Paul Cohen, Giải thưởng Fields 1966
Paul Joseph Cohen sinh ngày 2 tháng 3 năm 1934 tại Long Branch,New Jersey, Mỹ. Ông là sinh viên trường cao đẳng Brooklyn từ 1950 đến 1953. Sau đó, Cohen theo học ở đại học Chicago, và nhận bằng tốt nghiệp năm 1954. Ông tiếp tục học và nhận bằng tiến sĩ năm 1958. Luận án tiến sĩ của Cohen “Những chủ đề trong lý thuyết về tính duy nhất của chuỗi lượng giác” (Topics in the Theory of Uniqueness of Trigonometric Series) được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Antoni Zygmund.
Năm 1957, một năm trước khi nhận bằng tiến sĩ, Cohen được bổ nhiệm làm trợ giảng cho đại học Rochester trong một năm. Sau đó, ông trở thành viện sĩ tại MIT (Massachusetts Institute of Technology) từ 1958-1959, trước khi trở thành viện sĩ của Institute for Advanced Study at Princeton từ 1959-1961.
Năm 1961, Cohen được đề bạt làm giảng viên của đại học Stanford, rồi trở thành giáo sư năm 1964. Năm 1966, Cohen được nhận giải thưởng Fields tại hội nghị toán học thế giới tổ chức tại Moscow vì những công trình quan trọng mang tính nền móng của lý thuyết tập hợp.
Cohen đã sử dụng một kĩ thuật gọi là “forcing” để chứng minh sựu độc lập trong lý thuyết tập hợp của tiên đề lựa chọn với giả thuyết continuum tổng quát. Giả thuyết continuum tổng quát là bài toán đầu tiên trong 23 bài toán rất nổi tiếng mà nhà toán học Hilbert trong hội nghị toán học thế giới lần thứ 2 tại Paris. Bài phát biểu “Những vấn đề của toán học” (The Problems of Mathematics) của Hilbert đã và đang thách thức các nhà toán học giải quyết những vấn đề cơ sở của toán học, và Cohen đã có được sự phân biệt trong lời giải của bài toán thứ nhất!
Giải thưởng Fields không phải là giải thưởng đầu tiên mà Cohen đã nhận, năm 1964, ông đã nhận được giải thưởng Bôcher Memorial Prize từ hội toán học Mỹ. Ba năm sau, vào năm 1967, ông nhận được giải thưởng khoa học quốc gia (National Medal of Science). Ông cũng được bầu vào viện hàn lâm khoa học Mỹ (National Academy of Sciences).
Ngoài các công trình về lý thuyết tập hợp, Cohen cũng nghiên cứu phương trình vi phân và giải tích điều hòa.
Theo J J O'Connor và E F Robertson
Nguyễn Đỉnh dịch.
Source: MacTutor History of Mathematics
[http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Biographies/Cohen.html Edit
Năm 1957, một năm trước khi nhận bằng tiến sĩ, Cohen được bổ nhiệm làm trợ giảng cho đại học Rochester trong một năm. Sau đó, ông trở thành viện sĩ tại MIT (Massachusetts Institute of Technology) từ 1958-1959, trước khi trở thành viện sĩ của Institute for Advanced Study at Princeton từ 1959-1961.
Năm 1961, Cohen được đề bạt làm giảng viên của đại học Stanford, rồi trở thành giáo sư năm 1964. Năm 1966, Cohen được nhận giải thưởng Fields tại hội nghị toán học thế giới tổ chức tại Moscow vì những công trình quan trọng mang tính nền móng của lý thuyết tập hợp.
Cohen đã sử dụng một kĩ thuật gọi là “forcing” để chứng minh sựu độc lập trong lý thuyết tập hợp của tiên đề lựa chọn với giả thuyết continuum tổng quát. Giả thuyết continuum tổng quát là bài toán đầu tiên trong 23 bài toán rất nổi tiếng mà nhà toán học Hilbert trong hội nghị toán học thế giới lần thứ 2 tại Paris. Bài phát biểu “Những vấn đề của toán học” (The Problems of Mathematics) của Hilbert đã và đang thách thức các nhà toán học giải quyết những vấn đề cơ sở của toán học, và Cohen đã có được sự phân biệt trong lời giải của bài toán thứ nhất!
Giải thưởng Fields không phải là giải thưởng đầu tiên mà Cohen đã nhận, năm 1964, ông đã nhận được giải thưởng Bôcher Memorial Prize từ hội toán học Mỹ. Ba năm sau, vào năm 1967, ông nhận được giải thưởng khoa học quốc gia (National Medal of Science). Ông cũng được bầu vào viện hàn lâm khoa học Mỹ (National Academy of Sciences).
Ngoài các công trình về lý thuyết tập hợp, Cohen cũng nghiên cứu phương trình vi phân và giải tích điều hòa.
Theo J J O'Connor và E F Robertson
Nguyễn Đỉnh dịch.
Source: MacTutor History of Mathematics
[http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Biographies/Cohen.html Edit