Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam tập II Tác giả : GS.TS. Lê Mạnh Thát Nhà xuất bản : ************************************************ |
• Tựa • GIỚI THIỆU KINH CỰU TẠP THÍ DỤ • GIỚI THIỆU PHÁP KÍNH KINH TỰ • Tựa KINH PHÁP KÍNH • GIỚI THIỆU AN BAN THỦ Ý KINH CHÚ GIẢI • TỰA AN BAN THỦ Ý KINH CHÚ GIẢI • GIỚI THIỆU TẠP THÍ DỤ KINH • PHẦN II SÁU LÁ THƯ LÝ MIỄU, ĐẠO CAO VÀ PHÁP MINH • NGUỒN GỐC VIỆT NAM VỀ MẶT ĐIỂN CỐ THƯ TỊCH • VỀ TÁC GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI CỦA SÁU LÁ THƯ • HUỆ LÂM VÀ LÝ DO RA ĐỜI CỦA SÁU LÁ THƯ • NIÊN ĐẠI CỦA ĐẠO CAO, PHÁP MINH VÀ LÝ MIỄU • NỘI DUNG CUỘC KHỦNG HOẢNG • NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA SÁU LÁ THƯ • BẢN DỊCH SÁU LÁ THƯ • NGUYÊN BẢN HÁN VĂN
Tựa
Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam 2 bao gồm các tác dịch phẩm còn lại của Khương Tăng Hội cùng sáu lá thư của Lý Miễu và hai pháp sư Đạo Cao và Pháp Minh. Về những tác dịch phẩm còn lại của Khương Tăng Hội, thì trong tập 2 này chúng tôi cho công bố các nghiên cứu và bản dịch của Cựu tạp thí dụ kinh, Pháp kính kinh tự và An ban thủ ý kinh chú giải. Đây là những tác phẩm hiện được bảo lưu trong các truyền bản khác nhau, mà đầu thế kỷ XX Takakusu Junjiro đã cho khảo dị và in lại trong bộ Đại Chính tân tu đại tạng kinh (viết tắt ĐTK) vào những năm 1915-1925 của triều vua Đại Chính (Taisho) ở Nhật Bản. Sáu lá thư của Lý Miễu, Đạo Cao và Pháp Minh cũng được xuất bản trong bản in ấy. Chúng tôi đã sử dụng bản in vừa nói cho việc nghiên cứu phiên dịch các tác dịch phẩm vừa nêu.
Trong Tổng tập 2 này, để hiểu Pháp kính kinh tự của Khương Tăng Hội, chúng tôi cho dịch luôn bản Pháp kính kinh của Kỵ đô úy An Huyền. Đây là một trong những bản kinh xưa nhất của nền dịch thuật Phật giáo Trung Quốc, nên đầy dẫy những văn cú khó khăn của giai đoạn cổ dịch. Vì thế trong khi dịch, chúng tôi có tham khảo bản dịch của Trúc Pháp Hộ đối với kinh này, biết dưới tên Uất Ca La Việt vấn Bồ tát hạnh kinh (ĐTK 323).
Tổng tập 2 này cũng bao gồm phần nghiên cứu và bản dịch kinh Tạp thí dụ. Đây là một bản kinh, mà các kinh lục Trung Quốc thường xếp vào loại thất dịch của đời Hán, nghĩa là một bản dịch không biết do ai thực hiện. Vì bản thân bản kinh có chứa đựng một số cấu trúc ngôn ngữ mang tính chất ngữ pháp tiếng Việt, gần gũi với văn phong của Khương Tăng Hội, nên để cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu ngôn ngữ và đời sống văn hóa Việt Nam, chúng tôi cho đưa vào phần phụ lục các tác dịch phẩm của Khương Tăng Hội.
Giống như Tổng tập 1, Tổng tập 2 này cũng sẽ có phần phụ bản chữ Hán, nhằm cung cấp cho người đọc những tư liệu tham khảo và nghiên cứu khi cần thiết.
Vạn Hạnh
Tết Nguyên đán năm Tân Tỵ (2001)
Lê Mạnh Thát
|
Home »
GIỚI THIỆU SÁCH
» Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam tập II