Theo Dainamax Magazine |
Nguyễn Xuân Nghĩa |
Đông Nam Á trên bản đồ của Hondius xuất bản
năm 1606 tại Amsterdam
Có tài liệu cho thấy người ngoại quốc
đã đến Việt Nam trước khi Lê Quý Đôn theo quân Trịnh vào Thuận Hoá. Và họ ghi
lại 170 năm trước “Phủ Biên Tạp Lục” sự căn thuộc Việt Nam của quần đảo ta gọi
là Hoàng Sa. Khi ấy, Trung Quốc còn ở xa tắp và nhà Minh sắp mất vào tay Mãn
tộc!
Gerardus
Mercator và Jodocus Hondius là hai nhà địa dư học nổi tiếng của xứ Hoà Lan
(Netherland) từ thế kỷ 17, vào năm 1600 trở về sau. Thời ấy, để cạnh tranh với
Công ty Đông Ấn của Anh, Công ty Đông Ấn của Hoà Lan được lập ra năm 1602 và
phát triển cơ sở kinh doanh ở khắp nơi nên mới tập trung lại các tài liệu tham
khảo về địa hình địa thế Á Đông. Tấm bản đồ này được in vào năm 1613 do Jodocus
Hondius (1563-1612) vẽ lại theo bản đồ ĐNA xuất bản 1606, căn cứ trên những dữ
kiện của nhà địa dư học Bồ Đào Nha (Portugal) là Bartolomeu Lasso vào đầu thế kỷ
16 – tức là trước đó khoảng trăm năm.
Tấm bản đồ trình bày bằng tiếng Latinh, có tên là “Insulae Indiae Orientalis Praecipuae“, ghi rõ vùng biển Đông Nam Á từ đảo Sumatra phía Tây đến New Guinea và cả… đảo Guam phía cực Đông trong một chuỗi đảo họ mệnh danh là “quần đảo thổ phỉ” (Islas de las Vellas), và từ đảo Timor gần Úc Đại Lợi phía Nam lên tới Hải Nam của Trung Quốc ở phía Bắc.
Thời ấy, thế giới Tây phương vẫn mơ hồ về đảo Java, với hướng Nam còn ghi bằng hàng dấu chấm trên bản đồ. Nhưng qua tài liệu tô màu này, các sử gia thích thú tìm thấy chứng cớ cập bến của nhà thám hiểm và Phó Đề đốc nổi tiếng của Nữ Hoàng Anh Elizabeth I là Sir Francis Drake (sinh khoảng năm 1540 và mất năm 1596): tại một hải cảng ở miền Nam Java có ghi hàng chữ “Huc Franciscus Dra. Appulit“.
Họ rất vui với việc đó, nhưng người Việt chúng ta lại chú ý đến nhiều dữ kiện khác.
Góc Tây-Bắc của tấm dư đồ là đất “Cauchin, có tên khác là Cauchinchina“, là Cochinchine theo lối gọi thời Tây sau này. Đấy là địa đồ của Đàng Trong khi mở ra cục diện Trịnh-Nguyễn phân tranh: chúa Nguyễn Hoàng mất năm 1613, là khi tấm bản đồ được đưa vào cuốn Atlas Mercator Hondius.
Nhân đây, xin ghi một chi tiết tồn nghi về tên gọi.
Từ thế kỷ 13, các nước đã theo Marco Polo mà gọi tên nước ta là Caugigu (phiên âm từ “Giao Chỉ quốc), sau đọc trại thành Kiaoche rồi Coci – là cách gọi của người Bồ Đào Nha. Thế rồi, để khỏi lầm với đất Koci của Ấn Độ, người ta mới thêm chữ China hay Cina, nên Cauchinchina trở thành tên gọi chung của nước Đại Việt. Đến thời Trịnh Nguyễn phân tranh, người ta mới gọi Đàng Ngoài là Tunking hay Tonkin, từ chữ Đông Kinh là Hà Nội ngày nay. Còn Đàng Trong vẫn giữ tên Cauchinchina hay Cochinchine như Pháp gọi sau này.
Nếu cứ theo mặt tên mà nói thì các nhà báo Tây phương ngày nay có thể kết luận rằng toàn cõi Việt Nam là… của Trung Quốc. Đất Cochin của nước China mà! Chúng ta nên giảng điều này cho con cháu, nhất là những thế hệ sinh đẻ ở bên ngoài, để chúng khỏi nhận giặc làm cha.
Trên tấm dư đồ, ta nhận ra Thuận Hoá dưới tên viết Latinh là Sinoa – chứ không phải là Chinois! – sau này mình mới gọi là Phú Xuân rồi Huế. Nhiều địa danh khác thì phải nghiên cứu thêm thì mới biết được – và đấy cũng là một mục tiêu khi chúng tôi giới thiệu tài liệu này. Như tại phía Bắc có thành phố ghi tên Bicuputri, dịch từ tiếng Latinh ra là “trụ đá” hay “Thạch trụ”, “Thạch bi”. Chẳng lẽ là núi Thạch Bi?
Xin các nhà địa dư học tìm hiểu và chỉ cho.
Tại phía Nam, quãng Phú Yên Khánh Hoà thì có địa danh Lantam. Thực tế là gì thì mình chưa rõ – hoặc nếu ai tìm ra cách lý giải thì xin góp ý – chỉ nhớ rằng tấm bản đồ được vẽ theo những tài liệu của Bồ Đào Nha cách đó trăm năm.
Đáng chú ý hơn cả, tấm bản đồ ghi rất rõ ngoài khơi Việt Nam một vùng quần đảo có nhiều bãi cát nông chạy dài xuống hướng Tây-Nam được ghi là Pracel.
Đối diện với quần đảo – và trên lãnh thổ Việt Nam được viền màu vàng - là tên “Costa de Pracel” – Bờ Pracel. Chẳng liên hệ gì đến đảo Hải Nam của Trung Quốc được tô hồng với tên là Ainan!
Chúng ta nhớ lại thì Lê Quý Đôn viết trong “Phủ Biên Tạp Lục” (soạn thảo từ 1776) rằng: “… Trước đó, họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào. Cắt phiên, mỗi năm cứ Tháng Hai nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng. Đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy.”
Bây giờ, có tài liệu cho thấy người ngoại quốc đã đến Việt Nam trước khi Lê Quý Đôn theo quân Trịnh vào Thuận Hoá. Và họ ghi lại 170 năm trước “Phủ Biên Tạp Lục” sự căn thuộc Việt Nam của quần đảo ta gọi là Hoàng Sa. Khi ấy, Trung Quốc còn ở xa tắp và nhà Minh sắp mất vào tay Mãn tộc!
Chúng ta không quên rằng người Bồ Đào Nha và Hoà Lan đã tiếp xúc và buôn bán với cả hai chúa Trịnh và Nguyễn, Khi thương thuyền Grootenbrook bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa, người cầm đầu thương điếm của Công ty Đông Ấn Hòa Lan tại Faifo lại không lên… đảo Hải Nam mà vào Thuận Hoá để cám ơn Chúa Thượng việc thủy thủ đoàn của họ được người Việt cứu vớt. Chúng ta cũng biết rằng dưới thời Trịnh Nguyễn, nhà Đại Thanh còn phải củng cố quyền lực sau khi diệt nhà Minh vào năm 1644, cho đến lúc lẫy lừng nhất vào đời Càn Long thì bị Quang Trung bợp tai đá đít năm 1789.
Những người Hoa duy nhất mà dân ta gặp trên cái đất được Tây phương gọi là Cauchinchina là dân tỵ nạn của triều Minh, là “thuyền nhân” hay hải tặc tìm đất dung thân ở Đàng Trong, Họ được dân ta đón nhận, đối xử tử tế và bình đẳng theo truyền thống Việt Nam mà các nhà hàng hải Hoà Lan đã sớm ghi nhận. Họ góp phần khai phá miền Nam, trở thành kiện tướng hay công thần của các Chúa rồi các Hoàng đế nhà Nguyễn.
Cùng thời đó, Hondius còn có một tấm bản đồ thứ nhì (India Orientalis), chú trọng trình bày Ấn Độ dương từ Vịnh Bengale phía Đông qua Biển Á Rập phía Tây, nhưng vẫn đầy đủ chi tiết về đất Cauchinchina này… Không hề có chuyện người Trung Hoa hay nước Trung Quốc cai quản hoặc làm chủ Hoàng Sa hay Trường Sa.
Tấm bản đồ trình bày bằng tiếng Latinh, có tên là “Insulae Indiae Orientalis Praecipuae“, ghi rõ vùng biển Đông Nam Á từ đảo Sumatra phía Tây đến New Guinea và cả… đảo Guam phía cực Đông trong một chuỗi đảo họ mệnh danh là “quần đảo thổ phỉ” (Islas de las Vellas), và từ đảo Timor gần Úc Đại Lợi phía Nam lên tới Hải Nam của Trung Quốc ở phía Bắc.
Thời ấy, thế giới Tây phương vẫn mơ hồ về đảo Java, với hướng Nam còn ghi bằng hàng dấu chấm trên bản đồ. Nhưng qua tài liệu tô màu này, các sử gia thích thú tìm thấy chứng cớ cập bến của nhà thám hiểm và Phó Đề đốc nổi tiếng của Nữ Hoàng Anh Elizabeth I là Sir Francis Drake (sinh khoảng năm 1540 và mất năm 1596): tại một hải cảng ở miền Nam Java có ghi hàng chữ “Huc Franciscus Dra. Appulit“.
Họ rất vui với việc đó, nhưng người Việt chúng ta lại chú ý đến nhiều dữ kiện khác.
Góc Tây-Bắc của tấm dư đồ là đất “Cauchin, có tên khác là Cauchinchina“, là Cochinchine theo lối gọi thời Tây sau này. Đấy là địa đồ của Đàng Trong khi mở ra cục diện Trịnh-Nguyễn phân tranh: chúa Nguyễn Hoàng mất năm 1613, là khi tấm bản đồ được đưa vào cuốn Atlas Mercator Hondius.
Nhân đây, xin ghi một chi tiết tồn nghi về tên gọi.
Từ thế kỷ 13, các nước đã theo Marco Polo mà gọi tên nước ta là Caugigu (phiên âm từ “Giao Chỉ quốc), sau đọc trại thành Kiaoche rồi Coci – là cách gọi của người Bồ Đào Nha. Thế rồi, để khỏi lầm với đất Koci của Ấn Độ, người ta mới thêm chữ China hay Cina, nên Cauchinchina trở thành tên gọi chung của nước Đại Việt. Đến thời Trịnh Nguyễn phân tranh, người ta mới gọi Đàng Ngoài là Tunking hay Tonkin, từ chữ Đông Kinh là Hà Nội ngày nay. Còn Đàng Trong vẫn giữ tên Cauchinchina hay Cochinchine như Pháp gọi sau này.
Nếu cứ theo mặt tên mà nói thì các nhà báo Tây phương ngày nay có thể kết luận rằng toàn cõi Việt Nam là… của Trung Quốc. Đất Cochin của nước China mà! Chúng ta nên giảng điều này cho con cháu, nhất là những thế hệ sinh đẻ ở bên ngoài, để chúng khỏi nhận giặc làm cha.
Trên tấm dư đồ, ta nhận ra Thuận Hoá dưới tên viết Latinh là Sinoa – chứ không phải là Chinois! – sau này mình mới gọi là Phú Xuân rồi Huế. Nhiều địa danh khác thì phải nghiên cứu thêm thì mới biết được – và đấy cũng là một mục tiêu khi chúng tôi giới thiệu tài liệu này. Như tại phía Bắc có thành phố ghi tên Bicuputri, dịch từ tiếng Latinh ra là “trụ đá” hay “Thạch trụ”, “Thạch bi”. Chẳng lẽ là núi Thạch Bi?
Xin các nhà địa dư học tìm hiểu và chỉ cho.
Tại phía Nam, quãng Phú Yên Khánh Hoà thì có địa danh Lantam. Thực tế là gì thì mình chưa rõ – hoặc nếu ai tìm ra cách lý giải thì xin góp ý – chỉ nhớ rằng tấm bản đồ được vẽ theo những tài liệu của Bồ Đào Nha cách đó trăm năm.
Đáng chú ý hơn cả, tấm bản đồ ghi rất rõ ngoài khơi Việt Nam một vùng quần đảo có nhiều bãi cát nông chạy dài xuống hướng Tây-Nam được ghi là Pracel.
Đối diện với quần đảo – và trên lãnh thổ Việt Nam được viền màu vàng - là tên “Costa de Pracel” – Bờ Pracel. Chẳng liên hệ gì đến đảo Hải Nam của Trung Quốc được tô hồng với tên là Ainan!
Chúng ta nhớ lại thì Lê Quý Đôn viết trong “Phủ Biên Tạp Lục” (soạn thảo từ 1776) rằng: “… Trước đó, họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào. Cắt phiên, mỗi năm cứ Tháng Hai nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng. Đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy.”
Bây giờ, có tài liệu cho thấy người ngoại quốc đã đến Việt Nam trước khi Lê Quý Đôn theo quân Trịnh vào Thuận Hoá. Và họ ghi lại 170 năm trước “Phủ Biên Tạp Lục” sự căn thuộc Việt Nam của quần đảo ta gọi là Hoàng Sa. Khi ấy, Trung Quốc còn ở xa tắp và nhà Minh sắp mất vào tay Mãn tộc!
Chúng ta không quên rằng người Bồ Đào Nha và Hoà Lan đã tiếp xúc và buôn bán với cả hai chúa Trịnh và Nguyễn, Khi thương thuyền Grootenbrook bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa, người cầm đầu thương điếm của Công ty Đông Ấn Hòa Lan tại Faifo lại không lên… đảo Hải Nam mà vào Thuận Hoá để cám ơn Chúa Thượng việc thủy thủ đoàn của họ được người Việt cứu vớt. Chúng ta cũng biết rằng dưới thời Trịnh Nguyễn, nhà Đại Thanh còn phải củng cố quyền lực sau khi diệt nhà Minh vào năm 1644, cho đến lúc lẫy lừng nhất vào đời Càn Long thì bị Quang Trung bợp tai đá đít năm 1789.
Những người Hoa duy nhất mà dân ta gặp trên cái đất được Tây phương gọi là Cauchinchina là dân tỵ nạn của triều Minh, là “thuyền nhân” hay hải tặc tìm đất dung thân ở Đàng Trong, Họ được dân ta đón nhận, đối xử tử tế và bình đẳng theo truyền thống Việt Nam mà các nhà hàng hải Hoà Lan đã sớm ghi nhận. Họ góp phần khai phá miền Nam, trở thành kiện tướng hay công thần của các Chúa rồi các Hoàng đế nhà Nguyễn.
Cùng thời đó, Hondius còn có một tấm bản đồ thứ nhì (India Orientalis), chú trọng trình bày Ấn Độ dương từ Vịnh Bengale phía Đông qua Biển Á Rập phía Tây, nhưng vẫn đầy đủ chi tiết về đất Cauchinchina này… Không hề có chuyện người Trung Hoa hay nước Trung Quốc cai quản hoặc làm chủ Hoàng Sa hay Trường Sa.