Home » » Những ông trạng ở Việt Nam-phần 3

Những ông trạng ở Việt Nam-phần 3

Written By kinhtehoc on Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012 | 21:50

Một hôm, nhân việc quan rỗi rãi, MDC vào thăm phủ Thừa tướng nhà Nguyên. Trong phủ, trang hoàng lộng lẫy, có treo một bức trướng to tướng, trên thêu một con chim sẻ đậu cành trúc, trông tựa chim thật. Ông lại gần xem, Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyên cười.

- A , sứ thần "An Nam" thấy lạ lắm phải không? Ha ha!

MDC vội thẳng tay kéo soạt, bức tường rách toang, tiện tay xé luôn mấy cái nữa, bức tường rách tung ra từng mảnh rơi lả tả.

- Sao ngài lại xé? Sao ngài lại xé bức trướng quý này? Một viên quan hốt hoảng kêu lên.

MDC nghiêm nét mặt lại, bảo:

- Tôi thấy người xưa chỉ vẽ cây mai, và chim sẻ thôi. Vì trúc là quân tử, chim sẽ là tiểu nhân, nay Thừa tướng lấy trúc với sẽ thêu vào trướng, như vậy là tiểu nhân ở trên quân tử. Tôi sợ đạo tiểu nhân lớn hơn, đạo quân tử mòn đi, nên vì thánh triều trừ bỏ nó đi, chứ thứ ấy quí giá nỗi gì ?

Viên Thừa tướng nọ ức quá, song không có cớ gì để quở trách hoặc bắt đền được. Bấy lâu nay, ông ta đã từng tự hào có bức trướng đẹp và sang trọng này, bức trướng từng tô điểm căn phòng thêm lịch sự , nay bỗng dưng rách tan thành, thật là tai bay vạ gió. Ông ta tiếc rẻ mãi, nhưng chỉ dám xuýt xoa trong lòng.

Tối hôm ấy, quan Thừa tướng mời MDC đến uống trà và ngâm vịnh. Ông ta cho bày tiệc trà ở giữa sân để tiếp khách và hóng mát . Dưới ánh trăng rằm sáng vằng vặc, chủ và khách ngồi uống trà thân mật, thỉnh thoảng MDdC lại ngâm một câu thơ, chủ cũng ngâm thơ hoại lại . Hai người cân tài cân sức, chẳng ai chịu kém. Đêm càng khuay, cả chủ lẫn khách càng say mê gửi gắm lời thơ của mình vào cảnh tĩnh mịch. Khách lúc nào trong lòng cũng thanh thản, thoải mái thả tâm hồn thơ một vào thơ, vào cảnh thiên nhiên. Chủ đôi lúc lại nhớ đến bức trướng rách trong lòng ấm ức, bực vì gặp ông khách quá thô bạo . Đêm đã khuay, khi tiệc sắp tan, ông ta định trả miếng lại chuyện ban chiều, liền cầm một chiếc chén, lý sự với Mạc ràng :

- Cây kỷ là gỗ, cái chén không phải là gỗ, tại sao lại lấy gỗ làm chén?

MDC thấy câu hỏi thật phi lý, vớ vẩn, lý sự , ông bèn cười mà hỏi lại rằng:

- Thưa ngài thừa tướng! Ngài hãy giải thích: Phật không phải là người, thầy tăng là người, vậy cái gì đã khiến cho thầy tăng thờ Phật?

Thừa tướng cười ta xí xóa. Hai người dắt tay nhau đi vào trong nhà, . Vừa bước chân lên bực cửa, thừa tướng lại ra đối :

- An khử nữ dĩ thỉ vi gia

(Chữ an bỏ chữ nữ đi, thêm chữ thỉ vào thành chữ gia (nhà)).

MDC thấy đây là một lối chơi chữ rất thâm hiểm của ông ta. Nói như vậy có nghĩa là nhà Nguyên cần phải xóa bỏ nước An Nam, nhập thành châu huyện của họ . Mạc lập tức đối lại rất sắc bén :

- Tù xuất nhân, lập vương thành quốc (Chữ tù bỏ chữ nhân đi, thêm chữ vương vào thành chữ quốc ).

Thực ra là chữ đối chữ, ý đối ý, dân ta nhất định xóa bỏ ách áp bức, đèn nén của nước lớn, xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ.

Tài Ứng Đối

Lại một lần, mấy viên quan nhà Nguyên cho đào một hố sâu, đan phênh đậy lên, rồi lấp một lần đất mỏng. Hôm sau họ cùng đến mời MDC đi thăm cảnh. Mạc nhận lời ngay, khi đến bờ sông, họ nhường cho ông lên cầu sang sông trước . Nhưng vừa toan cất ngựa lên cầu thì sụp ngay xuống hố sâu. Mấy viên quan nọ cười nói :

- Chúng tôi ra cho một vế câu đối, nếu ông đối được thì sẽ kéo lên.

MDC gắt : - Thì các ông cứ ra đối chứ sao !

Một người bèn đọc :

- Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tư đạo (gỗ thẳng , cẳng ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng ).

Câu này lại toàn là tên người ghép lại : Can Mộc, Hoành Cừ, Lục Giả, Tương Như, Tư Đạo, đều là những nhân vật nổi tiếng xưa nay của Trung Quốc. MDC ở dưới hố, nhân trước khi ngã, có trông sang bên kia sông, thấy một cái đình tựa ở chân núi đối lại :

- Đại đình, an thạch , vọng chi nghiễm nhược thái sơn (Đình to, đá vững, nhác trông ngỡ Thái Sơn ) . Câu này cũng toàn tên người ghép lại và cũng là những người nổi tiếng xưa nay: Đại Đình, An Thạch, Vọng Chi, Nghiễm Nhược, Thái Sơn.

Mấy viên quan nọ phục tài ứng biến mau lẹ của họ Mạc, bèn xúm nhau đở ông lên khỏi hố.

Chỉ còn mấy hôm nữa là đến ngày về nước. Công việc chuẩn bị cho ngày về thật gấp rút. Nào là phương tiện đi phải lo cho đủ và tươm tất, nào là lương ăn đường, nào là phải chuẩn bị buổi ra mắt nhà vua vào ngày cuối cùng, sao cho lịch thiệp và vui vẻ, nào là còn phải đi chia tay các bạn bè. Tất cả dồn lại tới tấp, khiến MDC chẳng lúc nào rảnh rang được một chút. Ông còn đang lo tính, thu xếp công việc thì sứ thần của triều đình đến nói:

- Thừa ngài, sáng nay không may bà trưởng công chúa quá cố, nhà vua vô cùng thương tiếc, lúc nào cũng túc trực bên linh cữu. Cả triều đình bận rộn chuẩn bị cho đám tang, người nào việc ấy cả. Ngài là Trạng nguyên của triều đình cắc cũng phải đóng góp một phần nào vào công việc.

MDC hỏi :

- Ông nói đi, tôi phải làm gì bây giờ?

- Thưa, ngài có thể viết một bài điếu văn để đọc trước đám trang, lời lẽ sao cho giản dị mà súc tích. Đó cũng là điều mong muốn của nhà vua.

- Thôi, ông hãy vễ đi, tôi sẽ làm tròn bổn phận.

- Công việc chuẩn bị cho ngày về vẫn được tiến hành. Người ta chỉ thấy ông thu xếp mọi việc rất gấp rút không hề bận tâm đến việc viết bài điếu văn. Có người lo lắng hỏi, ông cười bảo :

- Được, đâu sẽ có đó. Không thấy ta đã viết rồi đó sao?

Ông chỉ vào tơ giấy đặt trên bàn. Mọi người hết sức ngạc nhiên thấy trên tờ giấy chỉ biết bốn chử "nhất" (1). Một bài điếu văn ư? Sao chỉ có ngần ấy chữ được . Ai cũng đặt câu hỏi như vậy, nhưng không thể tự trả lời được...

Mấy hôm sau, đám tang được cử hành rất long trọng, tất cả văn võ bá quan trong triều đình đều có mặt đông đủ. Sau điệu nhạc "lâm khốc" , mọi người đều thương xót sụt sùi. Khi ấy, MDC khoan thai đi đến bên linh cữu, tay dâng tờ điếu văn. Cả triều đình tròn mắt ngạc nhiên và hồi hộp vì thấy trên tờ giấy chỉ có một sữ "nhất" to tướng. MDC đằng hắng lấy giọng đọc :
Thanh thiên nhất đóa vân

Hồng lô nhất điểm tuyết

Thượng uyển nhất chi hoa

Giao trì nhất phiến nguyệt

Ô hô

Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết
(Tạm dịch:

Trời xanh một áng mây

Lò hồng một giọt tuyết

Thượng uyển một cành hoa

Giao trì một vầng nguyệt

Than ôi

Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết)

(Theo sách "thuyết phu tùng đàm" thì câu này của Dương Ức nhà thơ đời Đường ). ( Dịch bởi Trương Củng)

Ông đọc dứt lời, mọi người đều nghẹn ngào xúc động. Tuy chỉ có bốn chữ "nhất", nhưng ông đã đọc thành một bài súc tích, miêu tả bà trưởng công chúa như áng mây đẹp bồng bềnh trên trời xanh, như một giọt tuyết trắng giữa trong trung, như nhành hoa đẹp trong vườn vua, như mảnh trăng sáng trong cung Quảng Hàn. Này bà chết đi là tổn thất rất lớn, cũng như áng mây đẹp tản tác, giọt tuyết tan đi, bông hoa tàn rữa, vần trăng khuyết mà thôi. Thương tiếc thật đấy, nhưng đó là tạo hóa sinh ra.
Sáng nay, MDC khăn mũ chỉnh tề vội vã vào chầu lần cuối để tạ biệt vua Nguyên về nước. Trong lòng ông mừng lắm, suốt đêm qua ông không sao chợp mắt được, cứ nghĩ đến lúc gặp gỡ người thân, gặp bạn bè, lòng lại rộn lên xao xuyến.

Vào tới công đường, ông đã thấy các quan văn võ tề tựu đông đủ. Ông rảo bước lên hàng đầu tâu lớn :

- Dạ muôn tâu bệ hạ! Thần có lời từ biệt, xin chúc bệ hạ vạn thọ vô cương (sống lâu muôn tuổi ).

Suy nghĩ giây lát, từ trên ngai vàng, vua Nguyên phán xuống:

- Bấy lâu nay, nhà người lưu tại Yên Kinh, thăm phong cảnh, xem xét kỹ lưỡng mọi nơi, ngày nào cũng cưỡi ngựa đi trên đường cái quan, thế ngươi có biết mỗi ngày có bao nhiêu người qua lại trên đường cái quan không?

Trên đường phố ở kinh đô Yên Kinh rộng lớn này hàng ngày có biết bao nhiêu người qua lại, làm sao có thể biết được? thật ra là một câu hỏi oái oăm, nan giải, Mạc nghĩ vậy .

Thấy MDC ngập ngừng, vua Nguyên và quần thần ra vẻ hí hử, tưởng rằng phen này Mạc phải chịu bí.

Nhưng Mạc cười nói :

-Tâu bệ hạ, có hai người chứ mấy?

Vua Nguyên ngạc nhiên hỏi :

- Người nói sai rồi. Sao lại chỉ có hai người thôi?

Mạc Đỉnh Chi thưa :

- Tậu bệ hạ, phàm là những kẻ qua lại trên đường cái quan kinh đô này, thì chẳng vì danh cũng lợi, vậy há chẳng phải chỉ có hai người, một vì danh, một vì lợi sao?

Vua Nguyên trong lòng phục lắm, song không nói ra. Vậy y lại còn có ác ý muốn lưu MDC tại Yên Kinh không cho về Nam, bèn bày kế đưa Mạc vào tròng:

- Có một chiếc thuyền trong dó chỉ có vua, thầy học cha mình (quân, sư, phụ ) bơi đến giữa sông chẳng may bị sóng lớn đắm thuyền. Khi ấy, ngươi ở trên bờ nhảy xuống bơi ra cứu, nhưng chỉ có thể cứu được một người thôi, thế thì người cứu ai?

Với câu hỏi hóc búa này, vua Nguyên cho rằng nhất định Mạc sẽ mắc phải tội lớn. Vì rằng nếu Mạc nói chỉ cứu vua, ắt mắc tội bất hiếu với cha, bất nghĩa với thầy học Nếu nói chỉ cứu thầy, thì mắc tội bất trung với vua, bất hiếu với cha. Tội ấy quả đáng phải chém đầu. Nếu chỉ cứu cha thì lại mắc tội bất trung, bất nghĩa. Nếu không nói gì tức là không cứu ai, tội ấy càng nặng.

Quần thần nhà Nguyên đắc ý đưa mắt nhìn nhau, thầm thì bàn tán, cho rằng phen này họ Mạc nhất định mắc tội chém đầu, chứ chẳng chơi

Nhưng MDC không hề tỏ ra lúng túng, mà ông dõng dạc trả lời :

-Thần đứng trên bờ, thấy thuyện bị đắm tất phải vội vả nhẩy xuống bơi ra cứu, hễ gặp ai trước thì cứu người ấy, bất kể người ấy là vua, thầy hay cha mình.

Cả triều đình trố mắt thán phục trước câu trả lời ấy.

(Xin chép thêm dưới đây bài phú "Hoa Sen giếng giọc" nổi tiếng của MDC ) Ngọc Tỉnh Liên Phú
Khách hữu:


Ẩn kỷ cao trai; hạ nhật chính ngọ.

Lâm bích thủy chi thanh trì; vịnh phù dung chi Nhạc phủ.

Hốt hữu nhân yên:

Dã kỳ phục; hoàng kỳ quan.

Quýnh xuất thần chi tiên cốt; lẫm tịch cốc chi cồ nhan.

Vấn chi hà lai; viết: tòng Hoa san

Nãi thụ chi kỷ; nãi sử chi toạ

Phá Đông lăng chi qua; tiến Dao trì chi quả.

Tái ngôn chi lang; tái tiếu chi thả.

Ký nhi mục khách viết: tử phi ái liên chi quân tử dã?

Ngã hữu dị chủng, tàng chi tụ gian ;

Phi đào lý chi thô tục; phí mai trúc chi cô hàn.

Phi tăng phòng chi câu kỷ; phi Lạc thổ chi mẫu đan.

Phi Đào lệnh đông ly chi cúc; phi Linh Quân cửu uyển chi lan.

Nãi Thái họa phong đầu Ngọc tỉnh chi liên.

Khách viết :

Dị tai!

Khởi sở vị: ngẫu như thuyền hề hoa thập trượng; lãnh tỉ sương hề cam tỉ mật giả da?

Tích văn ký danh; kim đắc kỳ thực.

Đạo sĩ hân nhiên; nãi tụ trung xuất.

Khách nhất kiến chi, tâm trung uất uất

Nãi phất thập dạng chi tiên, tỉ ngũ sắc chi bút
Dĩ vi ca viết :


Giá thủy tinh hề vi cung; tạc lưu li hề vi hộ.

Toái pha lê hề vi nê; sái minh châu hề vi lộ.

Hương phức úc hề trùng tiêu; đế văn phong hề nhữ mộ.

Quế tử lãnh hề vô hương; Tố Nga phân hề nhữ đố.

Thái dao thảo hề Phương châu; vọng mỹ nhân hề Tương phố.

Kiển hà vi hề trung lưu; hạp tương phản hề cố vũ.

Khởi hộ lạc hề vô dung, thán thuyền quyên hề đa ngộ.

Cẩu dư bính chi bất a; quả hà thường hồ phong vũ .

Khủng phương hồng hề dao lạc; hoài mỹ nhân hề tuế mộ.
Đạo sĩ văn nhi thán viết :
Tử hà vi ai thả oán dã?

Độc bất kiến Phượng hoàng trì thượng chi tử vi, Bạch ngọc đường tiền chi hồng dược?

Tuấn địa vị chi thanh cao; ái thanh danh chi chiêu chước.

Bỉ giai kiến quý ư thánh minh chi triều; tử độc hà chi hồ tao nhân chi quốc?

Ư thị hữu cảm tư thông, khởi kính khởi mộ.

Nga Thành Trai đình thượng chi thi; canh Xương Lê phong đầu chi cú.

Khiếu xương hạp dĩ phi tâm, kính hiến Ngọc tỉnh liên chi phú.

(Phan Võ dịch)
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved