Benoît Mandelbrot và hình học fractal
Benoît Mandelbrot đã trở thành một cái tên quen thuộc, nhờ các nhánh xoáy tạo ảo giác lâng lâng của phương trình fractal nổi tiếng nhất, tập hợp Mandelbrot (Mới đây, một phiên bản 3D của tập hợp trên đã được khám phá, gọi là Mandelbulb).
Fractal có ở mọi nơi, từ cây cải hoa cho đến các mạch máu của cơ thể chúng ta. Cho dù bạn phân chia một fractal ra như thế nào, hay bạn phóng to, thu nhỏ nó ra sao, thì hình dạng của nó vẫn như cũ. Các fractal đã giúp người ta lập mô phỏng thời tiết, đo lưu lượng trực tuyến, nén các tệp máy tính, phân tích dao động địa chấn và sự phân bố của các thiên hà. Và chúng đã trở thành một công cụ thiết yếu vào những năm 1980 trong việc nghiên cứu trật tự tiềm ẩn của thế giới dường như mất trật tự của các hệ hỗn độn.
Theo thú nhận của riêng ông, Mandelbrot đã dành sự nghiệp của mình lục tung các thùng rác rưởi của khoa học tìm các mẩu fractal và tìm thấy chúng ở những nơi bất ngờ nhất. Tên công việc của ông tại trường Đại học Yale ở New Haven, Conneticut, đã được chọn thận trọng với tính đa dạng này trong đầu. “Tôi là một nhà khoa học toán học”, ông nói. “Đó là một ngành rất mơ hồ”.
Hồi năm 2004, Mandelbrot đã viết quyển The (Mis)behaviour of Markets (Hành vi (sai trái) của thị trường) cùng với nhà báo tài chính Richard L Hudson. Sau khi trình bày lòng vòng qua những lĩnh vực khoa học khác, Mandelbrot đã chuyển các công cụ của hình học fractal để phân tích dữ liệu tài chính và đưa ra một cảnh báo ảm đạm cho các nhà kinh tế: “Chúng ta đang có nguy cơ vì đo lường sai”, ông nói. “Các nhà môi giới thì hỏi tại sao chúng ta nghĩ tới ‘những cú sốc’ nơi mà một sự kiện tồi tệ trên thị trường chứng khoán có thể quét sạch mọi thứ mà bản thân chúng sai lạc”.
Hi vọng của Mandelbrot là bằng cách nghĩ về thị thường như các hệ khoa học, thì cuối cùng chúng ta có thể xây dựng một ngành công nghiệp tài chính mạnh hơn và một hệ thống quản lí tốt hơn. Ông còn thách Alan Greenspan, giám đốc Cục dự trữ liên bang, và các nhà tư bản tài chính khác đầu tư 20 triệu đô la cho nghiên cứu cơ bản về động lực học thị trường.
Ông tự gọi mình là ‘ngựa bất kham’ vì ông dành cuộc đời mình chỉ để làm những cái ông cho là đúng và không bao giờ chịu lệ thuộc vào một cộng đồng khoa học đặc biệt nào. Và ông ngưỡng mộ tiếng tăm của những người sống hạnh phúc với những ý tưởng ‘làm loạn’.
Hồi năm 2004, Mandelbrot có vẻ bắt đầu ‘cùn’ tay. Ông đang viết quyển hồi kí của mình – The Fractalist: Memoir of a Geometer (Nhà fractal học: Hồi kí của nhà hình học) – tập sách dự kiến xuất bản vào năm 2012.
Ông làm việc mỗi ngày, trừ ngày chủ nhật, và thích đi dự các hội nghị. Trong năm nay, ông còn là đồng tác giả của hai bài báo đăng trên tờ Annals of Applied Probability. “Cái thôi thúc tôi làm việc là cảm giác rằng những ý tưởng này có thể bị mất đi nếu như tôi không đẩy chúng tiến thêm chút nào nữa”, ông nói về khát vọng muốn tiếp tục nghiên cứu của mình.
Mandelbrot đã yên nghỉ. Nhưng nét đẹp của hình học fractal của ông thì còn mãi. Bạn chỉ việc nhìn vào thế giới quanh mình là có thể nhận ra trí tuệ sắc sảo của ông. Nói theo ngôn từ của ông:
“Mây không phải hình cầu, núi không phải hình nón, đường bờ biển không phải là đường tròn, vỏ cây không trơn, đường đi của ánh sáng cũng không phải đường thẳng”.
Nguồn: New Scientist, thanhks to Victory_TT.
Benoît Mandelbrot Benoît Mandelbrot Benoît Mandelbrot Edit