.
27/4 Năm 1880, bằng sáng chế đầu tiên của Mỹ về máy trợ thính điện đã được trao cho Franscis D.Clarke và M.G.Foster với tên gọi Thiết bị hỗ trợ nghe cho người khiếm thính ( Số 226,902). Thiết bị này áp dụng sự truyền dẫn âm thanh qua xương, trong đó âm thanh được truyền bằng sự rung động của xương hộp sọ. Nhưng phải đến tận năm 1901 thì Acousticon-máy trợ thính thương mại đầu tiên, phát kiến của Miller Reese Hutchinson, mới được sản xuất.
Năm 1970, Hahnum, nguyên tố phóng xạ nhân tạo với số nguyên tử là 105 đã được công bố trong hội nghị của Hội Vật lý Hoa Kỳ tại Washington. Công trình này được Albert Ghiorso nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm phóng xạ Lawrence thuộc trường Đại học California, Berkeley. Nguyên tố phóng xạ nhân tạo này có khối lượng nguyên tử là 260 và được lấy theo tên của nhà vật lý người Đức Otto Hahn.
Năm 1970, Hahnum, nguyên tố phóng xạ nhân tạo với số nguyên tử là 105 đã được công bố trong hội nghị của Hội Vật lý Hoa Kỳ tại Washington. Công trình này được Albert Ghiorso nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm phóng xạ Lawrence thuộc trường Đại học California, Berkeley. Nguyên tố phóng xạ nhân tạo này có khối lượng nguyên tử là 260 và được lấy theo tên của nhà vật lý người Đức Otto Hahn.
28/4Năm 1932, một loại vaccine đã được công bố nhằm miễn dịch bệnh sốt da vàng ở người. Đây là công bố mang tính tập thể đầu tiên tại hội nghị của các Hiệp hội Mỹ về Sinh vật học thí nghiệm ở Philadelphia, Pennyslvania. Loại vaccine này đã được Drs. Wilbur A.Sawyer, Wray D.M.Lloyd và StuartF.Kitchen nghiên cứu, họ là những người đã được Quỹ từ thiện Rockerfeller (Rockerfeller Foundation) bảo trợ.
29/4
Ngày mất của Wallace Hume Carothers (1896 – 1937). Ông là nhà hóa học người Mỹ nghiên cứu về nylon - sợi cao phân tử nhân tạo đầu tiên bằng cách kéo sợi từ sự nấu chảy. Loại polyme này được tạo ra từ sự ngưng kết (đông đặc) của axit adipic-(CH2)4(CO2H)2 và hexamethylenediamine – H2N(CH2)6NH2. Wallace Hume Carothers đã làm việc cho Công ty hóa chất DuPont với vị trí là người đứng đầu nghiên cứu về hóa học hữu cơ từ năm 1928. Qua những nghiên cứu của mình về các phân tử mạch lớn, mà ngày nay gọi là polyme (hợp chất cao phân tử), ông cũng đã phát triển cao su nhân tạo đầu tiên năm 1931- neoprene (cao su được tạo ra bằng sự trùng hợp các phân tử clorobutadien- CH2CHClCHCH2). Ông bị mắc chứng trầm cảm và đã tự tử khi mới 41 tuổi (29/4/1937)- trước khi nylon được khai thác mang tính thương mại. Công ty DuPont đưa nylon vào sản xuất thương mại từ năm 1938 và từ đó thành lập ngành công nghiệp sợi nhân tạo. Nylon đã chứng minh những đặc tính nổi bật của nó như một thứ lụa nhân tạo.
Ngày mất của Wallace Hume Carothers (1896 – 1937). Ông là nhà hóa học người Mỹ nghiên cứu về nylon - sợi cao phân tử nhân tạo đầu tiên bằng cách kéo sợi từ sự nấu chảy. Loại polyme này được tạo ra từ sự ngưng kết (đông đặc) của axit adipic-(CH2)4(CO2H)2 và hexamethylenediamine – H2N(CH2)6NH2. Wallace Hume Carothers đã làm việc cho Công ty hóa chất DuPont với vị trí là người đứng đầu nghiên cứu về hóa học hữu cơ từ năm 1928. Qua những nghiên cứu của mình về các phân tử mạch lớn, mà ngày nay gọi là polyme (hợp chất cao phân tử), ông cũng đã phát triển cao su nhân tạo đầu tiên năm 1931- neoprene (cao su được tạo ra bằng sự trùng hợp các phân tử clorobutadien- CH2CHClCHCH2). Ông bị mắc chứng trầm cảm và đã tự tử khi mới 41 tuổi (29/4/1937)- trước khi nylon được khai thác mang tính thương mại. Công ty DuPont đưa nylon vào sản xuất thương mại từ năm 1938 và từ đó thành lập ngành công nghiệp sợi nhân tạo. Nylon đã chứng minh những đặc tính nổi bật của nó như một thứ lụa nhân tạo.
30/4
Năm 1897, sự tồn tại của electron lần đầu được công bố. Đây cũng là hạt cơ bản đầu tiên mà con người tìm ra. Tại buổi thuyết trình chiều thứ 6 thường kỳ của Học viện Hoàng gia, Joseph John Thomson (1856-1940) lần đầu đưa ra công bố về sự tồn tại của electron (tên gọi vẫn được dùng cho tới ngày nay). Thomson khẳng định với các thính giả rằng vào khoảng đầu năm đó, ông đã tìm ra một loại hạt nhỏ gấn nghìn lần so với nguyên tử, và gọi nó là corpuscle, nghĩa là “vật thể nhỏ”. Tuy Thomson lúc đó đang là Giám đốc điều hành của Phòng thí nghiệm Cavendish tại Đại học Cambridge, và là một trong những nhà khoa học uy tín nhất của Anh, các nhà khoa học có mặt trong buổi thuyết trình đều tỏ ra nghi ngờ khám phá trên. Họ vẫn nghĩ rằng nguyên tử là phần tử vật chất nhỏ nhất và không thể chia cắt được. Năm 1906, Joseph John Thomson được nhận giải thưởng Nobel cho khám phá về electron và các nghiên cứu về hiện tượng phóng điện trong khí.
Năm 1897, sự tồn tại của electron lần đầu được công bố. Đây cũng là hạt cơ bản đầu tiên mà con người tìm ra. Tại buổi thuyết trình chiều thứ 6 thường kỳ của Học viện Hoàng gia, Joseph John Thomson (1856-1940) lần đầu đưa ra công bố về sự tồn tại của electron (tên gọi vẫn được dùng cho tới ngày nay). Thomson khẳng định với các thính giả rằng vào khoảng đầu năm đó, ông đã tìm ra một loại hạt nhỏ gấn nghìn lần so với nguyên tử, và gọi nó là corpuscle, nghĩa là “vật thể nhỏ”. Tuy Thomson lúc đó đang là Giám đốc điều hành của Phòng thí nghiệm Cavendish tại Đại học Cambridge, và là một trong những nhà khoa học uy tín nhất của Anh, các nhà khoa học có mặt trong buổi thuyết trình đều tỏ ra nghi ngờ khám phá trên. Họ vẫn nghĩ rằng nguyên tử là phần tử vật chất nhỏ nhất và không thể chia cắt được. Năm 1906, Joseph John Thomson được nhận giải thưởng Nobel cho khám phá về electron và các nghiên cứu về hiện tượng phóng điện trong khí.
1/5
Năm 1924, muối bột có chứa iốt lần đầu tiên đã được đưa vào bán tại bang Michigan-Mỹ. Muối bột đó có chứa hàm lượng 0.01% Natri ioddua (NaI), khi thêm vào lượng iốt vừa đủ sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ (sưng to tuyến giáp ở cổ). Công ty muối Diamond và 4 công ty muối bột khác ở Michigan đã đồng ý thêm một lượng nhỏ iốt vào sản phẩm của họ trước sự thúc giục của Hiệp hội Y khoa bang Michigan, mà người đề xướng và dẫn đầu là David Muray Cowie. Đầu tiên là miễn cưỡng, sau đó Công ty muối Morton cũng đã cung cấp loại muối này trên thị trường toàn quốc. Giá trị to lớn của iốt nhằm mục đích giảm tỷ lệ bướu cổ đã được David Marine xác định qua kết quả của một cuộc thử nghiệm trên một nhóm nữ sinh.
Năm 1924, muối bột có chứa iốt lần đầu tiên đã được đưa vào bán tại bang Michigan-Mỹ. Muối bột đó có chứa hàm lượng 0.01% Natri ioddua (NaI), khi thêm vào lượng iốt vừa đủ sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ (sưng to tuyến giáp ở cổ). Công ty muối Diamond và 4 công ty muối bột khác ở Michigan đã đồng ý thêm một lượng nhỏ iốt vào sản phẩm của họ trước sự thúc giục của Hiệp hội Y khoa bang Michigan, mà người đề xướng và dẫn đầu là David Muray Cowie. Đầu tiên là miễn cưỡng, sau đó Công ty muối Morton cũng đã cung cấp loại muối này trên thị trường toàn quốc. Giá trị to lớn của iốt nhằm mục đích giảm tỷ lệ bướu cổ đã được David Marine xác định qua kết quả của một cuộc thử nghiệm trên một nhóm nữ sinh.
2/5Ngày mất của Leonardo da Vinci (1452 – 1519) - họa sĩ, nhà phác họa, nhà điêu khắc đồng thời là kiến trúc sư, kĩ sư người Ý. Ông là kĩ sư và là nhà phát minh lớn, người đã thiết kế nhiều tòa nhà, nhiều cây cầu, kênh đào, pháo đài và rất nhiều máy móc phục vụ chiến tranh. Ông giữ một số lượng đồ sộ các ghi chép, phác họa về những ý tưởng của mình. Ông bị mê hoặc bởi chim và khả năng bay của chúng. Trong số những phác họa của ông có các ý tưởng thiết kế tuyệt diệu cho những cố máy bay lượn. Chúng là minh chứng về một thiên tài của những sáng chế cơ học, với những nghiên cứu khoa học đi trước thời đại của mình vài thế kỷ. Ông cũng được biết đến như một họa sĩ nổi tiếng mọi thời đại, nổi tiếng nhất với các tác phẩm như Mona Lisa và Bữa ăn tối cuối cùng.
3/5
Sinh năm 1695, Henri Piot- kĩ sư thủy lực học người Pháp đã phát minh ra ống Pitot (1732). Ống Pitot là một dụng cụ dùng để đo tốc độ dòng chảy (lưu lượng) của chất lỏng hoặc chất khí. Mô hình của ống Pitot sau đó được Henri Darcy cải tiến nhằm sử dụng để xác định tốc độ trên không của máy bay. Mặc dù ban đầu ông được đào tạo thành nhà toán học và nhà thiên văn học, nhưng ông đã bị thu hút vào một nghiên cứu về tốc độ dòng chảy tại những độ sâu khác nhau, và để phục vụ cho nghiên cứu đó đầu tiên ông đã tạo ra ống Pitot. Ông đã bác bỏ niềm tin của đa số mọi người thời đó rằng vận tốc của dòng nước tăng lên theo độ sâu. Pitot đã trở thành một kĩ sư làm thay đổi quá trình duy tu và xây dựng các kênh đào, những cây cầu, các dự án cấp thoát nước và ông đặc biệt được nhớ đến với công trình Cống dẫn nước Sanit-Clement (1772) ở Montpellier, Pháp có hình cửa tò vò dài gần 1 km.
Sinh năm 1695, Henri Piot- kĩ sư thủy lực học người Pháp đã phát minh ra ống Pitot (1732). Ống Pitot là một dụng cụ dùng để đo tốc độ dòng chảy (lưu lượng) của chất lỏng hoặc chất khí. Mô hình của ống Pitot sau đó được Henri Darcy cải tiến nhằm sử dụng để xác định tốc độ trên không của máy bay. Mặc dù ban đầu ông được đào tạo thành nhà toán học và nhà thiên văn học, nhưng ông đã bị thu hút vào một nghiên cứu về tốc độ dòng chảy tại những độ sâu khác nhau, và để phục vụ cho nghiên cứu đó đầu tiên ông đã tạo ra ống Pitot. Ông đã bác bỏ niềm tin của đa số mọi người thời đó rằng vận tốc của dòng nước tăng lên theo độ sâu. Pitot đã trở thành một kĩ sư làm thay đổi quá trình duy tu và xây dựng các kênh đào, những cây cầu, các dự án cấp thoát nước và ông đặc biệt được nhớ đến với công trình Cống dẫn nước Sanit-Clement (1772) ở Montpellier, Pháp có hình cửa tò vò dài gần 1 km.
4/5
Năm 1933, phát hiện về sóng vô tuyến phát ra từ trung tâm của dải Ngân hà đã được nêu ra trong một báo cáo của Karl Jansky mà ông đã đọc tại Hội Vô tuyến Quốc tế ở Washington. Sóng vô tuyến này có mật độ rất thấp, bước sóng ngắn (14,6 m, tần số khoảng 20Mhz) và đòi hỏi những thiết bị đo đạc rất nhạy mới có thể phát hiện ra chúng. Mật độ sóng thay đổi một cách đều đặn theo thời gian trong ngày và theo mùa. Chúng đến từ một hướng không thay đổi trong vũ trụ và độc lập với điểm đến Trái đất. Karl Jansky đã kiểm soát các nghiên cứu của ông trên tạp âm nền ở bộ phận nghiên cứu vô tuyến tại Phòng thí nghiệm điện thoại Bell, Holmdel, New Jersey. Tờ Thời báo New York đã đưa lên trang nhất bài báo cáo đó ngay ngày hôm sau.
Năm 1933, phát hiện về sóng vô tuyến phát ra từ trung tâm của dải Ngân hà đã được nêu ra trong một báo cáo của Karl Jansky mà ông đã đọc tại Hội Vô tuyến Quốc tế ở Washington. Sóng vô tuyến này có mật độ rất thấp, bước sóng ngắn (14,6 m, tần số khoảng 20Mhz) và đòi hỏi những thiết bị đo đạc rất nhạy mới có thể phát hiện ra chúng. Mật độ sóng thay đổi một cách đều đặn theo thời gian trong ngày và theo mùa. Chúng đến từ một hướng không thay đổi trong vũ trụ và độc lập với điểm đến Trái đất. Karl Jansky đã kiểm soát các nghiên cứu của ông trên tạp âm nền ở bộ phận nghiên cứu vô tuyến tại Phòng thí nghiệm điện thoại Bell, Holmdel, New Jersey. Tờ Thời báo New York đã đưa lên trang nhất bài báo cáo đó ngay ngày hôm sau.
5/5 Năm 1834, William Whewell đã viết cho Michael Faraday một bức thư liên quan đến những tên gọi để miêu tả cho quá trình điện phân mà ông đang nghiên cứu. Whewell gợi ý các tên gọi Anode và Cathode. Những thuật ngữ này dựa trên tiếng Hy Lạp, tiền tố “ana” có nghĩa là “ở trên” và “kata” có nghĩa là “ở dưới”. Việc lựa chọn những tiền tố này dựa vào ý tưởng dòng điện là dòng chuyển dời có hướng từ cực dương sang cực âm của nguồn điện. Ông cũng đã gợi ý thuật ngữ ion- kết hợp thay cho Zetodes và Stechions. Faraday đã trả lời lại rằng “thật là vui sướng với khả năng diễn đạt của những thuật ngữ mới và tôi sẽ luôn luôn mắc nợ ông vì sự giúp đỡ tận tình mà ông đã dành cho tôi”.
THANH LOAN lược dịch
THANH LOAN lược dịch