Cuốn sách được lược dịch từ tác phẩm The discovers - A history of Man s Search to know his world and himself của tác giảDaniel J. Boorstin. Người hùng của cuốn sách này là Con Người - nhà khám phá. Thế giới theo góc nhìn của văn hóa phương Tây hôm nay - những quan niệm về thời gian, đất và biển, các vật thể của bầu trời và thân thể của chúng ta, các loài thực vật và động vật, lịch sử và các xã hội loài người của quá khứ và hiện tại - thế giới ấy đã được mở ra cho chúng ta bởi vô số những nhà khám phá như Colombô. Trong suốt những quá khứ xa xăm, họ vẫn là những con người vô danh. Khi chúng ta càng đến gần hiện tại, họ xuất hiện trong ánh sáng của lịch sử, với muôn vàn cá tính cũng đa dạng như bản tính con người. Các cuộc khám phá đã trở thành những thiên tiểu sử, những câu chuyện bất ngờ giống như sự bất ngờ của những thế giới mới mà các nhà khám phá đã mở ra cho chúng ta.
Những trở ngại cho việc khám phá - những ảo tưởng của nhận thức - cũng là thành phần câu chuyện của chúng ta. Chỉ khi chúng ta biết đối chiếu với cái nền nhận thức thông thường và huyền thoại đã bị lãng quên của thời đại họ, chúng ta mới bắt đầu cảm nhận được sự dũng cảm, quyết liệt, những gắng sức phi thường và đầy trí tưởng tượng của những nhà khám phá vĩ đại. Họ đã phải chiến đấu chống lại những "sự kiện" và những giáo điều của con người trí thức đương thời. Tôi đã cố gắng tìm lại những ảo tưởng ấy - về trái đất, các lục địa và đại dương trước thời Colombô và Balboa, Magellan và thuyền trưởng Cook; về vũ trụ trước thời Copernic, Galileo và Kepler; về cơ thể con người trước thời Paracelsus, Vesalius và Harvey; về thực vật và động vật trước thời Ray và Linnaeus, Darwin và Pasteur; về quá khứ trước thời Petrarch và Winckelmann, Thomsen và Schliemann; về tài nguyên trước thời Adam Smith và Keynes; về thế giới vật lý trước thời Newton, Dalton và Faraday, Clerk Maxwell và Einstein.
Tôi đã đặt một ít câu hỏi kỳ lạ. Tại sao người Trung Quốc đã không "khám phá" ra châu Âu hay châu Mỹ? Tại sao người Ả rập đã không vượt biển vòng quanh châu Phi và vòng quanh thế giới? Tại sao con người phải mất rất lâu mới biết rằng trái đất xoay quanh mặt trời? Tại sao người ta đã bắt đầu tin rằng động và thực vật được phân chia thành những "loài" (species)? Tại sao mãi về sau này người ta mới khám phá ra những sự kiện của thời tiền sử và tiến bộ của nền văn minh?
Tôi chỉ đề cập tới một số ít các phát minh trọng yếu - đồng hồ, la bàn, kính viễn vọng và kính hiển vi, máy in và chữ in - là những dụng cụ cốt yếu cho việc khám phá. Tôi đã không trình bày việc hình thành các cơ chế chính trị, các cuộc chiến tranh, sự hưng thịnh và suy tàn của các đế quốc. Tôi đã không bàn đến văn hóa, câu chuyện về con người sáng tạo, về kiến trúc, hội họa, điêu khắc, âm nhạc tiêu điểm và văn học, tuy rằng những điều này đã gia tăng niềm vui sướng cho kinh nghiệm của loài người. Tiêu điểm của tôi luôn luôn là nhu cầu hiểu biết của loài người - biết là tất cả chủ đề của cuốn sách này.
Về tổng thể, dàn bài của sách này đi theo trình tự thời gian. Về chi tiết, nó là một lược đồ chọn lọc. Mỗi phần trong mười lăm phần của sách sẽ trùng lặp về thời gian với phần đi trước vì câu chuyện đi từ thời cổ đại tới hiện đại. Tôi bắt đầu với đề tài Thời Gian, là chiều kích bí ẩn và khó nắm bắt nhất trong các chiều kích sơ đẳng của kinh nghiệm. Rồi tôi chuyển sang những viễn cảnh mở rộng của con người về Trái Đất và Biển Cả. Tiếp theo là Thiên Nhiên - những vật thể trong vũ trụ và trên trái đất, thực vật và động vật, cơ thể con người và các tiến trình của nó. Cuối cùng là Xã Hội, với khám phá là quá khứ của loài người không giống như chúng ta vẫn tưởng, tiếp đến là việc con người khám phá chính mình và những Vùng Tối trong nguyên tử.
Đây là một câu chuyện không có đoạn kết. Tất cả thế giới này vẫn còn là một Tân Thế Giới. Những lời hứa hẹn nhất được viết trên bản đồ tri thức của nhân loại là terra incognita - miền đất lạ.
Bản dịch sau đây của Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001.
Những trở ngại cho việc khám phá - những ảo tưởng của nhận thức - cũng là thành phần câu chuyện của chúng ta. Chỉ khi chúng ta biết đối chiếu với cái nền nhận thức thông thường và huyền thoại đã bị lãng quên của thời đại họ, chúng ta mới bắt đầu cảm nhận được sự dũng cảm, quyết liệt, những gắng sức phi thường và đầy trí tưởng tượng của những nhà khám phá vĩ đại. Họ đã phải chiến đấu chống lại những "sự kiện" và những giáo điều của con người trí thức đương thời. Tôi đã cố gắng tìm lại những ảo tưởng ấy - về trái đất, các lục địa và đại dương trước thời Colombô và Balboa, Magellan và thuyền trưởng Cook; về vũ trụ trước thời Copernic, Galileo và Kepler; về cơ thể con người trước thời Paracelsus, Vesalius và Harvey; về thực vật và động vật trước thời Ray và Linnaeus, Darwin và Pasteur; về quá khứ trước thời Petrarch và Winckelmann, Thomsen và Schliemann; về tài nguyên trước thời Adam Smith và Keynes; về thế giới vật lý trước thời Newton, Dalton và Faraday, Clerk Maxwell và Einstein.
Tôi đã đặt một ít câu hỏi kỳ lạ. Tại sao người Trung Quốc đã không "khám phá" ra châu Âu hay châu Mỹ? Tại sao người Ả rập đã không vượt biển vòng quanh châu Phi và vòng quanh thế giới? Tại sao con người phải mất rất lâu mới biết rằng trái đất xoay quanh mặt trời? Tại sao người ta đã bắt đầu tin rằng động và thực vật được phân chia thành những "loài" (species)? Tại sao mãi về sau này người ta mới khám phá ra những sự kiện của thời tiền sử và tiến bộ của nền văn minh?
Tôi chỉ đề cập tới một số ít các phát minh trọng yếu - đồng hồ, la bàn, kính viễn vọng và kính hiển vi, máy in và chữ in - là những dụng cụ cốt yếu cho việc khám phá. Tôi đã không trình bày việc hình thành các cơ chế chính trị, các cuộc chiến tranh, sự hưng thịnh và suy tàn của các đế quốc. Tôi đã không bàn đến văn hóa, câu chuyện về con người sáng tạo, về kiến trúc, hội họa, điêu khắc, âm nhạc tiêu điểm và văn học, tuy rằng những điều này đã gia tăng niềm vui sướng cho kinh nghiệm của loài người. Tiêu điểm của tôi luôn luôn là nhu cầu hiểu biết của loài người - biết là tất cả chủ đề của cuốn sách này.
Về tổng thể, dàn bài của sách này đi theo trình tự thời gian. Về chi tiết, nó là một lược đồ chọn lọc. Mỗi phần trong mười lăm phần của sách sẽ trùng lặp về thời gian với phần đi trước vì câu chuyện đi từ thời cổ đại tới hiện đại. Tôi bắt đầu với đề tài Thời Gian, là chiều kích bí ẩn và khó nắm bắt nhất trong các chiều kích sơ đẳng của kinh nghiệm. Rồi tôi chuyển sang những viễn cảnh mở rộng của con người về Trái Đất và Biển Cả. Tiếp theo là Thiên Nhiên - những vật thể trong vũ trụ và trên trái đất, thực vật và động vật, cơ thể con người và các tiến trình của nó. Cuối cùng là Xã Hội, với khám phá là quá khứ của loài người không giống như chúng ta vẫn tưởng, tiếp đến là việc con người khám phá chính mình và những Vùng Tối trong nguyên tử.
Đây là một câu chuyện không có đoạn kết. Tất cả thế giới này vẫn còn là một Tân Thế Giới. Những lời hứa hẹn nhất được viết trên bản đồ tri thức của nhân loại là terra incognita - miền đất lạ.
Bản dịch sau đây của Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001.