Home » » Triết lý tiếng Việt: chất vấn để bác bỏ

Triết lý tiếng Việt: chất vấn để bác bỏ

Written By kinhtehoc on Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011 | 02:04

Triết lý tiếng Việt: chất vấn để bác bỏ
Triết lý tiếng Việt: chất vấn để bác bỏ 1. Ví dụ
(1) Ớt nào là ớt chẳng cay?
Đây là một câu hỏi nhưng mọi người đều biết ý của câu này là ớt thì cay. Vì sao? Câu này là lời chất vấn sự tồn tại của loại ớt chẳng cay. Nhưng chất vấn để bác bỏ: không tồn tại, không có loại ớt nào chẳng cay. Vậy hành vi hỏi trên đây gián tiếp thành một hành vi bác bỏ: ớt thì cay.
2. Cứ liệu
Chúng ta xét một loạt câu khác:
(2) Sao mà tin được lời bọn họ?
Với từ sao, câu này chất vấn khả năng “sao tin lời được” nên dẫn tới bác bỏ khả năng “không có khả năng tin lời được”. Hàm ý của câu 2 là không tin lời bọn họ được.
(3) “Dời đi đâu? Tiền đâu mà dời?”
Với từ đâu, câu này chất vấn khả năng tìm nơi đâu ra tiền, dẫn tới bác bỏ khả năng tìm ra tiền. Hàm ý của câu 3 là không có tiền để dời nơi ở.
(4) Ông là người có học, lẽ nào ông quên câu nói đó.
“Lẽ nào” là lời chất vấn về lý do dẫn tới bác bỏ lý do “không lẽ nào ông quên”. Hàm ý của câu này là ông không quên câu nói đó.
(5) Tôi nói điều đó làm gì kia chứ?
“Làm gì” là lời chất vấn về mục đích của hành động để bác bỏ hành động. Kết cục là bác bỏ sự kiện. Câu 5 có hàm ý tôi không nói điều đó.
(6) Tỉnh người ta thiếu gì?
Lời chất vấn “thiếu gì” dẫn tới bác bỏ khả năng thiếu. Và hàm ý của câu 6 là tỉnh người ta không thiếu.
(7) Nó giúp tôi bao giờ?
“Bao giờ” là lời chất vấn về thời gian giúp, dẫn tới bác bỏ về thời gian xảy ra sự giúp đỡ, tức là không xảy ra sự giúp tôi. Kết quả câu này có hàm ý nó chưa bao giờ giúp tôi.
(8) Ai dám lên tiếng mời những ông cốp về hưu?
“Ai dám” là lời chất vấn về khả năng có người dám mời, dẫn tới bác bỏ khả năng đó. Kết quả là câu 8 có hàm ý không ai dám yêu cầu những ông cốp (người có quyền chức to) về hưu.
3. Khái quát
Trong tiếng Việt có loại câu chất vấn để bác bỏ. Những câu trong bài thuộc loại chất vấn yếu tố phiếm định để tạo ra sự bác bỏ tuyệt đối. Những bạn rành các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Ba Lan... liệu có thể dịch các câu 1-8 sang những ngôn ngữ đó theo phương thức hỏi các từ phiếm định “ớt nào?”, “sao mà...”, “tiền đâu...”, “lẽ nào”, “làm gì”, “thiếu gì”, “bao giờ”, “ai dám”... mà vẫn thể hiện được nội dung bác bỏ? Chất vấn để bác bỏ là một đặc thù của tiếng Việt, thể hiện cách tư duy độc đáo của người Việt.
Theo Tuoitre.com
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved