi không biết, mà tôi thấy cô tôi thương tất tình”. Thấy cổ ép quá tôi mới chịu cầm đũa ăn sơ sài, trong bữa cơm cô thổ lộ tâm tình rằng cổ cũng ở một mình đơn chiếc như tôi, chồng là chủ sự đoan, tới kỳ nghỉ nên xuống tàu về Pháp đã gần hai tháng rưỡi nay, nhờ ky cóp tiện căn, giấu đút cũng đặng trót ngàn đồng, mà đất Sài Gòn củi cao gạo kém, định ở vầy cho tiền mướn đắp đỗi qua tháng ngày, miễn cơm tẻ ngày hai, đất nước ông bà cho mạnh giỏi là hơn, chớ không trông mong gì khác!” Mẹ ôi! Tôi nghe mụ chủ sự bán máu ăn tiền nầy nói chuyện hiền từ đạo đức mà tôi lạnh xương sống: Cơm nước xong, tôi bước ra ngoài ngắm cảnh.
Tôi ước với cô chủ sự, chớ chi xóm nầy có nhà ai cất sẵn và muốn bán, bao nhiêu tôi cũng mua, đặng chị em gần gũi nhau hôm sớm. Cô chủ sự liền nói: “Tưởng là cô ao ước chuyện gì khó, chớ việc nầy, dễ như chơi. Để lát nữa, cô đi chơi với tôi, chị em mình sẽ tính”.
Xe đò tới đậu trước nhà dây thép chánh đối diện với nhà thờ nhà nước đầu đường Catinat, ông kiểm chưa vội đi nhà quan hai và tay xách va li, hai đứa lên xe kéo cho chạy thẳng lại khách sạn lớn của Pháp là nhà hàng Rotonde, ở mé sông đầu đường Catinat, sắp đặt cho ổng xong rồi, tôi mới xin ông cho tôi đem ba món đồ cho thợ nó may liền cho lợi thì giờ tôi lại dặn ổng tới bữa cơm trưa thì cứ dùng đi đừng chờ tôi vì còn ghé thăm chị em bạn, chắc sao người ta cũng cầm ở lại và có lẽ chứng ba bốn giờ, trễ lắm là năm giờ tôi mới gặp lại ổng được. Tội nghiệp quá! Nghe tôi nói mướn thợ may, ổng lật đật móc bốp-phơi rút ra một tờ giấy xăng (một trăm), biểu trả tiền thợ, còn dư bao nhiêu hãy bỏ túi để xài vặt. tôi hun ổng vào hai má, không dám nói là lần chót, ổng lại căn dặn xứ Sài Gòn nắng nôi độc địa, chị Hai phải đi xe kéo hoài hoài, chị Hai đừng hà tiện đi bộ, đau, không nên. Nói cho có hai bên vai vác, thấy cái tính ông Tây nầy ở với tôi như vậy, tôi muốn biểu quay xe trở lại, không may vá làm gì và cũng không tính chuyện phong trần làm chi, nhưng mà còn nỗi đời nham hiểm mị thường nó đày nó đoạ cái thân tôi từ trong trắng nhận xuống sình nhơ mới mượn tay ai mà rửa mối thù hằn nầy cho thoả dạ được. Ông ở với tôi rất tốt, tôi ghi vào lòng. Ông giữ đạo Thiên Chúa, ông không tin luật luân hồi, tôi theo đạo Phật, kiếp nầy gây nợ, nếu kiếp sau còn gặp, tôi sẽ báo đáp tận tình. Nghĩ tới đây, bị cái xe khi không vùng ngửng lại, tôi giựt mình nhìn kỹ mới hay gặp cổng xe lửa Mỹ Tho, tôi ngồi trên xe đợi cho chuyến xe Mỹ Tho qua kế có xe điện trong Chợ Lớn vừa ra, tôi trực nhớ ông thầy tưởng số Vi Kỉnh Trang mà lúc nhỏ mình đã từng nghe nói việc tương lai của mình hay quá, nay ngụ ý, tôi biểu xe ghé ga, tôi mua kịp vé vô Chợ Lớn tốn có một cắc bạc, ngồi toa hạng nhứt, xe ngừng đầu đường Jaccaréo (nay là Tản Đà), tìm được gác ông Vi, trên lầu căn phố toán mì chiên tôm ngon nhứt đất nầy, ý cái ông thầy tướng nầy, thật là danh bất hư truyền, làm sao mà ổng coi sơ tướng vóc rồi nói trúng phong phóc trúng bon việc cũ in như chuyện ổng thấy trước mắt, mấy việc qua ổng thuật không sai một nét, làm cho mình thêm vững tin, hỏi phăng về hậu nhựt. Ông thầy tưởng ngó tôi vừa thở ra mà rằng:
- Kiếp đời cô đây là kiếp đoạn trưởng, nay chưa dừng chơn lại được”. Ông tiếp: “Cái tướng, cái tuổi, cái số của cộ, đương còn bay nhảy lắm, trụ lại chưa được. Nếu cô lấy chồng, chồng có bao nhiêu của, cực cô phải chịu cùng cực. Còn cô mà ra đi chơi bời, thì khỏi sợ thua sút ai, sung sướng nhứt trên đời. Bước qua cái tháng tám lại có tài lợi. Tiền của đến như không.
