CÙ HUY CHỬ
Bốn là, để phát huy sức mạnh của con người, giá trị của con người, Hồ Chí Minh khẳng định quyền độc lập của dân tộc phải gắn liền với quyền tự do dân chủ. Dân tộc có độc lập mà dân không có dân chủ, tự do thì độc lập có ý nghĩa gì? Đặt câu hỏi: Trong nhà nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân thì Chính phủ là gì? Người trả lời: “Là đày tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ… Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”(21). Tính ưu việt và sức mạnh của xã hội mới chính là tính dân chủ của xã hội và quyền tự do của con người được đảm bảo. Trong quá trình chọn lựa con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã học tập kinh nghiệm lịch sử của cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp và Cách mạng tháng Mười Nga(22). Tinh hoa của các cuộc cách mạng ấy là tinh thần dân chủ và quyền tự do được phát huy để tạo ra sức mạnh cho nhân dân làm nên cách mạng, nhất là Cách mạng tháng Mười Nga. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của con người, sức mạnh của nhân dân.
Trần Đức Thảo đã từng sống, học tập tại nhà trường dân chủ Pháp; vì vậy mà ông hiểu được giá trị dân chủ, tự do không phải là do giai cấp thống trị ban phát cho nhân dân, mà đó là kết quả của truyền thống đấu tranh lâu đời của nhân dân. Truyền thống ấy chính là sức mạnh của nhân dân, của chính sự vận động sản xuất xã hội đem lại. Chính vì vậy, ông không chấp nhận những hạn chế của tư tưởng siêu hình, duy tâm được vận dụng vào hoạt động chính trị - xã hội để hạn chế, thậm chí xóa bỏ những giá trị dân chủ, tự do mà nhân dân lao động đã dày công đấu tranh, vun đắp. Đó chính là nội dung mà ông phản ánh trong hai bài báo: Nỗ lực phát triển tự do dân chủ(23) và Nội dung xã hội và hình thức tự do(24) đăng trên báo Nhân văn và Giai phẩm mùa đông.
Nhưng, điều quan trọng, Trần Đức Thảo đã phân tích và khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa tự do và tất yếu. Ngay từ năm 1948, khi trả lời thư của A.Kojève, Trần Đức Thảo đã nói rõ: “Nhưng có lẽ chúng ta không thuộc vào cùng một gia đình tinh thần. Bởi trước khi tiếp cận triết học ngày nay, tôi chỉ là kẻ được Spinoza thuyết phục, và tôi cũng biết đấy là một học thuyết không được ông ưa chuộng cho lắm. Ông định nghĩa tự do bằng cách phủ định tất yếu. Tôi bảo vệ truyền thống lớn của chủ nghĩa duy lý luôn luôn quan niệm chúng là một” (1948)(25). Sau này, trong nhiều tác phẩm viết về quyền tự do của con người, Trần Đức Thảo đã triển khai tư tưởng của C.Mác: “Do bản chất của sự vật, vương quốc của tự do nằm ở bên kia lĩnh vực sản xuất vật chất, hiểu theo đúng nghĩa của danh từ này. Giống như người nguyên thủy phải đấu tranh với tự nhiên để thỏa mãn nhu cầu của họ, để bảo tồn và tái sản xuất ra đời sống của họ, người văn minh cũng bắt buộc phải làm như vậy trong tất cả các hình thái xã hội và dưới bất cứ những phương thức sản xuất nào. Với sự phát triển của con người, vương quốc của sự tất yếu tự nhiên cũng mở rộng, vì các nhu cầu của con người tăng lên; nhưng đồng thời những lực lượng sản xuất dùng để thỏa mãn những nhu cầu đó cũng được mở rộng. Trong lĩnh vực đó, sự tự do chỉ có thể bao hàm ở chỗ là: con người xã hội hóa, những người sản xuất liên hợp, điều tiết một cách hợp lý sự trao đổi chất đó của họ với giới tự nhiên, đặt sự trao đổi chất đó dưới sự kiểm soát chung của họ, chứ không để cho nó thống trị họ như là một lực lượng mù quáng: họ tiến hành sự trao đổi ấy một cách ít hao tốn sức lực nhất và trong những điều kiện xứng đáng nhất, phù hợp nhất với bản chất con người. Nhưng tuy vậy, tất cả những điều đó cũng vẫn thuộc về vương quốc của tất yếu. Chính ở bên kia vương quốc ấy mới bắt đầu sự phát triển của lực lượng con người như là một mục đích tự nó, mới bắt đầu vương quốc chân chính của tự do, vương quốc này chỉ có thể phồn vinh trên vương quốc của sự tất yếu ấy, coi như là trên cơ sở của chính nó”(26). Như vậy, muốn sáng tạo tinh thần, muốn sống đúng với bản chất con người thì phải có tự do. Nhưng tự do không thể tách rời tất yếu. Quan hệ vật chất được mở rộng là điều kiện tất yếu để phát triển tự do. Chính theo ý nghĩa ấy mà Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Cần hiểu tự do mà người khẳng định là tự do cho dân tộc, cho Tổ quốc và cho mỗi một con người. Đối với nhân dân, để đảm bảo tự do thì phải phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, phải nâng cao dân trí, văn hóa. Không có con đường nào khác.
Năm là, những tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh mang tính cách mạng, tính hiện thực. Muốn hiện thực hóa tư tưởng nhân văn thì phải có một nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh V.I.Lênin, năm 1960, Hồ Chí Minh đã viết: “Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”(27). Khi nói về xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh cũng đã viết: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”(28). Như vậy, tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh vừa hướng tới mục tiêu giải phóng con người, vừa phấn đấu cho cuộc sống của nhân dân ngày càng no ấm, ngày càng hạnh phúc, cho Tổ quốc ngày càng giàu mạnh. ở đây, lý tưởng và hành động thực tế thống nhất với nhau làm một.
Trong Hồi ký của mình, Trần Đức Thảo cũng khẳng định: Chủ nghĩa cộng sản, dù là một viễn cảnh xa xôi đến mấy thì nhất định lịch sử dân tộc và nhân loại sẽ tới đó. Nhưng, ông đã luận chứng bằng tư tưởng triết học về sự vận động của chính nền sản xuất xã hội đã diễn ra trong lịch sử nhân loại. Trong các tác phẩm bàn về con người, Trần Đức Thảo đã nghiền ngẫm luận điểm nổi tiếng sau đây của C.Mác: “Phương thức chiếm hữu tư bản chủ nghĩa do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đẻ ra, và do đó cả chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa nữa đều là sự phủ định đầu tiên đối với chế độ tư hữu cá nhân dựa trên lao động bản thân. Nhưng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên. Đó là một sự phủ định cái phủ định. Sự phủ định này không khôi phục lại chế độ tư hữu, mà khôi phục lại chế độ sở hữu cá nhân trên cơ sở những thành tựu của thời đại tư bản chủ nghĩa: trên cơ sở sự hiệp tác và sự chiếm hữu công cộng đối với ruộng đất và những tư liệu sản xuất do chính lao động làm ra”(29). Nghiên cứu về luận điểm này, Trần Đức Thảo nói rõ: Như vậy, sự giải phóng con người không phải là xuất phát từ ý chí luận, mà đó là một quá trình khách quan, tự nhiên của sự phát triển của chính nền sản xuất. Cho nên, như C.Mác cũng từng nói trong bộ Tư bản: Cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa của giai cấp công nhân lúc đầu chỉ tước đoạt của cải của một nhúm tư bản tài phiệt, còn những nhà tư bản vừa và nhỏ thì để cho nó tự thủ tiêu trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Điều ấy C.Mác và Ph.Ăngghen cũng nói rõ trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: Sau khi làm cuộc cách mạng chính trị, giai cấp vô sản phải chuyển ngay sang xây dựng kinh tế. Trong Hồi ký, Trần Đức Thảo đã nói rõ ý này nghĩa là không phải dùng phương pháp hành chính, tước đoạt, mà phải thông qua hoạt động kinh tế bình thường để chuyển dần những tư liệu sản xuất chủ yếu về cho nhân dân lao động. Quá trình ấy là lâu dài để chuyển biến nền kinh tế theo con đường của chủ nghĩa xã hội, như thế mới đem lại tự do, dân chủ cho nhân dân.(28)Bởi vậy, theo Trần Đức Thảo, tư tưởng sau đây của Hồ Chí Minh là mang tính cách mạng, thật sự có ý nghĩa nhân văn, vì nó đảm bảo cho xã hội tồn tại, phát triển một cách bình thường, phù hợp với quy luật khách quan của vận động lịch sử: ở thời kỳ quá độ, nền kinh tế của ta tồn tại bốn hình thức sở hữu chính: “Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân. Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Sở hữu của người lao động riêng lẻ. Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”; rằng, “kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên”(30). Đương nhiên, ngày nay, chúng ta cần hiểu cách diễn đạt trên đây của Hồ Chí Minh là xuất phát và phù hợp với tư duy của xã hội thời bấy giờ. Ngày nay, do thực tiễn đã đổi khác, nên cần được tư duy mới cho phù hợp.
Tuy nhiên, như Trần Đức Thảo đã luận chứng trong Hồi ký của mình thì điều sau đây vẫn giữ nguyên: Sự vận động của lịch sử xã hội loài người đã diễn ra như sau: Các chế độ cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến đã từng bị thay thế thì chế độ tư bản chủ nghĩa tất nhiên cũng sẽ bị thay thế, bởi nó tự phủ định nó. Vì vậy, chế độ cộng sản, dù xa xôi đến mấy, tất yếu cũng sẽ diễn ra. Nhưng, trong quá trình đó, phải nắm lấy khâu trung giới thì mới có thể từng bước tạo ra sự chuyển qua. Chính vì vậy, sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu nhất thiết phải tồn tại thì mới có sự chuyển qua ấy. Vấn đề khó khăn ở đây là quản lý ở cấp vĩ mô của Nhà nước. Trước hết, sự quản lý ấy phải do những người vừa có tài năng, vừa trong sạch (bởi nhân cách cá nhân người lãnh đạo, bởi chính sách đúng của Nhà nước), có tầm nhìn xa và có sự nhạy bén trước tình hình trong nước và quốc tế(31).
Tóm lại, đọc các tác phẩm của Trần Đức Thảo, chúng ta càng khẳng định được tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là toàn diện, được đặt trên một nền móng lý luận vững chắc, đầy sức thuyết phục. Tư duy triết học Trần Đức Thảo đã mở ra cho ta phương pháp để nhận thức cơ sở lý luận và thực tiễn, cơ sở lịch sử xã hội của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh một cách sâu sắc.
Viết về những vấn đề trên đây, tôi nhớ lại trước lúc đi Pháp (tháng 3-1991), GS.Trần Đức Thảo có yêu cầu tôi tìm cho ông mấy tài liệu sau: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tác phẩm của đồng chí Trường Chinh nói về: Chủ nghĩa Mác và cách mạng Việt Nam, về văn hóa. Trần Đức Thảo kể lại rằng năm 1950, khi còn ở bên Pháp, ông được một Việt kiều đưa cho xem biên bản của Hội nghị văn hóa toàn quốc họp ở Việt Bắc năm 1948, ông rất lưu ý đến ý kiến của ông Trường Chinh phát biểu tại Hội nghị đó về vấn đề nhân đạo, đại ý có nói: lắm khi vì để thực hiện chủ nghĩa nhân đạo chân chính, chúng ta buộc lòng phải tiến hành những việc làm có vẻ không nhân đạo, ví dụ phải tiến hành chiến tranh. Trần Đức Thảo nói: đó là biện chứng của lịch sử. Những việc làm, những lời nói sau đây của Hồ Chí Minh là hết sức đặc biệt: Tại Đại hội Tour, năm 1920, khi một cử tọa hỏi Hồ Chí Minh: Nguyễn ái Quốc, anh đại diện cho ai? Hồ Chí Minh đã trả lời: Nhân danh toàn thể loài người, tôi kêu gọi các đồng chí hãy ủng hộ phong trào giải phóng thuộc địa. Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh thống nhất quyền con người với quyền dân tộc. Khi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, Người nêu khẩu hiệu: Chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Tháng 2-1965, trước lúc viết Di chúc, Người đến thăm đền Nguyễn Trãi tại Côn Sơn. Tháng 5-1965, sau khi viết Di chúc, Người đến thắp hương tại đền Khổng Tử. Mấy tháng trước lúc mất, Người trả lời phóng viên Báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp: Có lẽ xuất phát từ hoàn cảnh của chúng tôi, chúng tôi phải xây đựng đất nước trước hết bằng văn hóa. Trần Đức Thảo nói: Những điều trên đây sắp xếp một cách rời rạc, không có hệ thống, nhưng tôi nghĩ chắc chắn Hồ Chí Minh đã hơn hẳn những người lãnh đạo khác ở các nước xã hội chủ nghĩa là ở chỗ, Hồ Chí Minh đã đặt lên hàng đầu sự quan tâm của Người đối với đời sống tinh thần của con người. Có lẽ là vì vậy Người là nhà lãnh đạo duy nhất trong các nước xã hội chủ nghĩa được UNESCO suy tôn là Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Trần Đức Thảo có ý định viết riêng một tác phẩm về Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh, tiếc rằng điều ấy chưa kịp thực hiện thì ông đã qua đời.
*******************
(*) Tiến sĩ, Tp. Hồ Chí Minh.
(1) Trần Đức Thảo. Tiểu sử tù thuật in trong: Đức Thảo. Sù hình thành con ngưêi. Nxb Đại học Quèc gia, Hà Néi, 2004, tr.144.
(2) Trần Đức Thảo. Hồi ký (1986), Di cảo, lưu giữ tại thư viện của TS.Cù Huy Chử.
(3) Trần Đức Thảo. Matérialisme Dialectique. Nxb Minh Tân, Paris, 1951. Bản dịch tiếng Việt: Trần Đức Thảo. Hiện tượng học và Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nxb Đại học Quèc gia, Hà Néi, 2004.
(4) Trần Đức Thảo. Hồi ký (1986), Di cảo, (lưu giữ tại thư viện của TS.Cù Huy Chử).
(5) Trần Đức Thảo. Tìm hiểu giá trị văn chương cò. Tập san nghiên cứu Văn - Sử - Địa, sè 3, tr.27-39.
(6) Trần Đức Thảo. Bài Hịch tưíng sỹ của Trần Hưng Đạo và xã héi Việt Nam trong thêi kú thịnh của chế đé phong kiến. Tập san nghiên cứu Văn - Sử - Địa, sè 5, tháng 2-1995, tr.31-39.
(7) Trần Đức Thảo. Néi dung xã héi Truyện Kiều. Tập san Đại học Sư phạm, sè 5, tháng 1,2,3-1956, tr.11-40
(8) Trần Đức Thảo. Di cảo, (Văn bản lưu tại thư viện của TS.Cù Huy Chử).
(9) Trần Đức Thảo. Thư gửi Tổng Bí thư NguyÔn Văn Linh, ngày 10-1-1988. Di cảo của Trần Đức Thảo (lưu tại thư viện của TS.Cù Huy Chử).
(10) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.3. Nxb Chính trị Quèc gia, Hà Néi, 1995, tr.431.
(11) Trần Đức Thảo. Sù hình thành con ngưêi. Nxb Đại học Quèc gia, Hà Néi, 2004.
(12) Trần Đức Thảo. Về khái niệm con ngưêi (nhiều tác phẩm cùng tên, tiếng Pháp và tiếng Việt). Di cảo (văn bản lưu tại thư viện của TS.Cù Huy Chử).
(13) Trần Đức Thảo. Di cảo, (văn bản lưu tại thư viện của TS.Cù Huy Chử). Những văn bản này tác giả đã gửi tặng Thủ tưíng Phạm Văn Đồng.
(14) Trần Đức Thảo. Tìm céi nguồn của ngôn ngữ và ý thức (Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, Nxb Xã héi, Paris, 1973, bản dịch tiếng Việt, Nxb Khoa học xã héi, Hà Néi, 2003).
(15) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.23. Nxb Chính trị Quèc gia, Hà Néi, 1993, tr.87.
(16) Xem: Hồ Chí Minh, Sđd., t.12, tr.438.
(17) Trần Đức Thảo. Gãp ý về Dù thảo Cương lĩnh Đại héi VII, Báo Nhân dân, thứ bảy, ngày 26 tháng 1 năm 1991.
(18) Trần Đức Thảo. Thư gửi ông Phạm Văn Đồng, ngày 15-7-1990. Di cảo (Văn bản lưu tại thư viện của TS.Cù Huy Chử).
(19) Hồ Chí Minh. Sđd., t.6, tr.171.
(20) Hồ Chí Minh. Sđd., t.2, tr.454.
(21) Hồ Chí Minh. Sđd., t.5, tr.60.
(22) Xem: Hồ Chí Minh. Sđd., t.2, tr.269 - 280.
(23) Trần Đức Thảo. Nỗ lùc phát triển tù do dân chủ. Báo Nhân Văn, sè 3, 15-10-1956, tr.1-5.
(24) Trần Đức Thảo. Néi dung xã héi và hình thức tù do. Tạp chí Giai phẩm mùa đông, 12-1956, t.1, tr.15-21.
(25) Trần Đức Thảo. Thư trả lêi A.Kojève (Văn bản nguyên gèc tiếng Pháp, theo tư liệu của Trần Đức Thảo để lại tại thư viện của TS.Cù Huy Chử).
(26) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.25. Ph.II, tr.544 – 545.
(27) Hồ Chí Minh. Sđd., t.10, tr.128.
(28) Hồ Chí Minh. Sđd., t.9, tr. 173.
(29) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.23, tr.1059 - 1060.
(30) Hồ Chí Minh. Sđd., t.9, tr. 588.
(31) ở đây, cần lưu ý: 1) Khi nưíc ta đã trở thành thuéc địa của chủ nghĩa thùc dân cò và míi, thì nã đã nằm trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, cho nên mâu thuẫn giữa giai cÊp vô sản và tư sản lồng vào trong mâu thuẫn giữa dân téc thuéc địa và chủ nghĩa đế quèc. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã chọn con đưêng cách mạng dân téc, dân chủ, xây dùng chế đé dân chủ nhân dân; sau đã tiến tíi xây dùng chủ nghĩa xã héi. 2) Vì vậy, võa phải xây dùng những yếu tè tư bản chủ nghĩa trong kinh tế - xã héi mà ta chưa cã, vận dông những hình thức pháp quyền tư sản để cho xã héi phát triển bình thưêng; võa phải duy trì, phát triển những quyền sở hữu của nhân dân đã giành được trong đÊu tranh cách mạng, trưíc hết là đÊt đai, hầm má, rõng, sông nưíc, biển, mét sè nhà máy, ngân hàng. Những tài sản này không chỉ do đÊu tranh mà dân ta giành lại được, cã khi phải bá tiền ra chuéc lại của các công ty tư bản. 3) Cần luôn chèng tư tưởng cùc đoan, hoặc tả khuynh, hoặc hữu khuynh. Tư tưởng tả khuynh biểu hiện ở sù nôn nãng, đèt cháy giai đoạn, không tuân theo quy luật của sù phát triển kinh tế - xã héi. Ngược lại, tư tưởng hữu khuynh đi đến xãa bá thành tùu cách mạng, biến tài sản mà nhân dân đã giành được bằng xương máu thành tài sản của mét sè cá nhân cã quyền hành, địa vị lãnh đạo, thành tài sản của các doanh nhân, thành tài sản của các công ty nưíc ngoài. 4) Cho đến nay, chưa ai bác bá được tư tưởng của các nhà lý luận tư sản ở thế kỷ XVII và XVIII, rằng nhÊt định chế đé phong kiến bị thay thế bởi chế đé tư bản, nhÊt là những tư tưởng được trình bày trong Khế ưíc xã héi của Jean-Jacques Rousseau. Còng như vậy, cho đến nay, chưa ai bác bá được luận điểm của C.Mác về sù tù phủ định của chủ nghĩa tư bản đưa đến chế đé công hữu về tư liệu sản xuÊt chủ yếu, như đã trình bày ở trên. Đây là tư tưởng khoa học. Bởi vậy, nã cần được trình bày, luận chứng mét cách khoa học. Không thể dùng biện pháp hành chính, lÊy đa sè quyết định thiểu sè để bác bá. 5) VÊn đề là vận dông mét cách mềm dẻo, tạo ra khâu trung giíi để chuyển hãa, chuyển qua tõ xã héi tư bản sang xã héi xã héi chủ nghĩa. 6) Sở hữu công céng của toàn dân, giao cho nhà nưíc quản lý còng cã thể cã nhiều hình thức để vận hành, để tồn tại. Hình thức phổ biến là các công ty kinh tế. 7) Ngày nay, khi khoa học và công nghệ đã trở thành lùc lượng sản xuÊt trùc tiếp thì những hoạt đéng sản xuÊt, như tin học, du lịch, các loại vèn,… đều trở thành tư liệu sản xuÊt…
|