Home » » CỐT NHỤC CỦA THIỀN

CỐT NHỤC CỦA THIỀN

Written By kinhtehoc on Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011 | 01:51

CỐT NHỤC CỦA THIỀN
Đạo Phó nói: "Theo con thì, chân lý nằm ngoài sự xác nhận hoặc phủ nhận, vì đó là đạo." Bồ Đề Đạt Ma trả lời: "Ông được phần da của ta." Sư nữ Tổng Trì nói: "Theo con thì, nó gíống như cái chứng ngộ cõi Phật của Ananda, chỉ một lần mà thôi." Bồ Đề Đạt Ma trả lời: "Cô được phần thịt của ta." Đạo Dục nói: "Tứ đại, đất nước gió lửa là không, và ngủ uẩn cũng là không. Theo con thì 'không' là rốt ráo." Bồ Đề Đạt Ma phán: "Ông được phần cốt của ta." Cuối cùng, Huệ Khả bước ra đứng vái thầy - và vẫn giử yên lặng. Bồ Đề Đạt Ma nói: "Ông được phần tủy của ta." Thiền xưa vẫn tươi nhuận cho nên nó đã được trân quý và ghi nhớ. Này đây là những mảnh da của Thiền, mảnh thịt của Thiền, mảnh xương của Thiền, nhưng chưa hẳn là tủy của nó - vốn không làm sao diễn đạt bằng lời cho được.
Paul Reps
Trần Trúc Lâm chuyển ra Việt ngữ từ Cuốn Zen Flesh - Zen Bones của Paul Reps.
Nhà xuất bản The Charles E. Tuttle Company, Tokyo; Lần thứ nhất: 1957, lần thứ sáu: 1963. Đây là một tuyển tập các bài viết về Thiền và thời kỳ trước Thiền, và là một trong những yếu chỉ của thiến môn.
Dịch xong vào năm 1996 và đã xuất hiện trên các trang điện tử Phật giáo. Hiệu đính vào năm 2007 tại thành phố Seattle, Hoa Kỳ.
[Việc ấn hành bản Việt ngữ này đã được Nhà Xuất Bản Tuttle cho phép qua thư riêng gởi cho Dịch giả, ký bởi Christine LeBlond, Rights Manager ngày 18 tháng 2, năm 2003]
Trong bản in này dịch giả đã kèm theo cách viết âm Việt, Nhật [dạng Romaji, kèm dấu (J)] và Hoa [dạng Pinyi, kèm dấu (C)] tên các thiền sư được nói đến trong sách cùng niên đại quý ngài đã sống để độc giả tiện tham cứu. Những phụ chú này hay lời người dịch được viết tắt là LND, đóng trong móc ngoặc ( ) hay [ ].
*
LỜI MỞ ĐẦU
Cuốn sách này gồm có 4 tập:
Tập 1: Một Trăm Lẻ Một Câu Chuyện Thiền (101 Zen Stories):đã được ấn hành lần đầu vào năm 1939 bởi Rider and Company, Luân Đôn, và David McKay Company, Philadelphia. Những câu chuyện này kể lại sự chứng ngộ của các vị Thiền sư Trung hoa và Nhật bản. Các ngài đã giảng dạy Thiền hơn 500 năm qua.
Tập 2: "Vô Môn Quan" [hay "Ải Không Cửa" hoặc "Cửa Không" - LND] (The Gateless Gate): được ấn hành lần đầu vào năm 1934 bởi John Murray, Los Angeles. Nó là góp nhặt những đề thoại đầu gọi là Công Án (Koan) mà các Thiền sư thường dùng để hướng dẫn các môn đệ buông xã, phá chấp. Chúng đã được ghi lại bởi một Thiền sư Trung hoa [Vô Môn Huệ Khai: Wumen Huikai (C); Mumon Ekai (J) - 1183-1260 - LND] vào năm 1228.
Tập 3: "Thập Mục Ngưu Đồ" hay "Mười Bức Tranh Trâu" (10 Bulls): được ấn hành lần đầu vào năm 1935 bởi DeVors and Company, Los Angeles, và sau đó bởi Ralph R. Phillips, Portland, Oregon. Đó là bản dịch từ Hán văn của một cuốn khảo luận danh tiếng ở thế kỷ 12 về những giai đoạn đốn ngộ đưa đến giải thoát (của Thiền sư Khuếch Am - Kakuan - LND). Ở đây lại được một nghệ nhân khắc mộc bản người Nhật họa lại.
Tập 4: Chỉnh Tâm (Centering): Một bản dịch ra Anh ngữ từ cổ kinh chữ Phạn, xuất hiện lần đầu trong ấn bản mùa Xuân, 1955 của tạp chí Gentry, New York. Nó trình bày lối dạy của người xưa đã có hơn bốn ngàn năm, hiện vẫn còn lưu truyền ở Kashmir và một phần Ấn-Độ. Nó có thể là nguồn gốc sâu xa của Thiền.
Xin cám ơn các nhà xuất bản kể trên đã cho phép tập trung các tập ấy ở đây. Và nhất là "tăng sĩ không nhà" Nyogen Senzaki, người gương mẫu, người bạn, người hợp tác, đã vui lòng, cùng tôi chuyển ngữ ba tập đầu. Tôi cũng xin cám ơn vị tiên tri Lakshmanjoo ở Kashmir đã giúp trong tập thứ tư.
Thiền Tổ thứ Nhất (Trung Hoa - LND), Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) đã du nhập Thiền từ Ấn độ vào Trung quốc khoảng thế kỷ thứ sáu. Theo tiểu sử còn lưu truyền của Ngài, chép vào năm 1004 (Đời Tống - LND) bởi Thiền sư Trung hoa Dogen (Đạo Nguyên trong "Cảnh Đức Truyền Đăng Lục" - LND) thì, sau chín năm ở Trung quốc, Bồ Đề Đạt Ma muốn quay về quê cũ, nên Ngài cho gọi các đệ tử lại để thử sự liểu ngộ của họ ra sao. Dofuku (Đạo Phó - LND) nói: "Theo con thì, chân lý nằm ngoài sự xác nhận hoặc phủ nhận, vì đó là đạo." Bồ Đề Đạt Ma trả lời: "Ông được phần da của ta." Sư nữ Soji (Tổng Trì - LND) nói: "Theo con thì, nó gíống như cái chứng ngộ cõi Phật của Ananda, chỉ một lần mà thôi." Bồ Đề Đạt Ma trả lời: "Cô được phần thịt của ta." Doiku (Đạo Dục - LND) nói: "Tứ đại, đất nước gió lửa là không, và ngủ uẩn cũng là không. Theo con thì 'không' là rốt ráo." Bồ Đề Đạt Ma phán: "Ông được phần cốt của ta." Cuối cùng, Eka (Huệ Khả - LND) bước ra đứng vái thầy - và vẫn giử yên lặng. Bồ Đề Đạt Ma nói: "Ông được phần tủy của ta."
Thiền xưa vẫn tươi nhuận cho nên nó đã được trân quý và ghi nhớ. Này đây là những mảnh da của Thiền, mảnh thịt của Thiền, mảnh xương của Thiền, nhưng chưa hẳn là tủy của nó - vốn không làm sao diễn đạt bằng lời cho được. Sự trực chỉ của Thiền đã khiến nhiều người tin là nó có nguồn gốc trước cả thời Đức Phật Thích Ca xuất hiện, 500 năm trước Tây lịch. Độc giả tự phán đóan lấy, bởi vì độc giả đang có trong tay sự tập hợp lần đầu trong một cuốn sách về các liễu ngộ Thiền, các vấn nạn của tâm, các giai tầng đốn ngộ và cả các lời giảng dạy trước thời kỳ Thiền mấy thế kỷ.
Những vấn đề của tâm trí, liên quan đến ý thức và tiền ý thức, dẫn sâu ta vào cuộc sống hằng ngày. Ta có dám mở toang những cánh cửa đi thẳng đến gốc của sự hiện hữu? Vậy thì thịt và xương để làm gì?
Paul Reps
*
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved