Home » » Toàn tập Trần Nhân Tông

Toàn tập Trần Nhân Tông

Written By kinhtehoc on Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012 | 00:45


Toàn tập Trần Nhân Tông
Tác giả : GS.TS. Lê Mạnh Thát
Nhà xuất bản : 
************************************************
TỰA
Vua TrầnNhân Tông là một vị anh hùng dân tộc, có những đóng gópto lớn, nhiều mặt cho đất nước, cho lịch sử. Vua đã trựctiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được nhữngnhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàndân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thờibấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, ChươngDương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta lênđỉnh cao của thời đại. Không những thế, vua đã mở rộngbiên cương của tổ quốc, đặt nền móng vững chắc cho sựnghiệp nam tiến hoành tráng của dân tộc, mà con cháu hômnay và mai sau mãi mãi ghi nhớ và biết ơn.
Thêm vàođó, nền văn hóa Việt Nam thời đại vua Trần Nhân Tông đãxuất hiện hai sự kiện có ý nghĩa hết sức trọng đại.Thứ nhất là việc dùng tiếng Việt như một ngôn ngữ hànhchánh chính thức của triều đình cùng với tiếng Hán.
Đây là lầnđầu tiên việc sử dụng tiếng Việt đã được ghi lạibằng minh văn. Các triều đại trước chắc chắn đã ít nhiềudùng tiếng Việt, nhưng cho đến nay ta không có bất cứ mộtxác minh nào. Chính dưới thời vua Nhân Tông, mà một sự kiệnnhư thế đã chính thức được chép lại. Phải nói rằng,tiếng Việt sử dụng chính thức này đã tạo điều kiệncho sự ra đời một loạt các tác phẩm văn học tiếng Việttừ Tiều Ẩn quốc ngữ thi tập của Chu Văn An, cho đến bảndịch Kinh Thi của Hồ Quí Ly, cùng các bài thơ của NguyễnBiểu, Trần Trùng Quang, nhà sư chùa An Quốc. Đặc biệt làQuốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi và bản dịch kinh Phậtthuyết đại báo phụ mẫu ân trọng và Phật thuyết báo phụmẫu ân trọng tiếng Việt xưa nhất hiện còn, có thể làcủa thiền sư Viên Thái.
Sự kiệnthứ hai là việc vua Trần Nhân Tông đã thành lập dòng thiềnTrúc Lâm Yên Tử thuần túy Việt Nam với chủ trương Cư trầnlạc đạo. Triều vua Trần Nhân Tông có những biến độngchính trị, quân sự to lớn qua việc hai lần đánh thắng quânxâm lược Nguyên Mông và việc sát nhập hai châu Ô, Lý vàobản đồ Đại Việt, cùng những biêện động học thuậtvới việc sử dụng tiếng Việt như một ngôn ngữ chính thứccùng với tiếng Hán, thì tất nhiên phải có những biến độngvề tư tưởng. Giữa những biến động này chứng tỏ cóquan hệ biện chứng. Không thể có biến động này xảy ramà không kéo theo một biến động khác xuất hiện.
Chính từnhững biến động đó, mà dòng thiền Trúc Lâm ra đời, khôngnhững làm nền tảng cho sự phát triển Phật giáo Việt Nammấy trăm năm tiếp theo, mà còn tạo tiền đề cho sự nghiệpnam tiến của dân tộc trong mấy trăm năm ấy.
Không phảingẫu nhiên vị sáng tổ của phái Thảo Đường là vua LýThánh Tông mở đầu cho sự nghiệp Nam tiến vào năm 1069. Rồivua Trần Nhân Tông đặt nền móng cho sự nghiệp đó vớiviệc thành lập hai châu Thuận và Hóa. Và gần đúng 400 nămsau, Bồ tát giới Hưng Long Nguyễn Phúc Chu đã chính thứcsai tướng Nguyễn Hữu Cảnh đi thiết lập thành phố SàiGòn và gầy dựng Nam Bộ thành một bộ phận không thể phânly của tổ quốc Việt Nam. Phải có một lý luận đằng saunhững người con ưu tú này của dân tộc. Vì Cư trần lạcđạo phú của vua Trần Nhân Tông được bảo tồn qua cáctruyền bản lưu giữ trong các tự viện của dòng thiền TrúcLâm, lần đầu tiên ta có một văn bản để nghiên cứu cơsở lý luận vừa nói.
Sự nghiệpvăn trị và võ công của vua Trần Nhân Tông vĩ đại như thế.Trải qua 700 năm lịch sử, sự nghiệp này đã được nhiềulần đánh giá và ca ngợi, từ những người đồng thời nhưTrương Hán Siêu, Trần Minh Tông, Phạm Sư Mạnh cho đến nhữngngười về sau như Nguyễn Trãi, Ngô Sỹ Liên, Lê Quí Đôn,Ngô Thì Nhiệm v.v Và sự nghiệp văn học và tác phẩm củavua Trần Nhân Tông cũng đã từng bước được sưu tập nhưViệt âm thi tập, Toàn Việt thi lục, Tam tổ thực lục,...Nhưng cho đến nay, trong công tác sưu tập này vẫn còn cónhững thiếu sót. Chẳng hạn toàn bộ các văn thư ngoại giaodo vua Trần Nhân Tông viết cho vua quan nhà Nguyên vẫn chưađược thu thập và công bố đầy đủ, tối thiểu là tronggiới hạn của những nguồn tư liệu hiện tại bảo lưu vàcho phép.
Chúng tôi,do thế, đề nghị giới thiệu lại sự nghiệp võ công vàvăn trị cùng những tác phẩm văn học, mà vua Trần Nhân Tôngđã để lại cho chúng ta đến ngày hôm nay. Toàn tập TrầnNhân Tông ra đời là một thể hiện nỗ lực ấy.
Toàn tậpnày được chia làm hai phần. Phần đầu giới thiệu tổngquát sự nghiệp võ công và văn trị qua 9 chương nghiên cứutừng vấn đề, từ tuổi trẻ cho đến vai trò nhà vua tronghai cuộc chiến tranh 1285 và 1288, cũng như trong việc mở mangbờ cõi, sử dụng tiếng Việt và thành lập dòng thiền TrúcLâm Yên Tử. Phần hai công bố các tác phẩm văn học từthơ phú, văn xuôi, bài giảng, ngữ lục cho đến các văn thưngoại giao, nhằm cung cấp tư liệu cho những ai quan tâm nghiêncứu nhiều mặt về lịch sử Việt Nam nói chung và bản thânvua Trần Nhân Tông nói riêng.
Cuối cùng,để cung cấp tài liệu tham khảo và kiểm soát, chúng tôicho in lại toàn bộ các văn bản chữ Hán và Quốc âm, màchúng tôi sử dụng để phiên âm hay dịch nghĩa. Trong trườnghợp có nhiều bản khác nhau, chúng tôi chọn những bản xưanhất hiện có làm bản đáy và cho in, còn các bản khác thìđược dùng làm khảo dị.
Toàn tậpnày về cơ bản hoàn thành vào năm 1977, nhưng đến nay mớiđược công bố trọn vẹn. Tuy vậy, chỉ có một điều đángtiếc là trong số các tác phẩm của vua Trần Nhân Tông dochúng tôi sưu tầm được trong những năm 1974-1975 và trướcđó, thì trong lần công bố này thiếu mất bản dịch chúLăng Nghiêm do Bồ Đề Thất Lỡ (Bodhiri) truyền đạt, BảoSát bút thọ và vua Trần Nhân Tông nhuận sắc. Đây có thểnói là một trong những bản dịch cuối cùng từ tiếng Phạnra tiếng Hán tại nước ta và của Viễn Đông và có sự thamgia của nhà vua.
Bản chúngtôi tìm thấy tại chùa Từ Quang tỉnh Phú Yên là một bảnin thời Cảnh Hưng không còn nguyên vẹn lắm.
Những trangđầu có lời tựa đã bị mất, chỉ còn tờ cuối. Còn nămđệ chú Lăng Nghiêm thì bốn đệ đầu còn nguyên, đệ cuốicùng bị rách và chỉ còn đoạn phiến. Về phần Thập chúcũng bị mất. Sau mỗi cụm từ Phạn in cỡ chữ lớn có haihàng chữ Hán dịch nghĩa in cỡ chữ nhỏ. Rất tiếc bảnnày đã bị thất lạc trong năm 1984. Chúng tôi hy vọng nhữngai đang giữ bản in ấy, vì lợi ích chung của nền học thuậtnước nhà, xin công bố, để làm tư liệu nghiên cứu cho việctìm hiểu không những chính các đóng góp của vua Trần NhânTông đối với dân tộc và Phật giáo, mà còn lịch sử vănhóa và tư tưởng Việt Nam nói chung.
 
Vạn Hạnh             
Tiết trùngdương năm Kỷ Mão
Lê MạnhThát 
Nguồn: quangduc.com   
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved