“Anh nói với tôi, anh sẽ về Miền Nam nghỉ. Tôi trở về Miền Nam chờ anh nhưng anh không bao giờ về!” – bà Nguyễn Thụy Nga, vợ cố Tổng bí thư Lê Duẩn.
LTS: Năm 1954, ông bà chia tay nhau. Bà tập kết ra Bắc. Ông ở lại Miền Nam lãnh đạo cách mạng. Khi đó, bà đang mang thai đứa con thứ hai của hai người. Không ngờ đó là cột mốc đánh dấu những tháng ngày dài không được ở bên nhau của ông bà. Ngay cả khi thống nhất đất nước, vẫn chồng Bắc, vợ Nam.
Trong quá trình đi tìm những câu chuyện cho tuyến bài “Những người con Nam – Bắc”, nhân kỷ niệm 36 năm ngày thống nhất đất nước, chúng tôi đã biết tới câu chuyện của bà. Như bà tự nhận, “32 năm tình nghĩa vợ chồng, chúng tôi hạnh phúc bên nhau 3 năm trọn vẹn”. Chia ly vì chiến tranh, vì cả những thứ mà số phận bắt người ta phải gánh, nhận.
Nhà báo Xuân Ba đã gọi bà Nguyễn Thụy Nga là “Người vợ miền Nam của cố Tổng bí thư Lê Duẩn”. Vợ của người giữ những chức vụ quan trọng nhất của Đảng cũng phải nếm trải những nỗi buồn, niềm đau của chia ly mất mát như bất cứ người bình thường nào trong giai đoạn cam go đó của lịch sử dân tộc. Vì sự nghiệp vì thống nhất đất nước mà chồng bà và toàn dân tộc Việt Nam quyết tâm hoàn thành.
Chúng tôi đăng tải một phần câu chuyện của bà Nguyễn Thụy Nga và xin phép lấy lại tiêu đề của nhà báo Xuân Ba cho bài viết này, bởi không thể tìm được câu chữ nào thích hợp hơn.
Năm 1954...
Chuyến tàu Kéreinsky Ba Lan là chuyến áp chót. Khi xuống tàu anh cùng đi với tôi và Vũ Anh, con tôi. Các đồng chí Ba Lan dành cho gia đình tôi một ca bin và gia đình anh Sáu Thọ một ca bin. Hai ngàn anh chị em tập kết trên chuyến tàu này đều thấy anh lên tàu. 12 giờ đêm hôm đó, tàu nhổ neo. Sáng hôm sau, anh lên ca nô trở lại miền Nam.
Tôi tuy nằm trong ca bin nhưng vẫn nghe từng tiếng nói của anh, từng động tác của anh. Khi anh bước xuống ca nô, ca nô nổ máy vọt ra, sóng xô lại mạn tàu nghe xào xào. Tôi nghĩ: Vậy là chúng tôi xa nhau mà không biết bao giờ gặp lại.
LTS: Năm 1954, ông bà chia tay nhau. Bà tập kết ra Bắc. Ông ở lại Miền Nam lãnh đạo cách mạng. Khi đó, bà đang mang thai đứa con thứ hai của hai người. Không ngờ đó là cột mốc đánh dấu những tháng ngày dài không được ở bên nhau của ông bà. Ngay cả khi thống nhất đất nước, vẫn chồng Bắc, vợ Nam.
Trong quá trình đi tìm những câu chuyện cho tuyến bài “Những người con Nam – Bắc”, nhân kỷ niệm 36 năm ngày thống nhất đất nước, chúng tôi đã biết tới câu chuyện của bà. Như bà tự nhận, “32 năm tình nghĩa vợ chồng, chúng tôi hạnh phúc bên nhau 3 năm trọn vẹn”. Chia ly vì chiến tranh, vì cả những thứ mà số phận bắt người ta phải gánh, nhận.
Nhà báo Xuân Ba đã gọi bà Nguyễn Thụy Nga là “Người vợ miền Nam của cố Tổng bí thư Lê Duẩn”. Vợ của người giữ những chức vụ quan trọng nhất của Đảng cũng phải nếm trải những nỗi buồn, niềm đau của chia ly mất mát như bất cứ người bình thường nào trong giai đoạn cam go đó của lịch sử dân tộc. Vì sự nghiệp vì thống nhất đất nước mà chồng bà và toàn dân tộc Việt Nam quyết tâm hoàn thành.
Chúng tôi đăng tải một phần câu chuyện của bà Nguyễn Thụy Nga và xin phép lấy lại tiêu đề của nhà báo Xuân Ba cho bài viết này, bởi không thể tìm được câu chữ nào thích hợp hơn.
Năm 1954...
Chuyến tàu Kéreinsky Ba Lan là chuyến áp chót. Khi xuống tàu anh cùng đi với tôi và Vũ Anh, con tôi. Các đồng chí Ba Lan dành cho gia đình tôi một ca bin và gia đình anh Sáu Thọ một ca bin. Hai ngàn anh chị em tập kết trên chuyến tàu này đều thấy anh lên tàu. 12 giờ đêm hôm đó, tàu nhổ neo. Sáng hôm sau, anh lên ca nô trở lại miền Nam.
Tôi tuy nằm trong ca bin nhưng vẫn nghe từng tiếng nói của anh, từng động tác của anh. Khi anh bước xuống ca nô, ca nô nổ máy vọt ra, sóng xô lại mạn tàu nghe xào xào. Tôi nghĩ: Vậy là chúng tôi xa nhau mà không biết bao giờ gặp lại.
Con tôi trong bụng đạp mạnh, mọi khi có anh, anh hay đặt tay lên chỗ nó đạp. Nước mắt tôi mặc tình chảy xuống gối.
Bà Nguyễn Thụy Nga cùng con gái Vũ Anh, con trai Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung chụp ảnh kỷ niệm trước khi bà chia tay các con vào Nam năm 1964 - Ảnh tư liệu gia đình |
Năm 1964, hai năm sau khi bà Nguyễn Thụy Nga kết thúc 5 năm học ở Trung Quốc. Vì nhiều lý do, bà quyết định vào Nam công tác, tiếp tục chấp nhận cảnh sống xa chồng và các con.
.... Các anh tổ chức cho tôi đi tàu “không số” chở vũ khí về Nam. Đi tàu nguy hiểm hơn nhiều vì nó nhỏ mà phải vượt đại dương.
Trước khi đi, tôi về ở số 4 Bà Huyện Thanh Quan (Hà Nội). Các con tôi có tới lui chơi ít ngày. Đến bữa chuẩn bị đi, văn phòng Trung Ương, có tổ chức một bữa tiệc tiễn đưa, có mặt các chú tđi cùng anh Khai, Phó Ban tổ chức TƯ. Tất cả trên 20 người. Gọi là tiệc tiễn đưa nhưng tôi chẳng ăn uống được gì.
Độ hơn 12 giờ trưa, cơm nước xong, anh Ba vào nằm trên giường, Vũ Anh con gái lớn của tôi ngồi một giường ngang đó. Tôi thấy anh buồn quá, tôi nói:
- Thôi cuộc đời chúng mình đã như vậy rồi, chúng mình lấy lý tưởng, sự nghiệp làm chính, như vậy chúng ta vẫn gần nhau.
Anh nằm, nước mắt chảy dài, anh nói:
- Anh mong em phấn đấu trở thành anh hùng.
Khi các đồng chí báo có xe đến đón, tôi cúi xuống hôn anh Ba và sang ôm hôn Vũ Anh. Tôi thấy anh nằm nhắm mắt tự kiềm chế nhưng trông anh rất buồn. Tôi dặn anh Khai:
- Khi nào anh Ba về công tác anh hãy về, đừng bỏ anh ấy một mình.
Anh Khai ôm tôi chia tay và anh cũng khóc.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Còn Thành và Trung còn nhỏ cho nên nó có khủng hoảng cũng dưới dạng trẻ con thôi. Ngày tôi chuẩn bị đi không cho chúng nó biết. Hai anh em nó dắt tay nhau đi từ số 6 Hoàng Diệu đến số 4 Bà Huyện Thanh Quan thay nhau dòm vào ổ khóa “xem mẹ mình còn ở đây không”. Các chú nói Trung đang sốt 39 độ, tôi thương con dứt ruột mà không dám mở cửa, sợ níu kéo khó lòng bứt ra đi được.
Thành sau này viết thư vào Nam cho tôi nói:
“Mẹ ạ! Mẹ đi rồi lắm lúc con thấy con bơ vơ quá! Những khi ốm đau, những lúc gặp việc gì khó là con muốn có mẹ ở bên con, giúp con vượt qua. Có lần con làm mất số tiền của cả lớp góp lại là 2đ50. Con là lớp trưởng, con phải giữ. Mất rồi con không biết xin ai. Con ngồi ở cầu thang con khóc. Chị Ngọc Minh ngang qua, chị thấy con khóc chị hỏi. Sau đó, chị cho con số tiền để con trả đủ cho lớp, con mới yên tâm đi học.
Đến kỳ thi con thấy mẹ các bạn lo cho các bạn từ cây bút, đến cuốn tập, cái áo mới để đi thi. Con nhớ mẹ lắm mẹ ơi!”
Nước mắt nhiễu nhòa lá thư. Tôi đưa cho các chị trong Hội nghị phụ nữ khu đọc, các chị cũng khóc ròng. Anh em Văn nghệ khu lấy đề tài đó và trích một đoạn văn trong thư của Thành để nói lên nỗi đau của mẹ con bị chia cắt hai miền.
Tội nghiệp con tôi! Khi đi tôi có gửi lại cho chị Bùi Thị Cẩm 140 đồng. Hồi đó số tiền này là lớn lắm. Tôi để dành được khi tôi còn công tác ở Đại Sứ quán Việt nam tại Bắc Kinh. Tôi dặn chị Cẩm:
- Nếu ở ngoài này, các cháu có cần gì thì chị đưa cho các cháu dùm em.
Khi tôi ra sau này, chị Cẩm nói lại chị có đến nhà số 6 Hoàng Diệu hỏi các chú để đưa tiền đó cho các cháu. Nhưng các chú bảo: không cần gì cả. Các chú biết đâu những cái tế nhị thiếu thốn của con trẻ, ngoài việc ăn mặc, học hành!
Trung thì mất mẹ nó đeo theo ba, ngược lại ba nó thiếu tôi cũng dựa vào tình cảm của nó. Đêm nó đái dầm hai cha con ướt hết, phải dậy lục đục tắm rửa, thay quần áo. Nó đi chơi bị ghẻ ngứa nó lây cho ba nó. Các chú phải nấu nước lá me đổ vào bồn tắm cho hai cha con vào ngâm. Ba nó làm việc thì nó ngồi dưới chân chơi. Có lúc nó làm lăn quả bóng xuống gầm giường, nó bắt ba nó bò vào lấy cho nó. Các chú cấm không cho nó lên. Nhưng hôm nào ba nó làm việc quá khuya thì các chú thả thằng bé lên. Nó ôm chân ba nó ngáp lên ngáp xuống, ba nó phải dẹp công việc để cho nó đi ngủ. Vì vậy mà mãi sau này nó vẫn nghĩ chỉ có ba nó thương nó nhất thôi.
Vào Nam chiến đấu, nỗi nhớ con luôn canh cánh trong lòng. Bà Nga kể: Những lúc đi bắt ốc leng, ba khía, tôi bì bõm lội trong rừng đước. Ngước mắt nhìn lên ngọn đước cao vòi vọi, lòng tôi ao ước: Phải chi được gặp anh Ba và ba đứa con tôi một lúc thôi, tôi có thể chịu đựng và chiến đấu thêm 10 năm nữa. Nhưng có ai hiểu được lòng tôi?
Năm 1973, bà ra Bắc cùng đoàn đại biểu phụ nữ miền Nam. Bà gặp chồng ở khu biệt thự Hồ Tây được 4-5 hôm. Sau đó, bà sang Liên Xô thăm hai con lớn Lê Vũ Anh và Lê Kiên Thành...
Sau năm 1975, bà vào Nam công tác. Bà về An Giang làm Thường vụ Tỉnh ủy Trưởng ban Tuyên giáo và khoa giáo. Cuối năm 1976, bà trong Đoàn Đại biểu của An Giang 14 người đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV.
Năm 1980, tôi về làm Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn giải phóng. Tôi thường được Biên ủy phân công tiếp các đoàn khách nước ngoài như Anh, Pháp, Nhật, Ý, nhất là đại diện các báo chí, thông tấn, và có cả đoàn Nghị viên của Quốc hội Úc nữa. Họ thường hỏi tôi: “Tại sao Việt Nam thắng Mỹ?”
Tôi hay lấy những sự việc cụ thể, người thật, việc thật, việc thật trong chiến tranh để kể cho họ nghe.
Có những chuyện làm cho họ vui cười thích thú, có những chuyện làm cho họ rơi nước mắt vì cảm động.
Nhưng mẩu chuyện đó xoáy vào “đánh địch trên ba vùng chiến lược như thế nào?” “đánh thắng từng bước giành thắng lợi từng phần là như thế nào?” “hai chân ba mũi là như thế nào?” “đội quân đầu tóc ra quân như thế nào?”v..v.
Tôi có vốn sống của bản thân tôi nhưng điều chính yếu là thể hiện khối óc của anh (chồng bà - cố Tổng bí thư Lê Duẩn) cộng với thực tiễn cách mạng miền Nam, đẻ ra những chiến lược tài tình mà toàn dân miền Nam nồng nhiệt hưởng ứng và kẻ thù không biết đường nào mà đỡ.
Khi nói chuyện với các bạn các nước, tôi cảm thấy như anh đang ở bên tôi, nhắc nhở tôi nhiều việc.
Tôi rất vui vì nghĩ rằng anh đã đóng góp hết sức mình cho sự nghiệp giải phóng Miền Nam.
Bà Nguyễn Thụy Nga hiện vẫn đang sống ở TP.HCM |
Khi miền Nam giải phóng anh mổ tiền liệt tuyến, suốt ngày phải mang một túi ni lông bên hông. Sáng nào cũng 3, 4 bác sĩ bu quanh làm thuốc. Vậy mà anh đi hết nơi này đến nơi khác để tìm hiểu tình hình. Lúc tôi ở báo Sài Gòn giải phóng, phụ trách Khối Công thương nghiệp, cho nên tôi hay la cà ngồi trong sạp của mấy chị tiểu thương ở chợ Bến Thành. Có một hôm tôi đang ngồi nói chuyện với mấy chị, tự nhiên tôi thấy họ ngồi thụt xuống quầy hàng, tôi hỏi:
- Cái gì vậy? Cái gì vậy?
Các chị chỉ ngón tay ra cửa chợ, tôi nhìn ra thấy anh đang xăm xăm đi vào chợ Sài Gòn.
Sau khi anh đi qua khỏi rồi, các chị giải thích:
- Ông lớn đi ngang như vua đi, mình không tránh mặt buôn bán không được.
Ra là vậy!
Năm 1986, những vết sẹo trong phổi anh khi còn ở Côn Đảo bị đánh bầm dập, nay phát sinh nước trong phổi. Anh đi Liên Xô điều trị. Tôi hỏi anh cho tôi đi cùng để săn sóc khi anh ốm đau, nhưng anh nói:
- Để anh đi một mình.
Sau đó, tôi ra thăm anh ở Hồ Tây, anh bắt tay tôi, tay anh nóng hôi hổi, môi anh đỏ mọng. Chú bác sĩ Hiền nói: Anh thường xuyên sốt 38, 39 độ nhưng anh vẫn dự họp TƯ gặp đồng chí này đồng chí kia để lo những công việc quan trọng của Đại hội V.
Anh nói với tôi: - Xong việc này rồi anh sẽ về Miền Nam nghỉ. Ở đây nóng bức anh mệt quá!
Tôi trở về Miền Nam chờ anh nhưng anh không bao giờ về nữa...
(Cố Tổng bí thư Lê Duẩn mất ngày 10 tháng 7 năm 1986 tại Hà Nội)
Bà Nguyễn Thụy Nga (kể)