Nguyễn Bá Dũng |
Cuốn sử Đại
Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên1 vừa xuất hiện đầu
tháng 11/2011. Chỉ vài tuần cho thời gian chuyển sách từ TP HCM tới tay bạn đọc
Hà Nội thì không biết có ai dám chắc rằng mình đã đọc hết cuốn sách ngót 800
trang chữ nhỏ đó không; còn một trong những người chưa thể đọc hết chỉ dám ghi
lại đây đôi điều tản mạn.
1. Cuốn sách
đắt (giá bìa 400 ngàn đồng)… xắt ra miếng. Vậy mà
người ta nói rằng, thư ký của “Hàn sĩ” Cao Tự Thanh cho biết toàn bộ 2.000 cuốn
đã phân phối hết. Mong rằng tất cả các sách Sử đích thực như cuốn này đều có giá
bìa cao và bán chạy.
2. Tôi gọi đây là một cuốn “Sử đích thực” vì nội dung cuốn sách đúng như tiêu đề bài nghiên cứu trong sách của nhà sử học Cao Tự Thanh: “Hai mươi tám năm lịch sử Việt Nam trong Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên”. Vâng, đây chính là cuốn Quốc Sử duy nhất của giai đoạn 1889-1916 mà lần đầu tiên được dịch và công bố.
3. Bài nghiên cứu dài 43 trang (các tr. 15-58) sẽ giúp cho bạn đọc có được một cái nhìn bao quát và toàn diện về một phần lịch sử nước ta (đặc biệt là Trung Kỳ và Bắc Kỳ) trong hai đời Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916), là hai vị Vua yêu nước đã bị thực dân Pháp phế truất và bắt đi đày. Chúng ta sẽ được biết thêm nhiều sử liệu “hay lạ có thể giúp người đọc sách điều chỉnh nhận thức, giải tỏa thiên kiến trước nay về nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử” (sđd, tr. 21). Ví dụ, điều 629 (sđd, tr. 240, 242) cho thấy chuyện “Nguyễn Thân cho đào mộ Phan Đình Phùng ‘đốt xác, trộn tro với thuốc súng, bắn xuống sông Lam’” cũng chỉ là chuyện kiểu Em bé Đuốc Sống mà thôi. Bài viết phân tích sâu sắc quan điểm sử học và chính trị của bộ sử, sự biến đổi của quyền lực chính trị và hệ thống hành chính của nhà Nguyễn trước sự chèn ép và khống chế của Pháp và sự chống đỡ yếu ớt của họ trước sự khống chế đó mà hệ quả là một thời kỳ quá độ chuyển xã hội phong kiến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Những thay đổi đó khiến “sinh hoạt xã hội ở vùng Trung Bắc [kỳ] thời gian 1889-1916 cũng bước vào một quá trình tái cấu trúc xã hội toàn diện, sâu sắc và rộng khắp” (sđd, tr. 42) nhưng“… không đi đến tận cùng con đường xóa bỏ cấu trúc kinh tế-xã hội cũ mà thường đưa tới các hình thức không trọn vẹn của các tổ chức, thiết chế và quan hệ hiện đại đan xen với các yếu tố truyền thống…” (sđd, tr. 47). Các kiến giải khác cũng hết sức chi tiết và lý thú: về các hoạt động văn hóa, về quá trình quốc tế hóa-hiện đại hóa, bút pháp sử học, đặc điểm ngôn ngữ và đặc biệt là các phong trào đấu tranh vũ trang và các cuộc vận động chống Pháp đã được ghi chép trong bộ sử này. Vâng, nhưng tâm đắc nhất vẫn là kết luận của bài viết: “Trong nhiều công trình biên soạn lịch sử quan phương chính thống hiện nay, lịch sử Việt Nam thời gian 1884-1945 nhìn chung chỉ được tái hiện một cách phiến diện và mờ nhạt, và trong không ít trường hợp quốc sử chỉ được nhìn qua lăng kính đảng sử, thậm chí còn bị nhất hóa vào với đảng sử. Nhưng yêu cầu tổng kết lịch sử dân tộc thời gian 1884-1945 hiện nay không thể chỉ giới hạn trong phạm vi mục tiêu học thuật và định hướng thực tiễn như trước, vì nhu cầu phát triển của đất nước đang đòi hỏi một cái nhìn toàn diện, thấu đáo và cởi mở hơn về quá khứ. Trong ý nghĩa này, Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên là một trong những nguồn sử liệu mặc dù còn khiếm khuyết sơ lược vẫn mang những giá trị gợi mở to lớn mà nếu được quan tâm thích đáng chắc chắn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều hiện tượng, lãnh vực và quá trình lịch sử ở Việt Nam cả đến Cách mạng Tháng Tám 1945.” (sđd, tr. 58)
4. Phần phiên dịch tên riêng, đặc biệt là tên đất, tên người được dịch giả xây dựng thành nguyên tắc và đã được thể hiện thành công trong trong quá trình dịch bộ sử. Điều này rất quan trọng nếu ta nhớ lại việc một cuốn sử quan trọng khác (Gia Định thành thông chí); cũng (một phần) vì vấn đề này mà bản dịch của Đỗ Mộng Khương và Nguyễn Ngọc Tỉnh (1964) đã được Lý Việt Dũng biên dịch lại, chú giải, Huỳnh Văn Tới hiệu đính, giới thiệu để tái bản (2004).
5. Cuốn sách có phần phụ lục, gồm 15 phụ lục (pl). Xin được bàn về phần phụ lục này.
- Hai phụ lục 5 & 7, chúng tôi không tìm thấy trong bộ sử có phần nào liên quan. Phần dịch Pháp-Việt còn có nhiều chỗ phải xem lại (pl 3: dịch sai Khâm sứ Trung kỳ thành Khâm sứ Lào; rải rác trong các pl khác không dịch Annam thành Trung Kỳ như quy ước, lỗi font ở pl 11…). Phần phụ lục số trang ít mà tạo cảm giác lỗi nhiều hơn phần chính của sách.
- Hai phụ lục 14 & 15 là các bài viết của dịch giả chúng tôi đã được đọc trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 85-86 (2011). Việc đặt các bài viết này thành phụ lục một quyển Chính Sử, khiến chúng tôi cứ ngờ ngợ. Giá chúng được tập hợp trong “Nghiên bút… 20 năm” thì hay biết mấy! Đặc biệt là pl 14, đành rằng với sử liệu mới công bố trong bộ sử, chúng ta biết rằng cái mặt nạ ông quan “cương trực thanh liêm” của Đào Tấn đã rớt xuống, nhưng việc này, nếu quá tam ba bận (có cả trong phần dịch, bài nghiên cứu, và pl 14) như vậy, e tổn thương danh tiếng sử quan!
6. Việc xuất bản Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên đáng được coi là một sự kiện Sử học năm 2011. Tôi chắc cuốn sách sẽ lọt vào “con mắt xanh” của các Hội đồng Giải thưởng Trần Văn Giàu, Hội đồng Giải thưởng Phạm Thận Duật (Ôi, vì sao chưa có Giải thưởng Đào Duy Anh?). Tuy nhiên các thông tin chung quanh việc xuất bản cuốn sách cho thấy đấy chỉ là việc làm của cá nhân đơn độc, không có dự án, không có tài trợ của quốc gia, dù đó là cuốn Chính Sử. Tôi tin, nếu được tài trợ hợp lý, cuốn sách sẽ được làm tốt hơn rất nhiều. Một ví dụ dễ thấy là rất nhiều tên riêng nước ngoài, bản dịch vẫn chưa tìm được tới nguyên danh; nếu dịch giả có đủ điều kiện thì việc tìm kiếm các tài liệu để giải quyết việc này không phải là quá khó. Liệu bộ cuối cùng của Đại Nam Thực lục là Đại Nam Thực lục chính biên đệ thất kỷ viết về lịch sử Việt Nam dưới đời Khải Định (1916 - 1925) có gặp may mắn hơn không ?
7. Việc Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên ra đời còn cho thấy một nhu cầu vô cùng cấp thiết trong việc hiệu đính, chú giải các bộ Cổ Sử Việt Nam đã xuất bản trong những năm từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở về trước. Lý do thật dễ hiểu: so với thời gian đó các tư liệu về lịch sử có liên quan phong phú hơn rất nhiều; vấn đề văn bản học và dịch thuật học cũng có những đổi mới. Vì vậy, giới chuyên môn và bạn đọc đòi hỏi phải có những bản dịch mới, chính xác hơn và được chú thích đầy đủ hơn, cập nhật với những sử liệu mới được công bố. Để làm được điều đó, rất cần có một đề án quốc gia tụ hợp được nhân tài vật lực của quốc gia để thực hiện. Viết đến đây, tôi chợt nhớ ra, báo chí viết rằng, bản chữ Hán của Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên và Đệ thất kỷ đã được chuyển về Viện Sử học từ năm 2003. Vậy mà tới đầu năm 2011, một nhà nghiên cứu ngoài biên chế mới nhờ chụp được từ Paris một bản chữ Hán khác để mang đến cho chúng ta cuốn sách hôm nay. Phải chăng, như ông Trần Đức Cường, Viện trưởng Viện Sử học đã viết trong lời giới thiệu cho lần tái bản thứ nhất (2002) Bộ Đại Nam Thực lục (Tiền Biên và Chính Biên tới Đệ ngũ kỷ), “Một công trình đồ sộ của Tổ phiên dịch, Viện Sử học mà các vị thành viên trong tổ nay đều đã qua đời, cũng như tổ phiên dịch và Nhà xuất bản Sử học đều không còn nữa!”2? Cám ơn ông Cao Tự Thanh!
8. Tôi mong rằng, sau một thời gian đủ để nghiên cứu tác phẩm, một nhà phê bình sử học chính danh nào (nếu có) sẽ có bài viết học thuật đánh giá nội dung chuyên môn của cuốn sách này
2. Tôi gọi đây là một cuốn “Sử đích thực” vì nội dung cuốn sách đúng như tiêu đề bài nghiên cứu trong sách của nhà sử học Cao Tự Thanh: “Hai mươi tám năm lịch sử Việt Nam trong Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên”. Vâng, đây chính là cuốn Quốc Sử duy nhất của giai đoạn 1889-1916 mà lần đầu tiên được dịch và công bố.
3. Bài nghiên cứu dài 43 trang (các tr. 15-58) sẽ giúp cho bạn đọc có được một cái nhìn bao quát và toàn diện về một phần lịch sử nước ta (đặc biệt là Trung Kỳ và Bắc Kỳ) trong hai đời Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916), là hai vị Vua yêu nước đã bị thực dân Pháp phế truất và bắt đi đày. Chúng ta sẽ được biết thêm nhiều sử liệu “hay lạ có thể giúp người đọc sách điều chỉnh nhận thức, giải tỏa thiên kiến trước nay về nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử” (sđd, tr. 21). Ví dụ, điều 629 (sđd, tr. 240, 242) cho thấy chuyện “Nguyễn Thân cho đào mộ Phan Đình Phùng ‘đốt xác, trộn tro với thuốc súng, bắn xuống sông Lam’” cũng chỉ là chuyện kiểu Em bé Đuốc Sống mà thôi. Bài viết phân tích sâu sắc quan điểm sử học và chính trị của bộ sử, sự biến đổi của quyền lực chính trị và hệ thống hành chính của nhà Nguyễn trước sự chèn ép và khống chế của Pháp và sự chống đỡ yếu ớt của họ trước sự khống chế đó mà hệ quả là một thời kỳ quá độ chuyển xã hội phong kiến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Những thay đổi đó khiến “sinh hoạt xã hội ở vùng Trung Bắc [kỳ] thời gian 1889-1916 cũng bước vào một quá trình tái cấu trúc xã hội toàn diện, sâu sắc và rộng khắp” (sđd, tr. 42) nhưng“… không đi đến tận cùng con đường xóa bỏ cấu trúc kinh tế-xã hội cũ mà thường đưa tới các hình thức không trọn vẹn của các tổ chức, thiết chế và quan hệ hiện đại đan xen với các yếu tố truyền thống…” (sđd, tr. 47). Các kiến giải khác cũng hết sức chi tiết và lý thú: về các hoạt động văn hóa, về quá trình quốc tế hóa-hiện đại hóa, bút pháp sử học, đặc điểm ngôn ngữ và đặc biệt là các phong trào đấu tranh vũ trang và các cuộc vận động chống Pháp đã được ghi chép trong bộ sử này. Vâng, nhưng tâm đắc nhất vẫn là kết luận của bài viết: “Trong nhiều công trình biên soạn lịch sử quan phương chính thống hiện nay, lịch sử Việt Nam thời gian 1884-1945 nhìn chung chỉ được tái hiện một cách phiến diện và mờ nhạt, và trong không ít trường hợp quốc sử chỉ được nhìn qua lăng kính đảng sử, thậm chí còn bị nhất hóa vào với đảng sử. Nhưng yêu cầu tổng kết lịch sử dân tộc thời gian 1884-1945 hiện nay không thể chỉ giới hạn trong phạm vi mục tiêu học thuật và định hướng thực tiễn như trước, vì nhu cầu phát triển của đất nước đang đòi hỏi một cái nhìn toàn diện, thấu đáo và cởi mở hơn về quá khứ. Trong ý nghĩa này, Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên là một trong những nguồn sử liệu mặc dù còn khiếm khuyết sơ lược vẫn mang những giá trị gợi mở to lớn mà nếu được quan tâm thích đáng chắc chắn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều hiện tượng, lãnh vực và quá trình lịch sử ở Việt Nam cả đến Cách mạng Tháng Tám 1945.” (sđd, tr. 58)
4. Phần phiên dịch tên riêng, đặc biệt là tên đất, tên người được dịch giả xây dựng thành nguyên tắc và đã được thể hiện thành công trong trong quá trình dịch bộ sử. Điều này rất quan trọng nếu ta nhớ lại việc một cuốn sử quan trọng khác (Gia Định thành thông chí); cũng (một phần) vì vấn đề này mà bản dịch của Đỗ Mộng Khương và Nguyễn Ngọc Tỉnh (1964) đã được Lý Việt Dũng biên dịch lại, chú giải, Huỳnh Văn Tới hiệu đính, giới thiệu để tái bản (2004).
5. Cuốn sách có phần phụ lục, gồm 15 phụ lục (pl). Xin được bàn về phần phụ lục này.
- Hai phụ lục 5 & 7, chúng tôi không tìm thấy trong bộ sử có phần nào liên quan. Phần dịch Pháp-Việt còn có nhiều chỗ phải xem lại (pl 3: dịch sai Khâm sứ Trung kỳ thành Khâm sứ Lào; rải rác trong các pl khác không dịch Annam thành Trung Kỳ như quy ước, lỗi font ở pl 11…). Phần phụ lục số trang ít mà tạo cảm giác lỗi nhiều hơn phần chính của sách.
- Hai phụ lục 14 & 15 là các bài viết của dịch giả chúng tôi đã được đọc trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 85-86 (2011). Việc đặt các bài viết này thành phụ lục một quyển Chính Sử, khiến chúng tôi cứ ngờ ngợ. Giá chúng được tập hợp trong “Nghiên bút… 20 năm” thì hay biết mấy! Đặc biệt là pl 14, đành rằng với sử liệu mới công bố trong bộ sử, chúng ta biết rằng cái mặt nạ ông quan “cương trực thanh liêm” của Đào Tấn đã rớt xuống, nhưng việc này, nếu quá tam ba bận (có cả trong phần dịch, bài nghiên cứu, và pl 14) như vậy, e tổn thương danh tiếng sử quan!
6. Việc xuất bản Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên đáng được coi là một sự kiện Sử học năm 2011. Tôi chắc cuốn sách sẽ lọt vào “con mắt xanh” của các Hội đồng Giải thưởng Trần Văn Giàu, Hội đồng Giải thưởng Phạm Thận Duật (Ôi, vì sao chưa có Giải thưởng Đào Duy Anh?). Tuy nhiên các thông tin chung quanh việc xuất bản cuốn sách cho thấy đấy chỉ là việc làm của cá nhân đơn độc, không có dự án, không có tài trợ của quốc gia, dù đó là cuốn Chính Sử. Tôi tin, nếu được tài trợ hợp lý, cuốn sách sẽ được làm tốt hơn rất nhiều. Một ví dụ dễ thấy là rất nhiều tên riêng nước ngoài, bản dịch vẫn chưa tìm được tới nguyên danh; nếu dịch giả có đủ điều kiện thì việc tìm kiếm các tài liệu để giải quyết việc này không phải là quá khó. Liệu bộ cuối cùng của Đại Nam Thực lục là Đại Nam Thực lục chính biên đệ thất kỷ viết về lịch sử Việt Nam dưới đời Khải Định (1916 - 1925) có gặp may mắn hơn không ?
7. Việc Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên ra đời còn cho thấy một nhu cầu vô cùng cấp thiết trong việc hiệu đính, chú giải các bộ Cổ Sử Việt Nam đã xuất bản trong những năm từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở về trước. Lý do thật dễ hiểu: so với thời gian đó các tư liệu về lịch sử có liên quan phong phú hơn rất nhiều; vấn đề văn bản học và dịch thuật học cũng có những đổi mới. Vì vậy, giới chuyên môn và bạn đọc đòi hỏi phải có những bản dịch mới, chính xác hơn và được chú thích đầy đủ hơn, cập nhật với những sử liệu mới được công bố. Để làm được điều đó, rất cần có một đề án quốc gia tụ hợp được nhân tài vật lực của quốc gia để thực hiện. Viết đến đây, tôi chợt nhớ ra, báo chí viết rằng, bản chữ Hán của Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên và Đệ thất kỷ đã được chuyển về Viện Sử học từ năm 2003. Vậy mà tới đầu năm 2011, một nhà nghiên cứu ngoài biên chế mới nhờ chụp được từ Paris một bản chữ Hán khác để mang đến cho chúng ta cuốn sách hôm nay. Phải chăng, như ông Trần Đức Cường, Viện trưởng Viện Sử học đã viết trong lời giới thiệu cho lần tái bản thứ nhất (2002) Bộ Đại Nam Thực lục (Tiền Biên và Chính Biên tới Đệ ngũ kỷ), “Một công trình đồ sộ của Tổ phiên dịch, Viện Sử học mà các vị thành viên trong tổ nay đều đã qua đời, cũng như tổ phiên dịch và Nhà xuất bản Sử học đều không còn nữa!”2? Cám ơn ông Cao Tự Thanh!
8. Tôi mong rằng, sau một thời gian đủ để nghiên cứu tác phẩm, một nhà phê bình sử học chính danh nào (nếu có) sẽ có bài viết học thuật đánh giá nội dung chuyên môn của cuốn sách này