KIM KHA
Qua hai lần hội thảo nầy chúng ta có cảm tưởng là hầu hết các nhà nghiên cứu chưa đọc mấy tác phẩm của Ðắc Lộ, đặc biệt là cuốn “Hành Trình và Truyền Giáo”, Lời nói đầu cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La” và cuốn “Phép Giảng Tám Ngày”. Dưới đây tôi sẽ đưa ra sáu luận điểm để cho thấy quý vị có tên tuổi, vừa nêu trên, đã diễn dịch sai ngữ nghĩa chữ soldat
Hôm qua, 24.1. 2012, trên web Lam Hồng, tình cờ tôi đọc được bài “Tham luận của GS. Đinh Xuân Lâm* tại Hội thảo khoa học “Nguyễn Trường Tộ – Khát vọng canh tân đất nước” ngày 10/11/2008, TP Vinh, Nghệ An”
Chú thích *“GS. Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó chủ tịch Hội sử học Việt Nam”.
Học vị và chức danh như thế, tôi và có thể một số độc giả cũng sẽ “khậng lại” sau khi đọc bài tham luận của Giáo sư.
Hai năm trước, lúc gặp người bạn, giáo sư trường Đại học sử Huế, ông cho biết ở Hà Nội có “Tứ trụ triều đình” là Đinh, Lê, Tấn, Vượng. Tức là Gs Đinh Xuân Lâm, Gs Phan Huy Lê, Gs Hà Văn Tấn và Gs Trần Quốc Vượng. Ông bạn còn nói thêm, bốn vị nầy là thầy của những sử gia tại Việt Nam hiện nay. Trong số ấy, tôi chưa có cơ hội đọc một số bài về sử do ba giáo sư viết, còn Gs Đinh Xuân Lâm thì tôi được biết tên trong bài "Từ Một Câu Chữ Của Alexandre De Rhodes Đến Các Dẫn Dụng Khác Nhau”, tác giả là Gs Chương Thâu.
Ông Chương Thâu viết,
“Giáo Sư Hoàng Tuệ, trong cuộc Hội Thảo Quốc Tế về “Nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam” – nhân 90 năm thành lập trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Việt Nam – họp tại Hà Nội những ngày 3,4,5 tháng 12 năm 1992, có đọc bản tham luận Về sự sáng chế chữ quốc ngữ, trong đó có đề cập đến vai trò của A. de Rhodes và có “dẫn dụng” câu trên của A. de Rhodes (nhưng lại không trích trực tiếp từ tác phẩm Hành Trình Và Truyền Giáo, nguyên bản của A. de Rhodes, bản in năm 1653, mà lại trích gián tiếp qua bản của De Francis mới viết năm 1977, và cũng không trích dịch trọn câu đủ ý).
Giáo Sư Hoàng Tuệ viết: “A. de Rhodes quê ở Avignon, lãnh địa của Giáo Hoàng trên đất Pháp. Ông vẫn gắn bó với nước Pháp. Ông viết trong hồi ký:
“Tôi nghĩ là nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông và đặt nó dưới quyền Jésus Christ”.
Ông đã tiến hành một chuyến đi Pháp. Ở đây ý kiến của ông được hoan nghênh. Kết quả là sự thành lập Société des Missions Étrangères de Paris năm 1661, chỉ bao gồm các giáo sĩ Pháp... Từ đó thế lực của Giáo Hội Pháp ở Việt Nam mạnh lên.
Có thể nghĩ là chữ Quốc ngữ, ngoài ý nghĩa thực tiễn, còn có ý nghĩa chính trị nhất định trong phạm vi các Giáo Hội khác ở Việt Nam.”
Do có ý kiến “tham luận” như vậy, nên nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu tại cuộc Hội Thảo này đã có ý kiến trao đổi lại với giáo sư Hoàng Tuệ như sau:
“Qua đoạn vừa trích trên đây, người đọc có cảm tưởng Giáo Sư Tuệ đã ám chỉ A. de Rhodes là thân Pháp, xui Pháp đem binh lính xâm chiếm phương Đông và “chữ Quốc ngữ”... “còn có ý nghĩa chính trị”.
Và đến lượt, ông Nguyễn Đình Đầu đã dịch lại câu trên của A. de Rhodes đồng thời “chú thích một số từ dùng trong câu của A. de Rhodes, cũng là nhằm “đối thoại” và “biện minh” với giới nghiên cứu khoa học xã hội – nhân văn, như sau:
“Tôi tin rằng nước Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ để chinh phục toàn phương Đông và đặt dưới quyền trị vì của Đức Giêsu Kitô, và đặc biệt tại Pháp, tôi sẽ tìm cách có được Giám mục, các ngài sẽ là cha và là thầy chúng tôi tại các Giáo Hội này” (tức là Đàng Ngoài và Đàng Trong).
Ông Nguyễn Đình Đầu biện giải thêm: “Nếu đọc nguyên đoạn trích trên đây, ta mới hiểu chữ chiến sĩ có nghĩa bóng là thừa sai (đối với giám mục là cha và thầy họ). Còn “chinh phục toàn phương Đông” là để cho “nước Cha trị đến”, chứ không phải để cho Pháp đến thống trị. “Chinh phục” hiểu theo nghĩa tôn giáo, chứ không phải chính trị. Vì ngộ nhận trên, người ta mới gán cho chữ quốc ngữ “còn có ý nghĩa chính trị” vậy!
Cũng vào thời gian cuối tháng 3-1993, tại một cuộc Hội Thảo “Tưởng niệm A. de Rhodes, nhân 400 năm ngày sinh của ông” do Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam tổ chức tại Hội Trường Viện Bảo Tàng Cách Mạng Việt Nam, có nhiều nhà khoa học tham dự, đọc tham luận. Trong đó Giáo Sư Sử Học Đinh Xuân Lâm, một lần nữa lại đề cập “câu chữ” trên đây của A. de Rhodes và dịch lại (theo đúng văn cảnh, bối cảnh lịch sử thế kỷ 17) cụm từ “plusieurs soldats” là chiến sĩ” truyền giáo, vào coi như “lần cuối cùng đính chính lại sự lầm lẫn (dịch soldat là lính chiến, là quân lính đi xâm lược) như trước đây trong một số “giáo trình lịch sử Việt Nam” đã dẫn dụng.
Chính trong cuộc Hội Thảo đó của Hội Sử Học đã đưa ra nhiều kiến nghị với các cấp có thẩm quyền (Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Văn Hóa v.v...) nhằm “khôi phục” vị trí xứng đáng cho linh mục A. de Rhodes, người đã góp phần quan trọng trong việc chế tác ra chữ Quốc ngữ cũng như một số hoạt động văn hóa (trứ tác các công trình sử học giá trị).
Cũng do vậy mà hiện nay, đã có quyết định khôi phục lại tên đường phố Đắc Lộ ở thành phố Hồ Chí Minh, dựng lại “bia 1941” tại khuôn viên Thư Viện Quốc Gia ở Hà Nội v.v...
Chương Thâu
Hà Nội 14 tháng 12 năm 1995
[Trích từ Nguyệt San Hiệp nhất số 43, tháng 7, 1996, giáo phận Orange, California].
Tôi trích dẫn hơi dài để thấy, ngoại trừ Gs Hoàng Tuệ có ý kiến đúng nhưng chưa đủ, tất cả những vị còn lại, dịch chữ Soldat một cách tùy tiện và hoàn toàn sai, không đúng nghĩa cũng như không đúng ngữ cảnh và bối cảnh lịch sử thời bấy giờ và ngay cả bây giờ nữa. Trong những người dịch và hiểu sai nầy có Gs Đinh Xuận Lâm. Muốn biết thêm tại sao sai lầm và sai lầm như thế nào xin mời quý vị đọc bài “Alexandre De Rhodes & chữ Quốc ngữ" (Bùi Kha) trên trang nhà tongiaovadantoc theo link:
và bài “Biện chính với ông Nguyễn Đình Đầu về linh mục Đắc Lộ” (Bùi Kha), theo đường link: http://tongiaovadantoc.com/c1036/20120112014403472/bien-chinh-voi-ong-nguyen-dinh-dau-ve-linh-muc-dac-lo-bui-kha.htm.
Hai bài nầy cũng có thể tìm thấy trên Nguyệt san Hồn Việt xuất bản tại Tp HCM, số 17 và số 20.
Ở đây tôi chỉ tóm lược 6 điểm:
Qua hai lần hội thảo nầy chúng ta có cảm tưởng là hầu hết các nhà nghiên cứu chưa đọc mấy tác phẩm của Ðắc Lộ, đặc biệt là cuốn “Hành Trình và Truyền Giáo”, Lời nói đầu cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La” và cuốn “Phép Giảng Tám Ngày”. Dưới đây tôi sẽ đưa ra sáu luận điểm để cho thấy quý vị có tên tuổi, vừa nêu trên, đã diễn dịch sai ngữ nghĩa chữ soldat:
1. ☞ Về Phương Diện Từ Ngữ
Một danh từ có thể đổi nghĩa qua thời đại. Do đó, thay vì chỉ sử dụng cuốn Từ điển Larousse hiện nay để tra cứu nghĩa của chữ SOLDAT, tôi xử dụng hai cuốn Tử điển xuất bản cùng thời mà ông Alexandre de Rhodes sinh sống (1591-1660).
▪ Cuốn thứ nhất: Dictionnaire, Cotgrave, xuất bản năm 1611, chữ soldat có nghĩa, nguyên văn:
“Soldat: m. A soldier; one that followes the warres”.
▪ Cuốn thứ hai: Dictionnaire de L’Académie Francaise, 1st Edition (1694), chữ soldat cũng được định nghĩa như sau, nguyên văn:
“Soldat:s.m.Home de guerre, qui est à la solde d’un Prince, d’un Estat, & c. La terre estoit toute couverte de soldats, il faut reprimer la licence des soldats”.
Xem thế, cả hai cuốn từ điển xuất bản năm 1611 và 1694, cùng thời mà Đắc Lộ viết cuốn Hành trình và truyền giáo, cũng định nghĩa chữ soldat: giống đực, số ít, có nghĩa là binh lính, người có súng.
Phóng ảnh bìa hai cuốn từ điển nêu trên
Do đó, cụm từ Plusieurs soldats có nghĩa là nhiều binh lính. Và chữ missionares mới có nghĩa là lính thừa sai tức là các giáo sĩ.
2. ☞ Trích dẫn chưa trọn câu đủ ý:
Ðể có thể hiễu rõ thêm ngữ nghĩa chữ soldat chúng ta nên đọc tiếp đoạn văn của Ðắc Lộ, cũng ở trong cuốn “Hành trình và truyền giáo,” cách đoạn trích dẫn trên chỉ chưa đầy ba dòng mà thôi:
“Tôi đi qua Marxây và Lyon rồi tới Paris; theo tôi thì Paris là thu gồm hay đúng hơn là bản mẫu tất cả những gì đẹp nhất tôi đã thấy ở khắp trái đất này.” (cuối tr. 263).
“Trên đường từ Lyon tới Paris tôi nghiệm thấy có sự quan phòng rất đặc biệt của Chúa tôi vẫn coi như kim chỉ nam và mẫu mực. Để ra mắt ở Pháp tôi cần có thiên thần hộ vực để đưa tôi lọt vào triều đình vua cao cả nhất hoàn cầu. Thế là tôi gặp ở Roanne đức Henri de Maupa, giám mục thành Puy, tu viện trưởng Saint Denis, đệ nhất tuyên úy của Hoàng Hậu. Ngài có nhã ý cùng đi với tôi trong cuộc hành trình nhỏ bé nầy…” (đầu tr. 264), [các chữ in đậm là của BK muốn lưu ý, nhất là các chữ gần cuối trang 263, cuối trang 263 và đầu trang 264].
Như thế, chính Linh Mục A. de Rhodes (Đắc Lộ) đã vào trong triều đình, gặp bà hoàng hậu vua Luis thứ XIV, xin giúp nhiều lính chiến (plusieurs soldats) để chinh phục toàn cỏi Đông Phương (la conquête de tout l’Orient), trong đó có nước ta.
Tuy sự vận động đó chưa thành vào thời điểm của ông, nhưng nó đã mở đường cho Pháp xâm lăng nước ta 206 năm sau. Lính Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng ngày 1.9.1858.
Thêm một lý do khác để hiểu tại sao hai chữ Plusieurs soldats có nghĩa là lính chiến có khí giới vì LM Ðắc Lộ vào xin triều đình (chứ không phải vào xin Tòa Giám mục hay xin giáo hội), mà trong triều thì tuyệt nhiên không có “lính thừa sai” tức là các giáo sĩ mà chỉ có lính chiến mà thôi.
3. ☞ Thánh chiến:
Giữa trang 264 cuốn Hành trình và truyền giáo Đắc Lộ còn viết:
“Tôi chưa công bố thánh chiến chống mọi địch thù của đức tin ở Nhật, ở Trung Quốc, ở Ðàng Trong, ở Ðàng Ngoài và ở Ba Tư thì lập tức đã có một số đông con cái thánh Inhaxu, đầy tinh thần đã đưa thánh Phanchicô Xavie tới ba trăm quốc gia, các ngài đã bừng bừng ao ước vác thánh giá Thầy và đem đi cắm những nơi cùng kiệt cõi đất.”
”Thánh” chiến hay phàm chiến đều là hành động của người gây chiến hay của người lính có khí giới.
4. ☞ Về Bối Cảnh Tôn giáo và Chính Trị:
Từ năm 1493, Giáo Hoàng Alexander VI đã có giáo lệnh giao cho Bồ Đào Nha có quyền “sinh sát” tại các nước Phương đông. Vì thế, LM Ðắc Lộ viết rất đúng với hiện thực tôn giáo-chính trị lúc bấy giờ rằng: “Tôi tưởng nước Pháp là một nước ngoan đạo nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ (plusieurs soldats) để đi chinh phục toàn thể Phương Đông (la conquête de tout l’Orient)…”
Tại sao LM Đắc Lộ không xin Giáo Hội Pháp mà xin nước Pháp? Vì về mặt giáo quyền, Giáo Hội Pháp bị ràng buộc bởi giáo lệnh của Giáo Hoàng Alexander VI từ 1493, như đã nêu trên, nên không thể xin Giáo Hội Pháp lính thừa sai (missionnaires) được. Vì vậy, khi Cha Đắc Lộ tiếp cận với nước Pháp (hay bất kỳ nước nào ngoại trừ Bồ Đào Nha) là để xin lính chiến, hoặc để xin gì cũng được ngoại trừ những thứ liên hệ đến Giáo Hội như giáo sĩ, giáo sản…LM Đắc Lộ dùng chữ soldats (lính chiến) rất chính xác. Vì nước Pháp, hay trong chính phủ Pháp làm gì có các thừa sai mà chính phủ cung cấp cho LM Ðắc Lộ?
5. ☞ Về Mặt Tâm Lý:
LM Ðắc Lộ (A. de Rhodes) bị Chúa Trịnh đuổi, Chúa Nguyễn đuổi, Trung Quốc đuổi, há ông không xin binh lính (soldats) để phục thù sao? Trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày, trang 83, LM Ðắc Lộ cũng đã biểu hiện tâm chất bất bình và thiếu văn hóa của mình:
“Như thể có chém cây nào đục cho ngã, các cành ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.”
6. ☞ Sứ Mạng Của Một Giáo Sĩ Dòng Tên (Jesuite):
Muốn biết thêm giáo sĩ A. de Rhodes có ý đồ chính trị hay không, chúng ta cũng nên tìm hiểu ông được đào tạo và trưởng thành như thế nào qua:
Lời thề của các tu sĩ Dòng Tên trước Giáo Hoàng
…Con xin hứa thêm rằng, lúc có cơ hội, con sẽ tạo ra chiến tranh và tham gia bí mật hay công khai chống lại tất cả những kẻ khác tôn giáo, Tin Lành và Tự Do như con đã được chỉ thị để tàn sát và triệt hạ tận gốc những tên này trên khắp mọi miền của quả đất. Con sẽ không bỏ sót một tên nào; bất kể tuổi tác, giới tính hay hoàn cảnh, con sẽ treo cổ, đốt sống, bỏ vào nước sôi, lột da, siết cổ hay chôn sống những kẻ khác tôn giáo, mổ bụng, moi bào thai trong tử cung vợ chúng và đập đầu những hài nhi vào tường để tiêu diệt vĩnh viển một chủng tộc đáng ghét…
(…I furthermore promise and declare that I will, when opportunity present, make and wage relentless war, secretly or openly, against all heretics, Protestants and Liberals, as I am directed to do, to extirpate and exterminate them from the face of the whole earth; and that I will soare neither age, sex or condition; and that I will hang, burn, waste, boil, flay, strangle and bury alive these infamous heretics, rip up the stomachs and wombs of their women and crush their infants’ heads against the walls , in order to annihilate forever their execrable race…) (*)
Sử liệu cho thấy Linh Mục A. de Rhodes gia nhập Dòng Tên lúc 19 tuổi (1612), ông đến Macao năm 1623, Nam Kỳ Việt Nam năm 1645. Thời gian 22 năm ở các nước Á Châu, qua về Âu Châu. Trong suốt thời gian này ông không bị dứt phép Thông Công, không bị khai trừ ra khỏi Giáo Hội, nghĩa là LM Đắc Lộ vẫn theo Dòng Tên. Với lời thề của Dòng Tên như chúng ta vừa thấy, LM Đắc Lộ ít nhiều không thể là một người hiền lương bình thường.
Với sứ mạng của một giáo sĩ Dòng Tên mà Linh Mục A. de Rhodes (Đắc Lộ) đã thề, thì:
- cụm từ Plusieurs soldats, thêm một lý do nữa, phải được dịch là nhiều binh lính.
Trở lại bài viết của Gs Đinh Xuân Lâm về Nguyễn Trường Tộ, tôi không muốn đi sâu vào việc nhận định bài viết tùy tiện và hoàn toàn sai lầm nầy, vì bài nầy cũng giống như các bài của Giám mục Nguyễn Thái Hợp, ông Vĩnh Khánh, ông Trần Hữu Tá, bà Mai Thị Huyền, Tiến sĩ Lê Thị Lan trên trang nhà Văn hóa Nghệ An, trang nhà Boxit của GS Nguyễn Huệ Chi mà tôi đã có bài phản biện toàn bộ, quý độc giả có thể tìm thấy trên trang nhà: www.tongiaovadantoc.com,
▪ --> Gs Đinh Xuân Lâm: "Nguyễn Trường Tộ (1828 – 1871) là một nhà thơ, đồng thời là một người dân công giáo nhiệt tình yêu nước”.
Bùi Kha: NTT một nhà thơ hay không tôi không rõ. Nhưng nếu cho ông là “một người dân công giáo nhiệt tình yêu nước”. Thì phải hiểu đó là nước Pháp và nước La Mã.
- Sử liệu:
Ngày ‘16/10/1858), Nguyễn Trường Tộ và các giáo sĩ Pháp tập trung khá đông đảo tại Đà Nẵng đứng đầu là Giám mục Pellerin, đã cùng nhau làm áp lực để quân Pháp chiếm đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm. (Trương Bá Cần, “Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo”, TP HCM, 1988, tr. 22).
"...đầu năm 1861 Nguyễn Trường Tộ với Giám mục Gauthier trở về Sài Gòn, theo yêu cầu của Đô đốc Charner viên chỉ huy được giao trách nhiệm gom quân để mở rộng vùng chiếm đóng ở Sài gòn (TBC, Sđd, tr. 22).
- Dối trá trong việc mở trường kỷ thuật tại Huế năm 1868 [Xem Hoàng Chí Hiếu, Xưa và Nay, số 393, tháng 12. 2011].
Thân cận một Giám mục tình báo Gauthier gần 20 năm [Ngay chỉ một hành động nầy không mà thôi cũng đủ biết tâm chất của NTT là một tên vọng thực dân Pháp và yêu nước Pháp chứ không phải nước Việt Nam.
- Còn nhiều nữa [xem Bùi Kha, “Nguyễn Trường Tộ & vấn đề canh tân”. Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, tháng 3. 2011. Trung Tâm Ngiên cứu Quốc học phát hành. Tr. 137-171].
▪ --> Gs Đinh Xuân Lâm: "Đã thế, trong thời gian này, triều đình lại liên tiếp phạm những sai lầm to lớn trong chính sách đoàn kết dân tộc chống Pháp, trong chính sách giáo lương đoàn kết, tháng 12/1961 công bố các hình thức trừng phạt đối với dân theo đạo, từ giam giữ chung thân, đến thắt cổ chết ngay, hay đánh trượng tuỳ theo tội nặng nhẹ. Tháng 1/1862 triều đình có lệnh cho những người bị tội được bỏ tiền của ra chuộc, nhưng những tội nhân theo đạo lại không được hưởng điều đó”.
Bùi Kha: Một trong 4 trụ cột sử gia, nhưng chúng ta không thấy Gs Đinh Xuân Lâm cho độc giả biết, đọan văn nêu trên, Gs trích dẫn từ tài liệu nào?
Trái lại, một Đô đốc người Pháp viết về vấn đề nầy như sau:
“Ai (các giáo sĩ, BK) cũng ôm ấp lý tưởng trở lại thời kỳ mà Giám mục Bá Đa Lộc được xem như ông vua thực sự của xứ An Nam, thời kỳ mà mọi việc chỉ có thể được thực hiện theo lời khuyến cáo của ông giám mục này, hoặc được ông cho phép. Để đạt mục đích đó, các nhà truyền giáo đã dùng kế hoạch sau đây: Nếu những ai nối vị vua Gia Long mà không theo ý của các ông giáo sĩ, thì họ sẽ tìm cách phủ nhận tính chính thống của vua này, và khi lật đổ được triều đình hiện tại thì sẽ bầu lên một ông vua khác theo ý họ”.
Nguyên văn tiếng Pháp:
“Tous caressent l'idée de revenir au temp où l'Évêque d'Adran était le véritable souverain du royaume d'Annam, temps où rien ne se faisait que par ses conseils ou sa permission. Pour parvenir à ce but voici quels moyens ils ont employés: les unes et les autres, ne trouvant pas que les successeurs de la dynastie de Gia Long obtempérassent assez à leurs désirs, ont contesté la légitimité de ceux-ci et ont cherché à mettre en avant un candidat qui, s'il renversait la dynastie régnante, leur offrit plus de garanties pour arriver à leurs fins”. (Trích trong Archives du Ministère des Affaires Étrangères, Asie, Mémoires et Documents, Vol, 28, Fol. 85-88: Thư khố Bộ Ngoại giao, Á châu, kỷ yếu và tài liệu, tập 28, tr. 85-88. Xem Bùi Kha, tr. 73-74).
Để vấn đề được vô tư hơn, và để thấy ngay các hành động mà giáo sĩ đã tác hại cho đất nước Việt Nam, xảy ra lúc mà Nguyễn Trường Tộ vào khoảng 30 tuổi, chúng ta nên nghe lời than phiền của Đô đốc Rigault de Genouilly về hành động mà họ gọi là “kẻ tử đạo”.
“Không một nền cai trị nào, dù là phục vụ cho đạo Công giáo, lại có thể dung thứ cho sự xâm phạm thường xuyên và ngu xuẩn vào các vấn đề chính trị, dân sự, và quân sự vốn không được và không phải thuộc quyền hạn của họ (các giáo sĩ, BK). Nếu cũng vì những yếu tố buộc tội đó mà Giám mục Pellerin bị nhà cầm quyền An Nam trục xuất thì báo chí của người truyền đạo lại kêu la om sòm là họ bị bạo hành”.
Nguyên văn tiếng Pháp:
“Fut - elle au service de l'intérêt chrétien, ne pouvait tolérer leur intrusion permanente et insolente dans les affaires politiques, civiles et militaires qui ne sont et ne doivent pas être de leur ressorts. Si l'expulsion du Mgr Pellerin avait été prononcée, pour les mêmes chefs d'accusation, par une autorité Vietnamienne, la presse des missionnaires aurait crié partout persecution” (Văn thư 29/01/1859, p.113).
▪ --> Gs. Đinh Xuân Lâm: Trong bài, Gs có nhắc tên Linh mục Nguyễn Hoằng và Nguyễn Điều bằng một tâm cảnh “trang trọng”.
Bùi Kha: Gs ĐXL không biết hai ông linh mục nầy là việt gian và nằm vùng để lèo lái vua bù nhìn Đồng Khánh.
Sử liệu:
Linh mục Nguyễn Điều:
Theo sự tích ông Nguyễn Trường Tộ, thì năm 1858, Giám mục Gauthier có đem theo vào Đà Nẵng cụ Khang, cụ Điều (Trương Bá Cần, “Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo”, TP HCM, 1988, tr. 190).
…“Sau này chúng ta chỉ thấy Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều và Joannes Vị cùng đi Pháp với Giám mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ (1867-1868) (TBC, Sđd, tr. 90).
…Các giáo sĩ Pháp tập trung khá đông đảo tại Đà Nẵng đứng đầu là Giám mục Pellerin, đã cùng nhau làm áp lực để quân Pháp chiếm đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm…Đô đốc Rigault de Genouilly đã tìm cách bắt buộc các giáo sĩ Pháp, hoặc trở về nhiệm sở hoặc đi tạm lánh ở Hồng Kông. Giám mục Gauthier cùng với Nguyễn Trường Tộ và những người tháp tùng đã đi Hồng Kông trong những điều kiện như thế vào đầu năm 1859” (TBC, Sđd, tr. 22).
Linh mục Nguyễn Hoằng:
“… Sau khi Hàm Nghi lên ngôi đi kháng chiến, Chánh Mông sang tòa khâm sứ Pháp xin De Courcy để tên đại tướng giặc thương tình cho hai đội lính Pháp hộ tống sang thành nội làm lễ đăng quang lên ngôi hoàng đế, đặt ra niên hiệu Đồng Khánh thì ông vua bù nhìn này được sự cố vấn của Trương Vĩnh Ký và Linh mục Nguyễn Hoằng (chức Ngự Tiền Hành Nhân) hợp cùng tay sai đắc lực Pháp như Nguyễn Hữu Độ, Phan Liêm... ra sức dùng mồi danh lợi kêu gọi nghĩa quân...”(Phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam, tr. 340).
Cùng trang 340 sách này, tác giả Nguyễn Sinh Duy, chú thích thêm:
“Còn Nguyễn Hoàng (có chỗ chép Hoằng), sinh 1839, người Hà Tĩnh, theo đạo Thiên Chúa, từng du học ở chủng viện Pénang, Mã Lai. Năm 1876, được cử làm Tham Biện Thương Chính ở Hải Phòng và Hải Dương, năm 1885, hàm Hường lô tự Khanh kiêm Tham Biện viện Cơ Mật, năm 1886, giữ chức Phụ tế đại thần và Ngự tiền Triều vua Đồng Khánh”.
Nhằm mục đích tránh việc "dĩ hư truyền hư", nên tôi chỉ nêu ba điểm trong số những sai lầm hoàn toàn cả bài viết của Gs Đinh Xuân Lâm.
Hy vọng giáo sư nay có thể đã thay đổi ý kiến về Nguyễn Trường Tộ, vì dường như Gs có đọc sách của Bùi Kha “Nguyễn Trường Tộ & vấn đề canh tân”, có người tại Hà Nội cho biết như thế.
Kính chúc Giáo sư một năm mới an lành và vạn sự như ý.
Bùi Kha,
Ngày mồng 3 Tết, 25.1.2012
(*) SH chú thích:
Một vài trong nhiều nguồn Anh ngữ của Lời Thề Dòng Tên:
- Jesuit Extreme Oath of Induction: http://www.reformation.org/jesuit-oath.html
- The Jesuit Oath Exposed: http://www.ianpaisley.org/article.asp?ArtKey=jesuit