Roland Barthes: Dấu ấn, không phải là ảnh hưởng
Tiêu đề được chọn cho cuộc gặp gỡ của chúng ta có thể báo trước một cuộc điều tra về sự truyền tải: ảnh hưởng của một nhà tư tưởng được truyền tải tốt nhất qua kênh nào, qua những luận đề của ông hay qua phong cách của ông ? Từ khi tôi đưa ra ý tưởng áp dụng từ dấu ấn (số nhiều) cho những công trình nghiên cứu về Roland Barthes, tôi thấy nó có mặt gần như ở mọi nơi, như thể nó có khả năng kéo chúng ta về phía cơ thể, về một sự hiện diện phân tán thành những mảnh lẻ, những mảnh vỡ, có thể là những cái giằm.Roland Barthes sẽ cho chúng ta nghe một diễn văn quyến rũ hơn là mang tính khoa học, và diễn văn này có thể tỏa ra thế giới một sự lây lan nào đó ; tôi nghĩ đến cách Nietzsche nói về sự thực trong triết học, trong một khổ văn nổi tiếng trong cuốn Bên kia cái thiện và cái ác : chỉ cần sự thực là phụ nữ, người ta sẽ không tóm lấy nó bằng lý lẽ cũng không bằng những luận đề…
Tuy nhiên trong triết học, khoảng những năm 60 – 70, Roland Barthes không chiếm được vị trí nổi bật. Ông không chia sẻ những mục tiêu lớn lao của Althusser, Deleuze, Derrida, Foucault hay Lacan, chắc chắn là người ta có nhắc đến ông bên cạnh họ nhưng ông vẫn bị coi là còn non nớt. Tuy nhiên Non nớt cũng chính là cái hằn sâu – nhất là những dấu ấn.
Ở đây, khi xử lý những dấu ấn đối với Roland Barthes, tôi hàm ý mời nhà nghiên cứu nói về ông bằng cách nói về chính mình. Quả thực, tín hiệu học của dấu ấn cho thấy một sự tiếp nối khiến phải bối rối, ở đó đối tượng và chủ thể của diễn ngôn không được phân biệt rõ ràng. “Tác giả mà tôi gọi cho mình là Roland Barthes này” tôi có thể nói, theo cách mà chính ông nói về Nhật Bản, được xây dựng lại theo cách sử dụng cá nhân của ông và vì thế mà trở thành quá nhạy cảm. Cũng như Barthes che giấu trong số chúng ta những dấu ấn quá nhạy cảm : vừa không có khả năng kết nối trong một không gian chung, vừa không thể định vị rõ ràng được.
Vậy nên chúng ta sẽ nói về ông không phải bằng siêu ngôn ngữ – mà ông chạy trốn, như thể ông nghe thấy ở đó độ rắn ngạo nghễ của kim loại, chứ không phải là sự êm dịu của cái trung tính – mà theo hình thức ái hữu, hay qua đàm thoại: Roland Barthes tác động đến cá nhân tôi là do đâu, qua những điểm nào? Không thể đọc tất cả cũng như nói tất cả về ông, vả lại sự tỏa sáng của ông là không có gì sánh nổi, nhiều bài viết của ông đã cũ đi rất nhiều. Thậm chí là, về mặt truyền thụ mà ông đã góp phần tạo cơ sở (bằng cách kết hợp tín hiệu học, ngữ dụng học và một sự quan tâm chu đáo tới những điều kiện vật chất, tổ chức và cơ chế của phát ngôn, ở những cấp độ khác nhau của diễn ngôn), mà những bài viết của ông đã trở nên lỗi thời một cách thú vị. Roland Barthes gắn bó mật thiết với kỷ nguyên in ấn với những uy tín đang dần xa. Nhưng điều đó không làm tụt hạng phong cách cũng như tinh thần của ông, và những dấu ấn của chúng ta trở nên mang tính đạo đức-thẩm mỹ hơn là kỹ thuật hay lý thuyết.
*
Phần lớn những chứng sợ hay những “con sứa ”[1] của Roland Barthes quay xung quanh trục chi phối:
- điều vô nghĩa lý: thường thì người ta không biết ảnh hưởng hay tầm chi phối của nó. Từ cùng một học thuyết khi thì rất rõ, khi thì mập mờ, các học trò đưa ra một phiên bản giống hay theo giáo lý của người thầy…
- Quy ước (và ý thức gắn với nó): chúng ta bơi trong đó, chúng ta suy nghĩ thông qua nó. Nó không như một vật hiện ra trước mắt, không như một tập hợp những biểu tượng hay những nội dung có thể tranh luận hay có thể bác bỏ được. Không có chuyện đoạn tuyệt với nó, nó dường như luôn tái sinh và tái hiện ra trong ta.
- Tự nhiên, hay đúng hơn là tự nhiên hóa, ảnh hưởng vô biên của điều hiển nhiên, của điều mà người ta cho là đã được đưa ra, đã được tiếp thu.
Ba “con sứa” này, được khảo sát trong Huyền thoại, là những con nhiều chất kết dính nhất bởi chúng vượt xa cả sự thể hiện, về mặt hệ sinh thái, vỏ ngoài hay ở giữa. Nhưng chúng ta hãy bàn tiếp:
- Một vật chỉ hơi có quan hệ khách thể hay khó mà giữ ở khoảng cách xa, ngôn ngữ: luôn “phát xít” theo ngôn từ có thể là đáng tiếc, nhưng nghe rất vang, của Bài học vĩ đại năm 1977? Quả thực, người ta sẽ phân biệt ngôn ngữ với những chiến thuật của lời nói. Tuy nhiên vẫn phải cần đến nó, vậy nên mới có cuộc chiến không hồi kết, nó tiếp diễn trong phát ngôn, văn phong và chính xác hơn là trong văn học không ngừng trả công cho sự khiếm khuyết của các ngôn ngữ này.
- Những thái độ mệnh đề: hình thức binarisme[2], gắn với ngôn ngữ, diễn ngôn chính đề hay cơ sở, sự đòi hỏi nghĩa được biểu đạt cuối cùng hay “sự phân tích cuối cùng”. Sự kiêu ngạo, “con vật uế tạp của chủ nghĩa giáo điều”, nghĩa là sự gắn kết một hệ tư tưởng với quyền lực. Điều đó đã bắt đầu với việc lựa chọn một sự tiếp nối cú pháp, một trật tự lý trí cứng nhắc, một xâu chuỗi nặng nề…
- Một số mệnh đề tìm trong chúng ta một sự ưng thuận chung hay không tranh cãi; do đó mà có những điều bực bội cuồng loạn, những đám tụ tập đồng thuận bị các ngành công nghiệp văn hóa dập khuôn, những nỗi sửng sốt, dính nhớp, ám ảnh…
Roland Barthes đối lập với tất cả những điều này những liều giải độc khác nhau. Trên mặt trận cuối cùng này, ông đặc biệt được gọi là Bertolt Brecht: tác động tạo khoảng cách, chấn động, kẽ hở hay sự mỉa mai trong diễn ngôn, mở màn (sử thi) không cầm tù thân thể cũng như ý nghĩa. Sự chia cắt thành những bức tranh và sự thận trọng (phân tích, các bảng chữ cái, hơi thở, gắn kết lại…) đi theo cùng một chiều hướng. Roland Barthes đối lập ảnh hưởng của logic ngôn ngữ với cái Trung tính, nghĩa là chủ yếu là sắc thái và những ánh lấp lánh của phát ngôn. Ông đối lập những trò chơi quá khép kín hay cứng nhắc của khái niệm (Begriff luôn mang nghĩa là móng vuốt và sự thô bạo của bàn tay) với việc gièm pha cái Không – Muốn – Nắm bắt vốn đã đi vào phần cuối của Những đoạn của một diễn ngôn tình yêu. Ông đối lập những chỉ huấn giáo điều của giáo sĩ với những trò chơi của nghệ thuật (như Nietzsche trước đó).
Vậy nên một phần quan trọng trong tác phẩm của Roland Barthes dành cho sự chiêm nghiệm phức hợp, khắt khe và từ lâu vẫn dựa trên cái có nghĩa là tạo ra ý nghĩa, và làm thế nào để chống lại định nghĩa quá vội vàng về nó, làm sao xóa bỏ sự thô bạo của nó và sự chiếm đoạt của nó. Nhân đây người ta quan sát những biến tố, thậm chí là một số sự quay ngược trở lại theo dòng nghiên cứu.
Lúc đầu ngự trị cuộc chiến chống lại quan niệm có sẵn, sự đe dọa phát giác theo bản chất hay sự đồng nhất lớn mạnh – kể cả ở trường đại học. Khi đó Roland Barthes nhấn mạnh đến hiệu quả ẩn của những mật mã (một phần vô thức hay đồng hóa), những cấu trúc xã hội hay những hiện tượng nhân tạo kí hiệu – đại chúng tạo ra hiệu ứng tức thời, sự an ủi trí tuệ và lương tri. Trong khuôn khổ đầu tiên này, người ta có thể nói về kí hiệu học, về phân tâm hay về chủ nghĩa Brecht : cùng một cuộc chiến! Hành vi phê bình để lộ ra sự dàn dựng cái lại – thể – hiện ở khắp mọi nơi mà ánh mắt cận, bột phát hay bị lạm dụng yêu cầu sự hiện hữu, bản chất, cái bột phát, sự tiếp nối loại suy hay cái được công nhận là hiển nhiên. Vậy là về điểm này Barthes trùng quan điểm với phê bình theo thuyết của Derrida về những siêu hình của sự hiện hữu; và sự ca tụng thể hiện sân khấu đã được xây dựng – nghệ thuật tạo khoảng cách, tạo khuôn mẫu chung về không gian và thời gian và mật mã – ngăn chặn sự xâm chiếm thô bạo của thế giới hay của tự nhiên thông qua hiệu ứng tẩy rửa tay vịn, hiệu ứng này minh họa bằng ví dụ về sự cắt đứt tín hiệu học và sự liên kết có ý nghĩa đầu tiên. Trong khuôn khổ đầu tiên này, chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật vậy là đã bộc lộ thành kiến, sự trở ngại hay sự dễ dàng trong tư duy, và nhìn chung là con nhà nghèo ; trái với những kỵ sỹ hay những đại úy của nó (Garaudy!), rõ ràng là việc phát hiện ra những công cụ và những mưu đồ tín hiệu học đã từ rất sớm, đối với Roland Barthes, là nguồn gốc của lạc thú.
Thế nhưng với nhiếp ảnh, hay như đã từng xảy ra với âm nhạc, hay một loại thi ca nào đó, hay với hiệu ứng của thực tế đã được lý thuyết hóa vào năm 1968, Roland Barthes sẽ thăm dò và ưu tiên cho tín hiệu học cấp dưới của dấu hiệu, tín hiệu không khóa mã hay ngoài cấu trúc, nghĩa là khu vực tiếp xúc tối tăm lờ mờ giữa sự hiện hữu có thực và sự thể hiện này.
Điểm ảnh, hào quang, giọng văn thống thiết giả tạo là những cách đi về phía thực tế nhiều hơn, và càng ít ảnh hưởng càng có nhiều sự hiện hữu của thế giới và nhiều khoảng cách hơn. Bước ngoặt nghịch lý, và khó khăn; làm sao hiểu được sự mâu thuẫn này? Chắc chắn là bằng cách tách biệt cái có thực và thực tế. Tôi đề nghị, ở giai đoạn thể hiện này, cùng nhau đặt ra và kết hợp hiệu ứng – gây – cảm – giác – thật, thơ hai-kai[3], sự choáng ngợp yêu đương và thử thách hay dấu ấn nhiếp ảnh. Có gì chung giữa bốn trải nghiệm này (liệu có những trải nghiệm khác không)? Nắm bắt, trong mỗi trường hợp, lại đi với bị nắm bắt. Sự chiếm đoạt, tình yêu, nhiếp ảnh hay thi ca, xuất phát từ một nỗi ngạc nhiên, và được giải quyết bằng việc chấm dứt phụ thuộc ; và chủ thể cảm thấy mình bị tung hỏa mù với vật thể trong một cái không thể chia cắt được, một nội tại không thể trộn lẫn báo hiệu sự chấm dứt của cái tôi tiên nghiệm. Tính nội tại này có đặc điểm là khả năng xúc giác: sờ mó chính là được sờ mó, vuốt ve chính là ve vuốt. Chính ở nơi mà nắm tay của Begriff hoạt động bằng cách nắm bàn tay lại, cái Không – Muốn – Nắm – Bắt để mặc gan bàn tay mở ra để nhận vuốt ve, nhận những ánh lóng lánh của sự tiếp xúc và của sự tiếp xúc nghệ sỹ. Diễn ngôn hay ý nghĩa không tồn tại. Trong cảnh gợi tình này, lạc thú không đeo vương miện cho sự chiếm giữ mà đeo cho sự ngạc nhiên.
Thử nghiệm hay thử thách điểm ảnh nói riêng không tạo thành hình ảnh trước mắt mà cảm nhận thấy nó trên thế giới của một cuộc xâm lăng và của một màn lên đồng kín đáo khiến tôi bị nắm tay – nắm giữ – đờ người. Giống như là choáng ngợp yêu đương. Hay ít ra là trong ánh sáng nhỏ tí xíu của thơ hai-kai. Điểm này là sự đảo ngược nắm bắt, sự (không) nắm bắt của chủ thể nhạy cảm – và thất bại của sự chú ý, của sự quan sát bình thản thoáng qua hay siêu cấp độ.
Dấu ấn của điểm ảnh thay đổi cách nhìn thành khoa học về xúc giác, nhưng sự tịch biên này hay cảm giác đột ngột này không thể hiện được điều gì, chúng khiến cho chủ thể thấy thích chính bản thân mình. Cũng một thử nghiệm (biến đổi) điều sâu thẳm thể hiện trong cảm giác choáng ngợp yêu đương, cảm giác này hòa tan hay làm đổ sụp những biên giới quá cứng nhắc giữa chủ thể và vật thế. Vậy là đón nhận dấu ấn, bằng cách bấm vào tay tôi hay nắm lấy tay tôi, làm đảo ngược quãng đường của ảnh hưởng và của tất cả những Muốn – Nắm – Bắt. Sự quan tâm đến những dấu ấn làm giàu cho ngữ dụng học nhận biết, và chỉ ra rõ hơn những trạng thái (đối lập) của một chủ thể tha giác hay xúc động. Những dấu ấn đào sâu trong ta cái Không – Muốn – Nắm – Bắt, sự bị động căn bản của chúng làm giảm nhẹ sự kiêu ngạo và những bạo lực không tránh khỏi của những phát ngôn khác nhau của chúng ta.
Thế nhưng sự tiếp xúc nghệ sỹ này không phải là đặc ân của xúc giác. Lời nói bao bọc một sự tiếp xúc ngầm ẩn, trong thị giác có một chức năng xúc giác cũng như có một ý nghĩa trong chức năng giao tiếp của lời nói – cả hai cơ quan xúc giác/giao tiếp này, có thể hoán vị cho nhau, đều là tiếp xúc cả.
Vấn đề dấu ấn này và tất cả tín hiệu học – đạo đức học, mỹ học – của chỉ số nổi lên trong chúng ta, giữa nội tại, không phần chìa ra hay sự theo dõi của một trật tự tượng trưng. Dấu vết được giữ lại cũng nhắc cho chúng ta sinh thái học viết văn: bản thân văn bản luôn ì ra nếu nó không bị vò nhàu và được xem xét qua ngữ cảnh của nó. Cái có thật len lỏi theo cách này vào những thế giới riêng, và thật là hạnh phúc vì chúng ta đã nhanh chóng làm cho chúng ta nghe thấy nhau cho dù chúng ta nấp sau những hàng rào tín hiệu học và văn hóa của chúng ta, chính ta hay nhiều người.
Sự mời gọi của giai điệu, của sự phân tán hay của đoạn trích dọc theo những văn bản của Roland Barthes như là chữ ký và dấu ấn của cái có thật. Sự gián đoạn này, mà ông còn gọi là vết nứt trong một bài viết rất hay về B. Brecht, tìm cách nói ra đồng thời sự đa dạng không ngờ (không xử lý nổi) của cái có thật, và những gián đoạn tinh thần cũng như những thay đổi đột ngột không ngừng của chính chúng ta : làm mồi cho sự ô hợp của những khoảnh khắc, chúng ta là những chủ thể gián đoạn, khó nắm bắt ; và, trong trường hợp của Barthes, dị ứng với ý tưởng, con sứa thực sự, bị những người khác nắm giữ – nếu tin vào ngụ ngôn luân lý nổi tiếng về món khoai tây chiên được phát triển trong “Hình ảnh”, hội thảo của ông ở Cerisy. Chúng ta hãy nhớ lại, nhất là trong một hội thảo về Roland Barthes, cấu trúc Không – Muốn – Nắm – Bắt đã làm tăng gấp hai lần cho mãi mãi sức mạnh của câu Không – Muốn – Bị – Nắm – Bắt !
Nắm bắt với hai nghĩa hiểu và cầm là từ cuối cùng của Đế chế tín hiệu; “thực tế không thể xử lý” cũng khép lại Căn phòng sáng sủa, tác phẩm xuất bản vài tuần trước cái chết của chính Roland Barthes. Cái chết là gì nếu như không phải là tên của cái có thực này hay sức mạnh phán quyết lời cuối với chúng ta này?
[1] Roland Barthes dùng từ “con sứa” để chỉ những điều gây sửng sốt.
[2] Toàn bộ những phương pháp phân tích ngôn ngữ bắt nguồn từ lý thuyết ngữ âm của Jacobson theo đó những mối quan hệ giữa các đơn vị bị rút lại thành những đối lập nhị nguyên.
[3] Một thể loại thơ Nhật bản gồm ba câu theo cấu trúc nhịp âm tiết 5/7/5.
Tọa đàm Roland Barthes: Dấu ấn, không phải là ảnh hưởng tại ĐH Sư phạm Hà Nội, 17 – 11 – 2010.
Daniel Bougnoux: Giáo sư Đại học Stendhal, Pháp, Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học thông tin và truyền thông.
tonvinhvanhoadoc.vn