Tết Nguyên đán VN có bao điều để bàn, để nói vì thế trên 30 bản tham luận của các nhà nghiên cứu sử học, khoa học… trình bày trong cuộc hội thảo về Tết tại Trung tâm triển lãm VHNTVN ngày 1.2 vẫn chưa đủ.
Các tham luận phân chia ra ba phần rõ rệt. Một tập trung vào ngày Tết nói chung, từ nguồn gốc, phong tục, ăn mặc, ẩm thực,các trò chơi trong ngày Tết cho đến lễ hội, chiếu chèo ngày xuân. Phần hai là nét riêng của Tết ở các vùng miền của đất nước cho đến Tết xa xứ của người VN ở nước ngoài. Và cuối cùng là đôi ý kiến về tổ chức Tết sao cho lành mạnh, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Các tham luận phân chia ra ba phần rõ rệt. Một tập trung vào ngày Tết nói chung, từ nguồn gốc, phong tục, ăn mặc, ẩm thực,các trò chơi trong ngày Tết cho đến lễ hội, chiếu chèo ngày xuân. Phần hai là nét riêng của Tết ở các vùng miền của đất nước cho đến Tết xa xứ của người VN ở nước ngoài. Và cuối cùng là đôi ý kiến về tổ chức Tết sao cho lành mạnh, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Tết- nét đẹp văn hoá cổ truyền
GS Trần Quốc Vượng sau khi lý giải về thời gian và lịch pháp như là những khái niệm khách- chủ thể, nhấn mạnh: Tết là lễ hội, là dịp “nung”, “hâm nóng” lên tình cảm cộng đồng từ gia đình đến mọi làng quê và thị thành. Tết là lễ hội ẩm thực, rất VN với bánh chưng, dưa hành, cây nêu, là sự bắt đầu mới, mừng xuân mới với những phong tục đẹp, đầy hàm lượng văn hoá, hàm lượng tâm linh. Nhà văn Giang Quân trong “Chợ và phố phường HN ngày Tết” nhắc nhiều đến chợ hoa Hàng Lược như là một nét đẹp văn hoá đã đi vào tâm thức người dân thủ đô. Chợ hoa họp cả trong năm tháng chiến tranh chống Mỹ. Nhà nghiên cứu Phạm Hoà (Hội VNDGVN) gợi lại vẻ đẹp trong ăn mặc của chàng trai Hà Nội đầu thế kỷ 20 “Giày ban bóng loáng nuột nà/ Khăn xếp chữ nhất, quần là nếp ne…” cho đến cái khăn mỏ quạ như “thể hoa sen” của cô gái, để rồi tự hỏi “Văn hoá ăn mặc Tết ngày nay,mới hơn, đẹp hơn như thế nào?”.
Nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ nói về một nét sinh hoạt văn hoá dân tộc tuyệt đẹp của ngày Tết: “Chiếu chèo ngày xuân”. Qua mô tả, phân tích kỹ hình thức, trò diễn của chiếu chèo, trong đó có sự tham gia đồng sáng tạo của quần chúng, để nói nhu cầu thưởng thức nghệ thuật chèo của bà con là rất lớn. TS Nguyễn Thị Huế đi vào “Những bài hát, câu hát chúc Tết trong làn điệu dân ca VN”.
Nhà nghiên cứu Vũ Hải Sơn so sánh cái Tết thời bao cấp và Tết thời thị trường: Tết thời bao cấp chuẩn bị ăn Tết lâu, có khi cả tháng trời, nhưng ăn Tết chóng; Tết thời thị trường chuẩn bị nhanh, còn ăn Tết thì lại “dầm dề” hơn. PGS Chu Quang Trứ (Viện Mỹ thuật VN) mải mê với nét đẹp của ngày Tết từ việc sửa sang cửa nhà, dán tranh Tết, chơi hoa Tết, để rồi vẫn nhìn “cái đẹp nhất, rạng rỡ nhất trong ngày Tết chính là ở trang phục và nét mặt con người”.
Tết mọi miền và cách tổ chức
Nhà giáo Nguyễn Xuân Đức (ĐH Vinh) nhìn nhận Tết xứ Nghệ trong mối quan hệ với các điều kiện tự nhiên, xã hội. Người xứ Nghệ đón Tết trong sự bộn bề công việc, trong cảnh dốc bồ và khan hiếm thực phẩm. Nhưng cũng vì thế, họ tập trung ăn Tết, dù kinh tế khó khăn đến mấy, và không có tục chơi xuân như người Bắc? Trần Đình Hằng đặt vấn đề cái hay của Tết cổ truyền ở Huế và những biểu hiện phai nhạt hôm nay. “Cái Tết trong gia đình xứ Huế hồi đầu và cuối thế kỷ 20, đã có nhiều biến chuyển đến nghiệt ngã về chất, từ chỗ mang nặng giá trị tâm linh- hướng nội, chuyển dần sang cực hình thức, vỡ vụn ra bên ngoài; từ trục đạo lý của những lời chúc phúc, rơi dần sang tính thực dụng, cơ hội của những biểu hiện tài lộc…”. Ông Sần Cháng – Giám đốc Sở VHTT tỉnh Lào Cai – đưa ra những nét độc đáo trong Tết của người Giáy từ chuyện mổ lợn, tiễn ông bà cho đến suy nghĩ Tết là thiêng liêng, là ngày vui nên cấm trẻ con khóc. Trong khi với người Dao cũng ở Lào Cai, theo TS Trần Hữu Sơn thì nghi lễ đón giao thừa có tục giã cối, khua chuông và phun nước, phản ánh các nghi lễ nông nghiệp cổ xưa. Ngoài ra, phong tục ăn Tết của người Tày – Nùng ở Việt Bắc, của người Mường ở Hoà Bình, Thanh Hoá… cùng được đề cập ở nhiều tham luận. Nhà nghiên cứu văn hoá Đào Hùng và TS Trần Hồng Vân cùng tâm đắc với Tết của người VN ở nước ngoài. Những người con xa xứ đã phải tự tạo ra một không khí Tết bằng cách ăn Tết tập trung với hai món không thể thiếu là bánh chưng và dưa hành. Đại sứ quán VN ở nước ngoài cũng rất quan tâm đến cộng đồng người Việt và thường tổ chức một buổi họp mặt, quây quần vào chiều 30 Tết… Về tổ chức Tết sao cho dân tộc, hiện đại, bà Lê Thị Hồng Phúc (Cục VHTT cơ sở) nêu rõ “việc sử dụng chiêng, trống, cồng, chuông chùa… để góp phần báo hiệu thời khắc giao thừa là rất cần thiết (để tạo âm thanh) cùng với pháo hoa, pháo hiệu, đèn trời (tạo ánh sáng)”. Nên đọc thư Bác Hồ trên đài truyền hình và đài phát thanh để vừa tưởng nhớ đến Bác, vừa tăng thêm lòng tự hào dân tộc. Nên tổ chức Tết gắn liền với lễ mừng thọ và cũng nên tính đến việc mở rộng các hoạt động du lịch để thu hút khách. Bên cạnh đó, Tết trồng cây và lễ xuống đồng trong ngày đầu năm rất nên được coi trọng.
Nhà giáo Nguyễn Xuân Đức (ĐH Vinh) nhìn nhận Tết xứ Nghệ trong mối quan hệ với các điều kiện tự nhiên, xã hội. Người xứ Nghệ đón Tết trong sự bộn bề công việc, trong cảnh dốc bồ và khan hiếm thực phẩm. Nhưng cũng vì thế, họ tập trung ăn Tết, dù kinh tế khó khăn đến mấy, và không có tục chơi xuân như người Bắc? Trần Đình Hằng đặt vấn đề cái hay của Tết cổ truyền ở Huế và những biểu hiện phai nhạt hôm nay. “Cái Tết trong gia đình xứ Huế hồi đầu và cuối thế kỷ 20, đã có nhiều biến chuyển đến nghiệt ngã về chất, từ chỗ mang nặng giá trị tâm linh- hướng nội, chuyển dần sang cực hình thức, vỡ vụn ra bên ngoài; từ trục đạo lý của những lời chúc phúc, rơi dần sang tính thực dụng, cơ hội của những biểu hiện tài lộc…”. Ông Sần Cháng – Giám đốc Sở VHTT tỉnh Lào Cai – đưa ra những nét độc đáo trong Tết của người Giáy từ chuyện mổ lợn, tiễn ông bà cho đến suy nghĩ Tết là thiêng liêng, là ngày vui nên cấm trẻ con khóc. Trong khi với người Dao cũng ở Lào Cai, theo TS Trần Hữu Sơn thì nghi lễ đón giao thừa có tục giã cối, khua chuông và phun nước, phản ánh các nghi lễ nông nghiệp cổ xưa. Ngoài ra, phong tục ăn Tết của người Tày – Nùng ở Việt Bắc, của người Mường ở Hoà Bình, Thanh Hoá… cùng được đề cập ở nhiều tham luận. Nhà nghiên cứu văn hoá Đào Hùng và TS Trần Hồng Vân cùng tâm đắc với Tết của người VN ở nước ngoài. Những người con xa xứ đã phải tự tạo ra một không khí Tết bằng cách ăn Tết tập trung với hai món không thể thiếu là bánh chưng và dưa hành. Đại sứ quán VN ở nước ngoài cũng rất quan tâm đến cộng đồng người Việt và thường tổ chức một buổi họp mặt, quây quần vào chiều 30 Tết… Về tổ chức Tết sao cho dân tộc, hiện đại, bà Lê Thị Hồng Phúc (Cục VHTT cơ sở) nêu rõ “việc sử dụng chiêng, trống, cồng, chuông chùa… để góp phần báo hiệu thời khắc giao thừa là rất cần thiết (để tạo âm thanh) cùng với pháo hoa, pháo hiệu, đèn trời (tạo ánh sáng)”. Nên đọc thư Bác Hồ trên đài truyền hình và đài phát thanh để vừa tưởng nhớ đến Bác, vừa tăng thêm lòng tự hào dân tộc. Nên tổ chức Tết gắn liền với lễ mừng thọ và cũng nên tính đến việc mở rộng các hoạt động du lịch để thu hút khách. Bên cạnh đó, Tết trồng cây và lễ xuống đồng trong ngày đầu năm rất nên được coi trọng.