Home » » trần mạnh hảo

trần mạnh hảo

Written By kinhtehoc on Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012 | 02:34

Sau đây là lọat bài về cái nhìn của một số nhà văn trong nước về phía lính miền Nam qua tác phẩm tiêu biểu của họ.
Trước hết là Trần Mạnh Hảo, qua Ly Thân (1). Chúng tôi sẽ giới thiệu các nhà văn khác trong những post kế tiếp.
Trong Ly Thân, nhân vật chính là Trần Khuất Nguyên bị theo dõi vì đã liên lạc với một thương phế binh “ngụy” tên là Hà văn Nội. Đây là bản báo cáo:
Trinh sát B 22 báo: Z5 đi theo một cán bộ hưu trí tới nhà tên Hà Văn Nội là thương phế binh ngụy bị cụt giò hồi đánh nhau với ta ở Quảng Trị. Tên Nội dù cụt giò, ban ngày vẫn đi đạp xích lô, đêm nghỉ. Vợ Nội là Hẹn bán vé số, có năm con. Z5 vô nhà tên này một lúc thì thấy ngồi trên cái xích lô của Nội đạp đi. Z5 đạp đến 5 phút mới quen. Trinh sát theo tiếp, sau khi điều tra được biết là Z5 mướn xích lô của Hà Văn Nội để đạp ban đêm, giá cả thuê mướn ra sao chưa được biết. B 22 theo sát Z5 để coi có đạp xích lô thật không. Z5 chở khách thật. Sau khi giao ban, ban chuyên án đặt vấn đề: Z5 là cán bộ, là nhà thơ, là thương binh cách mạng, lại đi mướn xích lô của một tên thương phế binh ngụy để đạp kiếm tiền. Như vậy Z5 đã mắc tội không phân biệt địch ta, đánh đồng thương binh cách mạng với thương binh ngụy. Tội thứ hai của Z5 là bêu xấu chế độ Ngày… hồi… giờ… Cơ sở của T18 báo: Z5 và Hà Văn Nội, thương phế binh cụt giò, đi nạng vào quán cà phê Ướt Mi. Z5 uống cà phê đen, Nội xài cà phê đá, hút thuốc Khánh Hội. Z5 và Nội nói với nhau rất bé, cơ cở không nghe rõ. Chắc hai bên bàn điều gì nguy hiểm lắm. Gần một tiếng đồng hồ, Z5 đang ngồi im lặng tự nhiên ứa nước mắt. Họp giao ban đưa ra vấn đề: Z5 thương binh ta, lại đi khóc với một tên thương phế binh ngụy. Bằng hành động này, hoặc là Z5 điên, hoặc là có ý làm nhục cách mạng. Sao lại khóc với địch nhỉ?
___
Nhà xuất bản Đồng Nai, 1989
Nhận xét của THT:
- Dù cụt giò, nhưng người thương phế binh miền Nam kia vẫn đạp xích lô, và người vợ anh bán vé số. Ngạo nghễ và khinh mạn làm sao. Khi cái chân còn lại cố nhấn xuống bàn đạp, khi chiếc xe lên con dốc, hay tải quá nặng, chắc là vết thương cũ đã phải hành hạ anh không ít. Và người vợ kia, người vợ của kẻ thất trận, của kẻ sa cơ, dù phải dầu tắt mặt tối, nhưng vẫn chung thủy với chồng, vui buồn với chồng trong một hoàn cảnh cực kỳ đen tối …
Một phận đời bị bỏ ra ngoài cuộc chiến, một phận đời tủi cực và lầm than nhất của xã hội, vậy mà còn ngững đầu, ngững mặt, để cho một nhà văn trong hàng ngũ thắng trận là Trần Khuất Nguyên phải bất chấp những tai họa rình rập xuống bản thân anh, để tìm đến… để mà khóc, để hạ mình xuống giúp người bạn “ngụy” bằng cách đạp xe dùm. Đó không phải là một hành động thương người, hay hòa giải, hay xóa bỏ hận thù mà là hành động biểu lộ một ý thức tỉnh ngộ để dẫn đến Ly thân.
Tôi ngưỡng phục Trần Khuất Nguyên một lần thì ngưỡng phục tác giả Ly Thân cả trăm ngàn lần !
Ông đã nói dùm cái khí phách của một người đứng chỉ bằng một chân !
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved