Home » » Những Hộ pháp vương trong lịch sử Phật Giáo Ấn Độ

Những Hộ pháp vương trong lịch sử Phật Giáo Ấn Độ

Written By kinhtehoc on Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012 | 00:41


Những Hộ pháp vương trong lịch sử Phật Giáo Ấn Độ
Tác giả : Trần Trúc Lâm
Nhà xuất bản : 
************************************************
Lời Giới Thiệu
LỜI GIỚITHIỆU

Tác phẩm “NHỮNG HỘ PHÁP VƯƠNG CỦAPHẬT GIÁO TRONG LỊCH SỬ ẤN ĐỘ” của Bác sĩ Trần Trúc Lâm

Có không ít người thường viện dẫn câu hỏi triết học:‘Trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng’ để phủ nhận đạo lý nhân quả trướcsau. Vì đứng từ nghĩa tuyệt đối, mọi sự vật trên thế gian này chỉ là vònglẫn quẩn không có cái nào trước, cũng không có cái nào sau. Hạt nẩy mầmthành cây, hay cây sinh ra hạt? Lấy nguyên tắc nào để xác định cái nàosinh ra cái nào. Cũng vậy, trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng, câu trảlời nào cũng đúng và câu trả lời nào cũng sai cả. Phải chăng điều đó biểuthị giá trị nhận thức của con người trở thành vô nghĩa?
Với tôi, không phủ nhận đạo lý tuyệt đối này, nhưng tôi không chấp nhậnquan điểm vì tính tuyệt đối mà phủ nhận tính tương đối của cuộc đời. Vì dùgì đi nữa, thân người là một hợp thể của 5 uẩn, nó chỉ nhận thức được quanhững dữ liệu từ 6 trần, là những hình ảnh (biểu tượng) của sắc thinhhương vị xúc và pháp. Đồng thời, cơ thể con người chỉ tồn tại khi conngười còn ăn uống, hít thở không khí… một đời người cũng chỉ trăm năm,trước và sau cuộc sống này là gì, nó vẫn còn là câu hỏi lớn cho con người.Đó là lý do tại sao đức Phật nói:
Quá khứkhông truy tìm,
Tương laikhông ước vọng,
Chỉ cópháp hiện tại,
Tuệ quánchính ở đây
(Trung Bộ. Kinh Nhất dạ Hiền Giả).
Nói như thế khhông đồng nghĩa phủ nhận kiếp trước hay kiếp sau, thời giantrước hay thời gian sau, nhưng dù có hay không cũng không là vấn đề quantrọng. Điểm quan trọng là hiện giờ chúng ta đang tồn tại, tồn tại với conngười và hòan cảnh chung quanh nó điều mang nghĩa tương đối, hơn nữa mọivấn đề đều bắt nguồn từ hiện tại. Do vậy, không thể lấy lý do vì mọi vậtlà tương đối là giả tạm mà chúng ta từ chối chúng, chúng ta lại không ănuống…, không suy nghĩ theo một trật tự của tương đối đó, muợn nó để vươntới một cái gì đó có ý nghĩa cho cuộc đời. Hay nói một cách khác, chúng takhông nên quá cường điệu tính tuyệt đối mà quên đi cái đạo lý tương đối.
Trong điều kiện con người và hòan cảnh sống con người là như thế, chúng talấy gì làm thước đo cho sự nhận thức? Theo tôi, khái niệm không gian vàthời gian là nguyên tắc cơ bản để nhận thức hay đánh giá bất cứ vấn đềnào, vì không có một sự nhật thức nào lại không liên hệ đến thời gian vàkhông gian. Có nghĩa là tách thời gian và không gian ra khỏi sự vật thìkhông có nhận thức, hay nói cách khác đối tượng nhận thức đó trở nên mơ hồlẩn quẩn, giá trị nhận thức trở thành vô nghĩa, ngay cả vấn đề luân lý đạođức, trật tự xã hội cũng không thể thiết lập. Điều đó chẳng khác nào nhưđặt câu hỏi khái niệm đói và no cái nào có trước cái nào có sau? Khái niệmđói và no chỉ có giá trị khi nào khái niệm thời gian và không gian đi liềnvới nó. Cũng vậy, khái niệm mẹ và con được hình thành chỉ khi nào trật tựvề thời gian được xác định, nếu không, đứng về mặt sinh tử luân hồi thì ailà mẹ ai là con thật khó nói. Vô lý vì nghĩa tuyệt đối mà ta lại phủ nhậncái đạo lý mẹ con hay sao?
Cũng vậy, ý nghĩa về con gà sinh ra cái trứng hay cái trứng nở ra con gà’nó chỉ có giá trị nhận thức khi nào trật tự thời gian và không gian đượcđi cùng. Ví dụ tháng trước tôi thấy tại nhà ông A con gà sinh ra cáitrứng. Tôi được quyền nói như vậy. Nhưng một tháng sau người khác lại thấytại nhà ông B cái trứng nở ra con gà. Người ta cũng được quyền phát biểutheo sự thấy của mình. Phát biểu như vậy không sai, vì khái niệm thời gianvà không gian rất cụ thể và rõ ràng.
Nhự vậy, một cách tương đối mà nói, khái niệm thời gian và không gian làthước đo để truy tìm giá trị tương đối của sự vật, nó là cái tiêu chuẩntương đối để thiết lập mọi nguyên tắc họat động xã hội, ngay cả luân lýđạo đức.
Đề cập đến khái niệm thời gian và không gian là đề cập đến bộ môn sử học.Bộ môn này chuyên khảo sát mối quan hệ giữa thời gian và không gian. Nóimột cách dễ hiểu hơn, khi nghiên cứu hay tìm hiểu một vấn đề nào, điềukiện cơ bản cần phải xác định địa điểm và thời gian phát sinh ra nó. Mứcđộ xác định thời gian và không gian càng rõ chừng nào thì đối tượng nghiêncứu càng rõ ràng và đúng chừng ấy. Vì bất cứ sự kiện nào phát sinh cũngphát sinh trong một bối cảnh cụ thể, chúng có mối quan hệ và tương tác lẫnnhau. Do vậy, thời gian và không gian của vấn đề càng rõ thì đối tượngnghiên cứu càng chuẩn xác hơn.
Tác phẩm “Những Hộ Pháp Vương của Phật giáo tại Ấn độ” của Bác sĩ TrầnTrúc Lâm, là một tuyển tập bao gồm những bài nghiên cứu của tác giả,chuyên khảo cứu những chủ đề quan trọng mang tính lịch sử của Phật giáo ởẤn Độ. Ví dụ khảo cứu các bia ký của nhà vua Asoka là một trong những vấnđề hết sức quan trọng trong việc tìm hiểu và đánh giá nhà vua, cũng như sựphát triển Phật giáo ở Ấn Độ. Bài viết đã đã tập trung nghiên cứu về cácbia đá này, khi giới thiệu về nhà vua Asoka, là việc làm hết sức cần thiếtvà nghiêm túc. Đây là một ví dụ mang tính điển hình, các bài nghiên cứukhác trong tác phẩm này, tác giả cũng làm việc theo tinh thần như vậy.
Tôi đã đọc qua bản thảo của tác phẩm “Những Hộ Pháp Vương của Phật giáotại Ấn độ” của tác giả BS Trần Trúc Lâm, là tác phẩm bao gồm những bàiviết có giá trị học thuật cao, mang tính nghiên cứu hơn là một tác phẩmmang tính tiểu thuyết. Nếu như cuốn tiểu thuyết hay làm cho trái tim độcgiả ngất ngây phập phồng hồi hộp, thì công trình nghiên cứu này của BSTrần Trúc Lâm được trình bày trong tác phẩm này, làm cho người nghiên cứusử lắm điều thú vị, học hỏi nhiều điều từ tác phẩm này. Tác giả tập trungtrình bày vấn đề niên đại, cũng như những sự kiện phát sinh chung quanh,và tái hiện bối cảnh lịch sử của nó. Điều đó giúp cho người đọc nhận thứccó hệ thống và logic hơn, góp phần làm giảm đi cách suy tư tùy tiện, thiếucơ sở, dẫn đến lời phê bình hay đánh giá mang tính cảm tình hay chủ quanmà chúng ta thường gặp. Ở đây, tôi không có ý định bình luận vấn đề tínhđúng sai của tác phẩm, vì các sự kiện xảy ra trong thời cổ đại và cácchứng liệu khảo cổ và sử học vẫn còn tranh cãi, vấn đề này xin nhường lạicho các nhà nghiên cứu và học giả, ở đây tôi chỉ tán đồng và nhấn mạnhthái độ nghiên cứu nghiêm túc và phương pháp nghiên cứu hợp lý của tácgiả.
Như tôi đã nói, tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học,nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm vềlịch sử Phật giáo, cho thấy giáo lý của đức Thích Ca Mâu Ni rất gần gũivới đời thường và đã trải qua bao thăng trầm lịch sử. Tôi mong quí vị độcgiả đọc tác phẩm này trong tinh thần ‘Uống nước nhớ nguồn’ để cảm nhậncông đức to lớn của biết bao bậc cao đức, A la hán, cả những vua chúa lànhững vị hộ pháp, tín đồ đã gìn giữ và lưu truyền Phật pháp cho hậu thế,qua hơn 2500 năm lịch sử; đọc để biết và trân quí những tấm gương hy sinhcao cả của các đại sư chiêm bái trong việc truyền bá chánh pháp; đọc đểcảm thấy gần gũi với cổ nhân. Tôi nghĩ tác giả không vì thương mại màviết, ngược lại vì lý tưởng: phụng sự đạo pháp, phụng sự cho dân tộc, cộngthêm tính tò mò của một người quen làm việc khoa học, muốn tìm hiểu nhữngvấn đề của Phật giáo trong quá khứ, viết lên những đắng đo suy nghĩ củamình.
Theo tôi, tác phẩm này có thể giá trị về kinh tế giới hạn, nhưng tôi tinrằng giá trị về học thuật khá cao. Nó mang tính gợi ý, giúp cho người làmcông việc nghiên cứu Phật giáo Ấn Độ có thêm tư liệu, và có cái nhìn chuẩnxác hơn.
Tôi xin trân trọng giới thiệu tác phẩm này đến độc giả trong và ngoàinước. Tôi tin tưởng rằng, người nghiên cứu sẽ cảm thấy hài lòng với tácphẩm này.
Nơi đây, tôi cũng xin cám ơn Bác sĩ đã cống hiến cho Phật giáo nói chung,Phật giáo Việt Nam nói riêng một tác phẩm có giá trị học thuật.
Sài gònngày 16 tháng 7 năm 2007
Tỳ KheoThích Hạnh Bình
Giáo sư,Phật học Viện Viên Quang, Taiwan. 

Nguồn: www.tuechung.com & www.thuvienhoasen.org
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved