Home » » HIỆN-TƯỢNG LUẬN VÀ THUYẾT DUY-VẬT BIỆN-CHỨNG

HIỆN-TƯỢNG LUẬN VÀ THUYẾT DUY-VẬT BIỆN-CHỨNG

Written By kinhtehoc on Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012 | 21:54


LOGISCHE UNTERSUCHUNGEN (1900)
CỦA EDMUNG HUSSERL
VỚI
HIỆN-TƯỢNG LUẬN VÀ THUYẾT ZUY-VẬT BIỆN-CHỨNG
PHENOMENOLOGY AND DIALECTICAL MATERIALISM (1951)
CỦA
TRẦN ĐỨC-THẢO

Sau 51 năm kể từ khi cuốn Tuy-tầm Luận-lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl xuất-bản làm thức-tỉnh Triết-học Tây-fương cho tới ngày nay (2011), Trần Đức-Thảo xuất-bản cuốn Hiện-tượng Luận(1951). Tuy cuốn Hiện-tượng Luận của cụ Thảo có được nhắc đến ở Việtnam, nhưng chưa hề được đọc và fân-tích rõ ràng. Khi còn là sinh-viên ở Nam Việt, khoảng 1959-1961, tôi không có zịp thấy cuốn sách này để đọc. Khi tới Hoa-kì chuyên ngành của tôi là ngiên-cứu về Triết-học của Wittgenstein, những hệ-fái trong Tân Luận-lí và tư-tưởng hiện-đại gồm ba lãnh-vực: trường-fái Franfurt, Chicago, và Semiotics. Jữa thập-niên 1980 tôi mới đọc cuốn Hiện-tượng của cụ Thảo (D. Reidel Publishing Company, Neitherlands xuất-bản, 1986, bản tiếng Anh của D. J. Herman và D. V. Morano) sau khi đọc The Origins of Geometry (Cỗi-nguồn Hình-học của Derrida, zựa trên một chuyên-luận cùng tên rất ngắn của Husserl).

Theo sách-sử cuốn Hiện-tượng Luận của Trần Đức-Thảo là luận-án Cao-học (ngày nay gọi là Thạc-sĩ) được viết ra năm 1943, và chỉ được xuất-bản bằng Anh-ngữ lần đầu năm 1974. Nhưng theo Khai-từ của chính cụ Thảo thì cuốn Hiện-tượng Luận của cụ mà chúng ta đang đọc, được viết ra trong nhiều thời kì, kể từ 1942 cho tới 1950. Zầu sao, ở trong thời-jan đầu thập-niên 1940 khi hầu hết tác-fẩm của Husserl còn nguyên-hình trong tiếng Đức mà cụ Thảo đọc được là một điều kinh-ngạc. Tại École Normale Superieure, Paris, khi ấy cụ Thảo còn là sinh-viên ở tuổi hai mươi nhưng đã được các thầy gọi là “thần-đồng”. Xin gi nhận là “Thần-đồng” rất khác với “Thiên-tài”. “Thần-đồng” là cái tài học một biết cả trăm ngàn. “Thiên-tài” là người có sáng-tạo hay khám-fá ra những jì chưa có trong lịch-sử. Chúng ta có thề nói Lê Qúi-đôn là”Thần-đồng”, và Einstein là “Thiên-tài”.

Zựa vào hoàn-cảnh lịch-sử chúng ta có thể nói thần-đồng Trần Đức-Thảo không gặp may để trở thành thiên-tài. Cuốn Truy-tầm Nguồn-gốc Ngôn-ngữ và Í-thức (Investigations into the Origin of Language and Conssciousness)là một thất-bại của cụ Thảo, vì “đầu voi đuôi chuột” và không biết jì đến những khám fá zữ-zội ở thế-jan trong lãnh-vực í-thức và ngôn-ngữ, sau 1950.

Khoảng jữa thập-niên 80, khi nge tin cụ Thảo đến Paris, tôi rất mừng cho cụ và đã sửa-soạn đề sang gặp cụ. Mục đích của tôi chỉ là bàn với cụ những điều cụ đọc Logical Investigantions của Husserl, và để biết chắc là rất có thể cụ chưa đọc Suy-tư Trong Tinh-thần Descartes (Cartesian Meditations) của Husserl. Nếu cụ Thảo đã đọc Suy-tư thì cụ sẽ thông-cảm với Husserl ở ba điểm: 1) Đối với Husserl Khoa-học cao-nhất là Khoa-học về con người mà các Khoa-học ja fải hiểu; 2) Jấc mơ của Husserl là Cộng-đồng Nhân-lọai và để có hội-thông jữa con người với nhau, con người vẫn jữa riêng văn-hóa của mình, nhưng sống với nhau bằng í-niệm “empathy”, tức là nằm trong chăn mới biết chăn có zận; và 3) Con người fải luôn luôn trở về vấn-nạn ngay chính mình (subjectivity) để cho cái tôi thêm sâu sắc, thêm thức-tỉnh, và biết rõ fải trái, chứ không thể ôm ấp í-thức hệ sai lầm. Và như thế cụ Thảo nên xét lại “niềm tin” của mình. Ngày nay í-niệm Cộng-đồng Nhân-lọai (Community of Mankind) của Husserl vẫn còn được tiếp-tục khai-triển, và cả nhóm Franfurt tức Tân- Mác-xít cũng đã từ lâu công-nhận là Cộng-sản sai lầm ngay trên căn-bản con người, căn-bản kinh-tế cũng như căn-bản Xã-hội. Tiếc thay cái tài “Thần-đồng” của Trần Đức-Thảo vì qúa lí-tưởng và cũng vì qúa lưu-luyến với í-thức hệ nên thiếu “khôn-ngoan ở thế-jan”. Chúng ta nên luôn luôn đặt câu hỏi “Tại sao vậy?” và  “Tại sao ta iêu nước lại để ngu-zốt cai trị mình?”

Lúc nge tin cụ Thảo đang ở Paris, tôi ngĩ rằng chỉ sau một năm, cụ Thảo sẽ theo kịp những tài-zanh đương thời, rồi biết đâu sẽ trở thành thiên-tài nếu cụ khám fá ra một tư-tưởng mới. Tôi không thể thực-hiện được điều mong ước gặp Trần Đức-Thảo vì cụ đã ra đi rất bất ngờ.

Sau 60 năm (1951-2011) tuy cuốn Hiện-tượng Luận và Thuyết Zuy-vật Biện-chứng của Trần Đức-Thảo đã được Tây-fương để í, nhưng trên thực-tế đối với Việtnam rất có thể nội-zung cuốn sách đó vẫn còn mơ-hồ như huyền-thoại. Đúng hay không tôi quyết định mời độc-jả đọc và fê-bình cuốn sách này, đồng thời so sách với cuốn Truy-tầm Luận-lí của Husserl. Làm như thế không những chỉ tốt cho học-thuật, mà riêng tôi cũng là zịp tỏ lòng kính-trọng đối với Trần Đức-Thảo, một người Việtnam hiếm có, một nạn nhân của thời-thế và cũng là một thiệt thòi rất lớn cho Việtnam, trong khi xứ-sở này còn quá nhiều lận-đận và đi sau thiên-hạ rất xa.

Như độc-jả đã và còn đang thấy, tôi có một số bài “Đọc và Fê-bình”, như “Đọc và Fê-bình Nguồn-sống (Sein) và Thời-jan,” “Đọc và Fê-binh Văn-fạm Luận” và còn nhiều bài nữa. Chủ í của tôi hoàn-toàn zựa vào fương-fáp Hàn-lâm (Academics), tức là đọc ngay tác-fẩm của Triết-ja, chứ không đọc những kiến-jải về tác-fẩm đó. Trong ngành Triết-học chúng tôi không đọc sách viết về tác-fẩm của Triết-ja. Chúng tôi đọc ngay nguyên-bản, và cũng không để í tới lời jới-thiều và đời tư của Triết-ja. Như chúng ta đều biết, ngay cả những kiến-jải có já-trị nhất vẩn không chuyên chở hết được tất cả í trong nguyên-tác, zo đó không tránh khỏi có những í bị suy-ziễn lỏng lẻo và mơ-hồ khiến người đọc hiểu sai nguồn-gốc. Chẳng hạn có những nhà-văn (Việtnam) chuyển ngữ ‘Transcendental knowledge” là “Siêu-thức” hoặc “vượt-fóng”. Những từ này nge rất kêu, khiến độc-jả có một ấn-tượng là “thức” đó khủng-khiếp, và “linh-thiêng”. Thực ra, không có “thức” nào hoàn-hảo, mà chỉ có “thức” mỗi ngày mỗi cao hơn zo công-fu hiểu biết của con người. Đó chính là í-ngĩa của chữ “transcendence”. Và đó cũng là í-niệm về “zero signan” của Husserl, mà Trần Đức-Thảo đã hiểu sai í-niệm về “zero” nên theo cụ Thảo “zero” là không” thì “còn chuyện jí để bàn nữa”.

Một đôi khi bản-zịch sát qúa với chính-bản theo cấu-trúc ngôn-ngữ có thể làm cho í-ngĩa trở nên mờ tối, ví zụ câu sau đây trong Phenomenology and Dialectical Materialism của Trần Đức-Thảo: “Whatever one cannot eliminate without at the same time destroying the object itself is an ontological law of its being, belonging to its essence.” Tuy xét về quán-ngữ (colloquial expression) câu này không có vấn-đề, nhưng trên fương-ziện trình bày tư-tưởng không được rõ ràng vì sự uyển-chuyển của quán-ngữ. Cho nên, câu trên nên viết là: “That whatever one can neither eliminate nor destroy is ontologically its being and belongs to its essence.” Độc-jả thấy ngay câu của tôi rõ hơn và ngắn hơn.

Trong chuyên-luận này, những chữ để trong móc vuông [ … ] là í-riêng của tôi. Mỗi khi độc-jả thấy trong móc vuông có zầu than, hay zấu hỏi, [!], [?], đó là chủ í của tôi về những điểm cần fải được bàn thêm nữa. ĐọcLogische Untersuchungen của Husserl và Phenomenology and Dialectical Materialism của Trần Đức-Thảo cũng là để xác-nhận rằng hoạt-động Triết-học ở Việtnam từ 1951 đến nay coi như không có. Và Triểt-học như Husserl đã nói là một môn-học rất “gam-go”. Trước 1975 ở Nam Việt có hai hiện-tượng đáng-kể. Hiện-tượng thứ nhất liên-quan tới sự mờ tối và trí-trá trong suy-tư, mà tôi sẽ gi rõ hơn khi jới-thiệu bản Đức-ngữ của Tiến-sĩ Jáo-sư Hubert Hohl về cuốn Cung-Oán Ngâm-khúc của Ôn-như Hầu trên VCV. Nhưng tôi thấy không cần fải nêu tên người đó trong hoạt-động văn-hóa, vì không có những já-trị xác-đáng. Hiện-tượng thứ hai rất hấp-zẫn. Đó là trường-hợp của Kim-Định. Cụ Định có những í-tưởng rất hay về tư-tưởng và văn-hóa Việt, mặc zầu hầu hết chỉ là jả-zụ (Assumptions). Rất nhiều tư-tưởng khởi đầu là jả-zụ rồi zần zần lớn mạnh và thoát khỏi jả-zụ (Assumptions) để trở thành Triết-học. Một trong những fương-fáp đưa tư-tưởng vào Triết-học là chia tư-tưởng thành những tiền-đề (thematization), rồi thảo-luận thật kĩ-càng từng tiền-đề một, biết rõ chỗ nào là minh-chứng hiển-nhiên và chỗ nào có thể trở-thành sự-thực. Vì Kim-Định không ở trong ngành Triết theo đúng căn-bản hàn-lâm (Academics), cho nên cụ đã nhẩy ngay từ jả-zụ (Assumptions) vào kết-luận, coi đó là minh-chứng hiển-nhiên. Điều này rất iếu nếu fải bảo vệ luận-án trước một hội-đồng, trừ fi là một thiên-tài như Ludwig Wittgenstein. Nhưng ngay cả Wittgenstein cũng còn fải trở lại trường để học lại căn-bản từ đầu. Bây jờ chúng ta đọc Husserl và Trần Đức-Thảo.

EDUMUND HUSSERL: TRUY-TẦM LUẬN-LÍ.

Ngay từ Chương Một, với nhan-đề Luận-lí là một fương-fáp Nòng-cốt có Tinh-thần Thực-ngiệm, Huserl đã nêu rõ vấn-đề chưa hoàn-bị về mặt lí-thuyết của các ngảnh Khoa-học. Husserl ví von thế này: “Kinh-ngiệm chung cho chúng ta thấy rằng một ngệ-sĩ có tài fãi làm chủ được chất-liệu và fải hiểu cặn-kẽ để fán-đoán tác-fẩm của mình.” Khả-năng này zựa trên sự hiểu-biết về lí-thuyết để hướng-zẫn thực-hành và để biết rõ những tiêu-chuẩn của já-trị quyết-định sự thành-công hay thất-bại của tác-fẩm ngệ-thuật. Bình thường, theo Husserl, ngệ-sĩ không cho chúng ta biết nguyên-lí sáng-tạo ngệ-thuật của mình. Ngệ-sĩ cũng không vụ vào nguyên-lí trong lúc sáng-tạo và trong lúc fán-đoán já-trị tác-fẩm. Trong khi sáng-tạo ngệ-sĩ thả mình vào hoạt-động nội-tâm. Hoạt-động nội-tâm này chính là sức-mạnh rất hòa-hài của nhiều năm huân-tập và trong khả-năng fán-đoán của người ngệ-sĩ mới có được cảm-quan ngệ-thuật tinh-tuý. Điều này, theo Husserl, không chỉ thấy trong Mĩ-thuật, mà còn ở trong những hoạt-động sáng-tạo Khoa-học để trình bày các zữ-kiện, các định-luật và lí-thuyết. Đối với một nhà toán-học, một nhà vật-lí, và một nhà khoa-học về vũ-trụ đều không cần biết đến những nền-tảng thâm-sâu trong hoạt-động của họ để ziễn-tả những công-trình Khoa-học quan-trọng nhất. Husserl còn thấy rằng mặc zù kết qủa của những nhà khoa-học này có sức lôi-cuốn mãnh-liệt của lí-tính nhưng họ không có khả-năng trình-bày vấn-đề của họ theo tam-đoạn luận. Họ cũng không có khả năng trình bày hay khám-fá ra nhựng nguyên-lí đã júp họ thành-công. Đó là lí-zo Husserl đi đến kết-luận về sự chưa hoàn-hảo của khoa-học. Và để tránh hiểu-lầm, ông nói rõ hơn là sự chưa hoàn-hảo này không zính-záng jì tới chân-lí của Khoa-học, mà chằng qua chỉ vì thiếu sót tính sáng-sủa của nội-tại và tính sáng sủa lí-trí. Cả hai tính này là nhu-cầu riêng hay độc-lập để júp khoa-học mở rộng thêm ra. Husserl nói tiếp là ngay Toán-học, một ngành cao nhất của mọi Khoa-học.cũng thiếu bẩm-tính đặc-biệt này. Mặc zù Toán-học luôn luôn được coi như lí-tưởng của mọi Khoa-học, vậy mà Toán-học chưa bao jờ bàn tới nền-tảng của hình-học, cũng như chưa bao jờ làm sáng-tỏ fương-fáp về những í-niệm trong suy-tư độc-đáo (imageries) của Toán-học.Ngay cả các Triết-ja trong Toán-học là những người đã zuy-trì và đóng-góp được những fương-fáp Toán-học tuyệt-vời nhất bằng tài-năng uyên-áo của họ, nhưng họ lại không đủ khả-năng trình-bày luận-lí của họ cho đến nơi đến chốn và cũng không đủ khả-năng chứng-minh được những jới-hạn của họ trong fương-fáp luận-lí mà họ zùng. Theo Husserl, zẫu cho các nền Khoa-học đã fát-triển vĩ-đại mặc zù có những thiếu-sót trong lãnh-vực luận-lí vừa kể, và đã júp chúng ta thực-hiện jấc mơ làm chủ thiên-nhiên, nhưng về mặt lí-thuyết lại làm chúng ta thất-vọng. Husserl công nhận rằng lí-thuyết nào cũng mơ-hồ, vì mọi í-niệm trong lí-thuyết không hoàn-toàn tri-túc, và vì những tiền-jả-thiết (presuppositions) của lí-thuyết vẫn chưa được fân-tích rõ-ràng, cho nên xét về toàn-thê, mọi lí-thuyết chưa ra khỏi hồ-ngi, tức là còn nhiều lấn-cấn. Chúng ta nên lưu-í điều nay: Edmund Husserl trước khi trở thành Triết-ja, ông có bằng Tiến-sĩ về Toán-học.

TRẦN ĐỨC-THẢO: HIỆN-TƯỢNG-LUẬN VÀ THUYẾT ZUY-VẬT BIỆN-CHỨNG.

Ngay từ lúc mở đầu của cuốn Hiện-tượng Luận và Thuyết Zuy-vật Biện-chứng, Trần Đức-Thảo đã hiểu rất đúng Husserl khi ông nói: “Hiện-tượng Luận khởi đầu là một môn-học về bản-chất (ontology).” Thế có ngĩa là Hiện-tượng Luận vượt lên khỏi những ziễn-jải hay võ-đoán thuộc fạm-vi tâm-lí, vì những ziễn-jải theo Thuyết Tâm-lí (Psychologism) đã chuyển sự-thực vào trong những vấn-đề của í-thức rồi mới nhìn sự-vật i-như sự-vật (Ding an sich) để khám-fá ra í-ngĩa của Nguồn-sống (Sein). Như vậy là sai. Cụ Thảo công-nhận đây chính là nỗ-lực ban-đầu của Husserl nhằm fân-tích cho đúng mọi í-niệm về chân-tính thường bị che mờ bởi thuyết zuy-ngiệm. Như vậy. Hiện-tượng Luận có mục-đích chỉnh-đốn lại í-niệm về Nguồn-sống (Sein) trong tập một của cuốn Truy-tầm Luận-lí và cho chúng ta thấy í-ngĩa đích-thực là: sự-sống con người đang bị đe zọa.

