TORONTO - CANADAToronto (đọc như "Tô-ron-tô" hay "Tồ-rôn-tô") là thành phố lớn nhất của Canada và cũng là thủ phủ của tỉnh bang Ontario. Với diện tích khoảng 630 km² và một dân số trên 2,5 triệu (2004), đây là một trong những trung tâm thương mại, tài chính và công nghiệp lớn nhất thế giới. Toronto là thành phố đa văn hóa, sắc tộc, nghệ thuật và được xem là một trong những thành phố an toàn nhất Bắc Mỹ. Nó còn nổi tiếng với các cao ốc chọc trời, Đại học Toronto, các đội bóng và khúc gôn cầu lớn, và ngọn tháp CN cao nhất thế giới.
TOKYO - JAPAN
Tokyo (東京都, Tōkyō-to nghe (trợ giúp·chi tiết); Hán-Việt: Đông Kinh đô) là thủ đô của Nhật Bản.
Trong tiếng Nhật, Tokyo có nghĩa là "Thủ đô ở phía đông". Không chỉ là một đô thị riêng lẻ mà ngày nay Tokyo là một mạng lưới các đô thị rộng lớn.
Tầm quan trọng của Tokyo được nâng lên chủ yếu là do công của hai người: Tokugawa Ieyasu và Hoàng đế Meiji. Vào năm 1603, sau khi thống nhất các sứ quân đánh lẫn nhau ở Nhật Bản, Shogun Tokugawa Ieyasu thiết lập Edo (bây giờ là Tokyo) như là căn cứ của ông. Kết quả là, thành phố phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới với dân số trên 1 triệu người vào thế kỉ thứ 18. Nó trở thành thủ đô de facto của Nhật Bản mặc dù hoàng đế sống ở Kyoto, thủ đô của vương quốc. Xem Edo.
Sau 263 năm, chế độ shogun bị lật đổ dưới danh nghĩa chấn hưng chế độ quân chủ. Vào năm 1869, Hoàng đế Meiji vừa 17 tuổi chuyển về Edo, được đặt tên lại là "Tokyo" ("Thủ đô phía đông") một năm trước đó. Tokyo đã là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc gia, và cung điện của hoàng đế làm nó trở thành một thủ đô de facto của vương quốc cũng như là Lâu đài Edo trước đây trở thành Cung điện hoàng gia. Thành phố Tokyo được thiết lập, và tiếp tục là thủ đô cho đến khi nó trở thành một quận vào năm 1943 và sát nhập vào "Khu đô thị mở rộng" của Tokyo.
Tokyo, cũng như là Osaka đã được thiết kế từ những năm 1900 như là thành phố đường sắt, nghĩa là thành phố xây xung quanh các nhà ga xe lửa lớn với một mật độ dân số cao, do đó các đường sắt nội thành có thể được xây với giá khá rẻ ở độ cao của mặt đường. Điều này khác với các thành phố trên thế giới khác như Los Angeles với mật độ dân thấp chủ yếu là cho xe hơi chạy, và mặc dù các đường cao tốc đã được xây dựng, các thiế kế cơ bản vẫn không thay đổi cho đến ngày hôm nay.
Tokyo đã trải qua hai tai họa lớn và hồi phục một cách đáng kể từ hai sự kiện đó. Một là trận động đất lớn Kanto vào năm 1923, và tai họa kia là Thế chiến thứ II. Những bom lửa năm 1945 cũng hủy diệt không kém hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki cộng lại. Nhiều khu vực trong thành phố bị san phẳng.
Sau chiến tranh, Tokyo được xây dựng lại hoàn toàn, và được trưng bày cho thế giới xem trong Thế vận hội 1964 tổ chức tại thành phố này. Tokyo trở thành thành phố lớn nhất trên thế giới vào năm 1965 (vượt qua khỏi New York). Những năm 1970 đem lại những phát triển về chiều cao như Sunshine 60, một sân bay mới và gây tranh cãi (Sân bay quốc tế Narita) tại Narita (rất xa bên ngoài Tokyo), và một dân số tăng lên khoảng 11 triệu người (trong khu vực metropolitan).
Hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo và các đường xe lửa đi lại trong thành phố trở thành bận rộn nhất trên thế giới bởi vì càng nhiều người di chuyển đến khu vực này. Vào những năm 1980, giá địa ốc tăng vọt trong một bong bóng kinh tế: nhiều người giàu lên nhanh chóng, nhưng bong bóng vỡ đầu những năm 1990 và nhiều công ty, ngân hàng, và cá nhân bị vướng phải giá địa ốc suy giảm về giá trị. Một suy thoái kinh tế theo sau đó, làm những năm 1990 thành "thập kỉ bị mất" của Nhật mà bây giờ nó đang hồi phục chậm chạp.
Tokyo vẫn chứng kiến các phát triển đô thị mới trên những vùng đất ít sinh lợi hơn. Những công trình gần đây bao gồm Ebisu Garden Place, Tennozu Isle, Shiodome, Roppongi Hills, Shinagawa (bây giờ cũng là nhà ga Shinkansen), và nhà ga Tokyo (phía Marunouchi). Các tòa nhà quan trọng đã bị phá bỏ để dành chỗ cho những khu siêu thị hiện đại hơn như dãy đồi Omotesando. Các dự án đắp thêm đất ở Tokyo cũng đã diễn ra trong nhiều thế kỉ. Nổi bật nhất là khu vực Odaiba, bây giờ là một trung tâm mua bán và giải trí.
Tokyo bị tàn phá bởi các trận động đất mạnh vào năm 1703, 1782, 1812, 1855 và 1923. Trận động đất năm 1923, với ước tính cường độ vào khoảng 8.3, giết hại 142,000 người.
Cũng có nhiều dự án khác nhau được đề nghị để di chuyển các cơ quan chức năng của nhà nước từ Tokyo đến một thủ đô thứ hai ở một vùng khác của Nhật Bản, để làm giảm đi sự phát triển nhanh chóng ở Tokyo và vực dậy những vùng chậm phát triển về mặt kinh tế. Những dự án này còn nhiều tranh cãi trong Nhật bản và chưa được thực hiện.
Do sự tiến hóa trong phương pháp chữ Nhật được phiên âm ra biểu diễn roman, các văn bản cũ có thể nhắc đến thành phố như là "Tokio
TOKYO - JAPAN
Tokyo (東京都, Tōkyō-to nghe (trợ giúp·chi tiết); Hán-Việt: Đông Kinh đô) là thủ đô của Nhật Bản.
Trong tiếng Nhật, Tokyo có nghĩa là "Thủ đô ở phía đông". Không chỉ là một đô thị riêng lẻ mà ngày nay Tokyo là một mạng lưới các đô thị rộng lớn.
Tầm quan trọng của Tokyo được nâng lên chủ yếu là do công của hai người: Tokugawa Ieyasu và Hoàng đế Meiji. Vào năm 1603, sau khi thống nhất các sứ quân đánh lẫn nhau ở Nhật Bản, Shogun Tokugawa Ieyasu thiết lập Edo (bây giờ là Tokyo) như là căn cứ của ông. Kết quả là, thành phố phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới với dân số trên 1 triệu người vào thế kỉ thứ 18. Nó trở thành thủ đô de facto của Nhật Bản mặc dù hoàng đế sống ở Kyoto, thủ đô của vương quốc. Xem Edo.
Sau 263 năm, chế độ shogun bị lật đổ dưới danh nghĩa chấn hưng chế độ quân chủ. Vào năm 1869, Hoàng đế Meiji vừa 17 tuổi chuyển về Edo, được đặt tên lại là "Tokyo" ("Thủ đô phía đông") một năm trước đó. Tokyo đã là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc gia, và cung điện của hoàng đế làm nó trở thành một thủ đô de facto của vương quốc cũng như là Lâu đài Edo trước đây trở thành Cung điện hoàng gia. Thành phố Tokyo được thiết lập, và tiếp tục là thủ đô cho đến khi nó trở thành một quận vào năm 1943 và sát nhập vào "Khu đô thị mở rộng" của Tokyo.
Tokyo, cũng như là Osaka đã được thiết kế từ những năm 1900 như là thành phố đường sắt, nghĩa là thành phố xây xung quanh các nhà ga xe lửa lớn với một mật độ dân số cao, do đó các đường sắt nội thành có thể được xây với giá khá rẻ ở độ cao của mặt đường. Điều này khác với các thành phố trên thế giới khác như Los Angeles với mật độ dân thấp chủ yếu là cho xe hơi chạy, và mặc dù các đường cao tốc đã được xây dựng, các thiế kế cơ bản vẫn không thay đổi cho đến ngày hôm nay.
Tokyo đã trải qua hai tai họa lớn và hồi phục một cách đáng kể từ hai sự kiện đó. Một là trận động đất lớn Kanto vào năm 1923, và tai họa kia là Thế chiến thứ II. Những bom lửa năm 1945 cũng hủy diệt không kém hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki cộng lại. Nhiều khu vực trong thành phố bị san phẳng.
Sau chiến tranh, Tokyo được xây dựng lại hoàn toàn, và được trưng bày cho thế giới xem trong Thế vận hội 1964 tổ chức tại thành phố này. Tokyo trở thành thành phố lớn nhất trên thế giới vào năm 1965 (vượt qua khỏi New York). Những năm 1970 đem lại những phát triển về chiều cao như Sunshine 60, một sân bay mới và gây tranh cãi (Sân bay quốc tế Narita) tại Narita (rất xa bên ngoài Tokyo), và một dân số tăng lên khoảng 11 triệu người (trong khu vực metropolitan).
Hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo và các đường xe lửa đi lại trong thành phố trở thành bận rộn nhất trên thế giới bởi vì càng nhiều người di chuyển đến khu vực này. Vào những năm 1980, giá địa ốc tăng vọt trong một bong bóng kinh tế: nhiều người giàu lên nhanh chóng, nhưng bong bóng vỡ đầu những năm 1990 và nhiều công ty, ngân hàng, và cá nhân bị vướng phải giá địa ốc suy giảm về giá trị. Một suy thoái kinh tế theo sau đó, làm những năm 1990 thành "thập kỉ bị mất" của Nhật mà bây giờ nó đang hồi phục chậm chạp.
Tokyo vẫn chứng kiến các phát triển đô thị mới trên những vùng đất ít sinh lợi hơn. Những công trình gần đây bao gồm Ebisu Garden Place, Tennozu Isle, Shiodome, Roppongi Hills, Shinagawa (bây giờ cũng là nhà ga Shinkansen), và nhà ga Tokyo (phía Marunouchi). Các tòa nhà quan trọng đã bị phá bỏ để dành chỗ cho những khu siêu thị hiện đại hơn như dãy đồi Omotesando. Các dự án đắp thêm đất ở Tokyo cũng đã diễn ra trong nhiều thế kỉ. Nổi bật nhất là khu vực Odaiba, bây giờ là một trung tâm mua bán và giải trí.
Tokyo bị tàn phá bởi các trận động đất mạnh vào năm 1703, 1782, 1812, 1855 và 1923. Trận động đất năm 1923, với ước tính cường độ vào khoảng 8.3, giết hại 142,000 người.
Cũng có nhiều dự án khác nhau được đề nghị để di chuyển các cơ quan chức năng của nhà nước từ Tokyo đến một thủ đô thứ hai ở một vùng khác của Nhật Bản, để làm giảm đi sự phát triển nhanh chóng ở Tokyo và vực dậy những vùng chậm phát triển về mặt kinh tế. Những dự án này còn nhiều tranh cãi trong Nhật bản và chưa được thực hiện.
Do sự tiến hóa trong phương pháp chữ Nhật được phiên âm ra biểu diễn roman, các văn bản cũ có thể nhắc đến thành phố như là "Tokio