Ngâm tiên sinh là người quên cả họ và tên, quan tước, làng mạc, hồ đồ mình không biết là ai nữa. Làm quan ba mươi năm, gần già, lui về ở đất Lạc Hà. Chỗ ở có năm, sáu mẫu ao, vài nghìn cây tre với vài chục gốc cây cối. Lầu gác sân tường đủ cả mà nhỏ. Tiên sinh an tâm mà ở đấy. Nhà tuy nghèo, không đến nỗi đói rét, tuổi tuy già chưa đến nỗi lẩm cẩm. Tính thích rượu, hay nghe đàn, hay ngâm thơ. Phàm những khách đàn, thơ rượu, chơi bời với nhau rất nhiều. Ngoài sự chơi đó, đem lòng mộ đạo Phật, học thấu các phép tiểu thừa, trung thừa, đại thừa, cùng với nhà sư núi Trung Sơn làm bạn "không môn", với Vi Sở làm bạn sơn thủy, với Lưu Mộng Đắc làm bạn thơ, với Hoàng Phủ Minh làm bạn rượu. Mỗi khi gặp nhau thì vui vẻ mà quên về. Gần Lạc thành trong ngoài sáu bảy mươi dặm, phàm chỗ nào có chùa chiền núi non, khe suối, hoa trúc, chẳng đâu chẳng đến, nhà ai có rượu ngon, đàn hay, chẳng đâu chẳng qua, ở đâu có sách vở múa hát, chẳng đâu là chẳng xem. Tự khi ở Lạc Xuyên, có người mời đi ăn tiệc đâu, thường thường cũng đi. Mỗi khi mát trời, hoặc lúc có trăng, có tuyết, bạn bè đến chơi, tất cả là bạn hồ rượu, mở tủ sách, thơ rượu thích chí rồi vớ lấy đàn gảy một khúc "thu từ", nếu hứng nữa thì sai trẻ nhà hòa nhạc, cùng tấu một khúc "Nghê thường Võ y", nếu vui nữa thì sai con hát hát vài khúc "Dương Liễu Chi", phóng tình vui vẻ, kỳ đến say khướt mới thôi. Đôi khi thừa hứng đi bộ sang láng giềng, hoặc chống gậy đi trong làng, hoặc cưỡi ngựa chơi chốn đô ấp, hoặc ngồi song loan chơi ngoài đồng nội. Trong song loan để một cái đàn, một cái gối, vài quyển thơ của ông Đào, ông Tạ, hai bên đầu tay song loan, treo hai hồ rượu, tìm nơi có sông núi, tùy tình dạo xem, ôm đàn dốc bầu, hết vui rồi trở về. Như thế mười năm, trong khoảng đó ngâm thơ ước hơn nghìn bài, ngày nấu rượu ước trăm hộc, mà trước sau hơn mười mấy năm không kể. Vợ con thấy uống nhiều quá thì lo mà ngăn can hai ba lần. Tiên sinh nói: "Phàm tính người ta ít người được trung bình, tất có đam mê về một việc. Ta cũng không giữ được mực trung bình. Nếu chẳng may mà ta hám lợi, làm nên giàu có, của cải chứa nhiều, cửa nhà lộng lẫy, để mua lấy vạ làm hại cho thân mình thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta hám cờ bạc, trăm nghìn đổ đi một lúc, làm cho phá gia bại sản để đến nỗi vợ con đói rét thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta hám sự luyện thuốc, nấu cao luyện đan, để đến nỗi không thành thuật gì, có điều lầm lỡ thì làm thế nào? Nay ta không hám các sự ấy, mà chỉ thích chí ở trong cuộc rượu câu thơ, phóng túng thì phóng túng thực, nhưng có hại gì, chẳng còn hơn ba sự kia ư? Bởi thế Lưu Bá Luân thấy vợ nói mà không nghe, Vương Vô Công chơi ở làng say mà không về vậy".
Nói đoạn, đem vợ con vào buồng nấu rượu, ngồi xổm, ngửng mặt lên hú dài một tiếng rồi than rằng: "Ta sinh ra ở trong trời đất, tài và hạnh kém cổ nhân xa, song giàu hơn Kiềm Lâu, thọ hơn Nhan Uyên, no hơn Bá Di, vui hơn Vịnh Khải Kỳ, khỏe hơn Vệ Thúc Bảo, may lắm may lắm, ta còn cầu gì nữa. Nếu bỏ cái thích của ta thì còn lấy gì mà vui lúc già!
Bèn ngâm lại một bài thơ "vịnh hoài", ngâm xong tủm tỉm cười, rồi nhắc vò rót rượu, uống vài chén cho say tít cú lỳ. Say rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại ngâm, ngâm rồi lại uống, uống rồi lại say, say với ngâm cứ lần lượt mà theo nhau. Bởi thế mà coi cuộc đời như giấc mộng, coi phú quý như đám mây bay, màn trời chiếu đất, chớp mắt trăm năm, lúc nào cũng li bì mờ mịt, không biết cái già nó đã theo đến, chỗ mà người xưa gọi "hòa với rượu", nên tự đặt hiệu là "Tuý Ngâm tiên sinh". Bấy giờ là năm Khai thành thứ ba, tiên sinh sáu mươi bảy tuổi, râu đã bạc, đầu hói một nửa, răng khuyết hai chiếc, mà cái vui trong thi tửu vẫn chưa suy. Ngoảnh lại bảo vợ con rằng:
"Mình ta từ nay về trước sướng rồi, còn cái mình ta từ nay về sau chưa biết vui như thế nào nữa!".
Lời bàn:
Trang Tử bàn đến cái đức SAY của người "Say Đạo" đã viết.
Người say rượu té xe, tuy mang tật mà không chết. Gân cốt thì giống với mọi người, mà bị hại thì sao lại khác với mọi người? Là vì nó giữ toàn được cái thần. Lên xe cũng không biết, té xe cũng không hay! Tử, sinh, kinh, cụ không sao vào được trong lòng. Cho nên dù có chống lại với vật mà không biết sợ. Đó là kẻ đã hòa với rượu mà còn được thế, huống chi là kẻ đã hòa được với thiên nhiên".
Mở đầu, tác giả đã tự giới thiệu một cách trào lộng nhưng sâu sắc vô cùng "Túy Ngâm tiên sinh là người quên cả họ tên quan tước làng mạc... hồ đồ như mình không hiểu mình, là gì nữa". Đó là cái SAY của bậc "chí nhân vô kỷ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh".
Say mà luận việc đời TỈNH hơn người TỈNH. Tiếng cười giòn giã của thánh nhân đã bắt đầu!
"Phàm tính người ta ít được có người "đắc trung", tất có sự ham mê về một việc gì. Ta cũng không giữ được mực "trung". Nếu chẳng may mà ta ham mê lợi lộc, làm giàu chứa của, cửa nhà lộng lẫy để chuốc họa vào thân, thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta ham mê cờ bạc, trăm nghìn đổ đi một lúc, làm phá gia bại sản để đến nỗi vợ con đói rét, thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta hám mê ăn mặc, luyện đơn luyễn thuốc để đến nỗi không thành công gì cả lại gây thêm lầm lỗi, thì là thế nào? Nay may mà ta chẳng ham mê những việc ấy, chỉ thích ở trong việc câu thơ chén rượu, phóng túng thì quả có phóng túng thật, nhưng có hại gì? Chẳng còn hơn ba việc kia sao? Bởi vậy Lưu Linh vợ can mà không nghe, Vương Tích chơi ở làng say mãi không về"
Người ta trên đời, trong cái cõi phù du này, phải có vui thích một cái gì... để mà biết xem nhẹ cuộc đời. Cái "say" của Bạch Lạc Thiên cùng với cái "say" của Đào Tiềm là một, đó là cái say của bậc thánh nhân đắc đạo, cái say "coi đời như giấc mộng, phú quý như phù vân, lấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu, xem trăm năm như chớp mắt" tuy thấy là một khoảnh khắc nhưng mà là một khoảnh khắc của thiên thu.
Có cái tỉnh mà say, nhưng cũng có cái say mà tỉnh. Thế nhân tỉnh mà say, thánh nhân say mà tỉnh. Thế nhân "tỉnh" trong cái "tâm sai biệt" phân biệt chính tà, vinh nhục, thọ yểu, thị phi... trái lại thánh nhân "say" trong cái "tâm vô sai biệt" (tâm hư) trong đó vũ trụ là một xáo trộn cổ kim, kim cổ, dồn làm một khối: "Lúc nào cũng li bì mờ mịt, không biết cái già nó đã theo đến"... Cái say của thánh nhân là cái say của người tỉnh. Cái tỉnh của thế nhân là cái tỉnh của người say (ngu muội): Trong cảnh giới nhị nguyên.
Nói đoạn, đem vợ con vào buồng nấu rượu, ngồi xổm, ngửng mặt lên hú dài một tiếng rồi than rằng: "Ta sinh ra ở trong trời đất, tài và hạnh kém cổ nhân xa, song giàu hơn Kiềm Lâu, thọ hơn Nhan Uyên, no hơn Bá Di, vui hơn Vịnh Khải Kỳ, khỏe hơn Vệ Thúc Bảo, may lắm may lắm, ta còn cầu gì nữa. Nếu bỏ cái thích của ta thì còn lấy gì mà vui lúc già!
Bèn ngâm lại một bài thơ "vịnh hoài", ngâm xong tủm tỉm cười, rồi nhắc vò rót rượu, uống vài chén cho say tít cú lỳ. Say rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại ngâm, ngâm rồi lại uống, uống rồi lại say, say với ngâm cứ lần lượt mà theo nhau. Bởi thế mà coi cuộc đời như giấc mộng, coi phú quý như đám mây bay, màn trời chiếu đất, chớp mắt trăm năm, lúc nào cũng li bì mờ mịt, không biết cái già nó đã theo đến, chỗ mà người xưa gọi "hòa với rượu", nên tự đặt hiệu là "Tuý Ngâm tiên sinh". Bấy giờ là năm Khai thành thứ ba, tiên sinh sáu mươi bảy tuổi, râu đã bạc, đầu hói một nửa, răng khuyết hai chiếc, mà cái vui trong thi tửu vẫn chưa suy. Ngoảnh lại bảo vợ con rằng:
"Mình ta từ nay về trước sướng rồi, còn cái mình ta từ nay về sau chưa biết vui như thế nào nữa!".
Lời bàn:
Trang Tử bàn đến cái đức SAY của người "Say Đạo" đã viết.
Người say rượu té xe, tuy mang tật mà không chết. Gân cốt thì giống với mọi người, mà bị hại thì sao lại khác với mọi người? Là vì nó giữ toàn được cái thần. Lên xe cũng không biết, té xe cũng không hay! Tử, sinh, kinh, cụ không sao vào được trong lòng. Cho nên dù có chống lại với vật mà không biết sợ. Đó là kẻ đã hòa với rượu mà còn được thế, huống chi là kẻ đã hòa được với thiên nhiên".
Mở đầu, tác giả đã tự giới thiệu một cách trào lộng nhưng sâu sắc vô cùng "Túy Ngâm tiên sinh là người quên cả họ tên quan tước làng mạc... hồ đồ như mình không hiểu mình, là gì nữa". Đó là cái SAY của bậc "chí nhân vô kỷ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh".
Say mà luận việc đời TỈNH hơn người TỈNH. Tiếng cười giòn giã của thánh nhân đã bắt đầu!
"Phàm tính người ta ít được có người "đắc trung", tất có sự ham mê về một việc gì. Ta cũng không giữ được mực "trung". Nếu chẳng may mà ta ham mê lợi lộc, làm giàu chứa của, cửa nhà lộng lẫy để chuốc họa vào thân, thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta ham mê cờ bạc, trăm nghìn đổ đi một lúc, làm phá gia bại sản để đến nỗi vợ con đói rét, thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta hám mê ăn mặc, luyện đơn luyễn thuốc để đến nỗi không thành công gì cả lại gây thêm lầm lỗi, thì là thế nào? Nay may mà ta chẳng ham mê những việc ấy, chỉ thích ở trong việc câu thơ chén rượu, phóng túng thì quả có phóng túng thật, nhưng có hại gì? Chẳng còn hơn ba việc kia sao? Bởi vậy Lưu Linh vợ can mà không nghe, Vương Tích chơi ở làng say mãi không về"
Người ta trên đời, trong cái cõi phù du này, phải có vui thích một cái gì... để mà biết xem nhẹ cuộc đời. Cái "say" của Bạch Lạc Thiên cùng với cái "say" của Đào Tiềm là một, đó là cái say của bậc thánh nhân đắc đạo, cái say "coi đời như giấc mộng, phú quý như phù vân, lấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu, xem trăm năm như chớp mắt" tuy thấy là một khoảnh khắc nhưng mà là một khoảnh khắc của thiên thu.
Có cái tỉnh mà say, nhưng cũng có cái say mà tỉnh. Thế nhân tỉnh mà say, thánh nhân say mà tỉnh. Thế nhân "tỉnh" trong cái "tâm sai biệt" phân biệt chính tà, vinh nhục, thọ yểu, thị phi... trái lại thánh nhân "say" trong cái "tâm vô sai biệt" (tâm hư) trong đó vũ trụ là một xáo trộn cổ kim, kim cổ, dồn làm một khối: "Lúc nào cũng li bì mờ mịt, không biết cái già nó đã theo đến"... Cái say của thánh nhân là cái say của người tỉnh. Cái tỉnh của thế nhân là cái tỉnh của người say (ngu muội): Trong cảnh giới nhị nguyên.