Tôi - Gã bạn - Trần Đăng Khoa và Tố Hữu
Ông tổng biên tập lại gọi điện đến thúc: Vào sân! Tham gia cuộc chơi đi. Mặc dù chẳng muốn tí nào nhưng tôi lại cứ nể, nhận lời rồi nửa đêm gọi điện đến cho gã bạn xa. Xin gửi đến tòa soạn để các vị cùng nghe cuốn băng này. Câu hallo đầu tiên là của gã... và tất nhiên là sau một cái ngáp to tướng...
- Hallo! Ai đấy?
- Chào ông bạn. Có nhận ra tôi là ai không?
- Sao lại không nhận được? Nhưng có việc gì mà gọi muộn thế?
- Xin lỗi nhé. Bởi vì gọi cho ông suốt ngày mà không được... Hơn nữa, gọi vào giờ này cho đỡ tốn tiền.
- Dạo này ông cũng có vẻ tính toán quá nhỉ?
- Chuyện. Tội gì mà không tính toán? Biết đâu ông lại chẳng hứng lên rồi lai rai, tràng giang đại hải cả giờ đồng hồ thì chết tôi.
- Làm sao mà có thể chết được dễ thế?
- Ông có khỏe không?
- Khỏe.
- Đang làm gì đấy?
- Còn biết làm gì nữa? Đang lai rai, nhai đi nhai lại vài thứ cho đỡ buồn.
- Nhai cái gì vậy?
- Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa.
- Sao bảo ông không thèm nhai cái gì đến hai lần?
- Hết mọi thứ để nhai rồi, nhai lại thì có làm sao đâu? Chẳng gì thì cũng mua vui được vài trống canh.
- Thì tôi cứ hỏi vậy. Thế nhai đến đâu rồi?
- Mới được mấy chữ. Vừa nhá hết bài về ông Tố Hữu.
- Tôi nhớ ngày trước ông thuộc thơ Tố Hữu lắm?
- Có không muốn thuộc cũng chẳng được. Các ông thừa biết: Đề thi về thơ ông ấy với ông Hồ không có trong Kỳ một thì phải có trong Kỳ hai, không có trong Kỳ thi tốt nghiệp thì cũng phải có trong Kỳ thi vào đại học. Lại chẳng đua nhau cày ngày cày đêm, bổ đầu ra cố mà nhét vào ấy chứ.
- Ông đánh giá Tố Hữu như thế nào?
- Câu hỏi chung chung quá. Con người hay là tác phẩm? Nên nhớ là ông này còn đọc cả diễn văn và ký đủ loại chỉ thị, nghị quyết, nghị định... nữa đấy nhé.
- Về tác phẩm. Nhưng bỏ mấy cái đuôi đằng sau đi. Chỉ thơ thôi.
- Có nghĩa là qua những Từ Ấy, Gió Lộng, Việt Bắc, Ra Trận...
- Thì đại loại là qua những cái gì mà ông biết.
- Theo tôi thì thơ ông ấy thuộc loại hay. Rất nhiều bài hay.
- Hay? Lại còn hay nhiều nữa?
- Chứ còn gì? Cái gì cũng nên công bằng. Ít nhất là giữa tôi với ông.
- Tôi nghe ai nói nhỉ? Hình như là ông Hoàng... Ừ... Ừ... Ông này bảo rằng nếu như các ông Hữu Loan, Quang Dũng... mà cũng được in thơ thoải mái như thơ của Tố Hữu thì chưa chắc mèo nào cắn mỉu nào.
- Chuyện với chả trò? Giả sử bây giờ mà báo chí, in ấn, xuất bản... ở Việt Nam cũng được tự do hoạt động như ở đây thì biết đâu tình hình đất nước đã đổi khác?
- Ông chỉ được cái hay chuyện nọ xọ chuyện kia, rồi thì đâm bị thóc chọc bị gạo. Đấy là tôi nói nếu như...
- Thì tôi cũng nói giả sử...
- Nói thế chứ chính tôi cũng phải công nhận là thơ ông ấy hay. Gì nhỉ? Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam / Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng... Cứ như là được xem một mảnh thổ cẩm ấy.
- Ông ấy cũng đưa các khẩu hiệu vào thơ rất tài tình.
- Công nhận. Hồ Chí Minh muôn năm Hồ Chí Minh muôn năm / Hồ Chí Minh muôn năm / Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần... Khẩu hiệu đấy mà đọc lên vẫn xuôi, không hề vấp váp gì cả.
- Mà toàn là ông ấy bịa ra đấy nhé. Có một ông luật sư bảo rằng ông Trỗi trước khi chết bị bịt mồm, bịt mắt... Còn có mà kêu được gì nữa chứ? Ông phải công nhận thêm là ông Tố Hữu tài nữa đi.
- Thì tài. Chẳng thế mà người ta nói bao nhiêu thanh niên Việt Nam đã đọc thơ ông ấy rồi thản nhiên lao vào chỗ chết như những con thiêu thân lao đầu vào lửa?
- Nói thế cũng không chính xác lắm đâu. Không có thơ của ông Tố Hữu này thì có thơ của ông Tố Hữu khác... Tất cả là do Đảng ta tạo ra mà thôi. Tôi nói cho ông biết nhé: Nguyễn Viết Xuân chỉ nói có mỗi một câu Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn mà người ta cũng đi theo rầm rầm. Còn Lê Đình Chinh thì chẳng cần phải nói câu nào mà vẫn cứ nổi tiếng.
- Có hẳn một tập bài hát về Lê Đình Chinh đấy.
- Đúng. Một khi Đảng thấy cần phải có Lê Đình Chinh.
- Thôi! Ô Kê. Thế có nghĩa là Đảng thấy cần có thơ Tố Hữu thì phải có. Còn con người? Theo ông thì Tố Hữu thuộc dạng...
- Gian hùng.
- Ông bảo sao? Gian hùng? Như kiểu Tào Tháo?
- Xin lỗi! Làm sao mà có thể như Tào Tháo được? Như Tào Tháo được đã phúc... Tôi nghĩ ông ta là một tay gian thần.
- Gian thần thì phải dối trên nạt dưới?
- Trường hợp này có hơi khác một chút. Nạt dưới thì đúng trăm phần trăm rồi. Nhưng còn với trên thì y ta là một tay nâng bi cứng cựa. Nói thế nào cho thật đúng được nhỉ? Chẳng lẽ lại dùng một từ ghép là gian-nịnh thần. Các ông là nhà văn... Chẳng biết nghe thế có xuôi không?
- Thì cứ dùng tạm vậy. Bây giờ ai cũng phải công nhận ông ta là một tay nâng bi rất có nghề.
- Nhất là nâng bi ông Hồ. Sao mà ông ta cha cha con con ngon ơ.
- Cả ông Sít, ông Mao nữa... Ông còn nhớ bài Tố Hữu khóc Stalin không?
- Nhớ chứ. Có thích tôi đọc cho mấy câu nghe chơi?
- Thôi! Khỏi. Khỏi. Xin khỏi.
- Ông ta còn nâng cả bi Kim Nhật Thành, cả bi Phi Đen nữa...
- Ông mà kể một hồi nữa là tôi liệt ông ấy vào hạng nâng bi cấp quốc tế đấy.
- Cứ việc. Có ai cấm ông đâu?
- Ông ta làm thế để được cái gì nhỉ?
- Hỏi với chả han... Thì nhà lầu, xe hơi... rồi bổng lộc các loại. Nói chung là để được sung sướng cái thân chứ còn cái gì nữa?
- Thi sỹ, nghệ sỹ mà như thế thì hèn quá.
- Lâu lắm rồi mới thấy ông nói được một câu ra hồn.
- Cảm ơn! Thế ông có nhận xét gì về chân dung Tố Hữu qua bài viết của Trần Đăng Khoa không? Vừa mới đọc xong chắc hãy còn ấn tượng?
- Cũng có mấy ghi nhận. Nhưng tôi không nhận xét về chân dung của Tố Hữu mà chỉ nói về cách thể hiện cái chân dung ấy của Trần Đăng Khoa nó như thế nào.
- Rồi sao nữa?
- Ông thừa biết: Đến bây giờ, dẫu không có cuốn Chân dung và đối thoại thì dân Việt Nam cũng vẫn cứ rõ chân dung của Tố Hữu như thế nào rồi. Khoa chỉ làm có mấy động tác là căng vải lên, phác họa vài nét, đề cái tên...
- Rồi sau đó thì tùy độc giả: Ai muốn vẽ thêm cái gì thì vẽ.
- Đúng thế.
- Có thể đơn giản như thế được chăng?
-...
- Ông có nghĩ là một khi nào đó, nếu điều kiện cho phép Trần Đăng Khoa sẽ vẽ cả chân dung Bác Hồ cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước khác không?
- Không nhất thiết phải chính Khoa vẽ.
- Sao vậy?
- Chân dung các bà, các ông ấy thì phải để toàn dân Việt Nam vẽ mới hết được vẻ đẹp.
- Có thể vẽ theo bút pháp Trần Đăng Khoa?
- Không loại trừ bất kỳ bút pháp nào.
- Kể cả là của tôi?
- Kể cả là của ông.
- Và cả của ông nữa?
- Hẳn.
Nguyễn Hoài Phương
- Hallo! Ai đấy?
- Chào ông bạn. Có nhận ra tôi là ai không?
- Sao lại không nhận được? Nhưng có việc gì mà gọi muộn thế?
- Xin lỗi nhé. Bởi vì gọi cho ông suốt ngày mà không được... Hơn nữa, gọi vào giờ này cho đỡ tốn tiền.
- Dạo này ông cũng có vẻ tính toán quá nhỉ?
- Chuyện. Tội gì mà không tính toán? Biết đâu ông lại chẳng hứng lên rồi lai rai, tràng giang đại hải cả giờ đồng hồ thì chết tôi.
- Làm sao mà có thể chết được dễ thế?
- Ông có khỏe không?
- Khỏe.
- Đang làm gì đấy?
- Còn biết làm gì nữa? Đang lai rai, nhai đi nhai lại vài thứ cho đỡ buồn.
- Nhai cái gì vậy?
- Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa.
- Sao bảo ông không thèm nhai cái gì đến hai lần?
- Hết mọi thứ để nhai rồi, nhai lại thì có làm sao đâu? Chẳng gì thì cũng mua vui được vài trống canh.
- Thì tôi cứ hỏi vậy. Thế nhai đến đâu rồi?
- Mới được mấy chữ. Vừa nhá hết bài về ông Tố Hữu.
- Tôi nhớ ngày trước ông thuộc thơ Tố Hữu lắm?
- Có không muốn thuộc cũng chẳng được. Các ông thừa biết: Đề thi về thơ ông ấy với ông Hồ không có trong Kỳ một thì phải có trong Kỳ hai, không có trong Kỳ thi tốt nghiệp thì cũng phải có trong Kỳ thi vào đại học. Lại chẳng đua nhau cày ngày cày đêm, bổ đầu ra cố mà nhét vào ấy chứ.
- Ông đánh giá Tố Hữu như thế nào?
- Câu hỏi chung chung quá. Con người hay là tác phẩm? Nên nhớ là ông này còn đọc cả diễn văn và ký đủ loại chỉ thị, nghị quyết, nghị định... nữa đấy nhé.
- Về tác phẩm. Nhưng bỏ mấy cái đuôi đằng sau đi. Chỉ thơ thôi.
- Có nghĩa là qua những Từ Ấy, Gió Lộng, Việt Bắc, Ra Trận...
- Thì đại loại là qua những cái gì mà ông biết.
- Theo tôi thì thơ ông ấy thuộc loại hay. Rất nhiều bài hay.
- Hay? Lại còn hay nhiều nữa?
- Chứ còn gì? Cái gì cũng nên công bằng. Ít nhất là giữa tôi với ông.
- Tôi nghe ai nói nhỉ? Hình như là ông Hoàng... Ừ... Ừ... Ông này bảo rằng nếu như các ông Hữu Loan, Quang Dũng... mà cũng được in thơ thoải mái như thơ của Tố Hữu thì chưa chắc mèo nào cắn mỉu nào.
- Chuyện với chả trò? Giả sử bây giờ mà báo chí, in ấn, xuất bản... ở Việt Nam cũng được tự do hoạt động như ở đây thì biết đâu tình hình đất nước đã đổi khác?
- Ông chỉ được cái hay chuyện nọ xọ chuyện kia, rồi thì đâm bị thóc chọc bị gạo. Đấy là tôi nói nếu như...
- Thì tôi cũng nói giả sử...
- Nói thế chứ chính tôi cũng phải công nhận là thơ ông ấy hay. Gì nhỉ? Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam / Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng... Cứ như là được xem một mảnh thổ cẩm ấy.
- Ông ấy cũng đưa các khẩu hiệu vào thơ rất tài tình.
- Công nhận. Hồ Chí Minh muôn năm Hồ Chí Minh muôn năm / Hồ Chí Minh muôn năm / Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần... Khẩu hiệu đấy mà đọc lên vẫn xuôi, không hề vấp váp gì cả.
- Mà toàn là ông ấy bịa ra đấy nhé. Có một ông luật sư bảo rằng ông Trỗi trước khi chết bị bịt mồm, bịt mắt... Còn có mà kêu được gì nữa chứ? Ông phải công nhận thêm là ông Tố Hữu tài nữa đi.
- Thì tài. Chẳng thế mà người ta nói bao nhiêu thanh niên Việt Nam đã đọc thơ ông ấy rồi thản nhiên lao vào chỗ chết như những con thiêu thân lao đầu vào lửa?
- Nói thế cũng không chính xác lắm đâu. Không có thơ của ông Tố Hữu này thì có thơ của ông Tố Hữu khác... Tất cả là do Đảng ta tạo ra mà thôi. Tôi nói cho ông biết nhé: Nguyễn Viết Xuân chỉ nói có mỗi một câu Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn mà người ta cũng đi theo rầm rầm. Còn Lê Đình Chinh thì chẳng cần phải nói câu nào mà vẫn cứ nổi tiếng.
- Có hẳn một tập bài hát về Lê Đình Chinh đấy.
- Đúng. Một khi Đảng thấy cần phải có Lê Đình Chinh.
- Thôi! Ô Kê. Thế có nghĩa là Đảng thấy cần có thơ Tố Hữu thì phải có. Còn con người? Theo ông thì Tố Hữu thuộc dạng...
- Gian hùng.
- Ông bảo sao? Gian hùng? Như kiểu Tào Tháo?
- Xin lỗi! Làm sao mà có thể như Tào Tháo được? Như Tào Tháo được đã phúc... Tôi nghĩ ông ta là một tay gian thần.
- Gian thần thì phải dối trên nạt dưới?
- Trường hợp này có hơi khác một chút. Nạt dưới thì đúng trăm phần trăm rồi. Nhưng còn với trên thì y ta là một tay nâng bi cứng cựa. Nói thế nào cho thật đúng được nhỉ? Chẳng lẽ lại dùng một từ ghép là gian-nịnh thần. Các ông là nhà văn... Chẳng biết nghe thế có xuôi không?
- Thì cứ dùng tạm vậy. Bây giờ ai cũng phải công nhận ông ta là một tay nâng bi rất có nghề.
- Nhất là nâng bi ông Hồ. Sao mà ông ta cha cha con con ngon ơ.
- Cả ông Sít, ông Mao nữa... Ông còn nhớ bài Tố Hữu khóc Stalin không?
- Nhớ chứ. Có thích tôi đọc cho mấy câu nghe chơi?
- Thôi! Khỏi. Khỏi. Xin khỏi.
- Ông ta còn nâng cả bi Kim Nhật Thành, cả bi Phi Đen nữa...
- Ông mà kể một hồi nữa là tôi liệt ông ấy vào hạng nâng bi cấp quốc tế đấy.
- Cứ việc. Có ai cấm ông đâu?
- Ông ta làm thế để được cái gì nhỉ?
- Hỏi với chả han... Thì nhà lầu, xe hơi... rồi bổng lộc các loại. Nói chung là để được sung sướng cái thân chứ còn cái gì nữa?
- Thi sỹ, nghệ sỹ mà như thế thì hèn quá.
- Lâu lắm rồi mới thấy ông nói được một câu ra hồn.
- Cảm ơn! Thế ông có nhận xét gì về chân dung Tố Hữu qua bài viết của Trần Đăng Khoa không? Vừa mới đọc xong chắc hãy còn ấn tượng?
- Cũng có mấy ghi nhận. Nhưng tôi không nhận xét về chân dung của Tố Hữu mà chỉ nói về cách thể hiện cái chân dung ấy của Trần Đăng Khoa nó như thế nào.
- Rồi sao nữa?
- Ông thừa biết: Đến bây giờ, dẫu không có cuốn Chân dung và đối thoại thì dân Việt Nam cũng vẫn cứ rõ chân dung của Tố Hữu như thế nào rồi. Khoa chỉ làm có mấy động tác là căng vải lên, phác họa vài nét, đề cái tên...
- Rồi sau đó thì tùy độc giả: Ai muốn vẽ thêm cái gì thì vẽ.
- Đúng thế.
- Có thể đơn giản như thế được chăng?
-...
- Ông có nghĩ là một khi nào đó, nếu điều kiện cho phép Trần Đăng Khoa sẽ vẽ cả chân dung Bác Hồ cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước khác không?
- Không nhất thiết phải chính Khoa vẽ.
- Sao vậy?
- Chân dung các bà, các ông ấy thì phải để toàn dân Việt Nam vẽ mới hết được vẻ đẹp.
- Có thể vẽ theo bút pháp Trần Đăng Khoa?
- Không loại trừ bất kỳ bút pháp nào.
- Kể cả là của tôi?
- Kể cả là của ông.
- Và cả của ông nữa?
- Hẳn.
Nguyễn Hoài Phương