Văn chương và siêu-ngôn ngữBài viết được đăng lúc 3:27:56 PM, 22.08.2011
Triết gia Roland Barthes - Ảnh: internet |
ROLAND BARTHES
Lôgic học dạy chúng ta biết cách phân biệt thích đáng ngôn ngữ-đối tượng với siêu-ngôn ngữ. Ngôn ngữ-đối tượng chính là chất liệu phục tùng sự nghiên cứu lôgic; còn siêu-ngôn ngữ là ngôn ngữ, không tránh khỏi có tính cách nhân tạo, trong đó ta tiến hành sự nghiên cứu này.
Lôgic học dạy chúng ta biết cách phân biệt thích đáng ngôn ngữ-đối tượng với siêu-ngôn ngữ. Ngôn ngữ-đối tượng chính là chất liệu phục tùng sự nghiên cứu lôgic; còn siêu-ngôn ngữ là ngôn ngữ, không tránh khỏi có tính cách nhân tạo, trong đó ta tiến hành sự nghiên cứu này.
Vì thế - và đây là vai trò của sự phản tư lôgic - tôi có thể diễn tả trong một ngôn ngữ biểu trưng (siêu-ngôn ngữ) các mối quan hệ, cấu trúc của một ngôn ngữ thực tồn (ngôn ngữ-đối tượng).
Trong nhiều thế kỷ qua, các nhà văn của chúng ta không mường tượng rằng ta có thể xem văn chương (bản thân chữ này mới xuất hiện gần đây) như là một ngôn ngữ, và, như mọi ngôn ngữ khác, nó phục tùng sự phân biệt lôgic: văn chương đã không bao giờ phản tư về chính mình (đôi khi nó phản tư về các hình tượng chứ không bao giờ phản tư về sự tồn tại của mình), nó đã không bao giờ tách mình ra thành đối tượng xem xét và đối tượng được xem xét; nói ngắn gọn, nó cất tiếng nói nhưng không nói về mình. Và rồi, có lẽ khi cái lương tâm [bonne conscience] của giới tư sản lần đầu tiên bị xáo động, văn chương bắt đầu tự nhận thấy mình trên hai mặt: vừa là đối tượng và là cái nhìn về đối tượng ấy, vừa là lời nói vừa là lời nói về chính lời nói, vừa là văn chương-đối tượng vừa là siêu-văn chương. Về đại thể, ở đây có mấy giai đoạn phát triển: trước hết, [là giai đoạn] ý thức thủ công về sự hư cấu văn chương, được đẩy đến mức đắn đo khổ sở, đến đau khổ vì sự bất khả [impossible] (Flaubert); tiếp đó, ý chí anh hùng muốn trộn lẫn văn chương và sự suy tưởng về văn chương vào trong cùng một thực thể viết (Mallarmé); tiếp nữa, giai đoạn hy vọng đạt tới chỗ tránh được sự lặp thừa văn chương bằng cách không ngừng trì hoãn nền văn chương, có thể nói như vậy, bằng cách tuyên bố dài dòng rằng ta sẽ viết, và biến điều tuyên bố ấy thành bản thân văn chương (Proust); rồi sau đó, giai đoạn thẩm tra sự chân tín của văn chương bằng cách nhân bội đến vô hạn, một cách có cân nhắc và hệ thống, các nghĩa của từ-đối tượng [mot-objet] mà không bao giờ dừng lại ở cái được biểu đạt đơn nghĩa [univoque] (chủ nghĩa siêu thực); cuối cùng, theo hướng ngược lại, bằng cách giảm số lượng các nghĩa này đến mức hy vọng có được một tồn tại-ở đó [être-là] của ngôn ngữ văn chương, một sự trung tính [blancheur] (chứ không phải sự ngây thơ) của hoạt động viết: ở đây tôi đang nghĩ đến công trình của Robbe-Grillet.
Tất cả những nỗ lực này ngày nào đó có thể cho phép chúng ta xác định thế kỷ của mình (tôi muốn nói là từ một trăm năm qua) là thế kỷ của câu hỏi: Văn chương là gì? (Sartre đã trả lời câu hỏi ấy từ thế đứng bên ngoài, thế đứng ấy mang lại cho ông một lập trường văn chương hàm hồ). Và rõ ràng, vì sự tra hỏi ấy được hướng dẫn không phải từ bên ngoài mà trong bản thân văn chương, hay chính xác đến từng chân tơ kẽ tóc hơn nữa, trong vùng bất đối xứng ấy ở đó văn chương làm ra vẻ tự phá hủy mình với tư cách là ngôn ngữ-đối tượng mà không tự phá hủy mình với tư cách là siêu-ngôn ngữ, và ở đó sự tìm kiếm của cái siêu-ngôn ngữ rốt cuộc được xác định là một ngôn ngữ-đối tượng mới, kết quả là nền văn chương của chúng ta từ một trăm năm qua là một trò chơi nguy hiểm với cái chết của nó, tức là một cách thức thể nghiệm cái chết ấy: nó giống như nhân vật nữ của Racine là người đã chết ở chỗ biết được mình là ai nhưng lại sống qua việc đi tìm chính mình (nhân vật Eriphile trong Iphiginiè). Nhưng tình cảnh này lại xác định một vị thế thực sự bi kịch: xã hội của chúng ta, giờ đây, đã bị đẩy vào một ngõ cụt lịch sử, chỉ cho phép nền văn chương [đặt ra] câu hỏi kiểu Oedipe tuyệt hảo: tôi là ai? Cùng một lúc, nó cấm chỉ ta đặt câu hỏi biện chứng: làm gì? Chân lý của nền văn chương của chúng ta không thuộc về thế giới của việc làm [ordre de faire], nhưng cũng không còn thuộc về thế giới của tự nhiên [ordre de la nature] nữa: nó là một chiếc mặt nạ tự chỉ về mình.
1959, Phantomas
ĐINH HỒNG PHÚC dịch
(270/08-11)
Trong nhiều thế kỷ qua, các nhà văn của chúng ta không mường tượng rằng ta có thể xem văn chương (bản thân chữ này mới xuất hiện gần đây) như là một ngôn ngữ, và, như mọi ngôn ngữ khác, nó phục tùng sự phân biệt lôgic: văn chương đã không bao giờ phản tư về chính mình (đôi khi nó phản tư về các hình tượng chứ không bao giờ phản tư về sự tồn tại của mình), nó đã không bao giờ tách mình ra thành đối tượng xem xét và đối tượng được xem xét; nói ngắn gọn, nó cất tiếng nói nhưng không nói về mình. Và rồi, có lẽ khi cái lương tâm [bonne conscience] của giới tư sản lần đầu tiên bị xáo động, văn chương bắt đầu tự nhận thấy mình trên hai mặt: vừa là đối tượng và là cái nhìn về đối tượng ấy, vừa là lời nói vừa là lời nói về chính lời nói, vừa là văn chương-đối tượng vừa là siêu-văn chương. Về đại thể, ở đây có mấy giai đoạn phát triển: trước hết, [là giai đoạn] ý thức thủ công về sự hư cấu văn chương, được đẩy đến mức đắn đo khổ sở, đến đau khổ vì sự bất khả [impossible] (Flaubert); tiếp đó, ý chí anh hùng muốn trộn lẫn văn chương và sự suy tưởng về văn chương vào trong cùng một thực thể viết (Mallarmé); tiếp nữa, giai đoạn hy vọng đạt tới chỗ tránh được sự lặp thừa văn chương bằng cách không ngừng trì hoãn nền văn chương, có thể nói như vậy, bằng cách tuyên bố dài dòng rằng ta sẽ viết, và biến điều tuyên bố ấy thành bản thân văn chương (Proust); rồi sau đó, giai đoạn thẩm tra sự chân tín của văn chương bằng cách nhân bội đến vô hạn, một cách có cân nhắc và hệ thống, các nghĩa của từ-đối tượng [mot-objet] mà không bao giờ dừng lại ở cái được biểu đạt đơn nghĩa [univoque] (chủ nghĩa siêu thực); cuối cùng, theo hướng ngược lại, bằng cách giảm số lượng các nghĩa này đến mức hy vọng có được một tồn tại-ở đó [être-là] của ngôn ngữ văn chương, một sự trung tính [blancheur] (chứ không phải sự ngây thơ) của hoạt động viết: ở đây tôi đang nghĩ đến công trình của Robbe-Grillet.
Tất cả những nỗ lực này ngày nào đó có thể cho phép chúng ta xác định thế kỷ của mình (tôi muốn nói là từ một trăm năm qua) là thế kỷ của câu hỏi: Văn chương là gì? (Sartre đã trả lời câu hỏi ấy từ thế đứng bên ngoài, thế đứng ấy mang lại cho ông một lập trường văn chương hàm hồ). Và rõ ràng, vì sự tra hỏi ấy được hướng dẫn không phải từ bên ngoài mà trong bản thân văn chương, hay chính xác đến từng chân tơ kẽ tóc hơn nữa, trong vùng bất đối xứng ấy ở đó văn chương làm ra vẻ tự phá hủy mình với tư cách là ngôn ngữ-đối tượng mà không tự phá hủy mình với tư cách là siêu-ngôn ngữ, và ở đó sự tìm kiếm của cái siêu-ngôn ngữ rốt cuộc được xác định là một ngôn ngữ-đối tượng mới, kết quả là nền văn chương của chúng ta từ một trăm năm qua là một trò chơi nguy hiểm với cái chết của nó, tức là một cách thức thể nghiệm cái chết ấy: nó giống như nhân vật nữ của Racine là người đã chết ở chỗ biết được mình là ai nhưng lại sống qua việc đi tìm chính mình (nhân vật Eriphile trong Iphiginiè). Nhưng tình cảnh này lại xác định một vị thế thực sự bi kịch: xã hội của chúng ta, giờ đây, đã bị đẩy vào một ngõ cụt lịch sử, chỉ cho phép nền văn chương [đặt ra] câu hỏi kiểu Oedipe tuyệt hảo: tôi là ai? Cùng một lúc, nó cấm chỉ ta đặt câu hỏi biện chứng: làm gì? Chân lý của nền văn chương của chúng ta không thuộc về thế giới của việc làm [ordre de faire], nhưng cũng không còn thuộc về thế giới của tự nhiên [ordre de la nature] nữa: nó là một chiếc mặt nạ tự chỉ về mình.
1959, Phantomas
ĐINH HỒNG PHÚC dịch
(270/08-11)