Tôi nghe ổng nói thích quá, tặng ổng năm đồng, nhưng ông chỉ nhận năm cắc bạc như mọi người. Ngồi xe ra về, tôi suy nghĩ hoài, chồng tôi ăn ở có nghĩa có tình đủ điều, đáng thương đáng mến là phải. Song số mình còn lưu lạc, chưa trụ được, và không phép dám cải trời hay sao? Ấy, sự bói toán lợi hại là vậy.
Tôi đâu dám đổ thừa tại cụ Vi mà tôi bỏ chồng, song phần đông các bốc sư không phải hết thảy đều đoán giỏi như Vi Kỉnh Trang hoặc sau nầy là thầy Tư Nên, nhưng các cha kéo dài câu chuyện, chuyện không nói có chuyện có nói không, việc đi coi bói và đàn bà đinh ninh phải thay chồng, lỗi phần nào cũng tại mấy thằng thầy bày điều đặt chuyện. Tôi với Lu-y, đến đây, mối tình đã đoạn, thì a-dơ (adieu) và ông đừng kiếm tôi, thất công. Xưa ông cha ông qua đây làm cho ông cha chúng tôi nước mất nhà tan, nay ông khóe một lần cho biết.
Từ đó tôi an phận sống ẩn dật, tôi ra vô Chợ Lớn thường thường, cũng hay gặp lại những người quen lớn với tôi hồi trước, mà không có ai nhìn ra hết. Tưởng tôi đã thay đổi, không còn vẻ nai tơ hồi đó.
Có một bữa nọ, vào chiều thứ bảy, tôi ở Chợ lớn về, cắc cớ đi xe lửa điện mé sông để đổi không khí, tới Chợ Quán, thình lình tôi đụng đầu với cô chủ sự năm xưa, con mẹ đã làm cho tôi hư hồi đó đó. Cô ngồi đối diện tôi trên xe điện, xe lắc lư như thầy pháp lên đồng, mụ chủ sự nhìn tôi liền nhắm tôi tứ cách ăn mặc và cử chỉ, rồi bỗng xề qua bên tôi vì chỗ ấy băng còn trống. Mụ làm quen, mời tôi hút thuốc, và bắt qua chuyện chồng con, gia thế hỏi thăm.
Tôi đáp tỉnh bơ dường như tâm sự cùng một bạn lâu năm chợt gặp:
- Chồng tôi là người Ăng-lê, làm chủ hãng tàu chạy đường Hương Cảng, vừa rồi bị đau ruột nặng, quan thầy bắt buộc phải về xứ điều trị, mới đi hôm kỳ tàu đầu tháng giao hết sự nghiệp tại Sài Gòn cho tôi quản thủ, và tiền mặt không có bao nhiêu, độ mươi, mười lăm ngàn đủ xây xài, vả tôi lo quá vì sợ chồng tôi không qua được nữa.
Cô chủ sự nghe nói chuyện muốn bạc vạn, coi bộ thích lắm, ân cần ra mặt, vừa mau mắn vừa niềm nở đủ điều. Xe điện tới chợ Bến Thành, cổ một hai mời tôi thế nào cũng phải vô nhà cổ chơi một chuyến.
Nhà cổ ở xóm Tân Định, đường Monceaux trải đá đỏ (trước đây mang tên đường Huỳnh Tịnh Của), ở độc thân mà mướn đến hai căn phố có vẻ kín đáo lắm và chưng dọn thật là sang trọng sạch sẽ. Vừa vô cố hối trẻ dọn đãi tôi một bữa cơm trưa, long trọng hơn đám giỗ trong làng. Tôi từ chối, rằng đã dùng bữa trưa ở nhà rồi mới đi đây, nhưng cổ không nghe, nài ép: “Chị em tuy môi quen biết chưa được mấy ngày, song nó hạp nhãn làm sao tôi không biết, mà tôi thấy cô tôi thương tất tình”. Thấy cổ ép quá tôi mới chịu cầm đũa ăn sơ sài, trong bữa cơm cô thổ lộ tâm tình rằng cổ cũng ở một mình đơn chiếc như tôi, chồng là chủ sự đoan, tới kỳ nghỉ nên xuống tàu về Pháp đã gần hai tháng rưỡi nay, nhờ ky cóp tiện căn, giấu đút cũng đặng trót ngàn đồng, mà đất Sài Gòn củi cao gạo kém, định ở vầy cho tiền mướn đắp đỗi qua tháng ngày, miễn cơm tẻ ngày hai, đất nước ông bà cho mạnh giỏi là hơn, chớ không trông mong gì khác!” Mẹ ôi! Tôi nghe mụ chủ sự bán máu ăn tiền nầy nói chuyện hiền từ đạo đức mà tôi lạnh xương sống: Cơm nước xong, tôi bước ra ngoài ngắm cảnh.
Tôi ước với cô chủ sự, chớ chi xóm nầy có nhà ai cất sẵn và muốn bán, bao nhiêu tôi cũng mua, đặng chị em gần gũi nhau hôm sớm. Cô chủ sự liền nói: “Tưởng là cô ao ước chuyện gì khó, chớ việc nầy, dễ như chơi. Để lát nữa, cô đi chơi với tôi, chị em mình sẽ tính”.