Immanuel Kant (1724-1804)
Immanuel Kant sinh ngày 22/4/1724 tại Königsberg [1], thủ phủ lãnh địa công tước Phổ, là con trưởng trong một gia đình 11 người con. Vào thời điểm này Königsberg đang phồn thịnh với nền thương mại, cho nên trên đường đi đến trường học, chàng thanh niên Kant đã chứng kiến cảnh buôn bán rộn ràng ấy và lần đầu tiên có dịp tiếp cận với nét quyến rũ của những văn hóa xa lạ trên bến cảng có tàu bè ngoại quốc tấp nập. Nhưng Kant sẽ không bao giờ rời thành phố ấy cả, điều này làm cho ông thường mang tiếng là một người xa cách thế giới bên ngoài. Tuy thế ông đã viết về Königsberg như sau:
“Một thành phố lớn, trung tâm của một công quốc, trong đó tọa lạc doanh triều của Chính phủ, có một đại học (để trau dồi các khoa học) và đồng thời lại có địa điểm cho việc buôn bán đường biển, vị thế tạo thuận lợi cho việc giao thương nhờ có những con sông từ nội địa đổ về và nhờ sự tiếp cận với những nước biên giới hẻo lánh có những ngôn ngữ khác nhau,- một thành phố như Königsberg trên con sông Pregel này, có thể được xem là một nơi thuận tiện để mở rộng kiến thức về con người cũng như về thế giới, một nơi những kiến thức ấy có thể thu lượm được mà không cần phải viễn du”.
Thân mẫu của ông đã ảnh hưởng sâu đậm trên sự phát triển thời niên thiếu của ông, bởi vì “bà đã vun trồng và nuôi dưỡng trước tiên mầm thiện hảo trong tôi, (…) bà đã đánh thức và mở rộng những khái niệm ngôn từ của tôi, và lời giáo huấn của bà đã có một ảnh hưởng mang an lành mãi mãi lên cuộc đời của tôi”. Thân mẫu ông đã nhận ra khả năng sắc bén và năng khiếu lĩnh hội nhanh nhẹn nơi ông. Nhờ những nỗ lực của bà, Kant được theo học một trường tốt hơn: trường trung học Collegium Friedericianum. Ở đó ông đã nhận được sự rèn luyện cần thiết chuẩn bị cho sự đào tạo hàn lâm sau này. Nhưng vào thời điểm này chưa thấy một dấu hiệu nào về sở thích nghiên cứu triết lý nơi ông cả.
Thật ra Kant quan niệm rằng “Người ta phải tìm kiếm kiến thức từ tất cả các ngành khoa học, mà không loại bỏ một ngành nào cả, ngay cả ngành thần học, ngay khi người ta không kiếm cơm nhờ vào các ngành học ấy”.
Tại Đại học Albertus-Universität, Kant đã nổi bật vì sự quan tâm của ông về các môn: triết học, toán học và vật lý học. Ðó là những môn mà Kant đã miệt mài học hỏi. Ngay trong thời kỳ đại học Kant đã biết rõ là ông muốn đi theo con đường của một nhà giáo khoa học. Nhưng khi Kant 22 tuổi, thân phụ ông qua đời và ông phải rời khỏi đại học, hành nghề thầy giáo tại gia để kiếm sống (Schelling, Hegel, Hörlderlin cũng đã làm như thế). Không biết Kant đã kết thúc giai đoạn đào tạo đại học của ông không, điều đó vẫn chưa sáng tỏ, tuy nhiên trong cùng một năm ông đã viết một tiểu luận đầu tiên bằng tiếng Ðức: “Một số suy nghĩ về sự đánh giá đúng đắn các năng lực sinh động” (Gedanken von der wahren Schätzung der lebendigen Kräfte).
Lần đầu tiên tinh thần phê bình của ông được thể hiện rõ trong bài viết này. Bởi vì ở đây, vấn đề đặt ra cho Kant là phản bác hai nhân vật trong số những tư tưởng gia nổi tiếng thời ấy (Leibniz và Descartes). Kant tự cho mình là một người tư tưởng tự do, là kẻ không muốn dựa vào một uy quyền nào cả, là kẻ xem lý trí của mình là năng lực phán đoán chắc chắn nhất, đúng như sau này ông đã đòi hỏi trong các tác phẩm về khai sáng của mình.
Trong tranh luận, Kant tìm cách khám phá ra những yếu điểm của đối thủ để phản bác những điểm này, nhưng ông cũng liên kết với những khám phá và phát triển quan điểm riêng tư của mình. Kant cũng tìm cách hướng dẫn cho sinh viên của ông đường lối tư duy tự do như thế từ khi ông được ủy nhiệm chức giáo sư thực thụ năm 1770 sau nhiều năm làm giáo thụ và giáo sư tự do.
Nhưng sinh hoạt của Kant với tư cách là thầy dạy hàn lâm đã không có những đổi thay đáng kể từ thời điểm ông được phong chức giáo sư thực thụ, đơn giản bởi vì ông đã không thay đổi những tập tục hàn lâm cũng như sinh hoạt hàng ngày. Không những trật tự hàn lâm của ông được phân phối một cách nghiêm nhặt mà toàn thể đời sống thường nhật của ông cũng không thể trôi chảy được nếu không có một thời khóa biểu phải giữ đúng một cách tỉ mỉ. Ðúng 5 giờ sáng Kant được người hầu tên là Lampe đánh thức với lời hô to trước sau như một: “Ðến giờ rồi!” Liền sau đó Kant bắt đầu ngồi chuẩn bị bài giảng mà ông luôn luôn giảng vào giờ học y chang như trước. Ðầy nhiệt tình và hào hứng ông theo sát các buổi giảng của mình, đến nỗi không bao giờ có buổi giảng nào bị hủy bỏ hay một phần tư giờ giảng nào bị phí phạm.
Phương cách giảng dạy của ông không nhằm lấy những sách giáo khoa đã có sẵn làm nền tảng mà chỉ sử dụng chúng như điểm khởi đầu cho tư tưởng riêng mà thôi. Với phương pháp ấy ông khác biệt hẳn với những đồng nghiệp của ông thời bấy giờ thường có thói quen giảng đọc từ các sách giáo khoa. Lý tưởng của ông trong việc dạy là không chuyển đạt triết học như một chất liệu có thể học được, mà khích lệ động viên sinh viên biết triết lý. Bởi thế trong các buổi giảng ông không trình bày ra những kết quả mà tìm cách khơi gợi khả năng lý luận để rút ra những khái niệm đúng thực, để chứng minh cho sinh viên có thể theo dõi và thấy rõ được công trình tư tưởng của ông qua những khái niệm ấy.
Con đường tư duy đối với Kant quan trọng hơn là mục đích. Tuy nhiên mỗi khi ông theo dòng tư tưởng đi lạc xa đề tài chính, thì theo lời kể, ông thường đơn giản cắt ngang với mấy chữ như “vân vân và vân vân…” rồi trở lại đề tài giảng dạy. Thật là lý thú để biết Kant đã dạy khá nhiều bộ môn, trong đó những bài giảng về nhân chủng học và địa lý hình thể (physische Geographie) lại là những bài được yêu chuộng nhiều nhất. Kant, người không bao giờ đi xa khỏi Königsberg một vài dặm, lại có thể mô tả một cách chính xác thế giới bên ngoài ở đâu, hình thù như thế nào, chỉ nhờ căn cứ vào văn chương du lịch. Năng lực tưởng tượng sống động của ông đã giúp ông mang người nghe đi theo trên những chuyến du hành mà ông chưa bao giờ thực hiện cả. (Câu chuyện về chiếc cầu Wesminster). Như thế trong mỗi bộ môn ông có thể lôi kéo người nghe mê mải theo con đường của mình với cách biện luận sôi nổi và sự miêu tả đầy sống động.
Theo thời khóa biểu, sau buổi giảng là khoảng thời giờ dành cho công việc riêng tư. Trong thời gian này ông nghiên cứu triết học một cách tích cực nhất, đến nỗi người ta rất có thể giả thuyết rằng những tác phẩm của ông đều được hình thành trước giờ cơm trưa. Tuy nhiên chưa bao giờ xảy ra chuyện ông bỏ quên buổi ăn trưa qua công việc này. Trước hết chính vì buổi ăn trưa đối với Kant là giờ nghỉ giải lao của ông. Do vậy không được nói lời nào đụng đến các vấn đề triết học nơi bàn ăn. Kant đã có niềm vui lớn nhất được cùng với bạn hữu của ông thảo luận vào buổi trưa về những câu hỏi thời sự chính trị trong ngày, về những phát triển kinh tế, về những thành tựu khoa học. Ông rất quan tâm đến những tin mới mẻ về chính trị của cuộc cách mạng Pháp và ảnh hưởng của nó.
Theo lời kể, một buổi ăn trưa kiểu ấy đối với những người tham dự đã là một đàm thoại vui vầy bằng hữu và Kant đã rất được quí mến như một chủ nhân lý thú. Về cuộc sống riêng của Kant không có chuyện gì đáng kể ra vì Kant không lập gia đình, nhưng điều đó không có nghĩa là trong những năm trẻ tuổi Kant không yêu hay không có quan niệm tốt về đời sống phu thê. Kant đặc biệt được quí mến, bởi vì ông có thể đem lại những cuộc nói chuyện dí dỏm và thâm thúy nhưng không buông thả theo giọng dạy đời mà những người đàn ông khác hay có thói quen như thế đối với phụ nữ. Sau buổi ăn kéo dài Kant thường rút lui, đọc sách hay ngồi trầm mặc, để sau đó ông bắt đầu cuộc đi dạo. Nghe nói những người dân Königsberg đã lên giây đồng hồ của họ để theo dõi “cuộc đi dạo loanh quanh” của nhà triết học. Sau buổi đi dạo Kant dành khoảng thời gian cho đến giấc nghỉ đêm - đúng 10 giờ đêm ông lên giường - để đọc sách.
Trong đời, cuộc sống hằng ngày của Kant đã tiếp diễn một cách đều đặn và tẻ ngắt một nhịp như thế. Theo đuổi sự khát khao chân lý, ngay trong tác phẩm đầu tiên, Kant đã tự đưa ra châm ngôn định hướng con đường sự nghiệp hàn lâm sau này của mình: “Giờ đây ta có thể dám mạnh dạn xem những phán đoán của Newton và Leibniz chẳng là gì cả nếu nó đối lập với sự khám phá chân lý, và không vâng theo những lời thuyết phục nào khác hơn là con đường của trí tuệ.” Về những tác phẩm trong thời tiền phê bình của ông, như chính thuật ngữ “tiền phê bình” đã nói lên, chỉ cần nêu ra ở đây là những tác phẩm này đánh dấu giai đoạn tư tưởng trước của Kant, trong đó Kant vẫn còn tìm cách chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế, điều mà sau đó mãi đến trong tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy ông mới chối từ. Trong giai đoạn này đã bắt đầu thái độ hoài nghi đối với sự lạc quan của Khai sáng, mà theo ông sự đòi hỏi đối với lý trí quá cao xa.
Như thế Kant triển khai “sự phê bình của lý trí thuần túy” với một tựa đề có nghĩa gấp đôi bằng ngữ phạm “genetiv” (thuộc cách) “của” (“der”). Nghĩa thứ nhất nên được hiểu đây là sự phê bình về lý trí (một sự phê bình thực sự được đặt ra ngay từ đầu), nghĩa thứ hai đây là một sự phê bình do lý trí đảm nhận. Với công cuộc phê bình Kant muốn đem triết học (siêu hình học) trở về trên nền tảng chắc chắn của dữ kiện thực tế. Tác phẩm quan trọng nhất về triết học thực tiễn của ông là cuốn Phê phán lý tính thực tiễn đã được chuẩn bị trước đó bằng sự “đặt nền tảng cho nền siêu hình học về đức lý” (tên của tác phẩm).
Ở đây Kant lý giải “qui luật đạo đức “trong” mình, đó là Mệnh lệnh Phạm trù: hãy hành động chỉ theo châm ngôn nào mà với châm ngôn ấy đồng thời anh có thể mong muốn nó trở nên một qui luật phổ quát.” Thêm vào đó là những tác phẩm Phê bình năng lực phán đoán, tôn giáo trong giới hạn của lý trí thuần chất. Tác phẩm chính trị có Hướng về một nền hoà bình vĩnh cửu… Kant, người muốn đưa triết học trở lại con đường đúng đắn, đã muốn vén màn ảo tưởng của nền siêu hình học đương thời, người thách đố những nhà tư tưởng đương thời cho những lý tưởng của mình: Tự do, Bình đẳng, Tự chủ, đã từ trần cách đây 200 năm vào ngày 12/02/1804 với lời thốt ra: “Tốt rồi!”. Ý nghĩa của mấy chữ ấy mãi mãi vẫn còn là một sự bí mật. Cũng như thế, sự tương phản trong con người của ông! Bởi vì không đáng ngạc nhiên sao, khi thấy đằng sau một cuộc đời hết sức chật hẹp, gò bó trong mắt người ngoài cuộc lại có thể nảy nở một tinh thần tự do đến như thế?
(Theo Mai Lan, TS)
“Một thành phố lớn, trung tâm của một công quốc, trong đó tọa lạc doanh triều của Chính phủ, có một đại học (để trau dồi các khoa học) và đồng thời lại có địa điểm cho việc buôn bán đường biển, vị thế tạo thuận lợi cho việc giao thương nhờ có những con sông từ nội địa đổ về và nhờ sự tiếp cận với những nước biên giới hẻo lánh có những ngôn ngữ khác nhau,- một thành phố như Königsberg trên con sông Pregel này, có thể được xem là một nơi thuận tiện để mở rộng kiến thức về con người cũng như về thế giới, một nơi những kiến thức ấy có thể thu lượm được mà không cần phải viễn du”.
Thân mẫu của ông đã ảnh hưởng sâu đậm trên sự phát triển thời niên thiếu của ông, bởi vì “bà đã vun trồng và nuôi dưỡng trước tiên mầm thiện hảo trong tôi, (…) bà đã đánh thức và mở rộng những khái niệm ngôn từ của tôi, và lời giáo huấn của bà đã có một ảnh hưởng mang an lành mãi mãi lên cuộc đời của tôi”. Thân mẫu ông đã nhận ra khả năng sắc bén và năng khiếu lĩnh hội nhanh nhẹn nơi ông. Nhờ những nỗ lực của bà, Kant được theo học một trường tốt hơn: trường trung học Collegium Friedericianum. Ở đó ông đã nhận được sự rèn luyện cần thiết chuẩn bị cho sự đào tạo hàn lâm sau này. Nhưng vào thời điểm này chưa thấy một dấu hiệu nào về sở thích nghiên cứu triết lý nơi ông cả.
Thật ra Kant quan niệm rằng “Người ta phải tìm kiếm kiến thức từ tất cả các ngành khoa học, mà không loại bỏ một ngành nào cả, ngay cả ngành thần học, ngay khi người ta không kiếm cơm nhờ vào các ngành học ấy”.
Tại Đại học Albertus-Universität, Kant đã nổi bật vì sự quan tâm của ông về các môn: triết học, toán học và vật lý học. Ðó là những môn mà Kant đã miệt mài học hỏi. Ngay trong thời kỳ đại học Kant đã biết rõ là ông muốn đi theo con đường của một nhà giáo khoa học. Nhưng khi Kant 22 tuổi, thân phụ ông qua đời và ông phải rời khỏi đại học, hành nghề thầy giáo tại gia để kiếm sống (Schelling, Hegel, Hörlderlin cũng đã làm như thế). Không biết Kant đã kết thúc giai đoạn đào tạo đại học của ông không, điều đó vẫn chưa sáng tỏ, tuy nhiên trong cùng một năm ông đã viết một tiểu luận đầu tiên bằng tiếng Ðức: “Một số suy nghĩ về sự đánh giá đúng đắn các năng lực sinh động” (Gedanken von der wahren Schätzung der lebendigen Kräfte).
Lần đầu tiên tinh thần phê bình của ông được thể hiện rõ trong bài viết này. Bởi vì ở đây, vấn đề đặt ra cho Kant là phản bác hai nhân vật trong số những tư tưởng gia nổi tiếng thời ấy (Leibniz và Descartes). Kant tự cho mình là một người tư tưởng tự do, là kẻ không muốn dựa vào một uy quyền nào cả, là kẻ xem lý trí của mình là năng lực phán đoán chắc chắn nhất, đúng như sau này ông đã đòi hỏi trong các tác phẩm về khai sáng của mình.
Trong tranh luận, Kant tìm cách khám phá ra những yếu điểm của đối thủ để phản bác những điểm này, nhưng ông cũng liên kết với những khám phá và phát triển quan điểm riêng tư của mình. Kant cũng tìm cách hướng dẫn cho sinh viên của ông đường lối tư duy tự do như thế từ khi ông được ủy nhiệm chức giáo sư thực thụ năm 1770 sau nhiều năm làm giáo thụ và giáo sư tự do.
Nhưng sinh hoạt của Kant với tư cách là thầy dạy hàn lâm đã không có những đổi thay đáng kể từ thời điểm ông được phong chức giáo sư thực thụ, đơn giản bởi vì ông đã không thay đổi những tập tục hàn lâm cũng như sinh hoạt hàng ngày. Không những trật tự hàn lâm của ông được phân phối một cách nghiêm nhặt mà toàn thể đời sống thường nhật của ông cũng không thể trôi chảy được nếu không có một thời khóa biểu phải giữ đúng một cách tỉ mỉ. Ðúng 5 giờ sáng Kant được người hầu tên là Lampe đánh thức với lời hô to trước sau như một: “Ðến giờ rồi!” Liền sau đó Kant bắt đầu ngồi chuẩn bị bài giảng mà ông luôn luôn giảng vào giờ học y chang như trước. Ðầy nhiệt tình và hào hứng ông theo sát các buổi giảng của mình, đến nỗi không bao giờ có buổi giảng nào bị hủy bỏ hay một phần tư giờ giảng nào bị phí phạm.
Phương cách giảng dạy của ông không nhằm lấy những sách giáo khoa đã có sẵn làm nền tảng mà chỉ sử dụng chúng như điểm khởi đầu cho tư tưởng riêng mà thôi. Với phương pháp ấy ông khác biệt hẳn với những đồng nghiệp của ông thời bấy giờ thường có thói quen giảng đọc từ các sách giáo khoa. Lý tưởng của ông trong việc dạy là không chuyển đạt triết học như một chất liệu có thể học được, mà khích lệ động viên sinh viên biết triết lý. Bởi thế trong các buổi giảng ông không trình bày ra những kết quả mà tìm cách khơi gợi khả năng lý luận để rút ra những khái niệm đúng thực, để chứng minh cho sinh viên có thể theo dõi và thấy rõ được công trình tư tưởng của ông qua những khái niệm ấy.
Con đường tư duy đối với Kant quan trọng hơn là mục đích. Tuy nhiên mỗi khi ông theo dòng tư tưởng đi lạc xa đề tài chính, thì theo lời kể, ông thường đơn giản cắt ngang với mấy chữ như “vân vân và vân vân…” rồi trở lại đề tài giảng dạy. Thật là lý thú để biết Kant đã dạy khá nhiều bộ môn, trong đó những bài giảng về nhân chủng học và địa lý hình thể (physische Geographie) lại là những bài được yêu chuộng nhiều nhất. Kant, người không bao giờ đi xa khỏi Königsberg một vài dặm, lại có thể mô tả một cách chính xác thế giới bên ngoài ở đâu, hình thù như thế nào, chỉ nhờ căn cứ vào văn chương du lịch. Năng lực tưởng tượng sống động của ông đã giúp ông mang người nghe đi theo trên những chuyến du hành mà ông chưa bao giờ thực hiện cả. (Câu chuyện về chiếc cầu Wesminster). Như thế trong mỗi bộ môn ông có thể lôi kéo người nghe mê mải theo con đường của mình với cách biện luận sôi nổi và sự miêu tả đầy sống động.
Theo thời khóa biểu, sau buổi giảng là khoảng thời giờ dành cho công việc riêng tư. Trong thời gian này ông nghiên cứu triết học một cách tích cực nhất, đến nỗi người ta rất có thể giả thuyết rằng những tác phẩm của ông đều được hình thành trước giờ cơm trưa. Tuy nhiên chưa bao giờ xảy ra chuyện ông bỏ quên buổi ăn trưa qua công việc này. Trước hết chính vì buổi ăn trưa đối với Kant là giờ nghỉ giải lao của ông. Do vậy không được nói lời nào đụng đến các vấn đề triết học nơi bàn ăn. Kant đã có niềm vui lớn nhất được cùng với bạn hữu của ông thảo luận vào buổi trưa về những câu hỏi thời sự chính trị trong ngày, về những phát triển kinh tế, về những thành tựu khoa học. Ông rất quan tâm đến những tin mới mẻ về chính trị của cuộc cách mạng Pháp và ảnh hưởng của nó.
Theo lời kể, một buổi ăn trưa kiểu ấy đối với những người tham dự đã là một đàm thoại vui vầy bằng hữu và Kant đã rất được quí mến như một chủ nhân lý thú. Về cuộc sống riêng của Kant không có chuyện gì đáng kể ra vì Kant không lập gia đình, nhưng điều đó không có nghĩa là trong những năm trẻ tuổi Kant không yêu hay không có quan niệm tốt về đời sống phu thê. Kant đặc biệt được quí mến, bởi vì ông có thể đem lại những cuộc nói chuyện dí dỏm và thâm thúy nhưng không buông thả theo giọng dạy đời mà những người đàn ông khác hay có thói quen như thế đối với phụ nữ. Sau buổi ăn kéo dài Kant thường rút lui, đọc sách hay ngồi trầm mặc, để sau đó ông bắt đầu cuộc đi dạo. Nghe nói những người dân Königsberg đã lên giây đồng hồ của họ để theo dõi “cuộc đi dạo loanh quanh” của nhà triết học. Sau buổi đi dạo Kant dành khoảng thời gian cho đến giấc nghỉ đêm - đúng 10 giờ đêm ông lên giường - để đọc sách.
Trong đời, cuộc sống hằng ngày của Kant đã tiếp diễn một cách đều đặn và tẻ ngắt một nhịp như thế. Theo đuổi sự khát khao chân lý, ngay trong tác phẩm đầu tiên, Kant đã tự đưa ra châm ngôn định hướng con đường sự nghiệp hàn lâm sau này của mình: “Giờ đây ta có thể dám mạnh dạn xem những phán đoán của Newton và Leibniz chẳng là gì cả nếu nó đối lập với sự khám phá chân lý, và không vâng theo những lời thuyết phục nào khác hơn là con đường của trí tuệ.” Về những tác phẩm trong thời tiền phê bình của ông, như chính thuật ngữ “tiền phê bình” đã nói lên, chỉ cần nêu ra ở đây là những tác phẩm này đánh dấu giai đoạn tư tưởng trước của Kant, trong đó Kant vẫn còn tìm cách chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế, điều mà sau đó mãi đến trong tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy ông mới chối từ. Trong giai đoạn này đã bắt đầu thái độ hoài nghi đối với sự lạc quan của Khai sáng, mà theo ông sự đòi hỏi đối với lý trí quá cao xa.
Như thế Kant triển khai “sự phê bình của lý trí thuần túy” với một tựa đề có nghĩa gấp đôi bằng ngữ phạm “genetiv” (thuộc cách) “của” (“der”). Nghĩa thứ nhất nên được hiểu đây là sự phê bình về lý trí (một sự phê bình thực sự được đặt ra ngay từ đầu), nghĩa thứ hai đây là một sự phê bình do lý trí đảm nhận. Với công cuộc phê bình Kant muốn đem triết học (siêu hình học) trở về trên nền tảng chắc chắn của dữ kiện thực tế. Tác phẩm quan trọng nhất về triết học thực tiễn của ông là cuốn Phê phán lý tính thực tiễn đã được chuẩn bị trước đó bằng sự “đặt nền tảng cho nền siêu hình học về đức lý” (tên của tác phẩm).
Ở đây Kant lý giải “qui luật đạo đức “trong” mình, đó là Mệnh lệnh Phạm trù: hãy hành động chỉ theo châm ngôn nào mà với châm ngôn ấy đồng thời anh có thể mong muốn nó trở nên một qui luật phổ quát.” Thêm vào đó là những tác phẩm Phê bình năng lực phán đoán, tôn giáo trong giới hạn của lý trí thuần chất. Tác phẩm chính trị có Hướng về một nền hoà bình vĩnh cửu… Kant, người muốn đưa triết học trở lại con đường đúng đắn, đã muốn vén màn ảo tưởng của nền siêu hình học đương thời, người thách đố những nhà tư tưởng đương thời cho những lý tưởng của mình: Tự do, Bình đẳng, Tự chủ, đã từ trần cách đây 200 năm vào ngày 12/02/1804 với lời thốt ra: “Tốt rồi!”. Ý nghĩa của mấy chữ ấy mãi mãi vẫn còn là một sự bí mật. Cũng như thế, sự tương phản trong con người của ông! Bởi vì không đáng ngạc nhiên sao, khi thấy đằng sau một cuộc đời hết sức chật hẹp, gò bó trong mắt người ngoài cuộc lại có thể nảy nở một tinh thần tự do đến như thế?
(Theo Mai Lan, TS)