|
Tặng : Hiền Nga |
Kể từ khi Tử viết bài thơ "Đây thôn Vỹ DẠ " gứi Cúc đến nay đã được 71 năm...mà cái "án" văn chương này còn biết bao điều kỳ bí để người đời tốn biết bao bút mực (hàn mặc) bàn tán về Nó ? Đấy là cái duyên thơ, cái "son phấn có thần,thơ vô mệnh" cho dù người viết tặng và người được tặng đã đi vào thiên cổ nhưng Thơ thì vẫn cứ làm day dứt lòng người yêu Nó ? Nguyên tác bài thơ là "Ở ĐÂY THÔN VỸ GIẠ" - Thi sĩ viết khi đang nằm trên giường bệnh(1939) là lúc Hàn Mạc Tử đang đau khổ lánh mình với nguồn thơ tuôn 2 dòng lệ...rồi chết sau đấy đúng 1 năm tròn ! Đây là tình yêu đơn phương của Tử với Hoàng Thị Kim Cúc( bút danh "Hoàng Hoa thôn nữ")-HMT sinh 22/9/1912 Nhâm tý.HTKC sinh 5/12/1913 Quí sửu- trai hơn 1 đẹp đôi, nhưng Nhâm/quí thì thôi rồi...Số là mùa hè năm 1939 Cúc nể tình Người em họ ( Hoàng Ngâm- bạn thân của Tử) khuyên " Chị nên viết thư thăm Tử(mặc dù không yêu) hãy an ủi 1 tâm hồn đau khổ" thay vào viết thư, Cúc đã gửi 1 bức ảnh chụp phong cảnh nhỏ vừa bằng cái Carte Visite. Trong ảnh có mây có nước,có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò,có mấy khóm tre ( không có cau),có cả ảnh ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước...Cúc viết mấy lời thăm sức khỏe sau bức ảnh mà không ký tên,rồi nhờ Ngâm trao cho Tử.Sau đó 1 tháng Cúc nhận được 1 bì thư trong đó có bài thơ " Ở đây thôn Vỹ Giạ" cũng do Ngâm gửi về cho chị.Đây là một sự "không ngờ" về sức tưởng tượng phi thường của Thi nhân quá khác thường: đã biến bức ảnh thành hình ảnh Bến sông Thôn Vỹ Giạ lúc hừng đông hay đêm trăng, trong đó có cả Cô gái "lá trúc che ngang ..." làm người ta liên tưởng là cô gái đó mặc áo trắng vì câu "áo em trắng quá nhìn không ra" rất ảo huyền viễn mộng...Bài thơ Tử ký 11/1939. |
Ở ĐÂY THÔN VỸ GIẠ Sao anh không về chơi thôn vỹ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay ? Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà ? Bài thơ mở đầu như "thác" lời của Cúc gửi Tử, rồi là niềm tâm sự của thi nhân với " ý trung nhân" - "mặc Nàng không yêu, ta cứ yêu" Nàng Thơ của lòng ta ?. Bài thơ có 2 cái đáng chú ý : *-1, Nguyên tác "Ở đây thôn Vỹ Giạ". Chữ"Ở" Thi sĩ dùng có chủ ý nhằm nhấn mạnh cái tên Thôn Vỹ "ở đây sương khói mờ nhân ảnh" (tình yêu với Cúc chỉ là ảo, sương khói mà thôi...). *-2, Về Cô gái trong "Lá trúc che ngang mặt chữ Điền" đó là cô gái do sức tưởng tượng của Thi nhân mà hiện ra thôi "...Nay ta xem lai di ảnh Nhà Giáo- cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc (1913-1989) thì đúng là Cúc có khuôn mặt chữ ĐIIỀN phúc hậu...chứ không phải như ai đó (Thang Ngọc Pho và V,V...) quả quyết đó là chữ ĐIỀN- Hán tự đắp nổi ở "mặt trước phía trên cổng các nhà Quí tộc Huế " hay ở các tấm bình phong trước nhà... Cảm thương về chàng Thi sĩ tài hoa từng thầm yêu trộm nhớ mình,nay đã khuất..."Hoàng Hoa thôn nữ" đã âm thầm viết bài thơ ( và ở vậy suốt đời ?) : ĐỀ TẶNG HƯƠNG HỒN ANH HÀN MẠC TỬ Bao năm Hoa sống nơi thôn Vỹ Thầm giữ trong lòng một ý thơ Cũng biết cách xa ngoài vạn dặm Tình anh lưu luyến cảnh quê mơ Một mình một cõi với trời mây Với cả đau thương với hận này Anh khéo lột hết tài nghệ sĩ Tiếng vang muôn thuở vẫn còn đây Hồn anh lẩn khuất ở đâu xa Hoa biết cùng ai thổ lộ ra Tuy sống giữa cảnh đời náo nhiệt Tình ai ai vẫn cứ đậm đà. Đầu xuân Tân tỵ-1941 Hoàng Hoa NK tôi vốn yêu thơ Hàn Mạc Tử từ khi còn đi học, mùa hè năm 2006 vào Huế đến Thôn Vỹ Giạ tìm dấu Người xưa, cảm tác : HỌA THƠ THÔN VỸ Đã bao người họa Thơ Thôn Vỹ ? Dù mới ngang qua đã chạnh lòng Thoáng nét thôn xưa chừng bỡ ngỡ Gieo chút buồn xưa để bâng khuâng Sao không về lại...ai kia nhỉ ? Cứ như Lá trúc chắn nẻo về Thà cứ là mây theo lối gió Xin mãi là Trăng trong mộng mê Ừ,sao ta không về Thôn Vỹ ? Tìm dấu Người xưa để ngẩn ngơ Tình như sương khói mờ nhân ảnh Để vẩn vơ hoài Thơ với Thơ. Huế 6-2006 Nguyễn Khôi |