-Do ĐOÀN THỊ ĐIỂM dịch Nguyễn Khôi |
(Tặng : Ts Ng.V.Hoa & đồng hương Kinh Bắc) |
Tháng 9/2010, nxbKHXH Hà Nội đã cho ra "Tuyển tập Các Nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam"- đề tài cấp Quốc gia của Viện .n/c Hán Nôm. Sách do Pgs-Ts Đỗ Thị Hảo (chủ biên), Ts Trương Đức Quả (thư ký), nhóm biên soạn gồm các Nhà n/c Hán Nôm chuyên nghiệp kỳ cựu có uy tín là : Gs-Ts Kiều Thu Hoạch, các Pgs-Ts Đỗ Thị Hảo, Trần Thị Băng Thanh,Ts Trương Đức Quả. Sách dày 999 tr,khổ 16x24cm, giới thiệu 12 nữ văn thi sĩ... Điều đáng tin cậy là việc khảo, phiên âm, dịch chú văn bản tác phẩm" đều lấy từ các văn bản gốc (nguyên bản) ở kho lưu trữ của Viện n/c Hán Nôm...được các Tác giả "khảo" và "tham" khá kỹ lưỡng , rồi "dịch", rồi "biên" một cách bài bản cẩn thận ,có trách nhiệm cao. Vì bài viết có hạn nên NK chỉ đi sâu giới thiệu 1 số vấn đề lâu nay nổi cộm khá thú vị về Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, đó là "vụ án Ai là dịch giả bản Chinh Phụ Ngâm mà ta vẫn học và đọc xưa nay ?", về thơ Hồ Xuân Hương (NK đã viết trước đây rồi)...lần này cũng được các Tác giả soạn sách đưa ra những chứng cứ (văn bản học) bằng nghiên cứu của cả các học giả tiền bối để khẳng định" bản dịch nào là của Hồng Hà nữ sĩ ? " đồng thời cũng đưa ra ý kiến có sức thuyết phục phản bác luận điểm của Gs Hoàng Xuân Hãn từ năm 1952 ở Paris xb cuốn "Chinh Phụ Ngâm bị khảo" đã khẳng định (như đinh đóng cột) rằng: bản dich Chinh Phụ Ngâm lâu nay vẫn cho là của Đoàn Thị Điểm...đích thực là của Phan Huy Ích " ? trong đó Hoàng Xuân Hãn đã dựa vào 1 tài liệu của Người họ Phan là Phan Huy Chiêm, năm 1926 ông này đã biên thư cho Tạp chí Nam Phong nhận rằng :dịch giả bản Chinh Phụ Ngâm nói trên là của Phan Huy Ích. Tài liệu để Hoàng Xuân Hãn chứng minh Chinh Phụ Ngâm (dich) ấy quanh quẩn vẫn là tài liệu của họ Phan, mà tài liệu ấy lại không có văn bản gốc (nguyên văn thủ bút hay bản khắc ván chữ Nôm đầu tiên của dịch giả) mà đó chỉ là Bản dịch Chinh Phụ Ngâm chữ Latinh (chữ Quốc ngữ) mà thôi ! (nên nhớ là thời Nhà Lê , nước ta chưa có chữ Quốc ngữ theo vần abc như bây giờ). Đến vấn đề Hồ Xuân Hương : Gs Hoàng Xuân Hãn cũng vậy, ông thường đưa ra những "luận điểm" khá ngược đời, tiền hậu bất nhất, gây "nhiễu" trong nghiên cứu Khoa học xã hội...(xin đọc Tuyển tập...). Sở dĩ có hiện tượng như thế, theo Gs-Ts Kiều Thu Hoạch là do " Ông Hoàng Xuân Hãn vốn xuất thân Giáo sư Toán học, ông từng là tác giả của sách "Danh từ Khoa học" (1942).Trong công trình khảo cứu về Hồ Xuân Hương, ông thường hay vận dụng tri thức Toán học để suy đoán này nọ, âu cũng là sở trường của ông. chỉ đáng tiếc là với trường hợp Hồ Xuân Hương sinh năm nào ? con ai? có lấy ông Phủ Vĩnh Tường, Tổng Cóc hay không ? ...quả không phải dễ đoán ? !" Đây cũng là bài học S.O.S cho những ai không học và hành chuyên nghiệp, có bài bản, khoái đi tắt đón đầu, luôn tự cho là "biết đủ thứ"-"uyên bác đủ điều" nhảy vào xới nghiên cứu văn chương (chơi tay ngang- ngụy tạo văn bản học) bàn này tán nọ, lại được bọn "đệ tử" tung hô tôn lên là "học giả" ...Cuối cùng ( làm tốn giấy mực, mất thì giờ của bao người) mà kết cục lại chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi . *-1, CHINH PHỤ NGÂM "Thành Thái nhâm dần cúc nhật, Long Hòa hiệu tàng bản , Thanh Trì Nhân Mục Đặng Trần tiên sinh Côn trứ, Văn Giang trung phủ Đoàn phu nhân Điểm diễn âm thần khê đông phong thừa thư" Nhẽ trời đất thường khi gió bụi Khách má hồng nhiều nỗi truân chiên Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này Trống Tràng Thành long lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây Chín lần gươm báu chống tay Nửa đên truyền hịch định ngày xuất chinh. ..... Cho bõ lúc sầu xa cách nhớ Giữ gìn nhau vui chữ thanh ninh Ngâm nga mong gửi chữ tình ường này âu hẳn tài lành trượng phu Liễu Chàng Nguyễn Đức nhuận phụng từ (Nguyễn Đức Nhuận, người Liễu Chàng khắc ván) *2, HỒ XUÂN HƯƠNG KHÓC TỔNG CÓC (1) Hỡi chàng ôi hỡi chàng ôi Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé nghìn vàng khôn chuộc,dấu bôi vôi. (bản khắc 1921) (1) Theo Trần Thanh Mại dựa trên thơ chữ Hán của Nữ thi sĩ thì Bà lấy Tổng Cóc trước ông Phủ Vĩnh Tường. KHẤP VĨNH TƯƠNG QUAN Trăm năm quan phủ Vĩnh Tường ôi Cái nợ phù sinh có thế thôi Chôn chặt văn chương ba thước đất Ném tung hồ thỉ bốn phương trời Nắm xương dưới đất chau mày khóc Hòn máu trên tay mỉm miệng cười Đã thế thời thôi cho mát mẻ Trăm năm quan phủ Vĩnh Tường ôi. (bản khắc 1914) * 3, BÀ HUYỆN THANH QUAN (Nguyễn Thị Hinh) THĂNG LONG HOÀI CỔ Tạo hóa gây chi cuộc hý trường Đến nay thấm thoát mấy phong sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn bền gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường. QUA ĐÈO NGANG Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi Tiều vài chú Lác đác bên sông Chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con Quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái Gia gia Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Tóm lại :cuốn sách"Các nữ tác gia Hán Nôm Viêt Nam" là một cuốn sách quý, đáng tin cậy để ta đọc , thật đúng là "Cái gì của Xêda trả lại cho Xêda"- Rendez à César ce qui appartient à César. Góc Thành Nam Hà Nội , ngày 26-10-2010 Nguyễn Khôi - thân tặng... |