Phạm Duy Nghĩa |
Người tài chắc
phải là những người xuất chúng. Mỗi phát kiến lớn nhỏ của họ góp phần làm cho
cuộc đời này thêm hạnh phúc. Tìm ở đâu ra những người quý hiếm
ấy?
Hằng năm, thế
giới 7 tỷ người này góp thêm 1,75 triệu đơn xin cấp sáng chế, tức là những phát
kiến kỹ thuật có tính mới so với toàn cầu. Như vậy, trung bình cứ một phút trôi
qua trên thế giới này đã có thêm hơn 3 đơn xin cấp sáng chế. Trong khi đó, ở
nước ta cả một ngày trôi qua chưa có tới 1 đơn, năm 2010 chỉ có 306 đơn xin cấp
sáng chế của người Việt Nam được yêu cầu bảo hộ.
Từ số lượng các sáng chế, các công trình khoa học, tới các giải thưởng danh giá trên thế giới này, người Việt Nam vốn tự hào là một dân tộc thông minh chẳng thiếu anh tài, song đóng góp của dân tộc chúng ta vào kho tàng các phát minh trên thế giới quả là còn rất nhỏ nhoi.
Có nhiều lý do để giải thích hiện tượng ấy,
thuyết nào cũng có đầy lý lẽ. Rằng ở xứ ta “khôn chết, dại chết, biết thì sống”,
một xã hội trọng tinh thần cộng đồng thì xấu đều hơn tốt lỏi, người nước ta
không ưa kẻ chơi trội. Rằng một thời đề cao chủ nghĩa quân bình, mọi cố gắng tìm
kiếm phá cách để thỏa chí tang bồng đôi khi bị quy kết là cá nhân chủ nghĩa. So
với những người khác, người tài cũng thường dễ bị soi xét hơn, bị quy là “lắm
tài, nhiều tật”. Trong một xã hội đề cao tôn ti trật tự và lối sống cộng thể,
người nước ta có thể nể cái tài của người xuất chúng, song chưa đủ khoan dung để
chấp nhận những tật riêng của họ. “Chữ tài liền với chữ tai một vần” đôi khi vẫn
vang lên như một lời nguyền khó vượt qua.
Người ta thường bảo con người là sáng tạo kỳ diệu nhất của tạo hóa, hiểu biết của chúng ta về chính con người vẫn còn rất sơ khai. Đã xa rồi thời của những lý thuyết sặc mùi phân biệt chủng tộc, đã xa rồi thời của lý thuyết phân biệt con người xứ ôn đới và nhiệt đới, màu da và xứ sở không là điều kiện để một dân tộc trở nên thông minh. Những con người xuất chúng phần nhiều chỉ có thể được sinh ra từ chính sách giáo dục và cách thức tổ chức xã hội của mỗi dân tộc. Như vậy, muốn tìm những người xuất chúng ấy, phải chất vấn thái độ của dân tộc chúng ta đối với nền giáo dục, phải đánh giá những thể chế xã hội có góp phần khuyến khích sự tự do, sáng tạo của con người.
Lục tung vốn cổ, ngoài khắc kỷ phục lễ, học tiết độ bản thân để làm người, nền Nho học truyền thống cũng tạo ra vô số xiềng xích, ngăn cản dân tộc chúng ta dám thách thức các giá trị được xem là tinh hoa kinh điển để tạo ra những giá trị mới. Cái bóng cũ đã tàn, song dư âm của hàng nghìn năm ấy không dễ tan biến.
Đằng sau ước mơ cũ “tiên học lễ”, ngày nay con em chúng ta đang được nhồi nhét bao nhiêu thứ được gọi là “hậu học văn”. Năng lực sống, năng lực giao tiếp, năng lực cạnh tranh và chung sống với những biến động thay đổi ngày càng mau lẹ ngoài đời, tiếc rằng chưa được nhà trường chú trọng. Muốn ươm mầm tài năng, ngoài giỏi làm toán, giỏi làm văn, trẻ nhỏ cần được khuyến khích phát hiện vấn đề mới và ráng sức giải quyết chúng. Chung quy lại, chưa có nhiều người xuất chúng, nguyên nhân đầu tiên thuộc về chính sách giáo dục, đặc biệt là ở bậc phổ thông của đất nước chúng ta.
Cũng như thế, để những mầm non sáng tạo ấy không thui chột, cần chất vấn các thể chế xã hội hiện thời của đất nước chúng ta có giúp dung dưỡng tài năng hay không. Trong sinh hoạt kinh tế, chính trị cũng như văn hóa-xã hội, phải khơi thông được cuộc ganh đua giữa các ý tưởng. Cạnh tranh công khai sẽ ban thưởng cho sáng tạo và loại trừ trì trệ. Mọi chính sách của Nhà nước, tốt nhất là cần khơi thông cho cuộc cạnh tranh ấy được diễn ra.
Tống cựu, nghinh tân, nói thì dễ mà làm theo cái mới quả thật khó. Đất nước được canh tân trước hết bởi các chính sách đúng đắn. Ươm mầm và dung dưỡng người tài trước hết nhờ vào việc thiết kế chính sách giáo dục và quản trị quốc gia. Suy nghĩ và hành xử theo lối cũ là lẽ thường tình, tự làm mới chính mình mới là điều xuất chúng. Tân xuân, những mong ngày càng có nhiều người làm chính sách ở đất nước chúng ta dám vươn tới những điều phi thường ấy.
Từ số lượng các sáng chế, các công trình khoa học, tới các giải thưởng danh giá trên thế giới này, người Việt Nam vốn tự hào là một dân tộc thông minh chẳng thiếu anh tài, song đóng góp của dân tộc chúng ta vào kho tàng các phát minh trên thế giới quả là còn rất nhỏ nhoi.
Để những mầm non sáng tạo ấy không thui chột, cần chất vấn các thể chế xã hội hiện thời của đất nước chúng ta có giúp dung dưỡng tài năng hay không. |
Người ta thường bảo con người là sáng tạo kỳ diệu nhất của tạo hóa, hiểu biết của chúng ta về chính con người vẫn còn rất sơ khai. Đã xa rồi thời của những lý thuyết sặc mùi phân biệt chủng tộc, đã xa rồi thời của lý thuyết phân biệt con người xứ ôn đới và nhiệt đới, màu da và xứ sở không là điều kiện để một dân tộc trở nên thông minh. Những con người xuất chúng phần nhiều chỉ có thể được sinh ra từ chính sách giáo dục và cách thức tổ chức xã hội của mỗi dân tộc. Như vậy, muốn tìm những người xuất chúng ấy, phải chất vấn thái độ của dân tộc chúng ta đối với nền giáo dục, phải đánh giá những thể chế xã hội có góp phần khuyến khích sự tự do, sáng tạo của con người.
Lục tung vốn cổ, ngoài khắc kỷ phục lễ, học tiết độ bản thân để làm người, nền Nho học truyền thống cũng tạo ra vô số xiềng xích, ngăn cản dân tộc chúng ta dám thách thức các giá trị được xem là tinh hoa kinh điển để tạo ra những giá trị mới. Cái bóng cũ đã tàn, song dư âm của hàng nghìn năm ấy không dễ tan biến.
Đằng sau ước mơ cũ “tiên học lễ”, ngày nay con em chúng ta đang được nhồi nhét bao nhiêu thứ được gọi là “hậu học văn”. Năng lực sống, năng lực giao tiếp, năng lực cạnh tranh và chung sống với những biến động thay đổi ngày càng mau lẹ ngoài đời, tiếc rằng chưa được nhà trường chú trọng. Muốn ươm mầm tài năng, ngoài giỏi làm toán, giỏi làm văn, trẻ nhỏ cần được khuyến khích phát hiện vấn đề mới và ráng sức giải quyết chúng. Chung quy lại, chưa có nhiều người xuất chúng, nguyên nhân đầu tiên thuộc về chính sách giáo dục, đặc biệt là ở bậc phổ thông của đất nước chúng ta.
Cũng như thế, để những mầm non sáng tạo ấy không thui chột, cần chất vấn các thể chế xã hội hiện thời của đất nước chúng ta có giúp dung dưỡng tài năng hay không. Trong sinh hoạt kinh tế, chính trị cũng như văn hóa-xã hội, phải khơi thông được cuộc ganh đua giữa các ý tưởng. Cạnh tranh công khai sẽ ban thưởng cho sáng tạo và loại trừ trì trệ. Mọi chính sách của Nhà nước, tốt nhất là cần khơi thông cho cuộc cạnh tranh ấy được diễn ra.
Tống cựu, nghinh tân, nói thì dễ mà làm theo cái mới quả thật khó. Đất nước được canh tân trước hết bởi các chính sách đúng đắn. Ươm mầm và dung dưỡng người tài trước hết nhờ vào việc thiết kế chính sách giáo dục và quản trị quốc gia. Suy nghĩ và hành xử theo lối cũ là lẽ thường tình, tự làm mới chính mình mới là điều xuất chúng. Tân xuân, những mong ngày càng có nhiều người làm chính sách ở đất nước chúng ta dám vươn tới những điều phi thường ấy.