            Trần Đức-Thảo nhận xét thế này trong khi các nhà Luận-lí hiện nay (Thời của Trần Đức-Thảo) coi Khoa-học là kết-qủa của í-thức hay hiểu-biết nội-tại và đem các định-luật của Luận-lí vào Tâm-lí Học, thì Husserl có một cái nhìn chính-xác không ai bằng đã đưa í-ngĩa của nhận-thức đúng là hiểu-biết trở về chân-tính. Trần Đức-Thảo nói, khi tôi xác-định một vấn-đề là đúng, thì rõ ràng í-thức đúng ấy nằm trong sự-vật khách-quan (sự-vật là sự-vật/ Ding an sich) có já-trị với tất cả mọi người, và ở mọi thời-jan. Bởi vậy, những điều-kiện của Luận-lí xác-định cho sự-thật nếu không chúng sẽ lệ-thuộc vào những trạng-huống tâm-thần của vấn-đề rất thực mà chúng ta bàn đến. Những điều-kiện của Luận-lí trình bày rõ iếu-tính của chân-tính hay sự-thực đúng là sự-thực, và đây chính là điểm mà Husserl hồ-ngi hay đặt câu hỏi khi Triết-ja Đức này nêu lên lí-thuyết và xác-định rằng lí-thuyết ấy đúng. Theo Trần Đức-Thảo khi một nhà luận-lí nêu lên vấn-đề “ Khi có hai mệnh-đề khác nhau, tất nhiên một trong hai mệnh-đề ấy sai.” Nhà luận-lí ấy không zựa trên nhận-xét về í-thức, mà zựa trên khả-năng hiểu-biết tự-nhiên (trực-jác) có tinh-thần tri-túc để tránh những xung-đột hay xung-khắc của nhận-thức. Có như thế nhà luận-lí kia mới đạt hay hiểu được iếu-tính của bất kì vấn-đề gọi là có já-trị. Trần Đức-Thảo nhận xét rằng nỗ-lực fê-bình Thuyết Tâm-lí (Psychologism) trong nhận-thức của Husserl không những đã được trình-bày rất tuyệt-vời trong tập một của tác-fẩm Tuy-tâm Luận-lí (Logische Untersuchungen), mà còn thành-công trong việc tạo nên nền-tảng fê-fán í-niệm về já-trị của iếu-tínhlấy minh-chứng làm gốc (Einsicht in das Wesen, Ideation). Khởi đi từ đó, Trần Đức-Thảo nhận thấy rằng, Husserl đã chứng minh rằng sự thất-bại của Thuyết Tâm-lí vì thuyết này làm tan thực-tại trong í-thức bởi vậy cái fi-lí của thuyết này đã ảnh-hưởng vào mọi lãnh-vực của nguồn-sống. Ngay từ lúc ban-đầu, mỗi sự-kiện đang có mặt cần fải được nhận-định rõ theo iếu-tính hay tính-loại của nó, nếu không nó sẽ trở thành vô-ngĩa. Tuy nhiên, theo Trần Đức-Thảo, những điều kể trên chưa được trình-bày rõ ràng trong tập một của cuốn Truy-tầm Luận-lí. Tại sao? Trần Đức-Thảo gi nhận rằng vì nó còn thiếu fương-fáp nhìn rõ vấn-đề cần bàn cãi. Chính fương-fáp này mới cho chúng ta thấy í-ngĩa hay já-trị đích-thực của lí-thuyết.

            Theo Trần Đức-Thảo, định-ngĩa đúng theo í-thức hay hiểu-biết tự-nhiên (trực-jác) về iếu-tính đã được Husserl trình bày trong tập hai của cuốn Truy-tầm Luận-lí. Í-thức này cho fép chúng ta bàn kĩ hơn về tôn-chỉ của nguồn-sống, chẳng hạn tính ưu-việt của hoàn-cảnh có thể xảy ra và ngay trong tôn-chỉ của nguồn-sống chúng ta mới thấy cái có thể có thực theo lẽ tự-nhiên (a priori), đồng thời chúng ta thấy được chân-tính hay sự-thực của những vấn-đề thuộc fạm-vi chủ-thể liên quan tới nhận-thức vì nhận-thức đã nhìn ra những vấn-đề này.

EDMUND HUSSERL; TRUY-TẦM LUẬN-LÍ

Trong Truy-tầm Luận-lí, Husserl bàn đến “sự hoàn-tất của lí-thuyết trong các ngành Khoa-học khác nhau bằng fương-fáp Siêu-hình Học và Nhận-thức Học. Theo ông, để đạt tới mục-đích này, trước hết chúng ta cần truy-tầm những vấn-đề nằm trong lãnh-vực Siêu-hình.

            Trước hết để truy-tầm vấn-đề này chúng ta fải hiểu nó thật kĩ càng, rồi thử xem vấn-đề chưa được thử ra sao, đặc biệt  để í đến những fần chúng ta chưa để í đến vì những tiền jả-thiết có tính siêu-hình cho thấy vai trò nòng-cốt trong mọi Khoa-học ngiên-cứu thực-tại cụ-thể. Những tiền jả-thiết ấy là thế-jới bên-ngoài hiện đang có mặt, là  sự-kiện fát-triển trong không-jan và thời-jan, là sự-sống hay sự có mặt của không-jan, theo ngĩa toán-học, là í-niệm về không-jan ba-chiều và những định-đề của Euclid, là í-niệm về thời-jan như một đường thằng, tuy một chiều nhưng muôn mặt. Ngĩa là mọi vận-hành đều đi theo  nguyên-lí có nguyên-nhân. Theo Husserl, những tiền jả-thiết ấy vốn nằm trong nguyên-lí Triết-học ban-đầu của Aristotle nhưng lúc này được liệt-kê trong fương-thức ngiên-cứu của Nhận-thức Học (Epistemology).

Theo Huserl, nền-tảng siêu-hình như thế chưa đủ để tạo nên lí-thuyết tòan-vẹn và lí-tưởng cho mọi ngành Khoa-học. Hơn nữa, nền-tảng siêu-hình ấy chỉ chú-í đến những ngành Khoa-học ngiên-cứu thực-tại cụ-thể, mà thực-tại cụ-thể đâu có bao gồm mọi ngành Khoa-học, kể cả những Khoa-học có nền-tảng Toán-học thuần-túy. Thực-tại cụ-thể cũng không bao gồm những điều được coi như nội-zung lí-tưởng ra ngoài cái có cũng như cái không. Husserl nhận thấy rằng những cách truy-tầm về tính-loại khác nhau có hệ-luận (postulate) rõ ràng để cho chúng ta truy-tầm í-thức đúng là những truy-tầm liên-quan đến mọi ngành Khoa-học bởi vì những truy-tầm này lưu-tâm đến bất kề cái jì có thể làm cho Khoa-khọc trở thành Khoa-học. Những cách đặt tên cho các môn-học mới và những chuyên-ngành fức-tạp có những sắc-thái lạ-lùng đúng là Khoa-học cao nhất trong các ngành Khoa-học mới được gọi là lí-thuyết của Khoa-học (Wissenschaftslehre).

TRẦN ĐỨC-THẢO: HIỆN-TƯỢNG LUẬN VÀ THUYẾT ZUY-VẬT BIỆN-CHỨNG

Nhưng Trần Đức-Thảo thấy rất lạ lùng là kĩ-thuật Trình-bày Iếu-tính của Husserl có lúc hiện ra gần gũi với những người thiên về Chủ-ngiệm, tức là liên-hệ của toàn-khối với những fần-tử không thể fân-chia nằm trong toàn-khối, ví-zụ mầu-sắc ra ngoải đồ-vật. Điều quan-trong, theo Trần Đức-Thảo, là chúng ta fải nhớ đến căn-bản trong suy-luận của Berkeley như sau: không thề có í-niệm “trừu-tượng” trong mầu sắc hay í-niệm trừu-tượng nằm ngoài đồ-vật, bởi vì chúng ta không thể tách rời mầu-sắc ra khỏi đồ-vật. Trần Đức-Thảo nhận định rằng điểm độc-đáo của Husserl là chúng ta fải hiểu thế này: nếu chúng ta không thể có mầu-sắc mà không cần fải có mặt bằng [surface, để mầu sắc hiện ra] thì kết qủa cho thấy chúng ta chỉ cần nói về iếu-tính là mầu-sắc hiện ra trên mặt bằng (surface). Zĩ nhiên không thể có chuyện này. Theo Trần Đức-Thảo, điều mà Husserl đã thấy cũng chính là nền-tảng để Berkeley tin rằng ông không công-nhận iếu-tố có thể tránh khỏi vấn-đề nhận-thức [qua thị-jác] như là fương-thức trình-bày những chủ-đề có nội-zung lí-tưởng (idealities) thuần-tuý. Mỗi lần chúng ta muốn zuy-trì sự đồng-nhất hay toàn-vẹn của của cái jì chúng ta vừa ziễn-tả thì chúng ra có thề bàn về “iếu-tính”. Zù cho chúng ta cố-gắng tưởng-tượng tất cả những jì mầu-sắc có thể có, chúng ta vẩn không thể bỏ qua được mặt-bằng, vì mầu sắc lúc nào cũng hiện ra cùng với mặt-bằng. Cho nên Trần Đức-Thảo đi đến kết-luận: Í-thức ra cái không thể có chính là một điều-kiện cho cái có thề có – và đây chính là định-luật tự-nhiên (a priori).

            Trần Đức-Thảo nêu lên câu hỏi là liệu chúng ta có thể hiểu được iếu-tính bằng cách nắm lấy một cơ-cấu zuy-nhất của trí tưởng-tượng hay không? Cái khó của câu hỏi này nằm trong những hoàn-cảnh của kinh-ngiệm. Trên thực-tế, như cụ Thảo đã nói rõ là cụ không lưu-tâm lắm tới khả-năng của trực-jác mà cụ chỉ để í tới vấn-đề hiểu sự-vật là sự-vật (Ding an sich) mà thôi. Thế thì, rõ ràng là chúng ta không thể biết sự-vật cụ-thể bằng cách tách rời nó ra. Hay nói một cách jản-zị là chúng ta không thể biết sự-vật qua mảnh của sự-vật. Sự-vật nào cũng có một không-jan làm nền, luôn zo thói-quen mà ra. Chữ “background” ở đây nên hiểu rộng hơn là “hoàn-cảnh”, “thực-trạng” và cũng có thể bao gồm cả những không-khí rất quan-trọng, như “chính-trị, tôn-jáo, kinh-tế, xã-hội vân vân [NQ]. Nhưng khi nói tới nhiều sự-vật thì những sự-vật này rất có thể đứng riêng rẽ. Và đây là điều chúng ta có thể tưởng-tượng ra được. Trần Đức-Thảo trở lại vấn-đề mầu sắc kể trên, và khẳng-định rằng vấn đề nhận-thức mầu-sắc khiến chúng ta đụng fải một điều hoàn-toàn KHÔNG THỂ CÓ nằm ngay trong bản-chất của sự-vật [nếu vật A mầu đỏ, liệu chúng ta có thể hiểu iếu-tính của vật A bằng cách bỏ mầu đỏ đi được không?]. Đây không fải là vấn-đề thuộc fạm-vi tâm-lí để trình bày hay í-thức trực-tiếp. Ngĩa là chúng ta không thể miêu-tả cái jì trước khi cái đó hiện ra. Hơn nữa, cũng theo cụ Thảo, đây chính là vấn-đề của bản-chất (ontological). Không thề nào có mầu sắc mà mầu sắc ấy không hiện ra (extension), vi chúng ta không thể ngĩ ra mầu-sắc một cách rõ ràng, hay ngĩ ra mầu nào là có mầu đó. [Ví-zụ tôi nói: “Cái đó sẽ là mầu xanh!” Câu hỏi sẽ là “Xanh như thế nào?” Trí tưởng-tượng và thực-trạng không jống nhau. Đó là chưa kể đến kích thước của mặt bằng (surface) để mầu sắc hiện ra. Chỉ khi kích-thước đã hiện ra, to nhỏ khác nhau, chúng ta mới thấy rõ iếu-tính của mằu-sắc, tùy từng hoàn-cảnh, chưa kể tới vấn-đề ưa-thích (taste). Điều này cụ Thảo không bàn đến.]

EDMUND HUSSERL: TRUY-TẦM LUẬN-LÍ

Husserl ngĩ rằng chúng ta có cách trình-bày hay chứng-minh luận-lí là một lí-thuyết của Khoa-học mà ông gọi là Í-niệm ban-đầu của Khoa-học bằng cách trưng ra khuôn-mẫu (normative) và qua thực-hành. Khoa-học, nói chung, liên-quan tới vấn-đề hiểu-biết. Nhưng thế không có ngĩa BIẾT là hành-động của í-thức. Khoa học chỉ hiện ra một cách khách-quan trong sách-sử và chỉ zành riêng cho những người có những hoạt-động trí-thức [về Khoa-học]. Kiến-thức Khoa-học được viết ta và được truyền-tụng cả mấy ngàn năm. Kiến-thức Khoa-học là kết qủa đóng góp của nhiều người. Chúng ta ai cũng biết đóng góp những điều-kiện tiên-quyết về vấn-đề hiểu-biết và những hiểu-biết rõ-ràng. Thành-qủa của những hiểu-biết này là công lao của cá nhân có mục-đích rõ ràng.
           
Tuy nhiên, theo Husserl sở zĩ chúng ta hiểu chân-tính là nhờ kiến-thức. Nhờ kiến-thức cụ-thể chúng ta mới trở lại với chính mình để hiểu chân-tính và biết fán-đoán thế nào cho đúng. Nhưng thế này vẫn chưa đủ vì không fải mọi fán-đoán đúng, mọi hiểu-biết đúng hay biết loại bỏ những jì nhờ chân-tính đều là í-thức hay hiểu biết về cái có hay cái không có ở đời. Ngoài ra, chúng ta có thể nói rằng, cái gọi là kiến-thức hay hiêu-biết trong ngĩa hẹp nhất đều đòi hỏi minh-chứng để cho kiến-thức hay hiểu-biết trở nên trong sáng mà Husserl gọi là chúng ta biết cái jì đúng và cái jì sai nên chúng ta từ bỏ nó đi. Điều này không jống như niềm tin mơ hồ của thói-thường, zù cho niềm tin ấy có chắc-chắn đến đâu chăng nữa, chỉ khi nào chúng ta không bị ảnh-hưởng bởi sự hồ-ngi thái qúa. [NQ: “Trở lại với chính mình là trở về với chủ-thể (subjectivity) để vun-trồng hiểu biết của mình, mỗi ngày sâu sắc hơn. Trần Đức-Thảo đã nhận định chữ “subjectivity” là chủ-quan. Nhận định như thế cho chúng ta thấy có ba vấn-đề: 1) Không thấy sự cần-thiết fải bổ túc và có khi cần fải sửa-sai hiểu biết của chính mình; 2) Chủ-quan là một tháí-độ không chấp-nhận những kiến-thức bên-ngoài. Chủ-thể là vấn-đề í-thức mỗi người có kinh-ngiệm ra; và 3) Trần Đức-Thảo không đọc Suy-tư Trong Tinh-thần Descartes của Husserl trong đó Husserl đã triển lời của Thánh Augustin: “in te redi, in interior homine habita veritas” Đừng có mong đi ra ngoài làm jì; hãy trở về với chính mình. Chân-lí ở ngay trong nội-tâm của con người. Những bàn-luận thông-thường không zựa trên sự cứng ngắc của í-niệm. Chúng ta bàn đến hiểu-biết zựa trên fán xét của chúng ta có liên-quan tới trí-nhớ về kinh-ngiệm rõ ràng và fù-hợp với minh-chứng nội-tại, tức là minh-chứng được hiểu rõ trong trí-tuệ của mình, ví-zụ có người biết rằng định-lí của Pythagore là đúng và người đó có thể chứng-minh định-lí này, Nhưng thay vì chứng-minh fần thứ hai của định-lí, người đó có thể nói là người ấy đã quên cách chứng minh.
           
Theo Husserl, chúng ta biết í-thức trong một í-ngĩa rộng lớn hơn. Chúng ta fân-biệt í-thức này ra khỏi quan-điểm không có nền-tảng bằng cách trình-bày những điểm đúng theo fán-đoán của chúng ta. Điểm đúng hoàn hảo nhất Husserl gọi là “minh-chứng nội-tại” vì “chính điểm đó đúng” [khỏi cần chứng-minh]. Trong nhiều trường-hợp, chúng ta không có được “minh-chứng nội-tại” hay í-thức tuyệt-đối về chân-tính. Lúc đó chúng ta chỉ cần vận-zụng kí-ức để jải-quyết trường-hợp quên cách chứng-minh kể trên, tức là nhớ tới “minh-chứng nội-tại” hay “minh-chứng hiển-nhiên”. Đó cũng là tìm ra lẽ có-thể-có của vấn-đề ở mức độ cao thường liên-quan tới fán-quyết của chúng ta. Theo Husserl, “minh-chứng nội-tại” về cái jì có thề có hay có thể đúng  như điểm “A” không fải là cách tìm ra minh-chứng của chân-tính. Nhưng điểm “A” sẽ là nền-tảng so-sánh cho những cách định já-trị hiển-nhiên, rồi chính những cách định já-trị hiển-nhiên này cho chúng ta thấy lẽ có thể là “đúng” hay là “sai”, nhờ thế chúng ta mới có thể fân-biệt cái jì hợp lí với cái jì không hợp-lí; cũng như fân-biệt được jả-thiết có nền-tảng vững-chắc hơn với những jả-thiết còn non-nớt. Bởi vậy, điều quan-trọng nhất trong trường-hợp đặc-biệt là kiến-thức khoa-học đích-thực nằm trong “minh-chứng nội-tại” vì khi minh-chứng mở ra thì í-niệm nhận-thức hay kiến-thức cũng mở ra.

TRẦN ĐỨC-THẢO: HIỆN-TƯỢNG LUẬN VÀ THUYẾT ZUY-VẬT BIỆN-CHỨNG.

Đến đây Trần Đức-Thảo nói rõ là luận-cương của ông không bàn tới những điều kì-bí, nhất là đối với độc-jả hiểu rõ í-niệm về í-chỉ - tức là điều jì mình muốn biết. Trong khi đó, đối với những người thiên về thuyết chủ-ngiệm thì họ nhìn vấn-đề của í-thức là sự-vật cụ-thể. Cho nên những người này có thể xem điều họ không thề tách mầu-sắc ra được chỉ vì họ không thể thấy được cảm-tính khi mầu-sắc bị tách ra hay “không thể hiểu được sự tách ra này” mà thôi. Cụ Thảo thấy fương-fáp fân-tích của Husserl chứng-minh rằng đây là một câu hỏi về “một í-thức qúa khó-khăn”. Qúa khó-khăn vì bản-chất của vấn-đề được nhận-thức và được biết bằng kinh-ngiệm. Thế là theo cụ Thảo, lập-luận của những người trong nhóm chủ-ngiệm đảo ngược lại bằng cách đặt vấn-đề (thematization), theo đó vấn-đề chính là sự chuyên-chở í-ngĩa của nguồn-sống. Fương-fáp fân-tích có í-hướng rạch ròi như thế chính là một lối đảo-ngịch biện-chứng. Sự đảo-ngịch này cho fép chúng ta đạt tới đối-tượng bằng suy-ziễn chủ-quan [!].
           
Cũng theo cụ Thảo, chúng ta đã thấy một fương-fáp cho fép chúng ta có một ngiên-cứu rất có hệ-thống về lãnh-vực của iếu-tính. Iếu-tính là điều-kiện đích-thực được nhận ra trong sự hiểu-biết của chúng ta về những vấn-đề khó-khăn. Cái jì chúng ta không thể loại ra được thì chúng ta cũng không thề fá tan được. Theo định-luật của bàn-chất (ontological law) về nguồn-sống cái đó  thuộc về iếu-tính của chính nó.

(Còn tiếp)
Nguyễn Quỳnh USA
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved