Theo NTT, việc Pháp chiếm Việt Nam: do Thượng đế an bày. Do đó, để Pháp giử bờ cỏi cho mình!
Cố vấn: Có ông Giám mục tình báo cao cấp Gauthier.
Thực hiện chương trình canh tân: Có 4 ông linh mục Việt gian.
Mở trường kỷ thuật: NTT và Gauthier đã mời được mấy ông giáo sĩ không có kiến thức.
Lực lượng an ninh: Lính đã bỏ súng xuống và cho nghỉ từ lâu rồi.
Cố vấn: Có ông Giám mục tình báo cao cấp Gauthier.
Thực hiện chương trình canh tân: Có 4 ông linh mục Việt gian.
Mở trường kỷ thuật: NTT và Gauthier đã mời được mấy ông giáo sĩ không có kiến thức.
Lực lượng an ninh: Lính đã bỏ súng xuống và cho nghỉ từ lâu rồi.
Tôi vừa nhận bài viết của ông Giáp Văn Dương do một người gởi đến (xem http://www.giapvan.net/2010/08/hoc-gi-tu-nguyen-truong-to.html). Để tránh việc dĩ hư truyền hư nên tôi có bài phản biện để rộng đường dư luận.
Tôi không đi vào việc so sánh Nguyễn Trường Tộ (NTT) với ông Fukuzawa Yukichi, nhà canh tân Nhật bản, vì người thì yêu nước, kẻ thì bán nước, mà chỉ muốn tìm xem NTT có tư tưởng canh tân không, hay chỉ sử dụng các mỹ từ như Canh tân, Đổi mới, Thực dụng v.v.. cho mục đích khác.
1. Ông Giáp Văn Dương viết: “ … Khác với Fukuzawa Yukichi, Nguyễn Trường Tộ, … dành phần lớn tâm sức cho việc viết tấu trình gửi nhà Vua. Tất cả các bản tấu trình và điều trần của ông đều không được đưa ra sử dụng, dù hơn ai hết, ông biết được giá trị thật của chúng: "Tế cấp luận thâu tóm trí khôn của thiên hạ 500 năm nay... Bài Tế cấp luận của tôi nếu đem ra thực hành hàng trăm năm cũng chưa hết.”
● Bùi Kha: Ông Giáp Văn Dương (GVD) trích một đoạn trong bài “Sáu điều lợi” của NTT rồi ca tụng nhưng ông không dẫn chứng để độc giả biết NTT thâu tóm “trí khôn” của thiên hạ 500 năm nay…là gồm những gì, hay chỉ khoác lác tự khoe vô căn cứ mà thôi?
Không có bài “Tế cấp luận”, hoặc NTT chưa viết hay bị thất lạc. Đoạn ông GVD đẫn trên đây là ở trong bài chiêu dụ số 5, có tên là “Sáu điều lợi”. Thực tế, nếu ai có đọc kỷ tất cả 58 bài chiêu dụ của NTT cũng sẽ thấy hầu hết những ý kiến của ông vô cùng tai hại cho quốc gia, nhất là về mặt quân sự và chính trị. Ý kiến của NTT chỉ nhằm mục đích cứu vản tình hình nguy ngập của quân viễn chinh Pháp chứ không hề vì dân tộc Việt Nam; nơi mà ông ta được sinh ra và lớn lên.Sau đây là vài dẫn chứng trong rất nhiều đề nghị sai lầm của ông.
Trong bài chiêu dụ số 1 “Thiên hạ đại thế luận”, NTT khuyên triều đình ‘nên cho lính nghỉ ngơi để Pháp giử bờ cỏi cho mình, như trong rừng có hổ báo thì chồn cáo không giám bén mảng tới’ [Linh Mục Trương Bá Cần, “Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo”, TP HCM, 1988, tr.111].
Trong lúc đó, tình hình quân Pháp vô cùng nguy khốn:
- Ngày 4/01/1859 Đô đốc Rigault de Genouilly gửi cho viên Thượng thư Bộ Hải quân một văn thư bi thảm như sau:
Charles Rigault de Genouilly
“… Quả thật, tôi thấy cần thiết và hết sức đau đớn xác nhận với ngài về tình trạng tồi tệ về sức khỏe chung. Thiếu tá Levêque, Đại úy Hải quân Virot, phó kỹ sư Delautel đều đã đi Ma-cao và chắc phải đưa về Pháp. Tôi không biết phải đối phó thế nào với các lỗ trống đó. Mỗi ngày lại có nhiều người chết, và thời tiết xấu mà các nhà truyền giáo bảo là sẽ chấm dứt vào đầu tháng 12 vẫn tiếp tục với những trận mưa dầm dề không tưởng tượng nổi. Chỉ nội sự kiện đó, ngài cũng có thể đánh giá về các tin tức đang đến với tôi về mặt này và lòng tin tưởng của tôi đối những cuộc hành quân phải thực hiện.
Dù thế nào đi nữa, thưa ngài Thượng Thư, chúng ta đang nhanh chóng tuột dốc đến kiệt quệ và đến lúc phải bất động tại Đà Nẵng. Mọi phương cách để cải thiện tình trạng quân sĩ đều đã được sử dụng hết và không kết quả. Các y sĩ trước tình trạng bệnh tật đã kết luận là người Âu không nên làm việc gì trong khí hậu này, nhưng làm sao được khi ở đây, phải làm những việc cần thiết cho sự phòng vệ, xây cất bệnh viện, lều trại v.v... Đó là một cái vòng luẩn quẩn khiến chúng ta phải điên đầu”. (Thư khố Quốc gia, tài sản Hải quân, B 84769, dẫn theo Luận án Tiến sĩ của Cao Huy Thuần Christianisme et Colonialisme au Viet Nam 1857-1914 (Đạo Công giáo và Chủ nghĩa Thực dân Pháp tại Việt Nam, 1857-1914 Paris, France, 1968, bản ronéo, tr.108).
Dù thế nào đi nữa, thưa ngài Thượng Thư, chúng ta đang nhanh chóng tuột dốc đến kiệt quệ và đến lúc phải bất động tại Đà Nẵng. Mọi phương cách để cải thiện tình trạng quân sĩ đều đã được sử dụng hết và không kết quả. Các y sĩ trước tình trạng bệnh tật đã kết luận là người Âu không nên làm việc gì trong khí hậu này, nhưng làm sao được khi ở đây, phải làm những việc cần thiết cho sự phòng vệ, xây cất bệnh viện, lều trại v.v... Đó là một cái vòng luẩn quẩn khiến chúng ta phải điên đầu”. (Thư khố Quốc gia, tài sản Hải quân, B 84769, dẫn theo Luận án Tiến sĩ của Cao Huy Thuần Christianisme et Colonialisme au Viet Nam 1857-1914 (Đạo Công giáo và Chủ nghĩa Thực dân Pháp tại Việt Nam, 1857-1914 Paris, France, 1968, bản ronéo, tr.108).
Nguyên văn tiếng Pháp:
“... Je dois en effet et bien malheureusement confirmer à Votre Excellence l'état déplorable de la santé générale. M. le Commandant Lévêque, M. le Lieutenant de Vaisseau Virot, M. le S. Ingénieur Delautel vont à Macao et devront être probablement renvoyés en France. Je ne sais plus comment faire face à tous ces vides. Chaque jour amène de nombreux décès et les mauvais temps, qui d'après les missionnaires, devaient finir avec le décembre, continuent avec une abondance de pluies qui dépasse toute idée. Par ce seul fait, Votre Excellence peut juger de la valeur des renseignements qui me viennent de ce côté, et de la foi que je puis leur accorder, pour les opérations à entreprendre avec la division. Mais quoiqu'il en soit, Monsieur le Ministre, nous descendons par une pente rapide vers l'impuissance radicale et le moment où il faudra demeurer immobile à Tourane. Tous les moyens d'améliorer la situation des troupes et des équipages ont été épuisés et sans succès. Les médecins vaincus par la maladie, arrivent à cette conclusion que les Européens ne doivent faire dans ce climat aucun travail, mais alors comment s'y établir, pourvoir aux nécessités de la défense, des constructions d'hôpiteaux, de baraques etc... C'est un cercle vicieux contre lequel on viendrait se briser la tête” (Archives Nationales (Fonds marine) BB4769, P. 108).
“... Je dois en effet et bien malheureusement confirmer à Votre Excellence l'état déplorable de la santé générale. M. le Commandant Lévêque, M. le Lieutenant de Vaisseau Virot, M. le S. Ingénieur Delautel vont à Macao et devront être probablement renvoyés en France. Je ne sais plus comment faire face à tous ces vides. Chaque jour amène de nombreux décès et les mauvais temps, qui d'après les missionnaires, devaient finir avec le décembre, continuent avec une abondance de pluies qui dépasse toute idée. Par ce seul fait, Votre Excellence peut juger de la valeur des renseignements qui me viennent de ce côté, et de la foi que je puis leur accorder, pour les opérations à entreprendre avec la division. Mais quoiqu'il en soit, Monsieur le Ministre, nous descendons par une pente rapide vers l'impuissance radicale et le moment où il faudra demeurer immobile à Tourane. Tous les moyens d'améliorer la situation des troupes et des équipages ont été épuisés et sans succès. Les médecins vaincus par la maladie, arrivent à cette conclusion que les Européens ne doivent faire dans ce climat aucun travail, mais alors comment s'y établir, pourvoir aux nécessités de la défense, des constructions d'hôpiteaux, de baraques etc... C'est un cercle vicieux contre lequel on viendrait se briser la tête” (Archives Nationales (Fonds marine) BB4769, P. 108).
-Trước tình hình nguy ngập như trên, ngày 8/4/1859, một chỉ thị khác của Bộ Hải quân và Thuộc Địa gởi cho Đô đốc R. de Genouilly như sau:
“Vì thế, Hoàng thượng tin cậy ở kinh nghiệm và sự sáng suốt của Ông trong mọi quyết định, với lực lượng dưới quyền Ông điều khiển, có nên theo đuổi việc thiết lập nền bảo hộ trên Vương quốc An Nam không; hay chỉ nên cưỡng bức Chính phủ họ, nhờ vào việc chiếm đóng Đà nẵng và nhiều cứ điểm khác mà Ông đã chiếm hay sẽ chiếm được. Cùng với việc phong tỏa một hay nhiều cảng ở Nam Kỳ để đi đến sự ký kết một hiệp ước trên nền tảng kế hoạch 25/11/1857; hay cuối cùng là chúng ta đành bỏ các vị trí mà chúng ta chiếm đóng và từ bỏ hẳn mọi mưu toan rõ ràng ngoài tầm các phương tiện hoạt động mà Ông có” (Chỉ thị của Thượng thư Bộ Hải quân và Thuộc Địa 8/4/1859, Thư khố Quốc gia, tài sản Hải quân, BB4 1045, Sđd, trang 118&119).
Nguyên văn tiếng Pháp (xem Bùi Kha, “Nguyễn Trường Tô & vấn đề canh tân”, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 30.3.2011, tr.52-53).
2. Ông Giáp Văn Dương: “Những kiến nghị cải cách của ông, dù đúng đắn và có tầm vóc thời đại, nhưng rốt cuộc lại trở nên vô dụng”.
● Bùi Kha:Như tôi đã trình bày nhiều chi tiết rõ trong sách “Nguyễn Trường Tộ & vấn đề canh tân” và hai dẫn chứng vừa nêu trên rằng, NTT núp sau bức màn canh tân, đổi mới, thực dụng để giúp cho thế nguy khốn của quân đội viễn chinh Pháp mà thôi. Vì triều đình chủ trương hòa, thay vì chiến để đuổi giặc Pháp cút về nước, vì chúng đang kiệt quệ, như tài liệu trên cho thấy. Vì hòa nên Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông, rồi 3 tỉnh miền Tây, cuối cùng chiếm luôn cả nước. NTT không những chủ trương hòa đậm nét hơn mà còn khuyên quân Đại Nam bỏ súng xuống để Pháp giữ bờ cỏi cho mình. Những ý kiến sai lầm tai hại như thế nên lên án hay cần tâng bốc?
Giả thiết NTT không có ý giúp Pháp, nhưng những ý kiến “hòa, cho lính nghỉ ngơi”…hết sức sai lầm và tai hại như thế, có bao giờ ông ta xin lỗi triều đình và dân chúng Việt Nam vì những ý kiến cần phải trừng phạt ấy không?
3. Ông Giáp Văn Dương viết: “Từ nhỏ ông đã được Giám mục Ngô Gia Hậu (Gauchier) dạy tiếng Pháp cùng với các môn khoa học thường thức của Tây phương. Ông lại được cho đi du học ở nhiều nơi như Singapore, Malaisia, Pháp, La Mã...”
● -Bùi Kha: Ngoại trừ học để làm thông ngôn, để làm bồi Tây tại Pénang Mã lai, có tài liệu nào viết NTT được cho đi du học các quốc gia, mong ông GVD cho độc giả biết.
Cách trình bày của ông GVD cho thấy Giám mục Gauthier ban phát cho NTT một ân huệ là “được đi du học”. Mà NTT, theo ông GVV là một nhà “cải cách cho dân tộc ta”. Như thế, Gm Gauthier, gián tiếp, là ân nhân của Việt Nam. Nhưng ông GVD không biết Giám mục Gauthier là một tên tình báo cao cấp của thực dân Pháp mà NTT hầu như vai kề vai lòng cạnh lòng với tên tình báo nầy đến suốt gần 20 năm, (Bùi Kha, sđd, trang 137-147). Nếu NTT biết mà không tố cáo thì ông yêu nước nào? Nếu không biết thì không nên khoác lác tự khoe sai lầm có dụng tâm:
“Về việc học không môn nào tôi không để ý tới, cái cao của thiên văn, cái sâu của địa lý, cái phiền toái của nhân sự, cho đến luật lịch, binh quyền, tạp giáo, dị nghệ, các môn cách trí, thuật số, không môn nào tôi không khảo cứu, nhất là để nghiên cứu về sự thế dọc ngang, tan hợp trong thiên hạ”(Di thảo số 3).
Cách trình bày của ông GVD cho thấy Giám mục Gauthier ban phát cho NTT một ân huệ là “được đi du học”. Mà NTT, theo ông GVV là một nhà “cải cách cho dân tộc ta”. Như thế, Gm Gauthier, gián tiếp, là ân nhân của Việt Nam. Nhưng ông GVD không biết Giám mục Gauthier là một tên tình báo cao cấp của thực dân Pháp mà NTT hầu như vai kề vai lòng cạnh lòng với tên tình báo nầy đến suốt gần 20 năm, (Bùi Kha, sđd, trang 137-147). Nếu NTT biết mà không tố cáo thì ông yêu nước nào? Nếu không biết thì không nên khoác lác tự khoe sai lầm có dụng tâm:
“Về việc học không môn nào tôi không để ý tới, cái cao của thiên văn, cái sâu của địa lý, cái phiền toái của nhân sự, cho đến luật lịch, binh quyền, tạp giáo, dị nghệ, các môn cách trí, thuật số, không môn nào tôi không khảo cứu, nhất là để nghiên cứu về sự thế dọc ngang, tan hợp trong thiên hạ”(Di thảo số 3).
4. Ông Giáp Văn Dương viết: “Tháng 5 năm 1863 ông đã soạn xong ba văn bản để gửi lên Triều đình Huế: bản thứ nhất là Tế cấp luận, bản thứ hai là Giáo môn luận, bản thứ ba là Thiên hạ phân hợp đại thế luận. Trong ba bản đó, bản Tế cấp luận là văn bản quan trọng nhất. Nội dung của bản này đề cập đến việc canh tân và phát triển đất nước”.
● Bùi Kha: Đoạn văn nêu trên ông GVD viết “Tế cấp luận là văn bản quan trọng nhất…” Tôi muốn dè giặt để nói rằng cho đến nay hầu như chưa ai có bản “Tế cấp luận”. Trong sách của Lm. Trương Bá Cần, một tác phẩm đồ sộ chứa đựng 58 bản văn của NTT cũng không có bài nào gọi là“Tế cấp luận”, nhưng có thấy NTT nhắc đến tên bài nầy trong chiêu dụ “Lục lợi từ” mà thôi [TBC, sđd, tr. 150].
Trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5. 1863, NTT viết 3 bài, theo thứ tự thời gian: “Thiên hạ đại thế luận”, “Giáo môn luận”, và “Bài trần tình”. Bài Thiên hạ đại thế luận, NTT đưa ra những nhận xét hoàn toàn sai lầm về tình hình quân đội viễn chinh Pháp và quân ta cũng như những sự kiện lịch sử để cứu nguy cho tình trạng đang dẫy chết của quân thực dân mà tôi chỉ nêu hai chứng liệu như trên. “Bài trần tình”, NTT phân bua việc cọng tác với Pháp của mình. Bài nầy viết sau bài Thiên hạ đại thế luận khoảng hơn một tháng nhưng rất mâu thuẩn với nhau về tình hình quân sự của Pháp.
Thật vậy, trong “Thiên hạ đại thế luận” NTT viết quân Pháp quá mạnh, quân ta quá yếu, chống lại họ cũng giống như châu chấu lay trụ đá mà thôi, nên cho lính nghỉ ngơi để Pháp giữ bờ cỏi cho mình. Nhưng chỉ sau đó khoảng một tháng ông viết ngược lại: “Đối với hạng người cho chúng là lớn mạnh mà sợ thì tôi giận ra mặt và bảo như thế là “làm tăng trưởng nhuệ khí người ta mà tự giệt uy phong của mình… Đối với hạng người cho rằng chúng có thế lực vững, có nhiều lợi thế hơn có thể chịu đựng lâu dài thì tôi bảo rằng “chuyện hưng thịnh suy vong la điều vô thường…”Sở dĩ có tình trạng tiền hậu bất nhất chỉ trong một thời gian ngắn như thế vì bản chất trọng Pháp, giúp chúng thoát khỏi tình trạng nguy khốn, nhưng lúc bị triều đình nghi ngờ thì NTT tự trở cờ; nói ngược lại.
Trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5. 1863, NTT viết 3 bài, theo thứ tự thời gian: “Thiên hạ đại thế luận”, “Giáo môn luận”, và “Bài trần tình”. Bài Thiên hạ đại thế luận, NTT đưa ra những nhận xét hoàn toàn sai lầm về tình hình quân đội viễn chinh Pháp và quân ta cũng như những sự kiện lịch sử để cứu nguy cho tình trạng đang dẫy chết của quân thực dân mà tôi chỉ nêu hai chứng liệu như trên. “Bài trần tình”, NTT phân bua việc cọng tác với Pháp của mình. Bài nầy viết sau bài Thiên hạ đại thế luận khoảng hơn một tháng nhưng rất mâu thuẩn với nhau về tình hình quân sự của Pháp.
Thật vậy, trong “Thiên hạ đại thế luận” NTT viết quân Pháp quá mạnh, quân ta quá yếu, chống lại họ cũng giống như châu chấu lay trụ đá mà thôi, nên cho lính nghỉ ngơi để Pháp giữ bờ cỏi cho mình. Nhưng chỉ sau đó khoảng một tháng ông viết ngược lại: “Đối với hạng người cho chúng là lớn mạnh mà sợ thì tôi giận ra mặt và bảo như thế là “làm tăng trưởng nhuệ khí người ta mà tự giệt uy phong của mình… Đối với hạng người cho rằng chúng có thế lực vững, có nhiều lợi thế hơn có thể chịu đựng lâu dài thì tôi bảo rằng “chuyện hưng thịnh suy vong la điều vô thường…”Sở dĩ có tình trạng tiền hậu bất nhất chỉ trong một thời gian ngắn như thế vì bản chất trọng Pháp, giúp chúng thoát khỏi tình trạng nguy khốn, nhưng lúc bị triều đình nghi ngờ thì NTT tự trở cờ; nói ngược lại.
Nếu để ý, chúng ta cũng sẽ thấy hầu hết 58 bản chiêu dụ của NTT, luôn luôn tùy thuộc tình hình chính trị và quân sự của Pháp mà viết, miễn sao đạt được mục đích giúp Pháp thực hiện chương trình xâm chiếm nước ta.Độc giả sẽ thấy rõ thêm trong bài “Giáo môn luận”.
Tôi nghĩ ông GVD có thể chưa đọc bài Giáo môn luận, hoặc có đọc nhưng không đối chiếu với sử liệu và tình hình chính trị quân sự và nhất là tôn giáo thời bấy giờ. Sau đây là một trích đoạn trong Giáo môn luận.
Nguyễn Trường Tộ viết:
“Xét ra đạo Công giáo vào nước ta từ thời Lê. Đầu tiên, các giáo sĩ Bồ Đào Nha đến giảng đạo ở tỉnh Hưng Yên, tiếp đến có các giáo sĩ người Pháp, người Y Pha Nho đến, được nhiều người tin theo. Lúc bấy giờ, giáo dân và những người trong ba đạo (Phật, Lão, Khổng) tuy tín ngưỡng khác nhau nhưng vẫn hòa ái tiếp đón nhau, lễ nghĩa đối đãi nhau, năng lui tới với nhau không có gì hiềm nghi, đều là con dân của nước nhà mà thôi. Từ khi ban hành lệnh nghiêm cấm thì mới sinh ra ghen ghét kỳ thị nhau, do ghen ghét kỳ thị nhau mới sinh ra tội lệ. Từ đấy, giáo dân bị phiền nhiễu đến nỗi phải lưu ly thất sở mà mắc vào vòng hình phạt. Nước vốn trong, có quấy lên mới bị đục, nếu ngừng thì chốc lát sẽ trong trở lại”(Giáo môn luận, TBC, Sđd, tr. 116).
“Xét ra đạo Công giáo vào nước ta từ thời Lê. Đầu tiên, các giáo sĩ Bồ Đào Nha đến giảng đạo ở tỉnh Hưng Yên, tiếp đến có các giáo sĩ người Pháp, người Y Pha Nho đến, được nhiều người tin theo. Lúc bấy giờ, giáo dân và những người trong ba đạo (Phật, Lão, Khổng) tuy tín ngưỡng khác nhau nhưng vẫn hòa ái tiếp đón nhau, lễ nghĩa đối đãi nhau, năng lui tới với nhau không có gì hiềm nghi, đều là con dân của nước nhà mà thôi. Từ khi ban hành lệnh nghiêm cấm thì mới sinh ra ghen ghét kỳ thị nhau, do ghen ghét kỳ thị nhau mới sinh ra tội lệ. Từ đấy, giáo dân bị phiền nhiễu đến nỗi phải lưu ly thất sở mà mắc vào vòng hình phạt. Nước vốn trong, có quấy lên mới bị đục, nếu ngừng thì chốc lát sẽ trong trở lại”(Giáo môn luận, TBC, Sđd, tr. 116).
Đoạn trên NTT cho rằng, vì lệnh cấm đạo nên mới sinh ra ghen ghét, kỳ thị, tội lệ, giáo dân bị lưu đày và bị hình phạt, là những ý tưởng rất sai lầm và chắc chắn nếu ai có lòng yêu Tổ quốc thì cũng không thể chịu được các kế hoạch thực dân xâm lược của các ông cố đạo sau đây:
● Linh mục Legrand De La Liraye viết:
“Theo thần, chiến tranh là cách duy nhất để đạt kết quả nghiêm chỉnh tại nước đó. Cần phải chấp nhận chiến tranh như là cách tốt nhất, phải đánh gấp ở Bắc Kỳ, Huế và Đà Nẵng cùng lúc, nếu được thì lật đổ chính phủ, bàn chuyện giải phóng cho hai dân tộc thua trận ở Cochinchine và đặt lên ngôi ở Bắc Kỳ một kẻ giả danh là con cháu nhà Lê”.
Nguyên văn tiếng Pháp:
“La guerre suivant moi est le seul moyen d'arriver avec ce pays à un résultat serieux. Il faut l'accepter comme ce qu'il y a de mieux, la faire avec promptitude au Tonkin, à Huế et Tourane à la fois, renverser s'il y a moyen le gouvernement, parler de l'emancipation des deux peuples vaincus en Cochinchine et du placement sur les trône d'un pretendant de la famille des Lê au Tonkin” (CHT, Sđd, p. 72).
● - Giám mục Retort (viết thư cho M. Kleckowski):
“Nước Pháp cần phải làm cái gì lớn lao quan trọng lâu dài, xứng với nó và Hoàng đế của nó. Nếu nước Pháp chinh phục xứ này (có lẽ việc này không khó) và cai trị trực tiếp, người dân Bắc Kỳ sẽ bằng lòng, nhưng họ thích sống dưới sự bảo hộ và ảnh hưởng của Pháp với một ông vua riêng”(đưa ra ảo tưởng để thuyết phục triều đình Pháp, BK).
Nguyên văn tiếng Pháp:
“La pensée de Mgr. Retort était plus nette encore; Il faut, déclarait-il, que la France fasse quelque chose de grand, d'important, de durable et digne d'elle et de son Empereur. Si la France faisait la conquête de ce pays (et cela ne lui serait pas difficile) et le gouvernait directement, les Tonkinois en seraient assez contents, mais ils aimeraient mieux être sous la protection et l'influence de la France avec un roi particulier de leur nation” (Lettre de Mgr. Retord à M. Kleckowski précitée: Thư giám mục Retord gởi Kleckowsky trong công văn 12/10/1857 của Đô đốc Rigault de Genouilly. Thư khố quốc gia, tài sản Hải quân BB4 752, CHT, Sđd, p. 80).
● - Linh Mục Huc: Nên chiếm cả nước Việt Nam. Ông trình bày trước Ủy ban Nam Kỳ…[xem thêm Bùi Kha, sđd, tr. 165-171].
Còn nhiều nữa…
Để cho vấn đề được vô tư hơn, rõ ràng và chính xác hơn, tại sao Triều đình nhà Nguyễn cấm đạo Công Giáo, tôi dẫn ý kiến của Đô đốc Page trong văn thư đề ngày 14/12/1859 và 25/12/1859 sau đây.
Sau khi đi khắp nước thấy nhiều, nghe nhiều cuối cùng Đô đốc Page công nhận lý lẽ vững chắc của Triều đình Huế, chính ông cũng bực mình về thái độ của các nhà truyền đạo và con chiên của họ:
“Thật vậy, trong lúc dân chúng hoảng hốt chạy trốn khi quân Pháp kéo đến và tổ chức vũ trang tự vệ, ở nơi đông dân thì 3000 tín đồ Công Giáo đi theo Pháp và xin được đưa vô Sài Gòn là nơi mà Page đã dựng lên một thị trấn. Tôi ngạc nhiên biết bao khi hôm sau các nhà truyền giáo đến nói với tôi rằng các con chiên An Nam không tuân theo một quyền lực vô đạo, họ nói như thế. Sao! Họ cũng không muốn có cảnh sát để chận đứng trộm cướp du đãng, cướp bóc thành phố? Và tôi rất hổ thẹn khi thú nhận với Ngài rằng Giáo Hội Công giáo tại An Nam đã ngạo nghễ đi rao giảng các nguyên lý đó: Ngoài ra không người An Nam theo Công Giáo nào ngần ngại xin gia nhập làm lính dưới cờ Pháp, ông vua An Nam không theo đạo, không phải là vua của họ. Chắc bây giờ ngài đã hiểu tại sao vua, quan đã coi các nhà truyền giáo là kẻ thù?”
Vua Tự Đức
Nguyên Văn tiếng Pháp [vui lòng xem Bùi Kha, sđd, tr. 170-171]
Thế mà, ngoài ông GVD, một số người khác cũng ca tụng ý kiến sai lầm của NTT về tình hình tôn giáo.
Nguyễn Trường Tộ và việc Canh tân đất nước
Có người vẫn nghĩ sai lầm rằng NTT có tư tưởng và tâm huyết canh tân đất nước, rồi trích một đoạn chỗ nầy, vài câu nơi khác rồi ghép lại với nhau mà ca tụng vô tội vạ không có chứng cớ.
Hai bài tiêu biểu cho việc canh tân là “Kế hoạch làm cho dân giàu, nước mạnh” (bài số 5), “Tám việc cần làm” (bài số 27) . Sau đây là một số chứng cớ để cho thấy ông NTT CHỈ DÙNG các từ Canh tân, Đổi mới, Thực dụng…, nhưng thực tế không có chương trình hoặc kế hoạch nào có thể gọi là Canh tân::
● Di thảo số 5 có tên Lục lợi từ (Sáu điều lợi), Nguyễn Trường Tộ dùng cụm từ rất quyến rũ “Kế hoạch làm cho dân giàu nước mạnh”, được viết ngày 18/7/1864, và bắt đầu bằng những lập luận như sau:
“... Tạo vật sinh ra muôn vật để cho con người sử dụng mà không tiếc một thứ gì... Kể từ khi có loài người, loài vật đến nay đã gần 7.000 năm...
Theo khoa học các sinh vật xuất hiện cách đây đã mấy tỉ năm chứ không phải bảy ngàn năm như Nguyễn Trường Tộ cuồng tín hiểu sai.
● Cũng nhằm mục đích khuyên dân ta nên cộng tác với Pháp, ông viết sai lầm về sử như sau:
“Cho đến thời Minh, bước tiến Tây Âu ngày một lên cao vùn vụt, đến nỗi không có chỗ để thử cái tài dũng của họ nữa. Do đó, họ chuyển dần về phía Tây, và bỗng nhiên tìm được Tây Châu (tức là Tân Thế Giới, BK) và chiếm lấy làm đất của mình, khai thác vùng đất đai mấy ngàn năm hoang vu, cải tiến phong tục tập quán mấy ngàn năm hủ lậu. Lúc đầu, người dân bản xứ còn xem họ như thù địch, dần dần đã chịu gần gũi và ngày càng trở nên thân thiết, những người dân ở đây đã học được hết những kỹ xảo của người phương Tây, cho nên không đầy 100 năm sau đã đuổi được người phương Tây ra khỏi đất mình...” (Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo, trang 136-137).
Nhận định: Tân Thế Giới mà ông muốn nói, là Hoa Kỳ ngày nay. Sự “cấu tạo” dân Hoa Kỳ, cách đây hơn 200 năm, không phải như Nguyễn Trường Tộ viết.
Hiệp Chủng Quốc nguyên sơ là của thổ dân da đỏ, đất hoang nhưng trù phú, được hợp thành bởi:
- Thổ dân da đỏ (American Indians).
- Thành phần phạm pháp ở các quốc gia khác bị chính phủ họ đuổi ra khỏi nước.
- Những người phiêu lưu, mạo hiểm thích làm giàu, từ châu Âu.
- Những người bỏ xứ ra đi để tránh sự ngược đãi tôn giáo hoặc chính trị.
- Thành phần phạm pháp ở các quốc gia khác bị chính phủ họ đuổi ra khỏi nước.
- Những người phiêu lưu, mạo hiểm thích làm giàu, từ châu Âu.
- Những người bỏ xứ ra đi để tránh sự ngược đãi tôn giáo hoặc chính trị.
Với khoảng bốn triệu người mới trên vùng đất lạ trù mật, họ phải chiến đấu với thiên nhiên và hoàn cảnh để tồn tại.
Về mặt chính trị, họ dần dần tách rời khỏi sự thống trị của người Anh. Sau những năm chiến tranh, nhờ Pháp và Hà Lan giúp, nên họ đã thắng vương quốc Anh và tuyên bố độc lập vào ngày 4/7/1776. (Xin xem thêm Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử thế giới, trang 444-446).
Đoạn sử rõ ràng ấy, chúng ta đã thấy không có chuyện người dân ở đây đã học được hết những kỹ xảo của người phương Tây, cho nên không đầy 100 năm sau đã đuổi được người phương Tây ra khỏi xứ mình.
Đoạn sử rõ ràng ấy, chúng ta đã thấy không có chuyện người dân ở đây đã học được hết những kỹ xảo của người phương Tây, cho nên không đầy 100 năm sau đã đuổi được người phương Tây ra khỏi xứ mình.
NTT dẫn sai lịch sử như thế, là với hậu ý khuyên triều đình Tự Đức và dân Việt Nam hãy bỏ súng xuống, gần gũi và thân thiết với thực dân Pháp.
● Năm miền Ấn Độ
Cũng nhằm hậu ý thuyết phục dân Việt Nam cộng tác với Pháp, Nguyễn Trường Tộ tiếp tục viết sai sử liệu: “Năm miền Ấn Độ đã gần có dấu hiệu bắt đầu sắp đánh bại phương Tây” để đưa ra một nhận định sai lầm khác:
“Lấy cái lợi vô cùng chưa dùng của núi sông chúng ta mà đổi lấy cái trí của họ, thì họ là kẻ vỡ hoang mà ta thì hưởng cái thành quả như các nước Tây Âu vậy”. Thực dân Pháp đâu có khờ đến nỗi họ là kẻ vỡ hoang mà ta thì hưởng cái thành quả! Chính sách của thực dân Pháp, cụ Phan Bội Châu nhận định rất đúng:
“Họ coi mình như trâu như chó,
Họ coi mình như cỏ như rơm.
Cỏ thì nhổ cỏ, trâu làm thịt trâu”.
Họ coi mình như cỏ như rơm.
Cỏ thì nhổ cỏ, trâu làm thịt trâu”.
Chứ làm gì có được cái thiên đàng, họ là kẻ vỡ hoang mà ta thì hưởng cái thành quả!
Chúng ta đừng quên rằng, những bản Điều trần của Nguyễn Trường Tộ luôn luôn đi song hành với tình hình chính trị và quân sự của thực dân Pháp tại Việt Nam lúc bấy giờ để hỗ trợ cho kẻ thù. Thật vậy, ông viết bản Điều trần này vào tháng 6/1864, lúc người dân Nam Kỳ sử dụng kế hoạch nhà không đồng vắng; không chịu hợp tác với Pháp. Còn triều đình thì sau khi ký hòa ước Nhâm Tuất năm 1862, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, nhưng vua Tự Đức cố trì hoãn không chịu phê chuẩn hiệp ước.
Chúng ta đừng quên rằng, những bản Điều trần của Nguyễn Trường Tộ luôn luôn đi song hành với tình hình chính trị và quân sự của thực dân Pháp tại Việt Nam lúc bấy giờ để hỗ trợ cho kẻ thù. Thật vậy, ông viết bản Điều trần này vào tháng 6/1864, lúc người dân Nam Kỳ sử dụng kế hoạch nhà không đồng vắng; không chịu hợp tác với Pháp. Còn triều đình thì sau khi ký hòa ước Nhâm Tuất năm 1862, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, nhưng vua Tự Đức cố trì hoãn không chịu phê chuẩn hiệp ước.
Đoạn dưới đây sẽ cho thấy dân Việt Nam đã tỏ thái độ như thế nào đối với Pháp. Từ đó, chúng ta sẽ thấy mối nguy cơ lúc NTT khuyên nên thỏa hiệp. Đoạn sử của Chesneaux trong cuốn “Đóng góp vào lịch sử dân tộc Việt Nam” để thấy rõ tình hình ở Nam Kỳ rồi đối chiếu với lời khuyên hợp tác của NTT:
“Ngay khi vừa phê chuẩn, triều đình Huế đã cho biết… không thừa nhận việc nhượng ba tỉnh Nam Kỳ là dứt khoát, vĩnh viễn. Còn dân chúng Việt Nam… không chấp nhận chế độ thực dân… những phong trào nổi dậy chống Pháp tại Nam Kỳ ngày càng phát triển.
Nông dân vẫn thù địch với Bonard và những người thay chân ông. Phần lớn các quan lại từ chối hợp tác với chế độ mới...”. Theo sử gia Cultru nói, “Tầng lớp có khả năng cai trị thì, hoặc vắng mặt, hoặc xấu bụng. Đó là cuộc ra đi hàng loạt của các bậc sĩ phu và của dân chúng, rời bỏ các tỉnh miền Đông Nam Kỳ bị người Pháp chiếm đóng, để về vùng tự do, ở miền Tây, và tổ chức kháng chiến”.
Thái độ bất hợp tác chung khắp nơi đó, buộc các Đô đốc toàn quyền, muốn duy trì bộ máy hành chính Pháp tại Nam Kỳ, chỉ còn sử dụng được tối thiểu những công chức Việt Nam (phiên dịch, thư ký...) mà thôi. Và duy chỉ có những phần tử kém hạnh kiểm nhất trong dân, tình nguyện đứng ra phục vụ cho những ông chủ mới…”.
Đề đốc Rieunier cũng nói rằng: “Chúng tôi chỉ có những giáo dân và bọn du thủ du thực”.
Đề đốc Rieunier cũng nói rằng: “Chúng tôi chỉ có những giáo dân và bọn du thủ du thực”.
Đại tá Bonard viết: “Xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc, sẵn sàng phụng sự bất cứ những ông chủ nào... Người ta sẽ tuyển dụng, trong số họ, tất cả nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy giấy, và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép, được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội truyền giáo, chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc Việt nam...(4) [NTT cũng làm phiên dịch cho Tổng hành dinh Pháp để mở rộng vòng chiếm đóng, BK]..
… “Những phong trào cách mạng lớn tiếp tục, chú ý nhất là các phong trào Quản Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Quản Lịch, Quản Thanh, không ngừng giương cao ngọn cờ kháng chiến, và gây nhiều khó khăn cho kẻ chiếm đóng…”, Cité par J. Chesneaux, trong cuốn “Contribution, à l'Histore de la Nation Vietnamienne”, p.115 (Nguyễn Xuân Thọ, p. 126 & 127).
Đọc đến đây chúng ta thấy rõ, NTT khuyên nên hợp tác với Pháp là rất có lợi cho chương trình ổn định tình hình và kiện toàn guồng máy cai trị của kẻ xâm lăng.
● LÀM HỘT NỔ VÀ KHAI THÁC MỎ THAN
Bằng một hàng chữ lớn trong bản Điều trần này, Nguyễn Trường Tộ viết: “Xin kê ra các phương pháp làm hột nổ và đúc súng, đúc kim loại, cùng các môn quang học, cơ học, hóa học, khai thác mỏ than”.
Với hàng chữ lớn ấy, người đọc cảm thấy sung sướng vì hy vọng sau khi đọc đoạn này (dài khoảng 1.800 chữ) là có thể biết được, ít nhất là lý thuyết, về “phương pháp làm Hột nổ và đúc súng...” Mặc dù tôi đeo kính hiển vi nhưng cũng không hề thấy NTT trình bày phương pháp nào cả!
Với hàng chữ lớn ấy, người đọc cảm thấy sung sướng vì hy vọng sau khi đọc đoạn này (dài khoảng 1.800 chữ) là có thể biết được, ít nhất là lý thuyết, về “phương pháp làm Hột nổ và đúc súng...” Mặc dù tôi đeo kính hiển vi nhưng cũng không hề thấy NTT trình bày phương pháp nào cả!
● PHƯƠNG PHÁP LÀM GIÀU
Đoạn chính thứ hai trong bản Điều trần, NTT viết: “Sau đây, tôi xin đưa ra một khoản về việc làm sao cho nước nhà giàu có để cứu giúp lúc khẩn cấp: Một là nguồn lợi về biển. Về biển thì không có nguồn lợi nào lớn bằng cá với muối. Hai là nguồn lợi về rừng. Rừng thì không có gì lớn bằng gỗ. Ba là nguồn lợi về đất đai. Đất đai thì không có gì lớn bằng tơ gai. Bốn là nguồn lợi về mỏ. Về mỏ thì không có gì lớn bằng đồng và thiếc...”.
Đó là những nhận định sai. Vì Việt Nam là một nước nông nghiệp, đất để trồng lúa gạo cho đủ ăn là chính, nếu gạo còn dư thì xuất khẩu. Còn tơ lụa là phụ chứ không thể chính được.
Hầm mỏ thì nếu có được mỏ bạc, mỏ vàng chắc chắn sẽ quý hơn mỏ đồng, mỏ thiếc. Lúc nói biển có cá và muối, rừng có gỗ, đất trồng dâu nuôi tằm có tơ lụa và đất có quặng mỏ, ai lại không biết các điều đó.
Đó là những nhận định sai. Vì Việt Nam là một nước nông nghiệp, đất để trồng lúa gạo cho đủ ăn là chính, nếu gạo còn dư thì xuất khẩu. Còn tơ lụa là phụ chứ không thể chính được.
Hầm mỏ thì nếu có được mỏ bạc, mỏ vàng chắc chắn sẽ quý hơn mỏ đồng, mỏ thiếc. Lúc nói biển có cá và muối, rừng có gỗ, đất trồng dâu nuôi tằm có tơ lụa và đất có quặng mỏ, ai lại không biết các điều đó.
SÁU ĐIỀU LỢI CẦN LÀM
Như quý độc giả đã thấy, bản Điều trần số 5 này có tên là Kế hoạch làm cho dân giàu nước mạnh cũng gọi Lục lợi từ (sáu điều lợi) viết ngày 18/7/1864.
Sở dĩ tôi nhắc lại tháng năm ông viết, vì thời gian rất quan trọng. Bối cảnh chính trị của thế giới trong giai đoạn này sẽ giúp chúng ta đánh giá thâm ý trong bài sáu điều lợi lớn mà Nguyễn Trường Tộ khuyên nên áp dụng. Sáu điều lợi đó là:
a. Nhờ nước Anh để ngăn chặn Pháp: “Anh và Pháp xưa nay vốn thù hằn nhau. Vì: - Anh đày vua Napoléon Bonaparte của Pháp ra tận đảo xa xôi. - Pháp giúp Hợp Chủng Quốc làm cho Anh bại trận. Do đó, nên nhờ Anh giúp và qua Anh nhờ thông báo với Nga và Áo để nhờ các nước giải quyết giúp ta”.
b. Xúi Anh gây sự với Pháp: Nước ta phải dùng lời lẽ thật từ tốn và tiền bạc thật hậu, sang nước Anh, nói hết những điều sai trái của Pháp... Nay người Anh đến giúp chúng tôi một tay khôi phục lại, chúng tôi sẽ vui lòng nhường quý quốc một thương cảng lớn, ký thác vĩnh viễn và sống như anh em với nhau...”.
c. Nhờ Anh để ly gián Pháp: “Anh và Pháp xưa nay vẫn ghen ghét, nghi ngờ nhau, tuy tạm thời cộng tác nhưng Anh vẫn giành phần hơn. Pháp hay đa nghi. Nay nếu ta năng đi lại với người Anh, hoặc thăm viếng hoặc mua bán... thì người Anh cũng sẽ đối xử với ta một cách xứng đáng... Pháp thấy vậy ắt sinh nghi... mà xa lìa người Anh…”.
d. Nhờ Anh và Nga đề phòng nước Pháp: “Nếu ngày nay ta biết giao hảo với người Anh trước để đề phòng đường biển, sau sẽ thông thương với nước Nga để đề phòng đường bộ…”.
e. Thông hiếu với Giáo hoàng: “Ngày nay nếu ta biết qua lại giao thiệp với các nước lớn phương Tây... Rồi ta lại qua nước La Mã thông hiếu với Giáo hoàng... Nếu Giáo hoàng cho việc giúp ta là phải, thì mọi người đều vui lòng thực hiện, ta không lo người Pháp không nghe...”.
g. Dùng số người Anh lưu vong để huấn luyện: “...Chiêu mộ những người Anh sống lưu vong ở hải ngoại, cho họ tiền của, cư xử tốt để được lòng họ, rồi nhờ họ huấn luyện binh lính quân ngũ cho ta. Binh Pháp của người Anh rất giỏi…”.
Ông viết tiếp: “Vậy muốn áp dụng kế này phải gấp rút khai thác các nguồn lợi và nhờ người khác giúp sức... Còn như sẽ làm theo đường lối nào và sử dụng ngôn ngữ gì thì tôi sẽ cùng với ông Nguyễn Hoằng (Linh mục Việt gian, BK) xin hết sức làm để giúp muôn một”. (Điều trần số 5, TBC, SĐD, trang 145-151).
NHẬN ĐỊNH SÁU ĐIỀU LỢI
Tìm hiểu các phong trào đi chiếm thuộc địa để thấy những sai lầm cố ý của NTT.
● Vùng châu Phi
Đầu thế kỷ 19, châu Phi là một vùng hầu như bí mật chưa ai để ý tới vì rừng quá già, khí hậu quá nóng. Sa mạc rộng, người châu Âu chỉ biết một dải đất nằm theo Địa Trung Hải tức là vùng Maroc, Algerie, Tunisie, Lybie, Ai Cập và vùng trên bờ Đại Tây Dương.
Năm 1840, Livingstone tới châu Phi để nghiên cứu y học, thám hiểm cả một vùng mênh mông từ Congo tới Mũi Hảo Vọng. Pháp, Đức cũng sai người thám hiểm như thế. Dần dần họ dùng vũ lực nên châu Phi trở thành thuộc địa của Anh và Pháp dễ dàng. (Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử thế giới, NXB Văn Nghệ, Hoa Kỳ, 1994, trang 610).
● Ấn Độ
Ấn Độ là thuộc địa quý nhất của Anh. Để bảo vệ, Anh chiếm các xứ xung quanh như một phần Tây Tạng, còn phần kia thì chia quyền lợi với Trung Hoa. Phía Đông, Anh chiếm Miến Điện (NHL, SĐD, trang 614).
Sau khi bị hất ra khỏi Ấn, Pháp chiếm Việt Nam (năm 1862), Cao Miên và Lào, làm chủ cả bán đảo Đông Dương. Còn Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng trái độn chịu ảnh hưởng của Pháp lẫn Anh (NHL, SĐD, trang 615).
● Trung Hoa và Hồng Kông
Năm 1838, triều vua Đạo Quang, Tổng đốc Lâm Tắc Từ chém một số người nghiện thuốc phiện và đem đổ xuống biển tất cả các thuốc phiện tịch thu được của các thương gia ngoại quốc như Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan. Vì thế Anh và các nước chống Trung Hoa. Trung hoa cắt nhiều tỉnh và giao Hồng Kông cho Anh.
Qua đoạn tóm lược tình hình chiếm thuộc địa của các nước châu Âu như trên, cho chúng ta có vài nhận xét sau đây:
- Anh quốc đã thỏa mãn những gì họ muốn nhờ hai cuộc chiến tranh Nha phiến, thứ nhất (1839) và thứ hai (1856-1860).
- Trong các quốc gia đi chiếm thuộc địa, Anh chiếm được nhiều nhất: từ Phi Châu, đến Ấn Độ, Tây Tạng, Miến Điện, Hồng Kông và nhiều phần đất quan trọng của Trung Hoa. Do đó, người ta nói rằng: Mặt trời không bao giờ lặn trên thuộc địa Anh.
- Với số thuộc địa quá rộng lớn như thế, Anh chưa đủ thì giờ để khai thác, cần gì phải xen vào Việt Nam để phải đổ máu vô ích với Pháp. Do đó, bốn điều Nguyễn Trường Tộ viết trong bản Điều trần:
Nhờ Anh để ngăn chặn, gây sự, và ly gián Pháp, và cùng với Nga để đề phòng Pháp là những đề nghị không thực tế, không hiểu và không đúng với bối cảnh lịch sử thời bấy giờ. Đó là chưa nói đến tình trạng nếu Anh bằng lòng giúp thì Việt Nam sẽ gặp phải cảnh đuổi chó sói ra đàng trước, rước cọp vào ngã sau.
Dùng người Anh lưu vong ở hải ngoại để huấn luyện quân đội Việt Nam đánh Pháp cũng là một giải pháp ngây thơ. Thực vậy, thuộc địa của Anh quá nhiều và quá béo bở, dân Anh hưởng thụ dư thừa, dại gì phải đi giúp một nước Việt Nam đã bị Pháp chiếm để mang họa vào thân? Đó là chưa nói đến việc, cách đó một năm, NTT đã khuyên cho lính nghỉ ngơi để Pháp giữ bờ cỏi cho mình?
Còn nước Nga thì quá xa đối với Việt Nam, hơn nữa, chúng ta cũng đã thấy cách đối xử của Nga với Trung Hoa, các đế quốc rất khăng khít với nhau để chia quyền lợi.
● Bang giao với Vatican
Đây là một trong hai chủ đích chính trong bản Điều trần này của Nguyễn Trường Tộ, còn 5 đề nghị kia chỉ là hoa lá cành, nhằm che đậy hậu ý khuyên triều đình thỏa hiệp với Pháp và bang giao với Vatican để thực hiện sách lược tôn giáo hóa Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là để cho Pháp dễ thôn tính và cai trị nước ta.
Với nhận định và chứng minh bằng những sử liệu chính xác như trên, chúng ta có thể đổi tên bài lục lợi từ của NTT thành lục hại từ mới đúng nghĩa [Xem thêm, Bùi Kha, sđd, tr. 76-112].
Bài chiêu dụ “Tám điều cần làm”
Điều thứ nhất NTT viết “Xin gấp rút việc sửa đổi võ bị”. Chúng ta cũng nhớ rằng hơn 4 năm trước, trong bài “Thiên hạ đại thế luận” ông khuyên triều đình cho lính nghỉ ngơi để Pháp giử bờ cỏi cho mình. Nay ông kêu gọi “gấp rút việc sử đổi võ bị”. Lính đã nghỉ ngơi hơn 4 năm qua thì sửa đổi võ bị là sửa đổi cái gì?Đã thế, ông lấy toàn bộ ý trong cuốn “Tôn Ngô binh Pháp” mà không đề xuất xứ [Vui lòng xem 6 dẫn chứng trong Bùi Kha, sđd, tr.116-118].
Các điều 2 và 3 về việc hợp tỉnh, đánh thuế xa xỉ phẩm, nắm rõ dân số…là những đề nghị thực tế và cần. Nhưng từ lúc lên ngôi (1802) vua Gia Long đã thực hiện các cải cách rất sâu rộng (Xem Trần Trọng Kim, “Việt Nam sử lược”, quyển 2, bộ Giáo dục, Trung tâm học liệu xuất bản, 1971. Nhà xb Đại Nam, Mỹ, in lại, tr.173-177).
Điều 4: “Xin sửa đổi học thuật chú trọng thực dụng” (TBC, sđd, tr.248). Đó là những đề nghị thực tiển, cần có. Nhưng trong việc “Mở trường kỷ thuật” ở Huế năm 1868 thì NTT và Gm tình báo Gauthier dối gạt triều đình; mời mấy ông thầy giáo không có khả năng dạy học (vui lòng xem Bùi Kha, sđd, tr. 128-135).
Điều 5: “Điều chỉnh thuế ruộng đất”. Điều 6 “Sửa sang lại cương giới”. Điều 7 “Nắm rõ dân số”. Các điều nầy thực tế nhưng không mới vì vua Gia Long cũng đã có các chương trình ấy.
Điều 8: “Lập viện dục anh và trại tế bần”: Điều thứ tám trong 8 điều Nguyễn Trường Tộ đề nghị phải làm gấp là lập viện dục anh và trại tế bần.
Nếu đứng ở vị trí lịch sử đất nước Việt Nam ngày nay để xét, thì các hội từ thiện có người phương Tây nhúng tay vào không có nhiều âm mưu như thời NTT, vì thời đó Việt Nam bị Pháp đô hộ, không có chủ quyền. Người nước ngoài ngay cả thường dân họ cũng được trị ngoại pháp quyền, chính phủ Việt Nam không có quyền xét xử, lúc họ vi phạm luật pháp. Còn các linh mục, giám mục lại có quyền đặc biệt hơn nữa. Nhất là núp dưới chiếc áo chùng thâm và viện dẫn lý do tôn giáo để bắt chẹt Triều đình vua An Nam.
Do đó, nếu mỗi tỉnh có một viện dục anh và trại tế bần do các linh mục, giám mục và bà xơ điều khiển thì sẽ tạo nên một mạng lưới gián điệp toàn cõi Việt Nam. Họ sẽ cải đạo dân Việt khắp cùng các tỉnh. Lúc nào “đẹp trời” họ sẽ tổ chức đồng loạt tổng nỗi dậy thì triều đình khó lòng dẹp yên. Mà cũng không có quân đội để dẹp vì lính đã cho nghỉ ngơi, nếu theo lời khuyên của NTT. Dưới đây là một số bằng chứng.
Thí dụ 1: Vụ Xuân Hòa - Linh mục Ân đã dựa vào chức linh mục và dựa thế người Pháp cho phép những kẻ mới theo đạo ở làng Xuân Hòa (Huế) thuê giáo dân các làng bên cạnh tự tiện gặt các thửa ruộng đang tranh chấp.
Vài ngày sau khi gặt lúa, gần 1.000 dân lương, võ trang gậy gộc đến giật lại lúa hiện đang chứa ở đình; bị giáo dân chống cự, sau một trận ẩu đả họ đã chạy trốn, bỏ lại 20 người bị bắt (Cao Huy Thuần “Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam”. Hương Quê xuất bản, Hoa Kỳ, 1988, tr. 325).
Theo luật pháp Việt Nam thời bấy giờ, Linh mục Ân sẽ bị đánh bằng roi hoặc bằng gậy nhưng ông được sự che chở của Pháp. Do đó, sự vụ kéo dài ba năm. Cuối cùng được kết thúc bằng sự nhượng bộ của Triều đình Huế do áp lực của soái phủ Sài Gòn (CHT, Sđd, tr. 330).
Thí dụ 2: Thiên Tân giáo án
Năm 1869, một số bà sơ người Pháp lập cô nhi viện cạnh nhà thờ tại Thiên Tân - Trung Hoa, nhưng không có nhiều người chịu đem trẻ mồ côi đến. Vì vậy, mấy bà sơ thưởng tiền cho những ai đem trẻ em đến. Hành động này làm cho dân chúng nghi là có việc mua bán trẻ con.
Ngày 21/6/1870, quan địa phương Trung Hoa đem kẻ tình nghi đến cô nhi viện để đối chất. Sự việc chỉ có thế, nhưng viên lãnh sự Pháp tại Thiên Tân là Henri Fontanier cùng với người bí thư là Tây Mông đến gặp quan đại thần Trung Hoa là Sùng Hậu, với thái độ xấc xược bắn súng dọa nạt và hạch sách Sùng Hậu.
Trên đường về, bọn Fontanier lại dùng súng bắn vào đám đông người Hoa và viên tri huyện Thiên Tân là Lưu Kiệt, khiến một người tùy tùng của viên tri huyện chết.
Đám quần chúng uất hận không dằn được nên đánh chết Fontainier, Tây Mông và đồng bọn 20 người, đồng thời đốt nhà thờ và lãnh sự quán của Pháp. Sau đó, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Đức, Bỉ và Tây Ban Nha, tất cả bảy nước liên minh với nhau đem quân vây Thiên Tân, dọa gây chiến. Triều đình nhà Thanh phải chịu xin lỗi, bồi thường tiền, cách chức và giáng viên tri phủ và tri huyện Thiên Tân xuống làm lính, phạt 20 người và phải xử tử 20 người Hoa khác để làm vừa lòng Pháp và các nước (theo The New Encyclopedia Britannica, Helen Hemingway Benten, Publisher 1973-1974. Cuốn 7, tr. 770. Đây là cuốn Bách khoa đại tự điển bằng chữ Nho.
Thí dụ 3: Năm 1850 ở Trung Quốc có loạn Thái Bình Thiên Quốc với đạo quân Giê Su, Hồng Tú Toàn chỉ huy con chiên đánh chiếm nhiều tỉnh.
Thí dụ 4: Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt, chiếm toàn tỉnh Gia Định năm 1835. Giáo sĩ Marchand (cố Du) đóng vai cố vấn và yểm trợ với âm mưu thiết lập một Vương quốc Công giáo ly khai.
Thí dụ 5: Thời gian 1872, tại Bắc Kỳ, Tạ Văn Phụng được các giáo sĩ đổi tên thành Lê Duy Phụng rồi cùng với giáo dân nổi loạn chống lại Triều đình núp dưới chiêu bài “Khôi phục nhà Lê”.
Thí dụ 6: Ngay cả sau khi NTT chết, Linh mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm, năm 1886 tiếp viện cho quân Pháp 5.000 giáo dân. Vì vậy, chiến lũy Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng bị thất thủ (...père Tran Luc, curé de Phát Diệm
Celui-ci avec la bénédiction de Mgr. Puginier vint à la rescousse des Francais avec 5000 chrétiens. Et Ba Dinh fut pris (Linh mục Trần Tam Tĩnh trong cuốn “Thập giá và lưỡi gươm” (Dieu et Casar)), Paris 10. 1978, pp. 41-42).
Hiện tượng núp bóng tôn giáo cũng được công sứ Bonnal cho biết: “Khi một giáo sĩ đã thiết lập được một xứ đạo trong một làng rồi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Người bản xứ từ chối không đóng thuế, và tuyên bố không thừa nhận chính quyền nào ngoài chính quyền của ông giáo sĩ, là người đích thân dạy cho giáo dân không thừa nhận chính quyền nào ngoài chính quyền của giám mục...”(Nguyễn Xuân Thọ, Sđd, tr. 360-361).
Giám mục Puginier cũng nói thẳng:
Giám mục Puginier cũng nói thẳng:
“Không có các giáo sĩ và giáo dân thì người Pháp cũng giống như cua bị bẻ gãy hết càng”(Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes).
Hành động của giáo sĩ người Tây và giáo dân như thế mà Nguyễn Trường Tộ lại đề nghị mỗi tỉnh mở một viện mồ côi và nhà dưỡng lão, rồi lại nhờ ông tình báo Gauthier cử giáo sĩ đến cai quản. Giáo sĩ sẽ đổi đạo dân trong vùng, sau đó hô hào con chiên tổng nổi dậy cướp chính quyền toàn cõi Việt Nam thì Triều đình vô phương đối phó.
Hậu ý của Nguyễn Trường Tộ sau bức màn của bản Điều trần này là gì?
Ông đi vòng vo tam quốc giả vờ đề nghị chỉnh trang cái này, cải cách cái nọ, giọng văn nhiều chỗ trông có vẻ thành khẩn giống như có lòng yêu tổ quốc. Nhưng chủ tâm không phải cái đó, mà thâm ý là đề nghị Triều đình mời hoặc bổ nhiệm mỗi tỉnh một ông linh mục hay giám mục, để thực hiện chương trình Ki Tô giáo và Pháp hóa đất Việt theo kế hoạch của Puginier và của Gauthier (thầy và cố vấn của Nguyễn Trường Tộ). Kế hoạch này núp dưới chiêu bài viện dục anh và trại tế bần. Giả thiết NTT không có hậu ý xấu, nhưng ông tự khoe là cái gì cũng biết, thì ông phải hoàn toàn chịu trách nhiệm những ý kiến tai hại của mình.
Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị triều đình đào một con kênh từ Hải Dương vào kinh đô Huế dài khoảng 800 km. Dụng cụ và phương tiện ngày nay mà cũng không thể thực hiện được huống nữa là thời bấy giờ. Phải chăng kế sách vô tình, hay có hậu ý của việc đào kênh nầy, là để phu dân phục vụ khổ cực thì sẽ có một Loạn Chày Vôi khác chống lại Triều đình.
Kế hoạch ba mặt giáp công nầy vua quan Việt Nam làm sao chống đỡ nổi: Bên ngoài Pháp đánh vào, bên trong phu đào kênh đánh ra. Tại các tỉnh, linh mục và giám mục hô hào con chiên nổi dậy chiếm các công sở, sử dụng khí giới tối tân của thực dân thì mặc sức tha hồ cướp của giết người. Đây là một trong những trọng tâm chính của bản Điều trần Tám điều lợi cần làm gấp của Nguyễn Trường Tộ.
Ngoài ra, chúng ta nên thấy rõ tâm chất, kiến thức và phương tiện canh tân của NTT để đánh giá cho đúng con người núp bóng canh tân nầy.
● TÂM:
* Ngày 16.10.1858, NTT cùng Gm tình báo Gauthier và các giáo sĩ Pháp đến cửa Mành sơn Đà Nẵng cùng nhau làm áp lực để Pháp đánh Huế cho chóng dứt điểm. Bị Đô đốc de Genuily đuổi đi Hồng Kông [TBC, sđd, tr.22].
* Năm 1861 theo lời mời của phó Đô đốc Charner, NTT cùng với Gm tình báo Gauthier về Sài gòn “để giúp mở rộng vùng chiếm đóng” [TBC, như trên].
* Lộng giả thành chơn, núp dưới các cụm từ hoa mỹ Canh tân, đổi mới, thực dung v.v..để cứu vớt tình trạng nguy khốn của quân đội thực dân (Nguồn: trong bài Thiên hạ đại thế luận).
* Năm 1868 viết thư ngăn cản triều đình cử phái bộ sang Pháp tố cáo La Grandière để đòi lại 3 tỉnh miền Tây bị Grandière chiếm bất hợp pháp (Nguyễn Thế Anh, Việt Nam thời Pháp đô hộ, Lữa thiêng xuất bản tr.54, 58-60).
(còn nhiều nữa)
● -TRÍ:
Tự khoe, từ cái cao của thiên văn, cái phiền toái của nhân sự, luật lịch, binh quyền… đều biết hết (chiêu dụ số 3). Tại sao cóp ý binh thư đồ trận của Tôn Tử lại còn không đề xuất xứ?. Thân cận nhau gần 20 năm tại sao không biết thầy mình, Gm Gauthier, là một tên tình báo cao cấp của Pháp và Vatican? Chỉ một một việc nầy thôi cũng đủ để biết NTT là con người như thế nào rồi!
- PHƯƠNG TIỆN: Canh tân đất nước có 4 ông linh mục Việt gian là Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều, Nguyễn Lâu và NTT (TBC, tr. 21-22). Cùng với ông tình báo Gauthier dối trá trong việc mở trường kỷ thuật ở Huế, vì mấy ông giáo sĩ Pháp mà NTT và Gauthier mời về không có khả năng dạy học (TBC, sđd, tr. 49-50).
Tóm lại,
Theo NTT, việc Pháp chiếm Việt Nam: do Thượng đế an bày, không thể cưởng lại được. Do đó, để Pháp giử bờ cỏi cho mình!
Cố vấn: Có ông Giám mục tình báo cao cấp Gauthier.
Thực hiện chương trình canh tân: Có 4 ông linh mục Việt gian.
Mở trường kỷ thuật: NTT và Gauthier đã mời được mấy ông giáo sĩ không có kiến thức.
Lực lượng an ninh: Lính đã bỏ súng xuống và cho nghỉ từ lâu rồi.
Thật là một chương trình CANH TÂN tuyệt hảo của Nguyễn Trường Tộ, có thể chê vào đâu được nữa không?
Bùi Kha,
29.2.2012
--------------------
* Bài viết của ông Giáp Văn Dương 18 tháng trước (theo thông tin: Admin gửi Thứ Bảy, 28/08/2010) xem http://www.giapvan.net/2010/08/hoc-gi-tu-nguyen-truong-to.html.