Home » » Những rò rỉ tại Vatican đã tiết lộ về “Cuộc nổi loạn của các Đức Ông”

Những rò rỉ tại Vatican đã tiết lộ về “Cuộc nổi loạn của các Đức Ông”

Written By kinhtehoc on Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012 | 00:04

Chúng ta có thể gọi là Thành phố của Âm mưu, Thành phố của Xì-căng-đan, Thành phố của Tin tức bị rò rỉ. Những ngày này, đất thánh Vatican đã xuất hiện trong các bản tin vì bất kỳ lý do gì ngoại trừ lý do … thánh !
Số người hành hương phất cờ Hungary khi Giáo Hoàng Benedict XVI đọc kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật tại quảng trường Saint Peter ở Vatican 12 tháng hai năm 2012. Giáo Hoàng Benedict 16 kêu gọi chính phủ Syria vào ngày Chủ nhật để nhận ra những nguyện vọng chính đáng của người dân và bắt tay vào một cuộc đối thoại quốc gia để chấm dứt một cuộc đàn áp dữ dội những người biểu tình đã giết chết hàng ngàn kể từ tháng ba. REUTERS / Tony Gentile
Vatican City - Chúng ta có thể gọi là Thành phố của Âm mưu, Thành phố của Xì-căng-đan, Thành phố của Tin tức bị rò rỉ. Những ngày này, đất thánh Vatican đã xuất hiện trong các bản tin vì bất kỳ lý do gì ngoại trừ lý do … thánh !
Giống như tất cả những vị khác, một viên chức cao cấp của Vatican đã tuyên bố với điều kiện được dấu tên, rằng “Thật là một sự hổn loạn hoàn toàn”.
Những vận động và âm mưu xảo quyệt đã hiện ra tỏ rõ tại Vatican gần đây thì xứng đáng nằm trong một cuốn tiểu thuyết viết về một cuộc đấu tranh quyền lực tại một triều đình thời trung cổ.
Những vị giáo phẩm cao cấp được phỏng vấn trong tháng nầy nói rằng những điều hổ thẹn xảy ra hàng ngày vốn đẩy Vatican vào thế phòng thủ, có thể sẽ bắt Giáo hoàng Benedict phải có hành động để rửa sạch cái hình ảnh của triều đại của ngài – vào một lúc mà Hội thánh đang đối diện với một cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn về giáo quyền tính thích đáng của Hội thánh trong thế giới đang càng rộng mở.
Một vài nguồn tin nầy cũng nói rằng kết quả của một cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ Thánh Địa sẽ có thể có một tác động dài hạn hơn về sự chọn lựa ai sẽ là người kế vị Benedict khi ngài từ trần.
Xuất phát từ những lá thư được rò rỉ ra ngoài từ một vị Tổng Giám mục bị thuyên chuyển vì ông đã dám tố cáo một mạng lưới tham nhũng và bè phái, cho đến một Bản ghi nhớ độc địa bị tiết lộ khiến nhiều vị Hồng y phải xấu hổ, đến những nghi ngờ mới về ngân hàng của Tòa thánh, (khiến) những phát ngôn viên của Vatican đã không còn được phép trả lời [báo chí] nữa.
Hàng loạt các rò rỉ đã xảy ra vào đúng một thời điểm thật đáng bối rối – ngay trước một nghi lễ thường đáng lẽ là vui vẻ, vào tuần nầy, nghi lễ được biết như là một Thượng Hội nghị (Consistory), khi Giáo hoàng Benedict thu nhận thêm nhiều giáo chức cao cấp vào Hồng Y Đoàn (College of Cardinals), một câu lạc bộ các đấng đàn ông mà thôi (exclusive men’s club) để, vào một ngày nào đó, sẽ chọn lựa trong số họ, vị lãnh đạo của Hội thánh Công giáo La Mã.
Một vị Giám mục có hiểu biết trực tiếp về những sự vụ của Vatican đã nói rằng “Thượng Hội nghị nầy sẽ diễn ra trong một bầu không khí chắc chắn là không vinh quang mà cũng chẳng phấn khởi chút nào”.
Những nguồn tin đều đồng ý rằng các rò rỉ tin tức là một phần của cả một chiến dịch nội bộ - một loại “cuộc nổi loạn của các Đức Ông” -- nhằm chống lại vị giáo phẩm được coi là cánh tay mặt của Giáo hoàng, Bộ trưởng Ngoại giao Hồng y Tarcisio Bertone.
Ông Bertone, 77 tuổi, vốn nổi tiếng là một vị quản trị viên nặng tay và là một người môi giới quyền lực (power-broker) mà cung cách hành xử đã làm nhiều người xa lánh Giáo triều (Curia), là bộ máy thư lại điều hành nền hành chánh trung ương của Hội thánh Công giáo La Mã đông 1.3 tỉ con chiên.
Năm 2006, ông nhận chức [Bộ trưởng Ngoại giao], một chức vụ theo truyền thống là do một người làm ngoại giao chuyên nghiệp đảm nhiệm, mà ông lại không có kinh nghiệm làm việc gì trong ngoại giao đoàn của Hội thánh, vốn xử lý những quan hệ quốc tế của Vatican. Giáo hoàng Benedict đã chọn ông Bertone chỉ vì ông đã từng làm việc cho vị Giáo hoàng tương lai nầy, Hồng y Joseph Ratzinger, trong Bộ Đức Tin nhiều quyền lực lúc bấy giờ.
Một Đức Ông thuộc về một Bộ quan trọng của Vatican vốn có cảm tình với vị Bộ trưởng Ngoại giao Bertone và vốn tin rằng những người rò rỉ tin tức là quyết tâm muốn truất chức ông Bertone, đã nói rằng “Tất cả đều nhắm vào ông Bertone. Rõ ràng là họ muốn khai trừ ông Bertone”.
Những nguồn tin của Vatican cho rằng những kẻ nổi loạn (rebels) đã có sự ủng hộ ngầm của một vị cựu Bộ trưởng Ngoại giao, Hồng y Angelo Sodano, một người vận động hậu trường đầy quyền lực và cũng là một nhà ngoại giao kỳ cựu đã từng làm việc 15 năm dưới triều Giáo hoàng John Paul II.
Vị Đức Ông ủng hộ ông Bertone nói “Phe ngoại giao nghĩ rằng họ là những sở hửu chủ hợp pháp của Vatican”. Để nói một cách nhẹ nhàng thì hai vị cựu và tân Bộ trưởng Ngoại giao Sodano và Bertone chẳng ưa gì nhau. Cả hai đều không công khai bình luận gì về những phúc trình bị tiết lộ.
VỊ TỔNG GIÁM MỤC DÁM TỐ CÁO
Trong những năm gần đây, Vatican thì chẳng xa lạ gì với những sự cố đầy tính tranh cải, khi cả thế giới ồn ào về cách thế Vatican xử lý những lời cáo buộc về lạm dụng tình dục trẻ em, vốn đã cản trở nổ lực của Tòa thánh muốn đảo ngược tình trạng rạn nứt các giáo khuthu nhận linh mục trong các nước phát triển.
Nhưng cuộc khủng hoảng về hình ảnh của Vatican mới đây thì lại xảy ra ngay trong nhà.
Tất cả bắt đầu vào tháng trước, khi một chương trình phóng sự truyền hình Ý trình chiếu những lá thư riêng của Tổng Giám mục Carlo Maria Vigano gửi cho Bộ trưởng Bertone và cho Giáo hoàng. Tổng Giám mục (TGM) Vigano nguyên là Phó Thống đốc của Vatican City và hiện nay là Đại sứ của Vatican tại Mỹ.
Những lá thư nầy, mà Vatican đã xác nhận là có thực, chứng tỏ rằng TGM Vigano bị chuyển nhiệm sở sau khi ông phơi bày điều mà ông cho là một mạng lưới tham nhũng (corruption), lạm quyền (nepotism) và bè phái (cronyism) liên hệ đến quy trình ban phát những giao kèo cho các nhà thầu với giá cả được thổi phồng lên.
Là Phó Thống đốc Vatican City trong hai năm từ 2009 đến 2011, TGM Vigano là quan chức số hai trong một Bộ chịu trách nhiệm việc bảo trì vườn tược, công ốc, đường sá, bảo tàng viện và những hạ tầng cơ sở khác của thành phố Vatican City tí hon nầy, vốn được quản lý tách biệt với thủ đô Roma của nước Ý bao bọc chung quanh.
Trong một lá thư, TGM Vigano viết về một chiến dịch bôi nhọ ông (smear campaign) do các quan chức Vatican nổi giận vì ông đã lấy những biện pháp để làm sạch những thủ tục đấu thầu, và TGM van xin (begged) được ở lại nhiệm sở để hoàn tất [những biện pháp] mà ông đã bắt đầu.
Bộ trưởng Bertone đã phản ứng lại bằng cách cách chức TGM Vigano ba năm trước hạn định và thuyên chuyển ông đi làm đại sứ tại Washington mặc dù ông đã chống đối mạnh mẽ (strong resistance).
Những rò rỉ khác thì lại nhắm vào ngân hàng của Vatican, khi mà ngân hàng nầy đang cố gắng quên đi những xì-căng-đan trong quá khứ - kể cả sự sụp đổ 30 năm trước của ngân hàng Banco Ambrosiano, vốn bị vướng trong những cáo buộc khủng khiếp về rửa tiền, thành viên hội Tam Điểm, dính líu đến Mafia, và cái chết bí ẩn của vị Chủ tịch ngân hàng Ambrosiano là Roberto Calvi, với hỗn danh là “vị chủ ngân hàng của Chúa” (God’s banker).
Ngày nay, ngân hàng của Vatican, trước kia được biết dưới tên Viện Công tác Tôn giáo (IOR: Institute for Works of Religion), đang nhằm tìm cách tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế và đang tìm cách được ghi danh vào danh sách trắng (white list) của Ủy ban Âu châu. Danh sách nầy thiết lập tên của các quốc gia đạt được chuẩn của Liên hiệp Âu châu (EU) về hoàn toàn trong suốt về tài chánh (total financial transparency).
Bộ trưởng Bertone đã đóng vai trò quan trọng trong việc bổ nhiệm các quan chức ngân hàng đương nhiệm nên bất kỳ nghi ngờ kéo dài nào về ngân hàng thì sẽ có ảnh hưởng xấu đến ông ta. Ủy ban Âu châu sẽ lấy quyết định vào tháng Sáu năm nay và nếu ngân hàng Vatican thất bại không vào được danh sách thì Bộ trưởng Bertone sẽ rất xấu hổ.
GIÁO HOÀNG NGƯỜI Ý CHĂNG ?
Tuần trước, một nhật báo Ý vốn từng đăng các tin tức rò rỉ, nay lại đăng một bản ghi nhớ nội bộ lạ lùng của Vatican đề cập đến một Hồng ý than phiền một Hồng y khác đã nói về một vụ mưu sát có thể xảy ra (possible assassination attempt) nhắm vào Giáo hoàng trong thời gian 12 tháng sắp tới, và bản ghi nhớ đó còn công khai suy đoán ai sẽ là vị Giáo hoàng tương lai.
Những người gièm pha ông Bertone nói rằng vị Bộ trưởng nầy đã bổ nhiệm vào Giáo triều (Curia) toàn là những người bạn Ý của ông ta. Vài vị thấy đó là một nỗ lực nhằm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử vị Giáo hoàng sắp tới và gia tăng cơ hội chức vụ Giáo hoàng trở về lại với một người Ý sau hai lần Giáo hoàng “ngoại nhân” (non-Italian popes) liên tục, khiến tình trạng độc quyền “giáo hoàng phải là người Ý” đã bị phá vở sau 450 năm.
Bảy trong 18 “Hồng y Cử tri” mới (“cardinal electors”) -- những vị dưới 80 tuổi có tư cách cử tri để bầu một vị giáo hoàng -- sẽ vào cơ quan Thượng Hội nghị (Consistory) thứ Bảy 18/2/2012 nầy là người Ý. Sáu trong số 7 người nầy thì đã từng làm việc cho Bộ trưởng Bertone trong Giáo triều (Cura).
Với tư cách là Tổng Quản trị, Bộ trưởng Bertone có vai trò chính yếu tư vấn Giáo hoàng về việc bổ nhiệm nhân sự, điều nầy đã làm nhiều người nhíu mày vì số lượng quan chức người Ý quá đông.
Một Giám mục biết rõ hoạt động của Vatican nói rằng “Trong Giáo triều, nhiều người không an tâm và cảm thấy bị ông Bertone đánh lừa. Đi đâu cũng nghe than phiền. Cách ông Bertone điều hành Vatican thì rất gây động chạm (brash) và ông ta cứ bổ nhiệm bạn bè vào những vị thế cao cấp. Không ai chịu được nữa và họ nói “thế đủ rồi”, và đó là lý do vì sao có rò rỉ để làm xấu ông ta
GIÁO HOÀNG “BỊ CÔ LẬP”
Những công điện mật của Toà Đại sứ Mỹ tại Vatican gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ nhưng bị rò rỉ đã mô tả Giáo hoàng là một người chỉ biết vâng dạ (“yes man”) vốn không có kinh nghiệm trong lãnh vực ngoại giao và không có kỹ năng ngôn ngữ, và một công điện năm 2009 còn cho rằng Giáo hoàng được bao che không biết được các tin xấu.
Wikileaks phổ biến một công điện viết rằng “Cũng có vấn đề là có ai, nếu quả thật có người, trình bày những quan điểm bất đồng cho Giáo hoàng biết hay không”.
Những nguồn tin của Vatican nói rằng vài vị Hồng y đã từng yêu cầu Giáo hoàng thay Bộ trưởng Bertone đi vì những sai sót hành chánh, kể cả việc không cảnh báo Giáo hoàng về một Giám mục phản bội được thu nhận lại vào Hội thánh năm 2009 lại là một kẻ rất nổi tiếng vì đã từng cho rằng không có cuộc Diệt chủng của Đức quốc xả (Holocaust).
Nhưng những Hồng y nầy nói rằng Giáo hoàng, nay đã 84 tuổi và càng lúc càng thấy già nua, lại không muốn thay một người phụ tá thân cận mới. Vị Đức Ông nói rằng “Thật là phức tạp và Giáo hoàng thì thật bất lực” (the pope is so helpless).
Vị Giám mục nói rằng “Giáo hoàng rất bị cô lập. Ngài sống trong thế giới riêng của ngài và có vài người nói rằng những thông tin mà ngài nhận được thì đã bị chắt lọc trước (filtered). Giáo hoàng chỉ còn quan tâm đến những cuốn sách và những bài giảng, chứ không lưu ý gì đến việc điều hành chính phủ nữa

"Monsignors' mutiny" revealed by Vatican leaks
By Philip Pullella | Reuters
Reuters – 4 hrs ago – February 13, 2012.
VATICAN CITY (Reuters) - Call it Conspiracy City. Call it Scandal City. Call it Leak City. These days the holy city has been in the news for anything but holy reasons.
"It is a total mess," said one high-ranking Vatican official who spoke, like all others, on the condition of anonymity.
The Machiavellian maneuvering and machinations that have come to light in the Vatican recently are worthy of a novel about a sinister power struggle at a medieval court.
Senior church officials interviewed this month said almost daily embarrassments that have put the Vatican on the defensive could force Pope Benedict to act to clean up the image of its administration - at a time when the church faces a deeper crisis of authority and relevance in the wider world.
Some of those sources said the outcome of a power struggle inside the Holy See may even have a longer-term effect, on the choice of the man to succeed Benedict when he dies.
From leaked letters by an archbishop who was transferred after he blew the whistle on what he saw as a web of corruption and cronyism, to a leaked poison pen memo which puts a number of cardinals in a bad light, to new suspicions about its bank, Vatican spokesmen have had their work cut out responding.
The flurry of leaks has come at an embarrassing time - just before a usually joyful ceremony this week known as a consistory, when Benedict will admit more prelates into the College of Cardinals, the exclusive men's club that will one day pick the next Roman Catholic leader from among their own ranks.
"This consistory will be taking place in an atmosphere that is certainly not very glorious or exalting," said one bishop with direct knowledge of Vatican affairs.
The sources agreed that the leaks were part of an internal campaign - a sort of "mutiny of the monsignors" - against the pope's right-hand man, Secretary of State Cardinal Tarcisio Bertone.
Bertone, 77, has a reputation as a heavy-handed administrator and power-broker whose style has alienated many in the Curia, the bureaucracy that runs the central administration of the 1.3 billion-strong Roman Catholic Church.
He came to the job, traditionally occupied by a career diplomat, in 2006 with no experience of working in the church's diplomatic corps, which manages its international relations. Benedict chose him, rather, because he had worked under the future pontiff, then Cardinal Joseph Ratzinger, in the Vatican's powerful doctrinal office.
"It's all aimed at Bertone," said a monsignor in a key Vatican department who sympathizes with the secretary of state and who sees the leakers as determined to oust him. "It's very clear that they want to get rid of Bertone."
Vatican sources say the rebels have the tacit backing of a former secretary of state, Cardinal Angelo Sodano, an influential power-broker in his own right and a veteran diplomat who served under the late Pope John Paul II for 15 years.
"The diplomatic wing feels that they are the rightful owners of the Vatican," the monsignor who favors Bertone said. Sodano and Bertone are not mutual admirers, to put it mildly. Neither has commented publicly on the reports.
WHISTLE-BLOWING ARCHBISHOP
The Vatican has been no stranger to controversy in recent years, when uproar over its handling of child sex abuse charges has hampered the church's efforts to stem the erosion of congregations and priestly recruitment in the developed world.
But the latest image crisis could not be closer to home.
It began last month when an Italian television investigative show broadcast private letters to Bertone and the pope from Archbishop Carlo Maria Vigano, the former deputy governor of the Vatican City and currently the Vatican ambassador in Washington.
The letters, which the Vatican has confirmed are authentic, showed that Vigano was transferred after he exposed what he argued was a web of corruption, nepotism and cronyism linked to the awarding of contracts to contractors at inflated prices.
As deputy governor of the Vatican City for two years from 2009 to 2011, Vigano was the number two official in a department responsible for maintaining the tiny city-state's gardens, buildings, streets, museums and other infrastructure, which are managed separately from the Italian capital which surrounds it.
In one letter, Vigano writes of a smear campaign against him by other Vatican officials who were upset that he had taken drastic steps to clean up the purchasing procedures and begged to stay in the job to finish what he had started.
Bertone responded by removing Vigano from his position three years before the end of his tenure and sending him to the United States, despite his strong resistance.
Other leaks center on the Vatican bank, just as it is trying to put behind it past scandals - including the collapse 30 years ago of Banco Ambrosiano, which entangled it in lurid allegations about money-laundering, freemasons, mafiosi and the mysterious death of Ambrosiano chairman Roberto Calvi - "God's banker."
Today, the Vatican bank, formally known at the Institute for Works of Religion (IOR), is aiming to comply fully with international norms and has applied for the Vatican's inclusion on the European Commission's approved "white list" of states that meet EU standards for total financial transparency.
Bertone was instrumental in putting the bank's current executives in place and any lingering suspicion about it reflects badly on him. The Commission will decide in June and failure to make the list would be an embarrassment for Bertone.
ITALIAN POPE?
Last week, an Italian newspaper that has published some of the leaks ran a bizarre internal Vatican memo that involved one cardinal complaining about another cardinal who spoke about a possible assassination attempt against the pope within 12 months and openly speculated on who the next pope should be.
Bertone's detractors say he has packed the Curia with Italian friends. Some see an attempt to influence the election of the next pope and increase the chances that the papacy returns to Italy after two successive non-Italian popes who have broken what had been an Italian monopoly for over 450 years.
Seven of the 18 new "cardinal electors" -- those aged under 80 eligible to elect a pope -- at this Saturday's consistory are Italian. Six of those work for Bertone in the Curia.
Bertone, as chief administrator, had a key role in advising the pope on the appointments, which raised eyebrows because of the high number of Italian bureaucrats among them.
"There is widespread malaise and delusion about Bertone inside the Curia. It is full of complaints," said the bishop who has close knowledge of Vatican affairs.
"Bertone has had a very brash method of running the Vatican and putting his friends in high places. People could not take it any more and said 'enough' and that is why I think these leaks are coming out now to make him look bad," he said.
POPE "ISOLATED"
Leaked confidential cables sent to the State Department by the U.S. embassy to the Vatican depicted him as a "yes man" with no diplomatic experience or linguistic skills and the 2009 cable suggests that the pope is protected from bad news.
"There is also the question of who, if anyone, brings dissenting views to the pope's attention," read the cable, published by WikiLeaks.
The Vatican sources said some cardinals asked the pope to replace Bertone because of administrative lapses, including the failure to warn the pope that a renegade bishop re-admitted to the Church in 2009 was a well-known Holocaust denier.
But they said the pope, at 84 and increasingly showing the signs of his age, is not eager to break in a new right-hand man.
"It's so complicated and the pope is so helpless," said the monsignor.
The bishop said: "The pope is very isolated. He lives in his own world and some say the information he receives is filtered. He is interested in his books and his sermons but he is not very interested in government."
(Editing by Jon Boyle and Alastair Macdonald)
Catholics News:
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved