Gần đây trên Internet lưu truyền giả thuyết “ba ngày tận thế tối đen” (gồm các ngày 20, 21 và 22 tháng 12 năm 2012) gây xôn xao cư dân mạng. Vậy, thật sự nguồn gốc của thuyết này như thế nào?
Sách “Xuất Ai Cập ký”
Thuyết “Ba ngày tận thế tối đen” (The Three Days of Darkness) hay còn được hiểu là “Ba ngày tối đen trừng phạt và cứu thoát” có nguồn gốc từ sách “Xuất Ai Cập ký” (Book of Exodus), kể chuyện nhà tiên tri Moses tạo ra 10 phép lạ chống lại người Ai Cập trong cuộc giải cứu dân Do Thái.
Theo “Xuất Ai Cập ký”, sau một thời gian dài làm nô lệ cho người Ai Cập, dân số người Do Thái ở đây trở nên đông đúc hơn. Điều này làm cho Pharaoh lo ngại, ông ta sợ một ngày những kẻ đầy sẽ tớ làm loạn và ra lệnh giết chết tất cả trẻ em Do Thái để trừ hậu họa. Một người phụ nữ Do Thái thuộc dòng Lê-vi, vì không muốn mất đứa con vừa mới sinh, bà ấy đặt đứa trẻ vào nôi rồi giấu vào bụi sậy bờ sôngNile. Vô tình, công chúa Ai Cập phát hiện chiếc nôi và đem đứa trẻ về nuôi và đặt tên là Moses. Moses, về chính danh là hoàng tử Ai Cập, nhưng ông luôn ý thức nguồn gốc của mình. Một lần, ông thấy một người Ai Cập đang đánh một người Do Thái, ông liền giết người Ai Cập, rồi vùi dưới cát. Sự việc vỡ lẽ khiến Pharaoh ra lệnh giết ông. Ông trốn khỏi cung điện vào đảo Sinai.
Khi nghỉ chân tại một giếng nước, Moses bênh vực bảy cô gái chăn cừu khỏi một nhóm mục tử hung bạo. Cha của các cô gái, một thầy tư tế xứ Midian tên Jethro, tiếp đãi Moses và gả con gái Zipporah, rồi giao bầy chiên cho ông chăm sóc. Moses sống ở Midian trong bốn mươi năm với nghề chăn chiên. Trong thời gian này, Zipporah sinh cho ông một con trai đặt tên Gershom.
Một lần, Moses đi chăn chiên cho bố vợ Jethro thì lạc vào đất Thánh Horeb. Thiên sứ của Đức Chúa hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Khi nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng mà không bị thiêu rụi thì Moses tò mò đứng lại xem. Liền lúc đó Thiên Chúa gọi ông và xưng “Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Jacob”.
Vị Chúa đặt Moses làm thủ lãnhIsrael, để đưa dân tộc này ra khỏi Ai Cập, vào Đất Hứa. Nhờ những dấu lạ do Chúa ban cho, Moses thuyết phục được các trưởng lão của dânIsraeltìm cách trở về.
Lần đầu Moses tìm đến gặp Pharaon xin đưa dân Do Thái trở về nhưng bị từ chối. Lần thứ hai, ông hóa phép trước mặt Pharaon bằng cách biến cây gậy trong tay thành con rắn nhưng các pháp sư của Pharoah cũng làm giống như vậy.
Lần thứ ba, Moses và Aaron gặp pharaon là bên bờ sông Nile, Moses biến dòng sông thành máu, nhưng các pháp sư cũng thực hiện được điều này.
Trong lần gặp thứ tư, Moses làm cho ếch từ sông Nile tràn khắp xứ Ai Cập, một lần nữa các pháp sư của Pharaon cũng làm được như thế. Nhưng Pharaon phiền lòng vì dịch ếch nhái nên yêu cầu Moses cầu xin Chúa khiến ếch nhái dang xa và hứa cho phép dân Israel ra đi tế lễ trong đồng vắng. Hôm sau, tất cả ếch nhái chết, người ta chất chúng thành đống, mùi hôi lan tỏa khắp cả xứ, nhưng Pharaon đổi ý cầm giữ dân Israel lại.
Liền sau đó là những tai họa kỳ dị xuất hiện. Tai họa thứ ba là muỗi xuất hiện khắp đất. Tai họa thứ tư là ruồi mòng. Tai họa thứ năm là dịch lệ rất lớn giết hại các loài súc vật như ngựa, lừa, lạc đà, bò và chiên. Đến tai họa thứ sáu thì người dân Ai Cập bị ghẻ chốc tác hại trên người. Cả xứ Ai Cập bị tàn phá bởi mưa đá, sấm sét và lửa chạy trên mặt đất là hậu quả của tai họa thứ bảy. Tai họa thứ tám xuất hiện khi châu chấu tràn khắp xứ tàn phá mùa màng. Tai họa thứ chín khiến cả xứ bị bao phủ trong sự tối tăm dày đặc trong ba ngày liền “đến nỗi người ta rờ đụng đến được”. Tai họa thứ mười là sự trừng phạt cuối cùng và thảm khốc hơn hết khi “hết thảy con trưởng nam trong xứ Ai Cập đều chết, từ thái tử của Pharaon ngồi trên ngai mình, cho đến con cả của người tôi đòi ở sau cối xay”.
Sự kinh hãi bao trùm đất nước Ai Cập. Sau cùng, họ chịu để dân Israel được tự do. Lúc này gần 600.000 người kể cả phụ nữ và trẻ em Do Thái ra đi về hướng Đông, khởi đầu một cuộc hành trình dài tiến vào Canaan.
Trong khi đó Pharaon đổi ý, tập hợp binh lính để săn đuổi những kẻ nô lệ vừa được phóng thích. Khi đoàn người đi đến Biển Đỏ, Moses làm phép cho nước rẽ đôi để dân Do Thái đi qua. Khi người Israel qua được bên kia bờ, quân đội của Pharaon vẫn còn ở giữa biển. Tức thì Moses khiến nước lấp phủ đáy biển trở lại, toàn bộ đạo quân với chiến xa, kỵ binh và bộ binh Ai Cập bị chôn vùi trong đại dương.
Như vậy, thuyết “ba ngày tối đen” có nguồn gốc đầu tiên từ sách “Xuất Ai Cập ký”, thuộc về tai họa thứ 9 do Moses làm phép trừng trị người Ai Cập.
(còn tiếp). theo Đỗ Bất Nhị