Home » » Về phép biện chứng

Về phép biện chứng

Written By kinhtehoc on Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012 | 08:00

Triết gia Hy Lạp cổ đại Heraclit từng nói:"Không ai tắm hai lần trên một dòng sông" điều đó thể hiện sự vận động không ngừng của sự vật hiện tượng trong thế giới luôn luôn biến đổi.Dòng chảy của con sông làm cho nước sông chỗ đó sẽ không còn là nó trong ngày hôm sau,trong cơ thể sống thì luôn có quá trình biến đổi lí hóa sinh,trong nguyên tử thì luôn có sự chuyển động của các hạt điện tích,tự nhiên,xã hội,tư duy,diễn biến tâm lí của con người ,cũng có sự vận động không có gì là bất biến.Thời thế có thể đổi thay,trật tự xã hội có thể biến đổi,"mặt trời cũng ngày một mới",đến trái đất cũng chưa phải đã là trường tồn vĩnh cửu.

Phát triển là một khía cạnh của vận động,đó là trạng thái vận động tự thân từ nội lực,từ sự tác động lẫn nhau của các yếu tố bên trong,nhờ những xung đột mâu thuẫn từ trong lòng sự vật hiện tượng mà ra.Quả trứng phát triển thành con gà,nhưng nếu nói con gà phát triển thành quả trứng thì lại không ổn.Sự vật hiện tượng nào cũng có những mối liên hệ của các yếu tố bên trong lòng nó và cũng có cả những mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác ở bên ngoài.Nhưng dù thế nào thì khi nhìn một cách tổng thể bao quát cũng có thể quy về thành các mối liên hệ bên trong ,nhìn theo quy luật phát triển.Sự vật là thể thống nhất của nhiều yếu tố nhưng trong quan hệ với bên ngoài nó lại chỉ là một mắt xích,một yếu tố nhỏ trong thể thống nhất rộng lớn hơn.

Trong cuộc sống thục tế những biểu hiện của tính biện chứng vô cùng đa dạng phong phú.Đời người thì biến hóa theo quy luật sinh-trưởng-lão-bệnh-tử,1 năm thì có các mùa xuân-hạ-thu-đông,tre già măng mọc ,cái này hôm nay là mới nhưng rồi sẽ lại trở thành cái cũ và bị cái mới khác phủ định...Vì thế mà phải cần nắm chắc các quy luật biện chứng để vận dụng.
 
Trong phương thức sản xuất luôn có sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất làm động lực cho PTSX phát triển và cụ thể hơn thì LLSX là điều kiện tiên quyết,quyết định tới QHSX sự phát triển phải luôn bắt đầu từ sự tích lũy của LLSX.Nếu QHSX không phù hợp sẽ dẫn tới kìm hãm LLSX và dẫn tới mâu thuẫn,LLSX sẽ đấu tranh phá vỡ QHSX cũ tạo ra QHSX mới phù hợp hơn,còn nếu QHSX tiến bộ quá cũng lại là không ổn nó có thể phá hủy LLSX,và sau đó thì LLSX lại tạo ra QHSX tuy không tiến bộ bằng nhưng lại tương ứng phù hợp hơn.QHSX tác động trở lại LLSX hoặc là kích thích,hặc là cản trở hoặc là phá hủy.

Cơ sở hạ tầng quyết định tới kiến trúc thượng tầng,mỗi giai cấp,tầng lớp luôn có phong cách,tư tưởng và văn hóa nghệ thuật phù hợp với mình.Lượng là mặt quyết định ,muốn phát triển trước hết phải có sự tích lũy về lượng đến một mức độ nhất định lượng sẽ phã vỡ khuông khổ của chất cũ tạo ra sự chuyển biến về chất,ví dụ như muốn có phát triển phải có tăng trưởng, con người phải có sự tích lũy lớn lên về thể chất,trí tuệ,tính cách,tâm lí thì mới có thể chuyển từ trẻ con thành người lớn.

Trong cấu trúc nguyên tử thì sự thay đổi về hạt electron mang điện tích âm sẽ là cơ sở căn bản để thay đổi tính chất của nguyên tử.Vật chất quyết định ý thức,kết cấu của cái chiêng hay vật liệu làm ra nó thay đổi thì âm thanh cũng biến đổi theo tương ứng,quá trình sinh hóa,hay biến đổi về thần kinh của bộ não sẽ quyết định để hình thành ra những cảm giác,ý thức tương ứng.Trong xã hội thì dân là cái gốc,xây dựng lên cũng là dân mà cải cách cũng bắt đầu từ dân...

Như thế rõ ràng trong các mặt đối lập,trong các yếu tố cấu thành nên sự vật luôn có một mặt,một yếu tố đóng vai trò quyết định,làm cơ sở đầu tiên,điều kiện tiên quyết cho động lực phát triển.Các mặt đối lập tác động qua lại lẫn nhau phát sinh mâu thuẫn rồi lại đấu tranh gải quyết mâu thuẫn tạo ra sự cân bằng hài hòa tạm thời đứng yên,sau đó sự tác động mới lại làm phá vỡ trạng thái tĩnh ,cân bằng ấy để tiếp tục chu kì phát triển mới...

Ý nghĩa của quy luật đấu tranh là phải luôn xác định được yếu tố quyết định trong lòng sự vật từ đó tập trung ưu tiên tích lũy phát triển trước để làm động lực đẩy tất cả tiến lên.Cái không có tính quyết định tiến bộ quá mức so với quyết định sẽ làm phá hủy sự phát triển,còn làm cho sự vật đi xuống.Cái này phát triển tới mức độ nhất định sẽ đẩy cái kia phát triển theo tạo ra sự cân đối,phù hợp mới sau đó lại tác động trở lại kích thích sự phát triển cho mặt quyết định...Trong nhận thức thì hoạt động thục tiễn là điều kiện tiên quyết quyết định cho nhận thúc phát triển:Hoạt động thực tiễn-trực quan sinh động-tư duy trừu tượng-hoạt động thực tiễn...

Sự đấu tranh bắt đầu từ khi có sự phân hóa tính thống nhất làm các trạng thái khác biệt.Triết lí vô cực cho rằng không tranh đấu không phân hóa là nguyên bản của sự vật hiện tượng,phát triển tới mức cao nhất lại làm cho các mặt đối lập thống nhất quay về nguyên bản ban đầu.
Sự phát triển có tính chu kì là vấn đề mà nhiều tư tưởng nhắc tới,sự vật phủ định nó thành cái mới rồi lại dường như quay về như cũ nhưng ở chu kì mới cao hơn về chất.Phát triển chỉ được công nhận khi phải có điều kiện đủ là phát triển cả về chất,tất cả các yếu tố,các mặt đối lập cùng chuyển lên trạng thái cao hơn,phải nhảy sang 1 giai đoạn quá trình cao hơn,khuôn khổ cũ phải bị phá vỡ hoàn toàn.Còn phát triển theo kiểu chỉ tích lũy về lượng,không nhảy về chất,biến đổi loanh quanh trong 1 khuôn khổ cố định thì chỉ là tăng trưởng,mới chỉ phát triển về 1 mặt,một yếu tố nào đó chưa thể toàn diện,còn bị mất cân đối.

Phép biện chứng có thể coi là lĩnh vực có tầm bao quát lớn và gần gũi sâu sát với thực tế nhất trong các vấn đề của triết học .Vì thế ai cũng nên tìm hiểu dù chuyên môn hay không chuyên,dù hiểu nông hay sâu thì cũng rất có ích lợi cho tư duy suy nghĩ của mỗi người khi nhìn nhận đánh giá và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
 
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved