Home » » BIỆN CHỨNG VỀ KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

BIỆN CHỨNG VỀ KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

Written By kinhtehoc on Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012 | 03:47

Bs Hồ Hải
Bài đọc liên quan:

Lâu nay vẫn nghe chính quyền phát biểu: "Ổn định chính trị để phát triển kinh tế" là một mệnh đề có tính tư tưởng ở tầm quốc gia. Nhưng hôm nay tôi thử đặt vấn đề: "Phát triển kinh tế bền vững để ổn định chính trị và ổn định chính trị để phát triển kinh tế cái nào khoa học hơn cái nào về mặt lý luận?"

Trong bộ phận kinh tế chính trị học của hệ thống Marxist có quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng (kinh tế) và kiến trúc thượng tầng (chính trị) cho rằng: Cơ sở hạ tầng quy định kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng tác động lại cơ sở hạ tầng.

Một số tính chất có tính biện chứng giữa kinh tế và chính trị là kinh tế như thế nào thì chính trị như thế ấy. Việt Nam ta đang trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa dù hoang sơ thì bắt buộc chính trị phải là chính trị tư bản chủ nghĩa. Vậy theo tôi hiểu với hình thái chính trị đơn nguyên tả khuynh cực đoan như hiện tại thì, nó sẽ kềm hãm kinh tế và dẫn đến kinh tế có nhiều bệnh tật như lâu nay là không có gì là lạ?
Một mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị là giai cấp nào nắm sự thống trị về kinh tế thì giai cấp đó cũng nắm địa vị thống trị về chính trị và tinh thần của xã hội. Vậy thì, các chính khách Việt Nam ngày nay có phải là giai cấp vô sản không để phải đi theo hình thái chính trị xã hội Xã hội Chủ nghĩa như đảng và nhà nước đang tuyên truyền?
Thêm nữa, bất kỳ một hiện tượng sự vật nào thuộc kiến trúc thượng tầng như nhà nước, đảng phái, luật pháp, triết học hay đạo đức, v.v... đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng hay do cơ sở hạ tầng quyết định. Vậy hình thái chính trị xã hội Việt Nam đương đại liệu có khoa học không hay là do duy ý chí của con người tạo ra vì mục đích khác?
Cũng không quên rằng cơ sở hạ tầng biến đổi sớm hay muộn thì kiến trúc thượng tầng cũng biến đổi theo. Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng phải mất theo. Như vậy kinh tế tư bản chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay có phải là một tấm thân vạm vỡ cho một chiếc áo chật của hình thái chính trị đơn nguyên tả khuynh kiểu phong kiến quân phiệt hiện thời hay không?
Ngược lại, sự tác động của chính trị đối với kinh tế là chính trị phải thể hiện được chức năng xã hội để bảo vệ. duy trì, củng cố và phát triển nền kinh tế sinh ra nó. Thể hiện đó sẽ thông qua sự đấu tranh xóa bỏ nền kinh tế và chính trị xưa cũ. Như vậy khi kinh tế Việt đang là kinh tế tư bản chủ nghĩa mà chính trị theo kiểu phong kiến quân phiệt, thì có phải chính trị là cái thắng kềm sự phát triển kinh tế đang vươn vai tiến về phía trước như lâu nay mà, nền kinh tế Việt đang trong một vòng xoắn bệnh lý chưa có thuốc chữa?
Nếu chính trị tiến bộ phản ảnh đúng nhu cầu của sự phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển lành mạnh và vững bền. Nhưng lâu nay kinh tế Việt Nam không có sự phát triển vững bền, có phải chăng chính trị Việt Nam đã và đang quá lỗi thời so với nền kinh tế sau cỡi trói?
Và để kết luận cho câu hỏi trên rõ ràng chúng ta thấy rằng, kinh tế phải phát triển bền vững thì mới đem đến một nền chính trị ổn định. Và lúc đó nền chính trị muốn ổn định thì chính trị phải phát triển động chứ không có kiểu ổn định tỉnh, để cho phù hợp với bước đi của kinh tế đang lớn mạnh. 
Cho nên lâu nay chúng ta vẫn thường nghe, ổn định chính trị để phát triển kinh tế là một tư tưởng phi khoa học vậy. Mà phải là phát triển kinh tế bền vững thì mới quyết định chính trị chuyển động trong thế ổn định của một cân bằng động của cả hai vế. Ấy mới là phép biện chứng đúng theo duy vật luận không chỉ cho hình thái chính trị xã hội Việt, mà cho toàn thể các hình thái kinh tế chính trị của bất kỳ quốc gia nào.


Asia Clinic, 18h06, ngày thứ Bảy, 06/8/2011
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved