Home » » BERLIN - GERMANY

BERLIN - GERMANY

Written By kinhtehoc on Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012 | 03:07

BERLIN - GERMANYBerlin (còn được gọi là Béc-lin hay là Bá Linh) là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất và đông dân cư nhất của Đức. Ngoài ra thành phố Berlin cũng là một tiểu bang của liên bang Đức. Berlin là thành phố lớn thứ hai của Liên minh châu Âu (EU) sau London.

Trong quá khứ Berlin đã nhiều lần là thủ đô của các nước Đức như Đế chế Phổ, Đế chế Đức hay nước Cộng hòa Dân chủ Đức (DDR). Sau khi nước Đức thống nhất ngày 3 tháng 10 năm 1990, Berlin trở thành thủ đô của toàn liên bang Đức. Sau Quyết nghị Thủ đô của Quốc hội liên bang Đức (Deutsche Bundestag) vào năm 1991 thành phố cũng thực thi chức năng của mình là trụ sở của chính phủ và quốc hội từ năm 1999.

giới với Ba Lan 70 km và là một trong những khu vực đông dân cư nhất nước Đức.

Khu vực Berlin ngày nay nằm giữa hai vùng cao Barnim và Teltow. Trung tâm lịch sử của Berlin trước đây bé hơn rất nhiều và được hình thành trong một thung lũng, ở bên bờ sông Spree tại nơi hẹp nhất của sông này. Sông Spree chảy từ hướng Đông sang Tây và đổ vào sông Havel ở tận cùng phía tây của quận Spandau. Sông Havel chảy theo hướng Bắc-Nam này tạo nên các hồ lớn ở Berlin như hồ Tegeler hay hồ Wannsee.

Phần lớn khu vực Berlin ngày nay nằm ở trên hai vùng cao này: phần lớn các quận Reinickendorf và Pankow nằm trên Barnim, trong khi phần chính của các quận như Charlottenburg-Wilmersdorf, Steglitz-Zehlendorf, Tempelhof-Schöneberg và Neukölln thì nằm trên Teltow.

Điểm cao nhất của Berlin là điểm cao nhân tạo Teufelsberg (114,7 m trên mực nước biển) được đắp lên từ những đống đổ nát sau Đệ nhị thế chiến và điểm cao tự nhiên Müggelberge (115,4 m) trong quận Treptow-Köpenick. Chiều dài nhất từ Đông sang Tây vào khoảng 45 km, theo hướng Bắc-Nam khoảng 38 km

Thành phố nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình cả năm ở Berlin-Dalem là 9,2°C và lượng mưa trung bình hằng năm là 579 mm.

Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 và tháng 8 với nhiệt độ bình quân là 18,4 hay 17,8°C, tháng lạnh nhất trong năm: tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ trung bình là 0,5 và 1,2 độ Celsius.

Tháng 7 là tháng có mưa nhiều nhất, trung bình là 67 mm, tháng có mưa ít nhất là tháng 2, trung bình 36 mm.
Cölln, phần của thành phố đôi Berlin-Cölln được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1237, tiếp theo đó là Berlin vào năm 1244. Hai thành phố nằm hai bên bờ của sông Spree được nối liền bởi chiếc cầu bắc qua sông Spree đó là điểm hẹp nhất của sông. Năm 1307 hai thành phố có tòa thị chính chung.

Từ năm 1451 Friedrich I (Brandenburg) trở thành tuyển hầu (Kürfürst) của vùng đất Brandenburg cho đến 1440. Dòng dõi Hoehenzollern cai trị cho đến 1918 tại Berlin, đầu tiên là hầu tước của Brandenbrg, rồi là vua của vương quốc Phổ và cuối cùng là hoàng đế Đức.

Cuộc chiến tranh 30 năm từ 1618 đến 1648 đã mang lại hậu quả nặng nề cho Berlin: 1/3 nhà cửa bị hư hỏng, dân số giảm chỉ còn một nửa. Friedrich Wilhelm (Brandenburg), được biết dưới danh hiệu đại tuyển hầu (Großer Kurfürst), kế tục sự nghiệp của cha vào năm 1640. Ông bắt đầu một chính sách nhập cư và khoan dung về tôn giáo. Từ năm sau đó các thành phố vùng ngoại ô Friedrichswerder, Dorotheenstadt và Friedrichstadt được thành lập.

Ở thế kỷ 17, Berlin được mở rộng thêm ra các khu vực ngoại thành. Năm 1701 Friedrich I được phong thành vua của Phổ và Berlin được chọn làm thủ đô. Từ tháng 1 năm 1710 các thành phố Berlin, Cölln, Friedrichswerder, Dorotheenstadt và Friedrichstadt được sát nhập lại với nhau trở thành thủ đô và là nơi ngự trị của vua. Không lâu sau đó, các khu vực ngoại thành mới lại được hình thành. Năm 1861 các khu vực ngoại ô Wedding, Moabit, Tempelhofer và Schöneberger được sát nhập thêm vào Berlin. Năm 1871 Berlin trở thành thủ đô của đế chế Đức mới được hình thành.

Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, vào năm 1918 nước Cộng hòa Weimar được thành lập tại Berlin. Với Luật Berlin Lớn năm 1920, thành phố này được mở rộng thêm các thành phố lân cận, cũng như các quận, huyện xung quanh Berlin. Khi đó dân số Berlin vào khoảng 4 triệu người.

Sau khi đảng Quốc xã lên nắm quyền năm 1933, Berlin trở thành thủ đô của Đế chế thứ ba. Thế vận hội mùa hè năm 1936 được tổ chức tại Berlin. Đảng Quốc xã có lập nên các kế hoạch xây dựng Berlin thành thủ đô Germania của toàn thế giới. Tuy nhiên ý định này bị thất bại do thua trong Đại chiến thế giới lần thứ hai.

Bom đạn chiến tranh đã phá hủy phần lớn các khu vực ở Berlin. Sau khi Hồng Quân Liên-Xô chiếm đóng Berlin, và nước Đức đầu hàng năm 1945, Berlin bị chia giống như toàn thể nước Đức thành 4 phần. Các khu vực đóng chiếm của quân liên minh phương tây: Mỹ, Anh và Pháp tạo thành Tây Berlin, còn khu vực đóng chiếm của Liên Xô tạo thành Đông Berlin. Tuy nhiên một bộ lãnh đạo cho cả Berlin được thành lập bởi 4 quân liên minh này. Sự khác biệt về đường lối chính trị giữa quân đội đồng minh phương tây và Liên Xô dẫn đến việc phong tỏa Tây Berlin vào năm 1948/1949. Quân đội đồng minh phương tây đã trả lời hành động này bằng cách tiếp tế Berlin bằng đường không
Sau khi nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập ở Tây Đức với nền kinh tế thị trường mang tính chất xã hội, và nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập ở Đông Đức với nền kinh tế kế hoạch tập trung, cuộc Chiến tranh lạnh trở nên sâu sắc hơn ngay cả ở Berlin. Trong khi nước Cộng hòa Liên bang Đức dời thủ đô về Bonn, lúc đầu được xem như là một giải pháp tạm thời, thì Đông Berlin thành thủ đô của nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Cao điểm của cuộc phân tranh Đông-Tây được đạt tới với việc nước Cộng hòa Dân chủ Đức dựng lên Bức tường Berlin vào ngày 13 tháng 08 năm 1961 chia cách Đông và Tây Berlin. Sự đi lại giữa hai khu vực này chỉ có thể xảy ra ở một số điểm kiểm tra nhất định.

Mãi đến năm 1989, dưới áp lực đấu tranh của người dân Đông Đức bức tường thành ngăn cách mới bị phá bỏ. Năm 1990 hai nước Đức tái thống nhất thành nước Cộng hòa Liên hòa bang Đức, và theo Hiệp ước Thống nhất Berlin trở thành thủ đô của Đức. Năm 1991 quốc hội Đức quyết định Berlin cũng là trụ sở chính phủ của Đức. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 năm 1999 quốc hội và chính phủ bắt đầu làm việc tại Berlin
Nghị quyết Thủ đô của Quốc hội Liên bang Đức lần thứ nhất sau tái thống nhất vào năm 1991 quyết định Berlin, thủ đô của liên bang, sẽ là trụ sở của Quốc hội Liên bang, của chính phủ liên bang và của Hội đồng Liên bang. Từ năm 1994 trụ sở của tổng thống liên bang cũng ở tại Berlin. Trong năm 1999 một phần lớn chính phủ liên bang đã chuyển từ Bonn về Berlin. Nhưng Berlin không phải là thủ đô tập trung vì phần lớn các cơ quan liên bang nằm ở thành phố Bonn trực thuộc liên bang hay trong khác thành phố khác.

Cổng Brandenburg (Brandenburger Tor) được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1788 đến 1791 là biểu trưng của Berlin và cũng là tượng trưng của sự chia cắt nước Đức trong quá khứ. Cổng này dựa theo cổng Propylaea của Acropolis ở Athena, phía trên có một cỗ xe tứ mã với nữ thần chiến thắng Victoria. Thật ra người sáng tạo ra cổng Brandenburg Johann Gottfried Schadow đã nghĩ đến nữ thần hòa bình Eirene khi xây dựng công trình này. Cổng nằm ở cuối đường Unter den Linden về phía tây, con đường chạy dài cho đến đảo viện bảo tàng trên sông Spree và Nhà thờ chánh tòa Berlin. Ranh giới giữa hai nước Đức chạy qua đây cho đến khi tái thống nhất Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990.

Nằm trong khu vực này là Nhà hát Quốc gia Unter den Linden (Staatsoper Unter den Linden) được xây dựng năm 1743 theo phong cách Rococo, Thư viện Quốc gia Berlin (Staatsbibliothek zu Berlin) được kiến tạo trong khoảng từ 1774 đến 1780, Zeughaus Berlin kiểu Baroque được xây dựng từ 1695 cho đến 1706 theo bản vẽ của Andreas Schlüter và Nhà thờ thánh Hedwig, nhà thờ chính của giáo khu công giáo Berlin. Nhà thờ Pháp (Französicher Dom) trên Gendarmenmarkt đã là trung tâm của Khu phố Pháp trong thế kỷ 17. Trường Đại học Humbolt Berlin khánh thành năm 1809, nơi nhà triết học Wilhelm Friedrich Hegel đã từng giảng dạy và là nơi đã đào tạo 27 người nhận giải thưởng Nobe
Một con đường mua sắm được ưa chuộng ở Berlin là Kürfürstendam với rất nhiều khách sạn, cửa hàng và nhà hàng. Nhà thờ Tưởng niệm Hoàng đế Wilhelm (Kaiser-Wilhelm-Gedächtniskirche) được xây dựng từ 1891 đến 1895, bị phá hủy trong Đệ nhị thế chiến. Nhà thờ này nằm ở cuối đại lộ về hướng đông. Phần tháp đổ nát còn lại được giữ nguyên như đài kỷ niệm. Ngay bên cạnh đó là một nhà thờ mới được xây dựng theo thiết kế của Egon Eiermann từ 1959 đến 1961, nằm trên một mặt bằng hình bát giác với một tháp nhà thờ hình lục giác đứng riêng lẻ.

Đường nối dài Kurfürstendamm về phía đông là Tauentzienstraße, nơi có Trung tâm mua sắm phương Tây (Kaufhaus des Westens - KaDeWe), trung tâm mua sắm lớn nhất trên lục địa châu Âu, và Europa-Center được xây dựng từ 1963 cho đến 1965. Trong ngôi nhà 22 tầng này là rất nhiều cửa hàng, nhà hàng, văn phòng, một rạp chiếu phim và một tầng để ngắm cảnh quang. Trải dài về hướng đông bắc với chiều dài 3 km là công viên lớn nhất Berlin: Vườn thú Lớn (Großer Tiergarten).

Gần Cổng Brandenburg là hội trường Kongresshalle (Berlin) được kiến tạo năm 1957 và Nhà Quốc hội Đế chế (Reichtagsgebäude) được xây trong khoảng thời gian từ 1884 cho đến 1894. Tòa nhà này bị hư hại nặng trong cuộc hỏa hoạn vào ngày 27 tháng 2 năm 1933 và cũng bị hư hại nhiều trong Đệ nhị thế chiến. Từ năm 1999 tòa nhà này là trụ sở của Quốc hội Liên bang Đức. Cũng đáng đến thăm là Lâu đài Bellevue được xây dựng năm 1785, nơi ở mùa hè của hoàng tử August Ferdinand, anh em của Friedrich Đại đế (Friedrich der Großen), ngày nay là dinh tổng thống liên bang Đức.

Orianienburger Straße (Đường Orianienburg) trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai là trung tâm của Khu phố Do Thái. Nằm trong những nỗ lực tái kiến thiết là việc tái tạo Đền thờ đạo Hồi Mới (Neue Synagoge) đã bị hư hại nặng do bom trong Đệ nhị thế chiến. Tái khánh thành vào năm 1995, đền thờ đạo Hồi này là trung tâm của nghiên cứu và gìn giữ văn hóa Do Thái. Nằm về hướng bắc là nghĩa trang Do Thái lâu đời nhất của thành phố: Nghĩa trang Do Thái Berlin-Mitte. Nghĩa trang được biết đến nhiều hơn rất nhiều là Nghĩa trang Do Thái Berlin-Weißensee, là nghĩa trang Do Thái lớn nhất châu Âu.

Nằm về phía đông của hai nhánh sông Spree bao bọc lấy đảo Spree là Quảng trường Alexander (Alexanderplatz) với nhiều cửa hàng và nhà hàng, ngay gần đấy là Tháp truyền hình Berlin cao 368 m, công trình kiến trúc cao nhất Berlin, Nhà thờ Đức bà (Berlin) (Marienkirche (Berlin)) và Tòa thị chính Berlin (Rotes Rathaus). Đáng đến tham quan trong trung tâm phía đông Berlin là khu phố cổ Prenzlauer Berg và các con đường mua sắm Schönhauser Alle và Kastanienalle. Từ năm 2006 Cung điện Cộng hòa (Palast der Republik) bị đập bỏ. Theo kế hoạch, Cung điện Thành phố Berllin (Berlliner Stadtschloss) sẽ được tái xây dựng tại đây cho đến năm 2015. Thời điểm này cũng không chắc chắn vì hiện nay đang thiếu tiền.

Quảng trường Postdam (Postdamer Platz) là một trọng điểm giao thông trong trung tâm Berlin với nhiều đường lớn tỏa ra từ đây. Quảng trường được xây dựng theo lệnh chiếu chỉ của vua Phổ Friedrich Wilhelm I vào năm 1741. Vào năm 1923, lịch sử truyền thanh ở Đức bắt đầu trong Nhà Vox (Vox-Haus) ở ngay gần đấy. Cho đến năm 1940, Quảng trường Postdam là quảng trường có mật độ giao thông cao nhất châu Âu. Sau nhiều cuộc bỏ bom của quân đội Đồng minh trong Đệ nhị thế chiến quảng trường chỉ còn là đống gạch vụn.

Năm 1961 Quảng trường Postdam bị chia cắt bởi Bức tường Berlin và vì thế khu vực này suy sụp. Từ vài năm nay, nơi Bức tường Berlin trước kia được xây cắt ngang qua quảng trường được đánh dấu bằng cách lót đá. Việc xây dựng các nhà cao tầng ở Quảng trường Postdam sau ngày tái thống nhất với rất nhiều cửa hàng và quán ăn đã phát triển nơi đây trở thành chiếc cầu nối giữa 2 nửa thành phố đã từng bị chia cắt.

Trong khu Berlin-Charlottenburg là Sân vận động Olympia Berlin được xây dựng cho Thế vận hội mùa hè năm 1936 cũng như là Tháp truyền thanh Berlin cao 150 m, được xây dựng trong khoảng thời gian 1924-1925 nhân dịp Triển lãm Truyền thanh Quốc tế (Internationale Funkausstellung Berlin - IFA) lần thứ ba và đã nhanh chóng trở thành biểu tượng cho Berlin. Các thắng cảnh khác của thành phố là Lâu đài Charlottenburg (Schloss Charlottenburg) được bắt đầu xây dựng năm 1695, một công trình xây dựng tiêu biểu theo kiểu Baroque của dòng họ Hohenzollern với bộ sưu tập tranh có tầm quan trọng lớn, Thành Spandau và Lâu dài Tegel (cũng được gọi là Lâu đài Humbolt) được xây dựng theo phong cách cổ điển, đã từng là cơi cư ngụ của nhà nghiên cứu tự nhiên và địa lý Alexander von Humbolt.     
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved