Home » » Các ông trạng ở Việt Nam - phần 4

Các ông trạng ở Việt Nam - phần 4

Written By kinhtehoc on Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012 | 21:54

Trạng Hiền

 
Nguyễn Hiền quê ở Dương A huyện Thượng Nguyên tỉnh Nam, nhỏ tuổi mà sức học tinh thông. Năm Thiên ứng Chính Bình thứ 16 (Tân Mùi ) , vua Trần Thái Tôn cho mở khoa thi lớn. Nguyễn Hiền (NH) mới 13 tuổi về kinh ứng thí và lập tức được lấy đỗ Trạng Nguyên. Khóa thi của NH có 3 người đỗ cao và đều rất trẻ đó là NH, Trạng nguyên 13 tuổi , Lê Văn Hưu, bảng nhãn 18 tuổi, và Đặng Ma La, thám hoa 14 tuổi.

Nhà vua thấy NH còn trẻ tuổi mà đổ sớm, mới hỏi :

- Trạng nguyên học ở đâu?

TH quỳ tâu :

- Thần xin tâu bệ hạ , thần chỉ học thần...và thỉnh thoảng có hỏi sư ông ở chùa làng thêm đôi ba chữ.

Vua thấy Trạng nguyên nói năng quê kịch mà còn có vẻ kiêu căng không được vừa lòng nên truyền phán buộc trạng trở về học lễ nghĩa thêm. Trạng Hiền vì thế chưa được ban áo mão.

Trạng Hiền về quê, ngày ngày đọc sách nhưng vẫn ham chơi bời, thường lúc rỗi rãi vẫn còn trẻ chơi khăng, thả diều. Một lần, triều đình tiếp sứ Tàu, viên sứ đưa ra một con ốc xoắn nhờ xâu qua ruột nó một sợi chỉ mảnh. Được như vậy, y mới chịu vào thành. Ấy là viên sứ muốn thử tài người Nam xem sao. Vua truyền cho các quan tìm cách xâu thử nhưng vị nào cũng loay hoay và đành lè lưỡi, lắc đầu. Bấy giờ vua mới nhớ đến Trạng Hiền bèn cho người vời gặp . Viên quan được giao việc đến qua trạng gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu nghịch đất đầu làng. Thấy trong đó có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang bày cho lũ bạn đắp một con voi bằng đất mà tứ chi lẫn tai, vòi... có thể ngoe nguẩy cử động được , sứ giả đoán chừng là Trạng Hiền bèn buông một vế đối thăm dò :

- Tự là chữ, cất giằng đầu ; tử là con , con ai con ấy?

Cậu bé nghe được, không ngước mặt lên, cũng thủng thẳng buôn một câu :

- Vu là chưng , bỏ ngang lưng; đinh là đứa , đứa nào đứa này.

Chủ ý của viên quan xuất một vế đối theo lối chiết tự chữ Hán. Chữ tự có hai bộ phận trên như cái giàn xay, dưới là chữ tử . Để nguyên tự có nghĩa là chữ, bỏ giằng trên còn lại chữ tử nghĩa là con và gắn luôn với vế nôm tiếp đó thành một câu hỏi nửa chữ nửa nôm. Trạng Hiền cũng đối lại bằng khiết tự kết hợp với một phần nôm : chữ vu là chưng có hai nét ngang và một nét móc , bỏ nét ngang ở dưới thành chữ đinh nghĩa là đứa, đi với đứa nào, đứa này là một vế đối ý rất chỉnh và rất xược.

Viên quan biết đích là Trạng bèn xuống ngựa truyền lại ý vua vời Trạng về kinh. Nhưng Trạng Hiền không chịu viện lẽ rằng trước vua cho Trạng kém lễ buộc về, nhưng lần này vua cho vời Trạng lên lại cũng không giữ đúng lễ. Viên quan khong biết làm thế nào, phải trần tình dầu đuôi chuyện sứ giả nước ngoài đưa câu đố mà chưa ai giải được . TH nghe biết chỉ cười, trở lại với đám trẻ chăn trâu. Chờ cho viên quan lên ngựa đi một đỗi, ông mới xui đám trẻ cùng hát :

Tích tịch tang, tích tịch tang !

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thì lấy giấy mà bưng

Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tích tịch tang, tích tịch tang !

Viên quan nghe nhẩm thuộc lời ấy, biết trạng đã chỉ cách giải đó, vui vẽ ra về.

Sau lần ấy vua theo lễ cho mời ông, nhưng Trạng Hiền trải qua một cơn đau nặng đã mất sớm.

Giai thoại về Trạng Huyền Quang: Nỗi oan Sư Thầy

Nhà sư Huyền Quang (HQ) tuổi còn rất trẻ mà đã nổi tiếng là vị chân tu, tên tuổi lừng vang khắp nước. Nhưng nhà vua Trần Anh Tông (TAT) thì vẫn chưa thật tin điều này. Vua quyết thử xem thực hư , bền ban cho HQ 10 dật vàng có dấu quốc khố. HQ không nhận nhưng vua cứ ép, bảo cầm 7 dật về nuôi mẹ còn 3 dật thì giữ lại phòng khi lỡ làng. HQ bất đắc dĩ nhận vàng về tu ở chùa Hoa Yên, núi Yên Tử.

Vài tháng sau đó, Anh Tông sai một cung nữ đẹp tên là Điểm Bích (ĐB lên chùa Hoa Yên để thử sư, hẹn rằng nếu lấy được 3 dật vàng về thì sẽ có thưởng. ĐB giả làm người đi lễ lên chùa một đêm trăng đẹp và xin nhà sư cho ngủ đỡ một lần. Sư HQ cho phép ĐB nghỉ ở nhà phương trượng. Đêm hôm ấy, ĐB lần tới phòng sư lân la chuyện trò, tìm cách trêu ghẹo. Nhưng HQ lòng trần không bợn. ĐB không sao lay chuyển được kẻ tu hành. Bí quá hóa liều, Đ B đành xáp đến gần co tay, kéo áo khiến cho nhà sư vô cùng lúng túng. May mắn lúc ấy có người bên ngoài gõ cửa xin thuốc, sư mới thoát được ra. Đ B dụ không nổi HQ vừa thẹn mình , vừa sợ mệnh vua, nên định ra sau núi tự tử. HQ hết lòng can ngăn. Đ B nói rõ sự tình khiến HQ ái ngại. Nhà sư liền vào phòng lấy ba dật vàng đưa cho , để nàng khỏi tội trước nhà vua.

Đ B mang được vàng về dâng vua, lại còn nghĩ được một bài thơ nôm tuyệt hay và nói là của sư HQ làm để trêu ghẹo mình buổi ấy :
Vằng vặc trăng mai ánh nước

Hiu hiu gió trúc ngâm sênh

Người hòa tươi tốt , cành hòa lạ

Mâu thích ca, nào thú hữu tình !

Bài thơ nôm quả là rất tình tứ. Anh Tông lại nhận đúng là mấy dật vàng có dấu quốc khố mình ban cho sư , nên nổi giận cho HQ là sư hổ mang , định trị tội.

Nhờ có bà lão xin thuốc kể lại và đối chất cùng ĐB , mãi sau vua mới biết HQ bị nghi oan. Nhà sư tiếp tục đường tu và trở thành vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm.

Sư HQ tên thật là Lý Đạo Tái , người ở làng Vạng Ty huyện Gia Bình (nay là huyện Gia Lương ). Ông sớm đỗ cao, mới 19 tuổi đã là Trạng nguyên và làm quan đời vua Nhân Tông (1279-1293 ). Hồi chưa đỗ đạt , gia cảnh Đạo Tái bần hàn đến mức người trong họ ai cũng coi thường , không thèm đỡ đần , cứu giúp , đành phải bỏ làng đi học nơi xa. Đến khi Lý Đạo Tái đỗ Trạng nguyên, rồi ra làm quan lại có nhiều người đến nhận họ , khiến ông cảm thấy buồn. Có câu thơ truyền ràng Đạo Tái nói về chuyện này :
Khó khăn thì chẳng ai nhìn

Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em.

Vì cám cảnh đời đen bạc. LDT cố tìm cách giải đáp. Ông theo đạo Phật và hiểu ra được về nỗi thống khổ của con người, từ đó ông quyết chí đi tu.

Trong lịch sử nước Nam ta chỉ có Lý Đạo Tái (Huyền Quang ) là nhà sư có học vị cao nhất

Giai thoại về Lương Thế Vinh

Lương Thế Vinh (LTV) tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiền, ông sinh năm 1411 tại Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản - Hà Nam Ninh ).

Từ bé, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng trong việc học, việc chơi. Vinh học rất mau thuộc, mau hiểu mà chơi cũng rất tài tình. Cậu rất thích thả diều, câu cá, bảy chim cùng với các trẻ chăn trậu. Nhưng diều của Vinh thường vẫn lên cao hơn, có hình dáng khác lạ. Không hẳn "cánh thoi" mà cũng không giống "cánh tiên". Vinh cắt một khúc dây mướp đã già cỗi, chẻ và vót mỏng thành một cái mang rồi căng trên một thanh tre mảnh uốn cong hình chữ U thành một cái "Ve". Buộc chiếc ve này lên diều rồi thả lên trời. Gió thổi, màng rung lên kêu ve ve nghe rất thích. Cậu còn làm hai, ba cái "ve" to nhỏ khác nhau buộc thành một bộ. Khi thả diều, tiếng trầm xen kẻ tiếng bổng rất du dương vui tai, người lớn cũng say mê lắng nghe.

Cùng đi câu cá với bạn bè , nhưng bao giờ cậu cũng được nhiều cá hơn, cá to hơn. Nhìn chiếc bẫy người lớn bẫy chuột, cậu liền nghĩ ra chiếc bẫy nhỏ xíu để bẩy chim trả khá tinh vi làm người lớn phải ngạc nhiên, thán phục.

Người thời đó gọi cậu là "thần đồng", tiếng dùng để chỉ những người giỏi như "thần" ở tuổi nhi đồng. Nhưng bọn trẻ chả hiểu "thần đồng " là gì. Chúng ngỡ TV hay câu cá, thả diều, bẫY chim, chăn trâu ngoài đồng nên người ta gọi là "thần" ở ngoài "đồng". Rồi một chuyện sau đây xảy ra, khiến bọn trẻ tưởng cậu là "thần thánh " thực sự .

Hôm đó cậu đem một trái bưởi ra bãi tha ma (chỗ bạn bè thả trâu) làm quả bóng để các bạn cùng chơi. Bổng quả bưởi lăn xuống một trong những cái hố bên mép bãi người ta đào để ngăn trâu bò khỏi phá lúa. Cái hố rất hẹp lại rất sâu không xuống mà cũng không với tay lấy lên được. Bọn trẻ tưởNg thế là mất đồ chơi. Nhưng Lương Thế Vinh nghĩ một lát, rồi mới hớn hở rủ bạn ra chỗ nong nước bên ngòi mượn vài chiếc gầu giai đi múc nước đổ xuống hố. Bọn trẻ không hiểu Vinh làm thế để làm gì. Nhưng lát sau, thấy Vinh cúi xuống cầm quả bưởi lên, chúng rất sửng sốt phục tài Vinh.

Từ đó, trẻ con trong làng truyền nhau rằng Lương Thế Vinh là thần, có một câu "thần chú" hay lắm, có thể gọi được những vật vô tri như quả bưởi lại với mình.

Thực ra thì khi Vinh trèo cây hái bưởi bên bờ ao, sẩy tay cậu làm rơi quả bưởi xuống nước tưởng mất. Nhưng khi nhìn thấy bưởi nổi lên trên mặt ao. Vinh đã lấy cành che chòi vào và đem ra bãi chơi. Lúc quả bưởi lăn xuống hố, cậu đã chợt nhớ lại và nghĩ ra cách lấy nước đổ xuống cho bưởi nổi lên. Vốn thích thơ, ca hò, vè. Khom cúi xuống chờ bưởi, cậu vui miệng ứng khẩu đọc lẩm nhẩm :
Bưởi ơi bưởi

Nghe tao gọi

Lên đi nào

Đừng quên lối

Đừng bỏ tao...

Và bọn trẻ nghĩ răng Vinh đọc "thần chú ".
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved