KHÁM PHÁ NGHỆ THUẬT - KỲ 01: HÌNH ẢNH VIỆT NAM QUA TRANH KHẮC
Chào mừng các bạn đến với Chuyên mục Khám phá nghệ thuật!
Bắt đầu từ tuần này (28/09), trang Kiến thức sẽ giới thiệu đến các bạn chuyên mục Khám phá nghệ thuật với mong muốn cung cấp những kiến thức bổ ích về nghệ thuật trong và ngoài nước, hy vọng giúp các bạn mở rộng tầm hiểu biết cũng như học hỏi được nhiều kiến thức quý giá từ những kiệt tác của người đi trước.
Chúng ta có rất ít tư liệu hình ảnh về cảnh vật và con người Việt Nam xa xưa, vì thế mà quyển Kỹ thuật của người An Nam của tác giả người Pháp Henri Oger được xem là tác phẩm quý hiếm nhất trong kho sách cổ hiện nay.
Chợ
Khung cảnh chợ mà tác giả phác họa lại rất giống với những câu thơ của nhà thơ Đoàn Văn Cừ khi ông miêu tả một phiên chợ Tết. Người thì quẫy đôi bồ mang hàng ra chợ bán, người ngồi bán dưới mái nứa được dựng sơ sài, hoặc cùng ngồi bên miếu cổ bày hàng ra bán.
“Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán”
“Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trăng phau phau.”
(Trích: Chợ Tết – Đoàn Văn Cừ)
Múa lân
Những hình ảnh minh họa về cuộc sống, sinh hoạt, vui chơi, buôn bán của người Việt Nam đầu thế kỷ 20 được tái hiện lại qua những bức tranh của ông.
Đời sống thị dân vùng Bắc Bộ
Bán hàng rong
Hàng ăn - một hình ảnh rất đặc trưng của Hà Nội
Cắt cỏ tranh
Cu li chờ việc
Cảnh hỏi cưới cách đây 100 năm
Dựng nêu ngày Tết - một trong những tập tục của người Việt Nam
Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ có viết: "Bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu"... có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ."
Thầy đồ và học trò
Quan đi tuần
Trèo hái cau
Có rất nhiều hình ảnh trong tác phẩm của Henri Oger không thể tìm thấy trong bất kỳ tài liệu nào khác. Bạn có thể xem bản gốc của tác phẩm tại Thư viện KHTH TP.HCM