Văn Chương là của công thiên hạ, ý kiến mỗi người một khác,
phân tích thì được, chớ không nên chê mắng.
(Lê Qúy Đôn-Vân Đài Loại Ngữ - trang 258)
phân tích thì được, chớ không nên chê mắng.
(Lê Qúy Đôn-Vân Đài Loại Ngữ - trang 258)
1. Phân tích thì được chớ không nên chê mắng
Tôi đọc sau nên đành tùy bút muộn. Vốn sẵn lòng quý trọng họ Trần từ lâu. Cho nên, vẫn biết sự chậm muộn thường kèm theo vô duyên, lỡ làng. Song không thể không nói gì khi được đọc tập sách mà chàng gọi là sách Bình luận Văn Chương. Hơn nữa, nhà xuất bản Thanh Niên Hà Nội đã tái bản đến lần thứ bảy. Lại còn quảng cáo đây là một công trình hoàn toàn mang tính học thuật trên tinh thần trung thực trong nhận thức. Mặc dù các cuộc thảo luận sôi động chao chát về sách của Trần Đăng Khoa là việc đã ngưng lại trên tờ Văn Nghệ ở Hà Nội (số ra ngày 03.04.99). Song, tôi vẫn muốn nói theo cách đọc của mình. Rời nước đã mười năm, sống ở Berlin. Thi thoảng gặp lại chàng trên các tờ báo quen thuộc. Xa cách ngàn trùng nên mới chỉ tai nghe. Thế rồi cũng đến lúc có được sách của Khoa để đọc. Lại còn đọc được cả một số bài viết trên báo chí trong nước hô hoán, dè bỉu và luận bàn náo nhiệt về cuốn sách. Đọc rồi không thể không tùy bút vì Lê tiên sinh đã nói rất khoan hậu: Văn chương là của công thiên hạ, ý kiến mỗi người một khác, phân tích thì được, chớ không nên chê mắng. (Lê Qúy Đôn - Vân Đài Loại Ngữ)
2. Có thể với tha nhân là bất cẩn khinh xuất. Nhưng với chàng lại là chí lý...
Chàng sinh vào ngày 26.04.1958. Cuốn sách ra đời vào 1998. Đó là lúc chàng đang 41 tuổi Âm Lịch, có sao Thái Dương chiếu mệnh và mệnh số chàng mang số 3. Như thế có nghĩa là, từ nay cho đến khi năm 2004 trôi qua, nếu không có gì trục trặc thì chàng sẽ mải miết lang thang hì hục viết lách, cực nhọc nghĩ suy để hoàn tất bằng được bộ sách mà chàng muốn để đời. Tôi phỏng đoán vậy bởi vì, theo một lối nhìn huyền học thì những con số giời cho về ngày tháng năm sinh của Trần Đăng Khoa giấu nhiều bí ẩn của đời chàng. Con số 26 số ngày sinh là con số biểạu hiện cái thời thi sĩ thần đồng hiển lộ lừng danh thiên hạ của họ Trần. Từ buổi ấu thời cho đến hết thủa thiếu thời chàng đà sống động trong các thi phẩm của chàng như là một bậc vừa khôn ngoan, thông thái như lão nhân lại vừa thơ ngộ, đa tình như nhi nữ. Con số vận mệnh buổi thiếu thời của chàng là số 8 (2+6=8). Con số mang định mệnh của chàng cũng là số 8 (nhưng số 8 này là tổng số bởi: 2 + 6 + 0 + 4 + 1 + 9 + 5 + 8 = 35 = 3 + 5 = 8).
Năm nay, 1999 con số niên mệnh của chàng là số 4. Cứ chiêm nghiệm theo từng tầng ý nghĩa biểu lộ các tiềm năng khả năng trí tuệ của 9 con số trong số phận của con người thì cho đến bây giờ tôi có thể đoan chắc: mọi vận động của thần khí và kinh mạch văn chương trong văn nghiệp cũng như trong tập sách này của chàng thường là được khởi phát bởi sức mạnh trí tuệ. Chàng luôn luôn có động hướng vươn tới một đỉnh cao nào đó trên cái cao nguyên bút mực của quê hương, của tiền kiếp mà chàng đã may mắn được làm kẻ thừa tự. Có lẽ chính vì vậy mà ngay sự định danh cho cuốn sách có tựa đề Chân Dung Và Đối Thoại là việc hùng hồn vội vã. Gọi đó là sách Bình Luận Văn Chương lại càng biểu lộ sự khinh xuất về mặt học thuật. Chả lẽ, khi tự họa, chàng có thói quen phóng bút tếu táo, cho nên khi đặt tên cho đứa con tinh thần của mình chàng cũng đặt tên cho thích chí, cho thỏa mãn cái tham vọng làm người bình luận văn chương. Tham vọng bình luận văn chương của chàng và dung lượng ý nghĩa của tập sách không hề tương đương, đồng thuận. Trái lại, nếu coi tham vọng ấy của chàng là mục đích tối cao thì đó mới là đường đi chưa đến, khát vọng chưa thành. Giá như cuốn sách của chàng chỉ mang cái tựa đề nhũn nhặn làỏNhững chuyện bên bàn tràõ và gọi đó là loại sách Tùy Bút & Tạp Luận thì tương xứng với nội dung thực tế của tập sách hơn. Nhưng như thế thì sự bàn cãi về cuốn sách sẽ bớt náo nhiệt đi rất nhiều. Các nhà phê bình chuyên nghiệp sẽ chả thể tìm ra nhiều điều bất cập để mà tranh luận với chàng. Tập sách của chàng thực chất là một tập Tùy bút & Tạp Luận. Trong đó đầy ắp sự thuật kể duyên dáng, hóm hỉnh, tếu táo. Có những cuộc nhàn đàm, du đàm, phiếm đàm và mộng đàm rất cổ tích tào lao mà đôi khi cũng rất sâu sa hiền triết về các văn nhân là đại ca, là thân hữu của chàng trong cõi văn chương. Thỉnh thoảng tôi có thấy một vài chân dung truyền thần hoặc ký họa, vài chân dung hý họa, biếm họa, hoạt họa của các văn nhân hiện ra trên các trang sách của chàng. Nhưng thường thường đó chỉ là những nét chân dung ngoại hình, thế tục có khả năng biểu lộ các trạng thái tâm sinh lý hoặc vài kiểu cách, mấy thói quen rất riêng của mỗi nhà văn chứ chưa thể gọi đó là chân dung (chứ chưa nói đến chuyện chân dung văn học). Có thể tán dương rằng chàng đã vẽ chân dung Lê Lựu bằng lối vẽ tỷ mỷ kỳ khu của nghệ thuật truyền thần mặc dù nhiều chỗ bôi nhem do tung tẩy vô tâm. Nhưng, chân dung Lê Lựu nếu có chỉ là có ở vài nét nhân dáng sinh động của vẻ mặt đời thường trong một chân dung hộ chiếu. Cái gọi là chân dung nhà văn Lê Lựu dường như đã nhòe nhoẹt đi nhiều bởi chàng quá yêu hoặc chàng đã được Lê Lựu quá chiều chuộng, nên lối truyền thần vừa tỷ mẩn vừa vô tâm của chàng đã khiến khối người phải than thở: yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau. Trong Phù Thăng, chàng đã có cái nhìn sắc lẻm khi nhận ra bức chân dung thân phận mà tiền bối đã tự họa trong hạt thóc. Vâng, hạt thóc chính là chân dung thân phận của nhà văn Việt Nam một thời. Hạt thóc cũng là chi tiết, là tình huống văn bản trong truyện ngắn Phù Thăng. Đó là một thiên truyện đầy ám ảnh của sự hãi hùng về vụ án Nhân văn - Giai phẩm một thời. Thiên truyện cũng ám ảnh tôi rất sâu bởi cái nỗi lòng mơ hồ rờn rợn của Khoa và chân dung thân phận nhà văn của Phù Thăng. Tuyệt nhiên tôi không thấy một chân dung văn học trong Phù Thăng. Hơn nữa trong thiên truyện đặc sắc này chữ nghĩa trôi chảy hoạt bát, bay nhảy phóng khoáng theo lối thuật kể, miêu tả, tùy bút không hề có những dòng nghị luận đanh thép hay thống thiết. Nhưng truyện lại có sức gợi cảm mãnh liệt để người đời tự chiêm nghiệm về thân phận nhà văn.
Tự chứng nghiệm và ngẫm nghĩ gần xa. Tôi nghĩ tới Các Nhà Thơ Cổ Điển của Xuân Diệu, tập sách Một Mình Với Mùa Thu của C.X. Pautopski (bản tiếng Việt do NXB Tác Phẩm Mới ấn hành năm 1986), Vũ Trung Tùy Bút, Tang Thương Ngẫu Lục của Phạm Đình Hổ; hoặc tập Begegnungen mit Dichter (Gặp gỡ với Nhà Thơ - bản tiếng Đức cũng của tác giả Bông Hồng Vàng viết về E.A. Poe, H.C. Andersen, Babel, Blok, Bunin, Kuprin, Prischwin, Bulgakow...) Tôi nhớ đến Stefan Zweig và các chân dung văn chương của ông như: Drei Meister (Ba Bậc Thầy - 1919): Balzac; Dickens; Dostojewski hoặc Drei Dichter ihres Lebens (Ba Nhà Thơ với cuộc sống của họ - 1928): Ca Sanova; Stendhal; Tolstoi. Hoặc chẳng cần liên hệ so sánh ở đâu xa, có thể kể các đồng nghiềp đương đại khác của Khoa như Mai Quốc Liên với Phê Bình và Tranh luận văn học và Tạp Luận; như Trần Mạnh Hảo với Thơ và Phản Thơ, như Lê Thành Nghị với Văn học, Sáng tạo và Tiếp nhận - tiểu luận, phê bình- NXB QĐND 1994, như Nguyễn Trọng Tạo với Văn chương, Cảm và Nhận... thì tôi càng cho rằng, dẫu là thiên hạ đang bàn nhiều về khủng hoảng của phê bình văn học thì Khoa cũng chỉ nên đặt tên sách là ỏNhững chuyện quanh bàn tràõvà gọi đó là Tùy bút và Tạp Luận. Còn cái công việc Bình Luận Văn Chương có được bao nhiêu phẩm, bao nhiêu lượng ở trong sách thì hãy để độc giả tự cân đo đong đếm. Nếu không vội vã hùng hồn đội mũ nhầm cỡ, khoác áo sai kiểu, lỗi mùa cho đứa con tinh thần của mình thì chàng đã không bị mang tiếng oan là dốt và ngạo mạn. Để nói về tư thế của Núi, người đời có hai cách định vị: Núi ở trên Đất hoặc trong Đất có Núi. Cả hai lối định vị đều không sai sự thật về tư thế của Núi. Nhưng cách định vị thứ hai người đời gọi là tượng của quẻ Khiêm.
Có lẽ chàng cũng không cố ý đánh rơi tuột cái chữ Khiêm trên chân dung tự họa của mình. Nhưng sự hùng hồn vội vã rất chân thành của chàng đã làm cho vô khối người đọc rất chuyên nghiệp trong nước cũng vội vã đọc nhầm, hiểu lệch chàng một cách chân thành và hùng hồn không kém. Có tác giả cứ khăng khăng đọc sách Khoa (theo tiêu chuẩn) như là đọc một công trình hoàn toàn mang tính học thuật cho nên đã kết tội chàng là người luôn coi thường các tri thức khoa học, đặc biệt là đối với lý luận phê bình văn học, hoặc là người có tham vọng làm một kẻ đốt đền trong văn chương, là người đã bốc những nắm bùn của sông Kinh Thày vãi tung tóe lên mặt các nghệ sĩ cũng như diện mạo nền văn học nước nhà, để tự vẽ nên chân dung của chính mình. (Một cách vẽ chân dung chính mình, Đỗ Ngọc Yên - Hà Nội- 04.99). Nghe mà hãi. Thực ra tôi không hề muốn đay lại cái chuyện khinh xuất, bất cẩn trong việc đặt tên, định thể cuốn sách của chàng vì chuyện này nhiều nhà phê bình đã lên tiếng. Đay lại chuyện này tôi muốn minh thị bằng cái nhìn tâm linh rằng chưa hẳn chỉ vì chàng thiếu học vấn, chưa hiểu đời để đến nỗi hớ hênh, tùy tiện như vậy mà căn nguyên còn vì chàng vốn là một văn nhân đầy hào khí từ nhỏ. Ngay từ buổi ấu thời, tương truyền cậu bé Trần Đăng Khoa đã chữa câu thơ Đường ta rộng thênh thang tám thước trong bài Ta Đi Tới của Tố Hữu thành Đường ta rộng thênh thang ta bước để hóa giải cái hữu hạn cụ thể của con đường đất đỏ có hàm nghĩa vô hạn khôn lường của con đường thời thế. Lối dùng chữ của Trần Đăng Khoa từ khi chàng mới 8, 9 tuổi đã có nhiều lúc đầy ắp khí lực như vậy; thế nên lối đặt tên, định thể cho cuốn sách của Trần Đăng Khoa cũng chính là sự biểu lộ cái hào khí ngự sử của chàng trong cõi văn chương. Có thể, với tha nhân là bất cẩn khinh xuất. Nhưng với chàng lại là chí lý, là đương nhiên. Chàng làm thế, khiến các đồng nghiệp đại ca, các hiền huynh, hiền hữu, các độc giả của chàng náo nhiệt tranh cãi, xuôi ngược khen chê. Nhưng cho đến bây giờ chắc là chàng vẫn cho rằng chưa có ai là người tri âm, tri kỷ. Hầu hết là những lời lẽ hoan hô, trìu mến và thán phục. Cũng có những ý kiến phản đối gay gắt, mạt sát tàn tệ. Nhưng hình như ngay cả trong những ý kiến chê trách phàn nàn về cuốn sách, chàng vẫn được nuông chiều, cảm mến vì cái thi mạo thần đồng một thủa của chàng, dù đã thành di tích nhưng vẫn chưa hết sự quyến rũ và chinh phục lòng người.
3. Tôi đọc Khoa theo lối nhảy dù...
Tôi thích tìm chân dung Trần Đăng Khoa trong tập tùy bút và tạp luận nhiều khi mang khí sắc Hài Bút và Hý Luận này. Bởi vì thật ra chỉ có chân dung chàng là rõ và sinh động. Mặc dù với khí chất đồng bóng, chàng đã tự biếm họa: ỏNgoài những trang viết mà ở đấy thường là y dồn hết tâm lực, còn ngoài đời, y là tay nhạt nhẽo và tầm phào. Y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là một gã vô tích sự..õđể tự bôi lem làm lạ hóa chân dung thật của chàng thì tôi vẫn cóc tin là chàng đang tâm sự thật thà. Tôi đồ rằng chàng đang chân thành giả trang thằng Hề để dễ dàng cười nói huyên hoa hết mình giữa làng văn Hà Nội chập chùng những cây cao bóng cả ở chốn Âm Dương trong cái nhìn rất Bợm của chàng. Tất nhiên, khi tự họa thì chàng có thể phóng bút tùy thích. Nhưng khi vẽ chân dung kẻ khác tôi thấy chàng cũng rất tùy tâm, tùy ý và cũng rất... kệ đời. Có một điều chàng không tự biết và không ngờ là chân dung chàng đã và đang hiện ra theo sự thống kê (theo kiểu niên biểu) nhịp điệu và thời điểm ra đời của 23 bài viết trong Chân Dung Và Đối Thoại.
Tập sách có 3 bài được viết trong năm 1993, năm mà con số vận mệnh chàng là số 7. Tháng 4 chàng viết Nguyễn Đức Mậu và Chí Phèo mất tích. Tháng 8, chàng viết Xuân Diệu. Tháng 11, viết Tản mạn xung quanh giải thưởng Hội nhà văn năm 1993.
Năm 1994, chàng viết được 7 bài cho tập sách. Tháng 01.94, viết Vài phút với Nguyễn Quang Sáng. Tháng 05.94, viết Tố Hữu với bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Tim Obrien và cuốn sách Những gì họ đã mang theo, Lê Lựu. Tháng 07.94, viết Bruce Weigl. Tháng 10.94, viết Ngẫu hứng du ngoạn qua Giải thưởng Văn nghệ quân đội. Tháng 12.94, viết Đi qua nước Mỹ. Tập sách không có bài nào được viết vào năm 1995.
Năm 1996 chàng có 6 bài đứng ở tập sách. Tết 96, chàng viết Marian Tkachop với Nguyễn Tuân, Ngày Tết đọc 5 bài thơ lục bát, và thực hiện đối thoại với Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung ương Hữu Thọ, với phóng viên Hoàng Xuân Tuyền để có bài Câu chuyện đầu năm và Câu chuyện bên bàn trà. Ngoài ra Chân Dung Tự Họa và Phù Thăng cũng được viết trong năm Bính Tý. Năm mà chàng niên hạn của mệnh chàng mang số 1, bắt đầu một chu trình 9 năm mới của số mệnh.
Năm 1997, mệnh số chàng ở số 2. Giống như năm 1993 khi mệnh số mang số 7, não trạng chàng thiên về những hồi tưởng ngậm ngùi xúc cảm. Với tâm thế của kẻ đã có nửa đời để nhìn lại, chàng hoàn thành Lưu Trọng Lư với bài thơ Tiếng Thu, Nhớ về một thuở (10.97), Ivan Novitxki (chàng Ivan Không Rượu 11.97), Nguyễn Viết Chộp (12.97). Trong đối thoại, tháng Tư 1997, với nhà văn Vũ Tú Nam (Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Hội Nhà Văn Việt Nam 1957-1997), chàng đã khéo léo rủ rê họ Vũ ôn cố tri tân mạn đàm tùy hứng ngẫu nhiên theo kiểu dây cà ra dây muống để rồi có bài viết mang tựa đề đanh thép như khẩu hiệu, như tiên đề chẳng ai thiết bàn cãi nữa. Vì bài Quyết định cuối cùng vẫn là các nhà văn có thể xếp vào loại lý luận ỏBiết rồi! Khổ lắm! Nói mãi.
Năm 1998, (năm mà mệnh số chàng mang số 3 theo một lối nhìn huyền học) chàng có 2 bài quan trọng cho cuốn Tùy bút & Tạp Luận. Cả hai bài đều bộc lộ khả năng phân thân, hóa thân và nhập thân của một bản tính thi sĩ. Khi thì chàng vừa là Người vừa là Ma. Còn ở bài khác thì chàng vừa là Người vừa là Hổ. Chuyện ở công viên Thủ Lệ chàng viết vào dịp Tết 98. Còn bài Nguyễn Khắc Trường và... chàng viết vào 07/98.
Như vậy, năm 93, dù nhiều hồi tưởng và xúc động da diết chàng viết được ba bài, trong đó tâm huyết nhất có lẽ là chân dung Xuân Diệu. Năm 94, chàng vừa khôn ngoan hoạt bát vừa tế nhị sắc sảo, vừa tung tẩy xuất thần viết liền bảy bài, trong đó có nhiều bài hấp dẫn, thú vị gây nhiều tranh luận ngược chiều như Lê Lựu, Tố Hữu và bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên và Vài phút với Nguyễn Quang Sáng. Năm 95, chàng có vẻ ngưng lặng hồi tâm, định ý, luyện ngôn, rèn chữ để đến năm 96 chàng cung hiến cho cuốn sách được sáu bài (riêng Tết 96 chàng đã viết được ba). Toàn những bài nhiều chuyện thấm thía khoái trá và cũng động chạm lênh đênh đến cả kẻ chết người sống trong cõi làng văn Hà Nội, trong đó có thiên truyện Phù Thăng thực sự là đặc sắc. Năm 97, chàng cũng nhiều lần ngoảnh lại để nhớ về một thuở, nghĩ tới người này người kia. Và chàng đã có tới năm bài cho cuốn sách, đầy cảm tính và thiên kiến riêng tư, bút lực bài nào cũng tỏ ra vừa phiêu dật lại vừa rất thực cảnh. Năm 1998, tuy chỉ có hai bài đứng dược trong cuốn sách nhưng lại là hai bài trụ cột, vừa điềm tĩnh nhẹ nhàng vừa cẩn thận kín đáo mà vẫn bộc lộ được tinh thần cứng mạnh của chàng trong cái cõi người nhiều Ma, lắm Hổ. Đặc biệt tôi thấy chàng thường xuyên khai bút và bút lực chàng thường mạnh mẽ vào dịp đầu Xuân. Quả thật mùa Xuân là Vượng địa cho bút mực của người mệnh Mộc như chàng.
Chàng đã cố ý mở đầu cuốn sách bằng Chân Dung Tự Họa và lấy cuộc đối thoại với Hổ để kết thúc cuốn sách. Bởi không thừa nhận và không tin vào Thể tính và Danh tính mà Khoa tự đặt cho Chân dung và đối thoại, cho nên tôi không đọc sách của Khoa bằng cái nhìn hàn lâm nghiêm cẩn vào một công trình hoàn toàn mang tính học thuật. Căn cứ vào niên biểu, nhịp điệu, thời điểm xuất hiện và sự bài trí 23 bài báo đã làm nên cuốn sách, tôi đọc Khoa theo lối nhảy dù thẳng thắn và êm ái vào các Yếu huyệt trong Kinh Mạch Văn Chương của chàng.
(còn tiếp)
4. Chàng đã lưu lại, đã réo rắt ngân lên bao nhiêu oán khúc...
Có thể nào lại nói làng báo và độc giả trong nước đã phát sốt một cách khờ khạo và cả tin khi Chân dung và đối thoại được tái bản, nối bản tới lần thứ bảy và có đến hơn năm mươi bài viết về sách của Khoa trên báo chí cả nước? Muốn nói theo giọng gì thì nói cái cơn sốt này là sự thành công tức thời hiển nhiên của chàng ngoài chợ sách. Tôi cho rằng chàng hoàn toàn có tính toán khi tung cuốn sách của mình ra thị trường chữ nghĩa đương đại. Chàng đã rất chú trọng đến nhu cầu thỏa chí tò mò tọc mạch, tiêu dao bông phèng của công chúng. Nghĩa là chàng coi trọng chức năng giải trí của văn chương. Cho nên dù mang dăm ba mục đích bình luận văn chương nhưng cuốn sách của chàng chủ yếu là thứ văn chương mang nhiều Tính Nết, Tâm Tính, Tâm thuật của chàng hơn là Học thuật. Giá trị hấp dẫn là ở sức khơi gợi ra các vấn đề văn chương đáng tiếp tục bình luận của sách chứ không phải chỉ ở dung lượng nội dung có nhiều chuyện vuốt râu hùm trong sách.
Theo đại ý bài viết của nhà văn Nguyễn Đình Chính trong mục Văn học và dư luận của tờ Phụ san Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội (25.03.1999) thì giới phê bình văn nghệ trong nước hiện nay thường xuyên miễn bút chiến. Bởi: sợ hãi vì ngại va chạm thù hằn. Bởi: chán nản vì nhuận bút cho phê bình rẻ mạt và thường xuyên có hiện tượng phê bình tuân lệnh theo chỉ đạo của phe nhóm. Bởi: bối rối trước một sân chơi văn chương, nghệ thuật bỗng dưng quá tự do phóng khoáng đến mức gây cuống cho nhiều cây bút phê bình lý luận. Kết cuộc là nhiều cây bút phê bình nghệ thuật ở cỡ tuổi 50 đến 70 đã có thói quen thích chơi đồ cổ thích lôi các sự kiện văn chương từng được bàn cãi xong xuôi và các tác giả đã được an táng yên lành trong các Nghĩa Trang Văn Nghệ ra chơi để tránh phải nói về những người đang sống, những việc đương thời. Trong bối cảnh này, tập sách của Khoa dù muốn hay không cũng là con đẻ của cái môi trường sinh thái văn chương ấy. Có thể nhận ra những sợ hãi, những chán nản, những bối rối và cả cái hứng chơi đồ cổ của Khoa trầm ẩn kín đáo trong những trang viết của Khoa.
Thường quan niệm rằng cõi Âm Dương có Ngũ Hành Tương Khắc Tương Sinh thì Cõi Văn chương cùng có Ngũ Văn uyển chuyển biến thiên. Cho nên tôi nhận ra cái Thổ Văn mang tên Trần Đăng Khoa trong cuốn sách có hai lối văn chủ yếu là Thủy Văn (Văn Ngôn, Văn Nói) và Mộc Văn (Văn Sử, thiên về thuật kể), mà rất ít khi thấy Hỏa Văn (Văn Tâm) và Kim Văn (tức Văn Triết) xuất hiện; và đương nhiên chân dung Văn Nhân (Thổ Văn Trần Đăng Khoa) thường xuyên tự lộ trong hai Kinh mạch: Văn Ngôn và Văn Sử của chàng. Người ta nghĩ là Khoa có lối tiếp cận thân mật suồng sã, bông phèng khi viết về các nhà văn. Nhưng cứ theo văn mạch thì thấy tuy hồn nhiên tung tẩy nhưng Khoa cũng rất ý tứ, biết giữ Lễ. Chẳng hạn, tháng 05.94, khi tập kích vào Tố Hữu với Bài Thơ Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên cùng Hồng Diệu và Khánh Chi, chàng giữ thân thủ và miệng lưỡi của một nhà báo khôn ngoan biết nhân dịp để hỏi han thuật kể cho chân dung nhà thơ dường như suốt đời chỉ có một giọng tưng bừng kèn trống tự lộ ra rất thật lòng. Chàng đã đẩy tiếng Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu thành định ngữ vàng cho đời thơ một giọng của nhà thơ thích bắn đại bác trong thơ. Bốn năm sau, đầu Xuân năm Mậu Dần 1998, Khoa chỉ im lặng cùng đi với nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi tới phỏng vấn Tố Hữu. Trong cuộc xông đất đầu năm, Khoa chỉ ngồi nghe. Nguyễn Bùi Vợi gợi chuyện về giọng thơ Tố Hữu trong Từ ấy và phàn nàn: Thưa anh, trước đây nói tới nhà thơ Tố Hữu là bao giờ người ta cũng gắn với những cụm từ về chức vụ cao cấp của anh. Như vậy là chưa khoa học. Thời Từ ấy người dân nào giữ một bài thơ có thể bị thực dân bắt bỏ tù; bây giờ ai chê thơ anh cũng sẽ bị nghi kỵ phiền toái. Phải chăng Khoa đã ân hận tự cho mình đã hơi quá liều lĩnh khi chỉ dùng một bài thơ Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên để nghị luận cả một đời thơ của ông nên chàng đã rủ rê Nguyễn Bùi Vợi thực hiện cuộc xông đất rất phải đạo này. Dù sao, chuyện này không phải ai cũng làm được một cách thú vị ngon lành như Khoa vì dù sao chàng với nhà thơ là chỗ thân tình, là tình cảm chú cháu cha con, bởi mối giao cảm từ lúc chàng đang là thi sĩ thần đồng. Mọi người có thể kiểm chứng lại việc vuốt râu hùm của Khoa. Thiết nghĩ, trong cư xử với Khoa, khi đã là lão nhân ngoài 80 tuổi Tố Hữu tỏ ra rất hiền từ độ lượng chứ đâu có hùm hổ gì. Tôi chỉ lạ lùng một chút khi ông nói ông chưa đọc Phù Thăng, không biết Phù Thăng và không biết chuyện Phá vây đã bị làm khó dễ. Ông bắt đầu quên và lẫn rồi ư? Giá như Trần Đăng Khoa hoặc ai đó thử thực hiện bài viết Nhà thơ Tố Hữu và Bài Thơ Đời Đời Nhớ Ông nhân dịp kỷ niệm năm sinh năm mất gì đó của Stalin thì có lẽ Tố Hữu sẽ cũng bộc lộ chân thành là ông cũng hoan hô đấy chứ. Chỉ có điều, ở đây tiếng hoan hô Stalin đã hóa thành tiếng hát và tiếng khóc. Dù sao ông cũng đã nhầm lẫn rất thật lòng khi viết Đời Đời Nhớ Ông. Khi người ta không đủ điều kiện để cảm nhận đúng về sự thật thì sự hoan hô cười khóc thật lòng nhầm lẫn về sự thật kia thật là bi kịch!
Khi Khoa viết về Hạt Thóc Phù Thăng, về Lê Lựu, về Xuân Diệu, về Nguyễn Tuân thì chàng vẫn tiếp cận theo lối thân mật suồng sã, bông phèng nhưng với nhiều tâm thế nhà văn hồi ký phóng sự chứ không phải chỉ rặt một tư thể nhà báo. Với Lê Lựu thì quá thân thiết gần gũi và quý mến nhau. Đã thân thì dần cho đau, ít phải giữ kẽ, phải e dè mồm miệng. Lê Lựu có nổi đóa rất đàn anh một chút, cũng chẳng sao. Vì thế nào anh ấy cũng nhận ra cái tình của mình và sẽ viết hay hơn... Với Xuân Diệu thì vừa thân, vừa kính trong thuật kể vừa ngọt, vừa đắng trong nhớ nhung, hoài niệm. Bởi, với Khoa, ông vừa là bạn vừa là thầy và cũng là một di tích đã được xếp hạng. Cuộc đời Phù Thăng coi như đã xong phim, chàng chỉ lưu lại một oán khúc. Bài học Phù Thăng là cũng là bài học đau đớn của nhiều số phận nhà văn trong việc làm người trung thực. Dù anh có cảm nhận đúng về sự thật nhưng anh nói ra không đúng lúc thì anh sẽ bị họa cả đời. Với Nguyễn Tuân, một di tích đặc biệt đã được xếp hạng đặc biệt. Chàng tỏ ra khá tinh ranh và sành chơi đồ cổ khi nói tạt ngang rằng Nguyễn Tuân là người thích đùa. Ông ham chơi và chơi cú nào cũng thắng. Dường như để tránh sự lặp lại người khác chàng đưa ra một cách hình dung và đánh giá về Nguyễn Tuân của một dịch giả và là nhà Việt Nam học người Nga. Có một nhân dáng Nguyễn Tuân mà Khoa dựng bởi cái nhìn của của người khác. Chính chàng cũng đã dùng cái nhìn của gã Ivan Novitxki để hý họa rất nhanh chân dung thế tục của Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mỹ Dạ... Chàng sẽ vô can nếu cái nhìn kia còn nghiêng lệch. Tâm thuật chàng thật ranh mãnh. Và điều thú vị là nhờ thế mà vấn đề giao lưu văn học được báo động một sách nhẹ nhàng bất chợt. Nếu không, dưới mắt Marian Tkachop văn học Việt nam chỉ có Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Tô Hoài... Giống như mấy năm gần đây, một nhà văn Việt Nam trong một chuyến Hoa du đã nhận ra rằng, một nhà văn Trung Quốc đương đại chỉ biết đến Văn học Việt Nam đương đại qua hai tác phẩm Từ Tuyến Đầu Tổ quốc và Sống như Anh.
Ai mà biết được, đếm được rằng chàng đã lưu lại, đã réo rắt ngâm lên bao nhiêu oán khúc giữa làng văn Hà Nội, Huế, Sài Gòn...
5. Nhiều người yêu quý chàng cách mấy, cũng đành...
Tại sao Khoa chỉ thích dùng lối tiếp cận thân mật, suồng sã, bông phèng trong mạch Văn Ngôn, Văn Sử của chàng? Nhiều chuyện Khoa dùng Tâm thuật của người thẩm vấn để khui ra càng nhiều càng tốt những việc những người mà Khoa không thể hoặc không tiên trực ngôn nghị luận. Việc chàng khảo sát chất lượng Giải thưởng Hội Nhà văn 11.1993 và Giải thưởng Văn Nghệ Quân Đội vào tháng 10.94 bằng lối kết hợp tản mạn tùy bút và phỏng vấn cấp tập dáo diết hàng loạt các nhà văn Chính Hữu, Vũ Tú Nam, Nguyễn Quang Sáng, Khuất Quang Thụy, Nguyễn Khải, Hồ Phương, Nguyên Ngọc để chàng hoàn tất vai trò liên lạc với những người có thẩm quyền có trách nhiệm trong việc quyết định Giải Thưởng mà truyền khẩu lại những ý kiến thất vọng, những nhận định bao biện của các bậc giám khảo ấy cho bạn đọc. Cái Thủy Văn (Văn Ngôn) thông minh quyền biến của kẻ lợi khẩu nơi con người nhà báo Trần Đăng Khoa đã nuôi dưỡng tạo tác cho cái tiết tấu mạch lạc, hoạt bát khi lướt nhanh khi nhấn nhá trong văn thuật kể (Mộc Văn, hay gọi là Văn Sử) của chàng. Làm vậy chàng được tiếng là trung thực khách quan. Lại không phải mất nhiều công uốn ba tấc lưỡi để nói những điều vừa lòng cả những cái tai ở trên, ở ngang, ở dưới. Mà rốt cuộc dường như chàng vẫn lôi được cả tổ con rồng rồng về sự thật đáng bàn. Rồi chàng kiến nghị thẳng thừng Giải thưởng Hội Nhà văn không còn là chuyện nội bộ của Hội, nó đã thành việc quốc gia, thành chuyện quốc tế. Bởi thế việc xét giải rất nên thận trọng và chuẩn xác. Xét trong cái tình trạng phê bình trong nước, theo lời nhà văn Nguyên Ngọc Theo tôi trong năm qua, nghiên cứu thì có còn phê bình thì không, hình như ta chưa có phê bình. Phê bình rất xấu. Tình trạng hiện nay tôi thấy chia ra hai khuynh hướng: một là bốc thơm nhau, phê bình lẫn với quảng cáo, còn khuynh hướng thứ hai là trù đập. Cả hai khuynh hướng này tôi thấy đều không lành mạnh và không lương thiện, gây rối ren, khiến những nhà văn đứng đắn người ta chán nản. (Tản Mạn Xung Quanh Giải Thưởng HNV năm 1993), thì nhà báo Trần Đăng Khoa đã rất khôn ngoan và quả cảm khi chàng thực hiện những cuộc ngẫu hứng du ngoạn vào hồ sơ nhân sự ở các Giải Thưởng Văn Chương của làng văn Hà Nội trong vai phóng viên thanh tra với vẻ mặt giống củ hành tây chúc ngược đầu. Mặc dù thâm tâm Khoa chứa đầy hào khí làm ngự sử văn chương khi chàng được phân công ở bộ phận lườm ngúyt ở tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, song xem ra để khui các sự thật đáng bàn đáng kiến nghị chàng đã tự nguyện vào vai thằng Mõ mà lấy miệng thế gian thay cho (hoặc là đưa đẩy hộ) miệng lưỡi của mình. Cho nên tôi cũng chẳng muốn tranh luận với chàng về những lời chàng tỉ tót phân tách không thấu tình đạt lý khi so sánh thơ Hoàng Nhuận Cầm và thơ Nguyễn Quang Thiều, hai thi sĩ hạng A trong Giải Thưởng Hội Nhà Văn năm 1993. Bởi vì chàng đã cảm và nhận thơ của Cầm và Thiều theo Tính Nết và Tâm Tính riêng. Khi đọc năm bài thơ lục bát của Nguyễn Đình Thi, Bằng Việt, Trúc Thông, Phạm Công Trứ, Đồng Đức Bốn thì cách đọc của chàng không chỉ mang đầy Tính Nết đồng bóng thất thường mà còn bộc lộ cái Tâm thuật tai ngược rất riêng của chàng. Việc chàng chọn thể loại vốn là sở đoản của nhà thơ Nguyễn Đình Thi ra làm một ngón tay trên bàn tay thơ lục bát Việt Nam nhân dịp đầu Xuân là chàng có ác ý không đây? Hay là chàng chỉ muốn triết lý về cách nhìn đời. Bởi năm ngón tay lúc nào chả có ngón dài ngón ngắn.
Nếu nhìn kỹ vào số lượng loại bài phỏng vấn của chàng trong tập sách, nếu đo lường những tri thức nội lực học thuật mà chàng đã sử dụng để tạo ra 23 bài viết làm nên tập sách mà chàng gọi là Bình Luận Văn Chương thì tôi bỗng giật mình. Chân dung tự lộ của chàng trong suốt từng trang sách là chân dung của một nhà báo có khẩu khiếu bình luận Văn chương theo kiểu thông tấn xã bàn trà, thông tấn xã truyền mồm chứ không phải chân dung của một nhà Bình luận Văn chương hàn lâm, chuyên nghiệp. Khi chàng xếp đặt Nguyễn Khải vào vị trí một nhà văn thông tấn cũng là lúc chàng không hay rằng chính chàng cũng đang là một tay Bình luận Văn chương Thông tấn của Thông tấn xã Bàn Trà. Có điều, lúc thì chàng bàn với giọng điệu của Thông Tấn Xã Bàn Trà Quốc Doanh. Lúc thì chàng nói theo kiểu Thông Tấn Xã Bàn Trà Cuốc Lủi-Truyền Mồm. Chàng cũng thích đùa. Cũng chơi văn. Như đã nói cái thứ văn sở trường của chàng là Thủy văn và Mộc Văn. Đôi khi cái sở trường này lại đẻ ra cái sở đoản khác. Chàng lợi khẩu hoạt náo bông phèng một cách hồn nhiên, tai quái cho nên lắm lúc đôi khi tùy bút của chàng cũng sống sít, cũng nửa báo nửa văn. Hễ khi nào luận hứng phát sinh chàng cũng tung ra, cũng thổn thức những câu thống thiết chân thành. Chỉ có điều khi những luận lý liên quan đến học thuật, đến sự trải đời lịch lãm thì ý kiến của chàng lại thiển cận, nông cạn và tự mâu thuẫn một cách thật lòng đến mức khó tin. Ví dụ như ý kiến cho rằng chi tiết bán con chuộc chồng của cụ Ngô Tất Tố là tệ hại, là quái đản đến nỗi Ma cũng không thể chấp nhận được. Chàng lại đem so chị Dậu của bút pháp hiện thực phê phán kiểu Ngô Tất Tố đầu thế kỷ 20 so với nàng Fantine của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa kiểu Victor Hugo ở Pháp quốc thế kỷ 19, để tỏ ý ca ngợi nàng Fantine đẹp đẽ cao thượng và dè bỉu chị Dậu độc ác nhẫn tâm. Nếu theo kiểu tư duy ấy, thử so Chị Dậu với nàng Mêđê trong thần thoại Hy Lạp, người đàn bà đã xé xác con ruột tung lên giữa trời để hành hạ và trừng phạt tội phụ tình của chồng mình thì Khoa sẽ yên tâm rằng chị Dậu nhà ta còn hiền thục chán. Nhưng có lẽ chàng không lạ gì những cảnh tượng có những gã trai Việt Nam trong thời kinh tế thị trường đã bán đi bán lại người đàn bà mà hắn từng xài xể để kiếm tiền lời. Hoặc tình trạng từ năm 1997 đến nay đã có 77 trẻ em ở Bắc Cạn được các anh chị Dậu đời mới tự tay ôm con đi bán cho người nước ngoài làm con nuôi (theo báo Thanh Niên ngày 14.07.99) thì làm sao lọt qua cặp mắt phóng viên lườm nguýt của chàng khi chàng sống ở ngay số 4 Lý Nam Đế Hà Nội! Hay là chàng giả vờ đưa một cái nhìn thật ngây thơ vào vụ bán con, bán chó của chị Dậu trước đây hơn nửa thế kỷ để gợi ra trong tâm thức công chúng một sự so sánh tức thời về tình trạng phát triển của cái ác qua trình độ bán chó, bán người trong văn chương. Có lẽ vì lối so sánh tùy hứng theo cảm xúc riêng tư này nên nhiều người cho rằng Trần Đăng Khoa dốt về lý luận. Đã chắc đâu là như vậy! Trong bàn luận kiểu thông tấn xã bàn trà của Khoa về Nam Cao tôi thấy không chỉ có sự ngây thơ hoặc sự giả vờ như ngây thơ mà còn có sự mâu thuẫn. Một mặt Khoa đánh giá rất cao Nam Cao Trần Hữu Trí. Ví dụ khi chàng lấy Nam Cao để đo đạc một văn tài: Lê Lựu đã dựng nên một loạt bức tranh nông thôn đặc sắc. Có nhiều trang đạt tiêu chuẩn Nam Cao. Và Khoa cho rằng về tài thì Nam Cao cũng chẳng thua gì Sêkhôp và Lỗ Tấn. Mặt khác, lại cho rằng nhưng khoảng cách tầm cỡ (giữa Nam Cao và ông Tây, ông Tàu kia) thì hình như vẫn còn xa nhau lắm. Sở dĩ có cái khoảng cách ấy, cũng là vì ở chỗ, Lỗ Tấn và Sêkhôp quan tâm đến nỗi đau ở cõi tinh thần, còn Nam Cao lại phải để tâm trí nhiều đến cái bụng. Đọc ông ấy, trang nào cũng thấy đói. Mà văn học chỉ luẩn quẩn xung quanh miếng ăn, cũng khó mà lớn được... (Chân dung và đối thoại, trang 224-225). Sự bàn luận tạt ngang tạt ngửa của Khoa về Nam Cao trong lúc đang chuyện trò với Lê Lựu về Nguyễn Đức Mậu và Chí Phèo Mất Tích (chứ không phải trong một chuyên luận chuyên sâu) dĩ nhiên là không thể thấu tình đạt lý về Nam Cao. Tôi cũng đã biết đến cái đói, cái miếng ăn trong văn phẩm của Nam Cao, của Nguyễn Công Hoan, của Ngô Tất Tố, của Jac London, của Garcia Márquez. Tôi nghĩ rằng Trần Đăng Khoa hẳn cũng chưa quên cái đói, cái miếng bánh mỳ Giăng Van Giăng trong tiểu thuyết của Hugo khi mà chàng rất nhớ đến Fantine. Thực tình rất nhiều nhà văn vẫn rất lớn, rất tầm cỡ khi viết về cái đói, viết về miếng ăn của con người. Cho nên tôi thực lòng sửng sốt kinh hoàng khi đọc lại nhận định của chàng: văn học chỉ luẩn quẩn xung quanh miếng ăn, cũng khó mà lớn được. Điều nông cạn của Khoa là ở chỗ, chàng cho rằng những đề tài nhỏ bé tầm thường không thể làm nên nhà văn lớn. Theo cách diễn đạt của chàng ở chỗ này thì một nhà văn viết về con Hổ, viết về ông Tổng thống dứt khoát sẽ có tầm cỡ hơn là nhà văn viết về con dế mèn, về miếng bít tết. Chàng nhầm lẫn khủng khiếp vì quên rằng điều quan trọng không phải là đề tài mà là đôi mắt, là sức nhìn sức nghĩ của nhà văn trong khi xử lý đề tài cho ý đồ và chủ đề nghệ thuật của mình. Đừng cho tôi đề tài hãy cho tôi đôi mắtõ, hình như Razun Gamzatôp đã nói rất tế nhị về điều quyết định làm nên tầm cỡ của nhà văn. Boris Pasternak cũng có lần nói đại ý là vấn đề không phải là cần đề tài nào mà là nhà văn cần có cái compa trong mắt. Tôi thì luôn luôn cổ vũ cho cái nhìn đầy dao kéo của nhà văn vào đời sống. Trong bất cứ đề tài nào nếu cái bán kính tinh thần được quét bởi cái Compa trí tuệ trong mắt của nhà văn mà ngắn tùn tũn thì nhà văn ấy mới khó mà lớn được. Có thể ví dụ sát sườn: không phải ai hễ cứ dám bàn luận về tác phẩm Bình luận văn chương đầu tay của nhà thơ đã có một thủa thần đồng như Trần Đăng Khoa là có tầm cỡ hơn người viết bình luận về một tác giả chưa bao giờ có một thủa thần đồng. Nhưng ở một chỗ khác trong cuốn sách thì chàng lại tỏ ra minh mẫn hơn khi nói Tác phẩm lớn hay nhỏ đâu có phụ thuộc vào nhân vật mà nhà văn đề cập, ví như con muỗi mắt hay con voi rừng, để rồi chàng lại cho ông Ba mươi nói rằng Văn học có thể viết về con muỗi, về côn trùng. Nhưng nhà văn mà chỉ luẩn quẩn với những muỗi mắt, côn trùng, giun dế, cóc nhái với cào cào châu chấu thì cũng không thể thành người được đâu, con ạ. Con cứ nhắn với các nhà văn như thế nhé. Cứ nói thẳng ra là ta nói thế đấy. (Sách đã dẫn trang 335) Thiết nghĩ trong khi nói chuyện với Hổ để giãi bày cuộc độc thoại cô đơn, một hành trình tinh thần của Khoa trong công viên Thủ Lệ, những lời ấy, trước hết chính là để chàng tự nhắn nhủ mình. Sau đó mới là để nhắn nhủ các nhà văn đương đại khác.
Tôi cũng không ngờ chàng tỏ ra suồng sã và bất cẩn quá đỗi lúc đùa bỡn với chữ nghĩa khi giải thích sự chẳng kém cạnh gì của thơ Ý Nhi với thơ Nguyễn Đình Thi rằng Nghĩa là có thể trộn lẫn được, kể cả hồn lẫn xác (Sách đã dẫn, tr. 120). Sự đụng chạm chọc ngoáy không cần thiết vào chuyện buồng ngủ của các nhà thơ theo kiểu vui mồm vui miệng rất trẻ con của Khoa sẽ có thể thỏa mãn thói hiếu kỳ tọc mạch của công chúng ngoài chợ, nhưng không thể làm cho thi hứng của văn nhân phổng phao thêm và mãnh liệt hơn.
Với những nội dung bình luận văn chương như thế, nhiều người yêu quý chàng cách mấy cũng đành trân trọng bỏ ra ngoài vùng trí nhớ và để mặc chàng tự nói một mình trong góc sân và khoảng trời *) của chàng cho êm chuyện.
6. Chàng phải một mình nói chuyện với MA, thậm chí phải lang thang ra tận công viên Thủ Lệ...
Thực ra sắc thái học thuật duy nhất trong tập sách cố nhiều chuyện phiếm về văn chương của chàng là chàng đã tỏ ra rất sành sỏi ứng dụng và biết chú trọng triệt để đến chức năng giải trí của văn chương cho tầng lớp công chúng có nhiều khả năng thanh toán và tiêu thụ sách nhất. Do được học hành ở Liên Xô mà chàng biết rằng văn chương nghệ thuật có đến hơn mười chức năng, trong đó có cả chức năng giải trí. Chàng đã đem hết Tâm Tính và Tâm thuật của mình vào từng bài báo. Sau mỗi bài báo chàng thâu nhận hồi âm của độc giả để nuôi dưỡng thêm chất tếu bút và hài luận cho từng bài tiếp theo. Và tập sách ra đời theo công nghệ lời quê chắp nhặt rông dài. Đó là tuyển tập các bài báo của Nhà Thơ kiêm Nhà Báo Trần Đăng Khoa với tư cách cán bộ biên tập và sáng tác của ban Lý Luận Phê Bình ở Tạp Chí Văn Nghệ Quân Đội thực hiện theo một nhịp điệu rất tự do theo cảm hứng cá nhân. Như tôi đã liệt kê, năm nào gặp dịp năm hết Tết đến, vui mồm vui chuyện, cảm hứng dồi dào thì viết tới 5,6 hoặc 7 bài. Có năm chỉ có 2 bài đứng được trong cuốn sách nhưng lại là hai bài rất thân phận, tràn đầy tính nết. Nói vậy, có nghĩa là những ai chăm chăm đọc cuốn sách này như là một công trình Bình luận Văn chương hoàn toàn mang tính học thuật sẽ không thể có một cách đọc thích hợp để có những đánh giá xác đáng về nội dung thực sự chỉ có thể có được trong cuốn sách. Giáo sư Trần Hữu Tá, có ý kiến: Trong nhịp sống có phần uể oải của văn học, nhất là của phê bình, bình luận văn học, cùng với cuốn Về một hiện tượng phê bình của NXB Hải Phòng do Nguyễn Hữu Sơn biên soạn, giới thiệu, Chân dung và đối thoại là hiện tượng hiếm của năm 1998. (Tạp Chí Thế Giới Mới số 328, 22.03.99). Chi tiết này, cùng với các ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Chính về tinh thần luôn luôn xin miễn bút chiến của các nhà phê bình văn nghệ trong nước ở thời gian gần đây, cùng với sự phức tạp, sự khủng hoảng của phê bình văn học hiện nay bổ sung thêm cho tôi toàn cảnh trạng thái khí hậu của cái sinh thái xã hội phê bình văn nghệ đã dung dưỡng cho sự xuất hiện và sự cảm nhận cuốn sách của Trần Đăng Khoa.
Với cách đọc của tôi, một mặt tôi nhận ra một nhân khí mới hơn, một dân khí cao hơn trong đời sống văn chương ở quê nhà qua các trang viết tài hoa của Trần Đăng Khoa. Qua sự cảm thụ và đánh giá của nhiều loại độc giả đối với cuốn sách của Khoa, tôi nhận ra tư duy và thị hiếu bình luận văn chương của khá nhiều người Việt cần phải được mở rộng và đào sâu. Hóa ra, chẳng riêng gì ở hải ngoại mà ngay ở trong nước: nhu cầu đổi mới trong nhịp sống bình luận văn chương cũng đang là một cơn sốt. Mặt khác, tôi nhận ra sự cô đơn của Hạt Gạo Làng Ta (tên bài thơ nổi tiếng mà Khoa làm hồi mới 8 tuổi đã trở thành biệt danh của chàng) trong cuốn sách. Sắc thái thứ nhất của nỗi cô đơn là Khoa cứ lầm lũi, cứ ngang bướng một mình làm việc chữ nghĩa theo lối hài bút và hý luận rất riêng của chàng, một lối tiếp cận thân mật suồng sã mà theo nhà phê bình Lại Nguyên Ân thì văn học ta hơn ba-bốn chục năm nay thiếu vắng. Tuy nhiên với lối tiếp cận này Khoa chỉ làm được cái việc mua vui, thư giãn, giải trí chút xíu cho công chúng thị dân. Từ đó xới ra, gợi đến vài ba vấn đề của lao động nhà văn và văn học đương đại chứ không thể bàn luận thấu tình đạt lý tới bất cứ hiện tượng hoặc vấn đề văn chương nào. Để thỏa mãn mục đích ấy công chúng văn chương cần đến những cuốn sách khác với lối tiếp cận khác hơn chăng? Sắc thái cô đơn thứ hai là mặc dù trên cái sân chơi văn nghệ có vẻ đầy tự do phóng khoáng của làng văn Hà Nội, vốn là một thi sĩ thần đồng đã được xếp hạng như là một đặc sản văn chương của xứ Hải Dương, ra vào đi lại ở khu Ba Đình dễ như bỡn. Thế nhưng, Trần Đăng Khoa lại thường xuyên không biết nói chuyện cùng ai. Chàng phải một mình nói chuyện với Ma, thậm chí phải lang thang ra tận công viên Thủ Lệ nói chuyện với Hổ để giãi bày những tâm sự và giấc mộng văn chương của chàng. Tôi biết, ngày xưa, một danh sĩ họ Ngô Thời, có lúc cô đơn cũng đã phải réo Ma ra để tỏ lòng mình cho phỉ chí tang bồng. Nhưng ngày ấy nước Việt mình đất vắng người thưa. Bây giờ, hơn bảy mươi triệu người trong nước, lại còn hơn hai triệu người Việt ta định cư rải rác ở 70 quốc gia trên thế giới với kỹ thuật thông tin rất chi là hiện đại. Thế mà Khoa có lúc chỉ còn biết nói chuyện với Ma, với Hổ một cách thật lòng say đắm như kẻ lên đồng, như người làm thơ ứng tác.
Tôi không bao giờ quên chân dung một nhà thơ thần đồng đã trở thành di tích trong từng trang viết của 23 bài báo đã làm nên cuốn sách! Phải nói Khoa có năng khiếu bình luận ngay từ nhỏ. Hồi còn làm ông giáo dạy văn ở trường trung học, tôi giảng bài Hạt gạo làng ta của Khoa một cách say mê và khâm phục. Bài thơ đã được phổ nhạc thành một bài hát khá hay một thời. Nay gặp lại cái năng khiếu bình luận ấy của Khoa trong cuộc thoại vói Ma, với Hổ tôi thấy dường như đó vẫn chỉ là năng khiếu. Nếu năng khiếu ấy được huy động tập trung cao độ vào từng hiện tượng, từng vấn đề văn chương, với nghệ thuật biểu hiện uyển chuyển của Tâm Tính, Tâm Thuật trong một căn bản Học Thuật vững vàng đầy Sử tính khách quan thì bút lực của Khoa sẽ là hiện tượng đáng bàn nhiều hơn, sâu hơn trong lĩnh vực Bình Luận Văn Chương.
7. Chàng vẫn đang... Đợi Mưa Trên Đảo Sinh Tồn *)
Dạo cuối năm 1996 đầu năm 1997, nằm ở khách sạn Kim Cương phố Hàng Bông, trong cuộc chuyện trò thơ phú khuya khoắt do không nhịn được nữa, tôi đã đọc thơ tôi và ngược lại, tôi được nghe Hoàng Nhuận Cầm đọc một bài thơ mới sáng tác qua telephone. Theo họ Hoàng nói thì chính vì bài thơ bạo mồm bạo miệng này mà chàng không trúng cử vào Ban Chấp Hành Hội Văn Nghệ Hà Nội. Tôi chỉ nhớ được lõm bõm hai câu không liền mạch:
Tất cả chúng ta thật lòng nói dối
.......
Tất cả chúng ta đều như chó đói
Và đặc biệt là câu cuối cùng Cầm đọc trầm ầm và nhấn mạnh từng chữ làm tôi không thể nào quên:
Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi...
Cho đến nay, có chắc là không có tờ báo nào trong nước dám cho in toàn văn bài thơ này của Cầm không. Tôi không rõ. Nhưng rõ ràng bài thơ ấy chứa đựng cái không khí căng thẳng, dữ dội, nặng nề của môi trường sinh thái Văn chương-Xã hội ở trong nước trước, trong và sau khi cuốn sách của Trần Đăng Khoa ra đời. Cho nên, giữa cái không khí Tất Cả Chúng Ta Sắp Bị Bắt Rồi thì Chân dung và đối thoại của chàng là một màn liên khúc văn chương tiêu dao, giải trí vô cùng hào hứng. Tôi nhớ không lầm thì vào đầu năm 1999, Tạp chí Văn nghệ quân đội, trong đó có Ban Lườm Nguýt của chàng (tức là Ban Lý Luận Phê Bình) đã trao tặng thưởng năm 1998 cho bài báo Nhận diện văn học hải ngoại và bài Thông tin thêm một số nét về văn học hải ngoại của tác giả Hoàng Huân. Vì đã sống ở Berlin 10 năm, nên chưa cần phải đọc bài Một bài báo nhiều ngộ nhận và quy chụp của nhà thơ Đỗ Minh Tuấn, tôi cũng đã quá ngạc nhiên vì sự liều mạng sử dụng những tư liệu sai lầm, lạc hậu và lối lập luận của Hoàng Huân. Tôi hy vọng rằng Trần Đăng Khoa của tôi không phải là người bỏ phiếu Tặng Thưởng cho cái lối Phê Bình Lý Luận ấy. Dẫu rằng, vài năm gần đây, điều đáng mừng là các nhà văn, các nhà phê bình lý luận trong nước đã có và đã được phép quan tâm và lườm nguýt nhiều hơn tới đời sống văn chương Việt Nam ở hải ngoại. Tuy thế, với nỗi lòng đồng nghiệp chân thành, tôi cũng phải thành thật chia buồn với chàng vì cái bán kính tinh thần của sự lườm nguýt kiểu Hoàng Huân chỉ có vậy mà Ban Lườm Nguýt của chàng đã phải vô cùng nhiệt liệt hoan nghênh Tặng Thưởng. Tôi nghĩ chàng đã cay đắng khôn nguôi khi để cho ông bạn Hổ giác ngộ: Thế con tưởng con không ở trong cũi sao? Cái cũi của ta chỉ hơn chục bước chân. Còn cái cũi của con thì mênh mông đến bốn phía chân trời. Trong bút pháp ẩn dụ mơ hồ pha trộn với ngụ ngôn thế sự chàng đã đau đớn một cách đơn độc cái bi kịck tự biết mình xứng đáng làm người và thèm khát làm người nhưng không được vì đã vĩnh viễn bị gạt khỏi cộng đồng người của cậu bé Hổ. Kết cục bi thảm của bi kịch lầm lạc về nhận thức Sự Thật, nhận thức Nhân Tính và Thú Tính của ông thầy ít chữ và mù nghĩa trong Chuyện ở công viên Thủ Lệ là không thể cứu vãn. Vì cậu bé đã quen dần với đời sống hoang dại, quen dần mùi máu. Rồi cậu nghiện máu. Cậu thấy thèm thịt người... Thế là cậu và đoàn quân của rừng tràn vào lớp học. Thịt và máu ngập ngụa cả một vùng...
Theo tôi Chuyện ở công viên Thủ Lệ là thiên tạp luận quan trọng nhất trong cuốn sách. Là nơi mà chân dung thi sĩ thần đồng của chàng tự lộ một cách khó nhận ra nhất. Là nơi mà chàng phải gắng gỏi dùng bút lực của mình để làm người trung thực một cách khó khăn nhất. Bởi vì, ở đó chàng đã vừa nhớ vừa quên đi cái cô đơn như điên như dại của bản thân mình để vừa phản ánh lại vừa dự báo về một trạng thái bi thảm của khí hậu và thời tiết tâm linh của cái sinh thái Xã hội-Văn chương đang vây bủa quanh chàng.
Nếu cái cũi của chàng thật sự là mênh mông đến bốn phía chân trời thì thật là phúc đức cho văn chương Việt Nam. Tôi trộm nghĩ: cái cũi của chàng không được rộng đến thế khi mà nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự, nhà khoa học Hà Sĩ Phu thường xuyên bị làm việc, bị quản lý tại gia, khi mà tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang phải trải qua 12 ngày tuyệt thưc trong trại giam B14 và khi mà giấy phép xin ra báo của nhà văn-trung tướng Trần Độ bị từ chối. Lúc chàng viết Y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là một gã vô tích sựà để tự họa có nghĩa là chàng đã thật lòng nói dối, đã chân thành hóa trang để chàng cố gắng nói thật hết ra những điều chàng nghĩ tự đáy lòng. Gần đây, tôi chú ý tới cái hứng ham nhàn thích ẩn của chàng trong bài thơ chàng gửi nhà thơ anh ruột mình là Trần Nhuận Minh, sau khi ví bào huynh mình như Lý Bạch, tự cho mình như Đỗ Phủ. Chàng tâm sự:
Giờ thì em đã chán
Những vinh quang hão huyền
Muốn làm làn mây trắng
Bay cho nhiều bình yên.
Càng đọc kỹ Chuyện ở công viên Thủ Lệ của chàng, càng thấy chàng đang cô đơn lạ lùng trên cái Đảo Văn Chương, cái Đảo Sinh Tồn của chàng. Chàng vẫn đang đợi mưa trên đảo Sinh Tồn. Cơn mưa nào sẽ quét đi và tẩy sạch cái tâm tưởng thịt và máu ngập ngụa cả một vùng ở nơi chàng.
8. Làm người trung thực không bao giờ dễ dàng
Trong lời phát biểu tại cuộc tọa đàm cuối cùng được đăng trên báo Văn Nghệ số 14 (ngày 03.04.99) Trần Đăng Khoa bày tỏ rằng: Tôi dự định là bộ sách ba tập (CDVĐT). Còn nhiều nhà văn khác tôi chưa kịp đề cập, dự định sẽ viết, ví như Chế Lan Viên chẳng hạn. Ông có nhiều đỉnh, và các đỉnh đứng xa nhau, chiêm ngưỡng ông, hành trang phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Chỉ có thế mà ai đó đã xỉ vả tôi, bảo tôi không nói đến Chế Lan Viên là chê bai và hỗn xược với ông. Tôi chỉ còn biết mỉm cười. Tất nhiên, những cuốn sách còn ở trong tương lai ấy, có thể tôi sẽ viết tiếp mà cũng có thể không. Nhưng đã viết thì tôi không thể viết khác, nghĩa là không trung thực và đi đến tận cùng trong cảm nhận nghệ thuật. Dù tôi biết làm người trung thực không bao giờ dễ dàng...
Tôi biết, kể từ khi rời khỏi Góc Sân Và Khoảng Trời*) Trần Đăng Khoa đã suốt ruột nhiều năm Đợi Mưa Trên Đảo Sinh Tồn. Tôi là người đồng hương, đồng nghiệp chướng với Khoa. Tôi và chàng có quen biết nhau từ lâu nhưng chỉ là một mối sơ giao. Dạo ấy, thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau khi Khoa ghé qua cơ quan Hội Văn học Nghệ thuật Hải Hưng. Lúc thì Khoa đi với anh Trần Nhuận Minh, lúc thì đi với thày Hoàng Ngọc Hiến, với các nhà văn Trần Quang Qúy, Phạm Sông Hồng, Văn Chinh... Hình như có hai lần chúng tôi đã ngồi nhâm nhi rượu lạc tại nhà Hoàng Nhuận Cầm. Một lần Khoa tới nhà Cầm cùng với nhà văn Nguyễn Quốc Trung. Một lần Khoa đi cùng Trần Đăng Xuyền đến chơi với Cầm và tôi trước khi Khoa sang Viện Văn Học Gorki luyện chữ. Dạo đó tôi hay ghé qua và ở với Hoàng Nhuận Cầm tại 18 Hàng Bún. Có lẽ đó là lần cuối tôi gặp Khoa trước khi tôi sang Berlin vào tháng Tư năm 1989. Năm 1991, nhóm Đối Thoại bọn tôi ở Berlin muốn mời Trần Đăng Khoa, Nguyễn Đình Chiến, Thùy Linh từ Moskau sang để tổ chức một buổi sinh hoạt văn chương nhưng Khoa và mọi người kia đều không sang được.
Từ bấy đến giờ, chàng đã bao lần thấp thỏm ngao du Bên Cửa Sổ Máy Bay*) từ xứ này đếÔn xứ khác. Chàng đã âm thầm tu luyện trong cư xá, trên giảng đường ở nước Nga. Đã siêng năng tích lũy vốn sống quanh các bàn trà văn nghệ. Đã tung Hạt Thóc của Phù thăng vào cõi người một cách ngoạn mục. Đã biến con Hổ của tiền nhân Thế Lữ thành Ông Ba Mươi trong công viên Thủ Lệ làm bạn tâm tình trong lúc Cô Đơn giữa cái cũi mênh mông. Đã nói toạc móng heo Con mèo Foujita của Nguyễn Quang Sáng là con mèo hen trong hồ sơ Giải thưởng Văn chương. Đã đẩy tiếng Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên của Tố Hữu thành định ngữ vàng cho đời thơ một giọng của nhà thơ thích bắn đại bác trong thơ. Chàng đã Nhớ Về Một Thuở. Đã Đi Qua Nước Mỹ... Phải chăng suốt từ thuở đau xót gọi Sao Không Về Vàng Ơi*) cho đến hành trình tinh thần từ Hạt Gạo Làng Ta cho cho đến Hạt Thóc Phù Thăng nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thường xuyên sống bất an trong mặc cảm mình chỉ còn là một Di Tích Thần Đồng đã được xếp hạng. Cho nên, chàng đã quyết định tái xuất cái khí lực thần đồng của mình trong một cuốn sách có rất nhiều góc sân và khoảng trời với một tâm thế tràn đầy hào khí của một vị ngự sử trong cõi văn chương. Nhưng rốt cuộc, chân dung của Di Tích Thần Đồng đã tự lộ: chàng phải một mình nói chuyện với Ma, thậm chí phải lang thang ra tận công viên Thủ Lệ. Và dường như có lúc nào đó chàng đã thảng thốt tự hỏi thầm: Tất cả chúng ta Thật Lòng Nói Dối - Tất Cả Chúng Ta Sắp Bị bắt Rồi...
Chàng vẫn đang khắc khoải khát khao Đợi Mưa Trên Đảo Sinh Tồn, Trên Đảo Văn Chương. Những cơn mưa giao lưu nhận diện chân thành. Những cơn mưa tâm giao tri kỷ, những cơn mưa đối thoại kiệt cùng. Những cơn mưa độc hành giải độc. Những cơn mưa bất chấp Cô Đơn. Những cơn mưa tự trời, những cơn mưa từ đất, từ chín hướng vô cùng thanh lọc tâm linh...
Berlin 30.06-09.09.99
Dũng Văn
________
*) Tên các thi phẩm của Trần Đăng Khoa
Tôi đọc sau nên đành tùy bút muộn. Vốn sẵn lòng quý trọng họ Trần từ lâu. Cho nên, vẫn biết sự chậm muộn thường kèm theo vô duyên, lỡ làng. Song không thể không nói gì khi được đọc tập sách mà chàng gọi là sách Bình luận Văn Chương. Hơn nữa, nhà xuất bản Thanh Niên Hà Nội đã tái bản đến lần thứ bảy. Lại còn quảng cáo đây là một công trình hoàn toàn mang tính học thuật trên tinh thần trung thực trong nhận thức. Mặc dù các cuộc thảo luận sôi động chao chát về sách của Trần Đăng Khoa là việc đã ngưng lại trên tờ Văn Nghệ ở Hà Nội (số ra ngày 03.04.99). Song, tôi vẫn muốn nói theo cách đọc của mình. Rời nước đã mười năm, sống ở Berlin. Thi thoảng gặp lại chàng trên các tờ báo quen thuộc. Xa cách ngàn trùng nên mới chỉ tai nghe. Thế rồi cũng đến lúc có được sách của Khoa để đọc. Lại còn đọc được cả một số bài viết trên báo chí trong nước hô hoán, dè bỉu và luận bàn náo nhiệt về cuốn sách. Đọc rồi không thể không tùy bút vì Lê tiên sinh đã nói rất khoan hậu: Văn chương là của công thiên hạ, ý kiến mỗi người một khác, phân tích thì được, chớ không nên chê mắng. (Lê Qúy Đôn - Vân Đài Loại Ngữ)
2. Có thể với tha nhân là bất cẩn khinh xuất. Nhưng với chàng lại là chí lý...
Chàng sinh vào ngày 26.04.1958. Cuốn sách ra đời vào 1998. Đó là lúc chàng đang 41 tuổi Âm Lịch, có sao Thái Dương chiếu mệnh và mệnh số chàng mang số 3. Như thế có nghĩa là, từ nay cho đến khi năm 2004 trôi qua, nếu không có gì trục trặc thì chàng sẽ mải miết lang thang hì hục viết lách, cực nhọc nghĩ suy để hoàn tất bằng được bộ sách mà chàng muốn để đời. Tôi phỏng đoán vậy bởi vì, theo một lối nhìn huyền học thì những con số giời cho về ngày tháng năm sinh của Trần Đăng Khoa giấu nhiều bí ẩn của đời chàng. Con số 26 số ngày sinh là con số biểạu hiện cái thời thi sĩ thần đồng hiển lộ lừng danh thiên hạ của họ Trần. Từ buổi ấu thời cho đến hết thủa thiếu thời chàng đà sống động trong các thi phẩm của chàng như là một bậc vừa khôn ngoan, thông thái như lão nhân lại vừa thơ ngộ, đa tình như nhi nữ. Con số vận mệnh buổi thiếu thời của chàng là số 8 (2+6=8). Con số mang định mệnh của chàng cũng là số 8 (nhưng số 8 này là tổng số bởi: 2 + 6 + 0 + 4 + 1 + 9 + 5 + 8 = 35 = 3 + 5 = 8).
Năm nay, 1999 con số niên mệnh của chàng là số 4. Cứ chiêm nghiệm theo từng tầng ý nghĩa biểu lộ các tiềm năng khả năng trí tuệ của 9 con số trong số phận của con người thì cho đến bây giờ tôi có thể đoan chắc: mọi vận động của thần khí và kinh mạch văn chương trong văn nghiệp cũng như trong tập sách này của chàng thường là được khởi phát bởi sức mạnh trí tuệ. Chàng luôn luôn có động hướng vươn tới một đỉnh cao nào đó trên cái cao nguyên bút mực của quê hương, của tiền kiếp mà chàng đã may mắn được làm kẻ thừa tự. Có lẽ chính vì vậy mà ngay sự định danh cho cuốn sách có tựa đề Chân Dung Và Đối Thoại là việc hùng hồn vội vã. Gọi đó là sách Bình Luận Văn Chương lại càng biểu lộ sự khinh xuất về mặt học thuật. Chả lẽ, khi tự họa, chàng có thói quen phóng bút tếu táo, cho nên khi đặt tên cho đứa con tinh thần của mình chàng cũng đặt tên cho thích chí, cho thỏa mãn cái tham vọng làm người bình luận văn chương. Tham vọng bình luận văn chương của chàng và dung lượng ý nghĩa của tập sách không hề tương đương, đồng thuận. Trái lại, nếu coi tham vọng ấy của chàng là mục đích tối cao thì đó mới là đường đi chưa đến, khát vọng chưa thành. Giá như cuốn sách của chàng chỉ mang cái tựa đề nhũn nhặn làỏNhững chuyện bên bàn tràõ và gọi đó là loại sách Tùy Bút & Tạp Luận thì tương xứng với nội dung thực tế của tập sách hơn. Nhưng như thế thì sự bàn cãi về cuốn sách sẽ bớt náo nhiệt đi rất nhiều. Các nhà phê bình chuyên nghiệp sẽ chả thể tìm ra nhiều điều bất cập để mà tranh luận với chàng. Tập sách của chàng thực chất là một tập Tùy bút & Tạp Luận. Trong đó đầy ắp sự thuật kể duyên dáng, hóm hỉnh, tếu táo. Có những cuộc nhàn đàm, du đàm, phiếm đàm và mộng đàm rất cổ tích tào lao mà đôi khi cũng rất sâu sa hiền triết về các văn nhân là đại ca, là thân hữu của chàng trong cõi văn chương. Thỉnh thoảng tôi có thấy một vài chân dung truyền thần hoặc ký họa, vài chân dung hý họa, biếm họa, hoạt họa của các văn nhân hiện ra trên các trang sách của chàng. Nhưng thường thường đó chỉ là những nét chân dung ngoại hình, thế tục có khả năng biểu lộ các trạng thái tâm sinh lý hoặc vài kiểu cách, mấy thói quen rất riêng của mỗi nhà văn chứ chưa thể gọi đó là chân dung (chứ chưa nói đến chuyện chân dung văn học). Có thể tán dương rằng chàng đã vẽ chân dung Lê Lựu bằng lối vẽ tỷ mỷ kỳ khu của nghệ thuật truyền thần mặc dù nhiều chỗ bôi nhem do tung tẩy vô tâm. Nhưng, chân dung Lê Lựu nếu có chỉ là có ở vài nét nhân dáng sinh động của vẻ mặt đời thường trong một chân dung hộ chiếu. Cái gọi là chân dung nhà văn Lê Lựu dường như đã nhòe nhoẹt đi nhiều bởi chàng quá yêu hoặc chàng đã được Lê Lựu quá chiều chuộng, nên lối truyền thần vừa tỷ mẩn vừa vô tâm của chàng đã khiến khối người phải than thở: yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau. Trong Phù Thăng, chàng đã có cái nhìn sắc lẻm khi nhận ra bức chân dung thân phận mà tiền bối đã tự họa trong hạt thóc. Vâng, hạt thóc chính là chân dung thân phận của nhà văn Việt Nam một thời. Hạt thóc cũng là chi tiết, là tình huống văn bản trong truyện ngắn Phù Thăng. Đó là một thiên truyện đầy ám ảnh của sự hãi hùng về vụ án Nhân văn - Giai phẩm một thời. Thiên truyện cũng ám ảnh tôi rất sâu bởi cái nỗi lòng mơ hồ rờn rợn của Khoa và chân dung thân phận nhà văn của Phù Thăng. Tuyệt nhiên tôi không thấy một chân dung văn học trong Phù Thăng. Hơn nữa trong thiên truyện đặc sắc này chữ nghĩa trôi chảy hoạt bát, bay nhảy phóng khoáng theo lối thuật kể, miêu tả, tùy bút không hề có những dòng nghị luận đanh thép hay thống thiết. Nhưng truyện lại có sức gợi cảm mãnh liệt để người đời tự chiêm nghiệm về thân phận nhà văn.
Tự chứng nghiệm và ngẫm nghĩ gần xa. Tôi nghĩ tới Các Nhà Thơ Cổ Điển của Xuân Diệu, tập sách Một Mình Với Mùa Thu của C.X. Pautopski (bản tiếng Việt do NXB Tác Phẩm Mới ấn hành năm 1986), Vũ Trung Tùy Bút, Tang Thương Ngẫu Lục của Phạm Đình Hổ; hoặc tập Begegnungen mit Dichter (Gặp gỡ với Nhà Thơ - bản tiếng Đức cũng của tác giả Bông Hồng Vàng viết về E.A. Poe, H.C. Andersen, Babel, Blok, Bunin, Kuprin, Prischwin, Bulgakow...) Tôi nhớ đến Stefan Zweig và các chân dung văn chương của ông như: Drei Meister (Ba Bậc Thầy - 1919): Balzac; Dickens; Dostojewski hoặc Drei Dichter ihres Lebens (Ba Nhà Thơ với cuộc sống của họ - 1928): Ca Sanova; Stendhal; Tolstoi. Hoặc chẳng cần liên hệ so sánh ở đâu xa, có thể kể các đồng nghiềp đương đại khác của Khoa như Mai Quốc Liên với Phê Bình và Tranh luận văn học và Tạp Luận; như Trần Mạnh Hảo với Thơ và Phản Thơ, như Lê Thành Nghị với Văn học, Sáng tạo và Tiếp nhận - tiểu luận, phê bình- NXB QĐND 1994, như Nguyễn Trọng Tạo với Văn chương, Cảm và Nhận... thì tôi càng cho rằng, dẫu là thiên hạ đang bàn nhiều về khủng hoảng của phê bình văn học thì Khoa cũng chỉ nên đặt tên sách là ỏNhững chuyện quanh bàn tràõvà gọi đó là Tùy bút và Tạp Luận. Còn cái công việc Bình Luận Văn Chương có được bao nhiêu phẩm, bao nhiêu lượng ở trong sách thì hãy để độc giả tự cân đo đong đếm. Nếu không vội vã hùng hồn đội mũ nhầm cỡ, khoác áo sai kiểu, lỗi mùa cho đứa con tinh thần của mình thì chàng đã không bị mang tiếng oan là dốt và ngạo mạn. Để nói về tư thế của Núi, người đời có hai cách định vị: Núi ở trên Đất hoặc trong Đất có Núi. Cả hai lối định vị đều không sai sự thật về tư thế của Núi. Nhưng cách định vị thứ hai người đời gọi là tượng của quẻ Khiêm.
Có lẽ chàng cũng không cố ý đánh rơi tuột cái chữ Khiêm trên chân dung tự họa của mình. Nhưng sự hùng hồn vội vã rất chân thành của chàng đã làm cho vô khối người đọc rất chuyên nghiệp trong nước cũng vội vã đọc nhầm, hiểu lệch chàng một cách chân thành và hùng hồn không kém. Có tác giả cứ khăng khăng đọc sách Khoa (theo tiêu chuẩn) như là đọc một công trình hoàn toàn mang tính học thuật cho nên đã kết tội chàng là người luôn coi thường các tri thức khoa học, đặc biệt là đối với lý luận phê bình văn học, hoặc là người có tham vọng làm một kẻ đốt đền trong văn chương, là người đã bốc những nắm bùn của sông Kinh Thày vãi tung tóe lên mặt các nghệ sĩ cũng như diện mạo nền văn học nước nhà, để tự vẽ nên chân dung của chính mình. (Một cách vẽ chân dung chính mình, Đỗ Ngọc Yên - Hà Nội- 04.99). Nghe mà hãi. Thực ra tôi không hề muốn đay lại cái chuyện khinh xuất, bất cẩn trong việc đặt tên, định thể cuốn sách của chàng vì chuyện này nhiều nhà phê bình đã lên tiếng. Đay lại chuyện này tôi muốn minh thị bằng cái nhìn tâm linh rằng chưa hẳn chỉ vì chàng thiếu học vấn, chưa hiểu đời để đến nỗi hớ hênh, tùy tiện như vậy mà căn nguyên còn vì chàng vốn là một văn nhân đầy hào khí từ nhỏ. Ngay từ buổi ấu thời, tương truyền cậu bé Trần Đăng Khoa đã chữa câu thơ Đường ta rộng thênh thang tám thước trong bài Ta Đi Tới của Tố Hữu thành Đường ta rộng thênh thang ta bước để hóa giải cái hữu hạn cụ thể của con đường đất đỏ có hàm nghĩa vô hạn khôn lường của con đường thời thế. Lối dùng chữ của Trần Đăng Khoa từ khi chàng mới 8, 9 tuổi đã có nhiều lúc đầy ắp khí lực như vậy; thế nên lối đặt tên, định thể cho cuốn sách của Trần Đăng Khoa cũng chính là sự biểu lộ cái hào khí ngự sử của chàng trong cõi văn chương. Có thể, với tha nhân là bất cẩn khinh xuất. Nhưng với chàng lại là chí lý, là đương nhiên. Chàng làm thế, khiến các đồng nghiệp đại ca, các hiền huynh, hiền hữu, các độc giả của chàng náo nhiệt tranh cãi, xuôi ngược khen chê. Nhưng cho đến bây giờ chắc là chàng vẫn cho rằng chưa có ai là người tri âm, tri kỷ. Hầu hết là những lời lẽ hoan hô, trìu mến và thán phục. Cũng có những ý kiến phản đối gay gắt, mạt sát tàn tệ. Nhưng hình như ngay cả trong những ý kiến chê trách phàn nàn về cuốn sách, chàng vẫn được nuông chiều, cảm mến vì cái thi mạo thần đồng một thủa của chàng, dù đã thành di tích nhưng vẫn chưa hết sự quyến rũ và chinh phục lòng người.
3. Tôi đọc Khoa theo lối nhảy dù...
Tôi thích tìm chân dung Trần Đăng Khoa trong tập tùy bút và tạp luận nhiều khi mang khí sắc Hài Bút và Hý Luận này. Bởi vì thật ra chỉ có chân dung chàng là rõ và sinh động. Mặc dù với khí chất đồng bóng, chàng đã tự biếm họa: ỏNgoài những trang viết mà ở đấy thường là y dồn hết tâm lực, còn ngoài đời, y là tay nhạt nhẽo và tầm phào. Y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là một gã vô tích sự..õđể tự bôi lem làm lạ hóa chân dung thật của chàng thì tôi vẫn cóc tin là chàng đang tâm sự thật thà. Tôi đồ rằng chàng đang chân thành giả trang thằng Hề để dễ dàng cười nói huyên hoa hết mình giữa làng văn Hà Nội chập chùng những cây cao bóng cả ở chốn Âm Dương trong cái nhìn rất Bợm của chàng. Tất nhiên, khi tự họa thì chàng có thể phóng bút tùy thích. Nhưng khi vẽ chân dung kẻ khác tôi thấy chàng cũng rất tùy tâm, tùy ý và cũng rất... kệ đời. Có một điều chàng không tự biết và không ngờ là chân dung chàng đã và đang hiện ra theo sự thống kê (theo kiểu niên biểu) nhịp điệu và thời điểm ra đời của 23 bài viết trong Chân Dung Và Đối Thoại.
Tập sách có 3 bài được viết trong năm 1993, năm mà con số vận mệnh chàng là số 7. Tháng 4 chàng viết Nguyễn Đức Mậu và Chí Phèo mất tích. Tháng 8, chàng viết Xuân Diệu. Tháng 11, viết Tản mạn xung quanh giải thưởng Hội nhà văn năm 1993.
Năm 1994, chàng viết được 7 bài cho tập sách. Tháng 01.94, viết Vài phút với Nguyễn Quang Sáng. Tháng 05.94, viết Tố Hữu với bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Tim Obrien và cuốn sách Những gì họ đã mang theo, Lê Lựu. Tháng 07.94, viết Bruce Weigl. Tháng 10.94, viết Ngẫu hứng du ngoạn qua Giải thưởng Văn nghệ quân đội. Tháng 12.94, viết Đi qua nước Mỹ. Tập sách không có bài nào được viết vào năm 1995.
Năm 1996 chàng có 6 bài đứng ở tập sách. Tết 96, chàng viết Marian Tkachop với Nguyễn Tuân, Ngày Tết đọc 5 bài thơ lục bát, và thực hiện đối thoại với Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung ương Hữu Thọ, với phóng viên Hoàng Xuân Tuyền để có bài Câu chuyện đầu năm và Câu chuyện bên bàn trà. Ngoài ra Chân Dung Tự Họa và Phù Thăng cũng được viết trong năm Bính Tý. Năm mà chàng niên hạn của mệnh chàng mang số 1, bắt đầu một chu trình 9 năm mới của số mệnh.
Năm 1997, mệnh số chàng ở số 2. Giống như năm 1993 khi mệnh số mang số 7, não trạng chàng thiên về những hồi tưởng ngậm ngùi xúc cảm. Với tâm thế của kẻ đã có nửa đời để nhìn lại, chàng hoàn thành Lưu Trọng Lư với bài thơ Tiếng Thu, Nhớ về một thuở (10.97), Ivan Novitxki (chàng Ivan Không Rượu 11.97), Nguyễn Viết Chộp (12.97). Trong đối thoại, tháng Tư 1997, với nhà văn Vũ Tú Nam (Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Hội Nhà Văn Việt Nam 1957-1997), chàng đã khéo léo rủ rê họ Vũ ôn cố tri tân mạn đàm tùy hứng ngẫu nhiên theo kiểu dây cà ra dây muống để rồi có bài viết mang tựa đề đanh thép như khẩu hiệu, như tiên đề chẳng ai thiết bàn cãi nữa. Vì bài Quyết định cuối cùng vẫn là các nhà văn có thể xếp vào loại lý luận ỏBiết rồi! Khổ lắm! Nói mãi.
Năm 1998, (năm mà mệnh số chàng mang số 3 theo một lối nhìn huyền học) chàng có 2 bài quan trọng cho cuốn Tùy bút & Tạp Luận. Cả hai bài đều bộc lộ khả năng phân thân, hóa thân và nhập thân của một bản tính thi sĩ. Khi thì chàng vừa là Người vừa là Ma. Còn ở bài khác thì chàng vừa là Người vừa là Hổ. Chuyện ở công viên Thủ Lệ chàng viết vào dịp Tết 98. Còn bài Nguyễn Khắc Trường và... chàng viết vào 07/98.
Như vậy, năm 93, dù nhiều hồi tưởng và xúc động da diết chàng viết được ba bài, trong đó tâm huyết nhất có lẽ là chân dung Xuân Diệu. Năm 94, chàng vừa khôn ngoan hoạt bát vừa tế nhị sắc sảo, vừa tung tẩy xuất thần viết liền bảy bài, trong đó có nhiều bài hấp dẫn, thú vị gây nhiều tranh luận ngược chiều như Lê Lựu, Tố Hữu và bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên và Vài phút với Nguyễn Quang Sáng. Năm 95, chàng có vẻ ngưng lặng hồi tâm, định ý, luyện ngôn, rèn chữ để đến năm 96 chàng cung hiến cho cuốn sách được sáu bài (riêng Tết 96 chàng đã viết được ba). Toàn những bài nhiều chuyện thấm thía khoái trá và cũng động chạm lênh đênh đến cả kẻ chết người sống trong cõi làng văn Hà Nội, trong đó có thiên truyện Phù Thăng thực sự là đặc sắc. Năm 97, chàng cũng nhiều lần ngoảnh lại để nhớ về một thuở, nghĩ tới người này người kia. Và chàng đã có tới năm bài cho cuốn sách, đầy cảm tính và thiên kiến riêng tư, bút lực bài nào cũng tỏ ra vừa phiêu dật lại vừa rất thực cảnh. Năm 1998, tuy chỉ có hai bài đứng dược trong cuốn sách nhưng lại là hai bài trụ cột, vừa điềm tĩnh nhẹ nhàng vừa cẩn thận kín đáo mà vẫn bộc lộ được tinh thần cứng mạnh của chàng trong cái cõi người nhiều Ma, lắm Hổ. Đặc biệt tôi thấy chàng thường xuyên khai bút và bút lực chàng thường mạnh mẽ vào dịp đầu Xuân. Quả thật mùa Xuân là Vượng địa cho bút mực của người mệnh Mộc như chàng.
Chàng đã cố ý mở đầu cuốn sách bằng Chân Dung Tự Họa và lấy cuộc đối thoại với Hổ để kết thúc cuốn sách. Bởi không thừa nhận và không tin vào Thể tính và Danh tính mà Khoa tự đặt cho Chân dung và đối thoại, cho nên tôi không đọc sách của Khoa bằng cái nhìn hàn lâm nghiêm cẩn vào một công trình hoàn toàn mang tính học thuật. Căn cứ vào niên biểu, nhịp điệu, thời điểm xuất hiện và sự bài trí 23 bài báo đã làm nên cuốn sách, tôi đọc Khoa theo lối nhảy dù thẳng thắn và êm ái vào các Yếu huyệt trong Kinh Mạch Văn Chương của chàng.
(còn tiếp)
4. Chàng đã lưu lại, đã réo rắt ngân lên bao nhiêu oán khúc...
Có thể nào lại nói làng báo và độc giả trong nước đã phát sốt một cách khờ khạo và cả tin khi Chân dung và đối thoại được tái bản, nối bản tới lần thứ bảy và có đến hơn năm mươi bài viết về sách của Khoa trên báo chí cả nước? Muốn nói theo giọng gì thì nói cái cơn sốt này là sự thành công tức thời hiển nhiên của chàng ngoài chợ sách. Tôi cho rằng chàng hoàn toàn có tính toán khi tung cuốn sách của mình ra thị trường chữ nghĩa đương đại. Chàng đã rất chú trọng đến nhu cầu thỏa chí tò mò tọc mạch, tiêu dao bông phèng của công chúng. Nghĩa là chàng coi trọng chức năng giải trí của văn chương. Cho nên dù mang dăm ba mục đích bình luận văn chương nhưng cuốn sách của chàng chủ yếu là thứ văn chương mang nhiều Tính Nết, Tâm Tính, Tâm thuật của chàng hơn là Học thuật. Giá trị hấp dẫn là ở sức khơi gợi ra các vấn đề văn chương đáng tiếp tục bình luận của sách chứ không phải chỉ ở dung lượng nội dung có nhiều chuyện vuốt râu hùm trong sách.
Theo đại ý bài viết của nhà văn Nguyễn Đình Chính trong mục Văn học và dư luận của tờ Phụ san Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội (25.03.1999) thì giới phê bình văn nghệ trong nước hiện nay thường xuyên miễn bút chiến. Bởi: sợ hãi vì ngại va chạm thù hằn. Bởi: chán nản vì nhuận bút cho phê bình rẻ mạt và thường xuyên có hiện tượng phê bình tuân lệnh theo chỉ đạo của phe nhóm. Bởi: bối rối trước một sân chơi văn chương, nghệ thuật bỗng dưng quá tự do phóng khoáng đến mức gây cuống cho nhiều cây bút phê bình lý luận. Kết cuộc là nhiều cây bút phê bình nghệ thuật ở cỡ tuổi 50 đến 70 đã có thói quen thích chơi đồ cổ thích lôi các sự kiện văn chương từng được bàn cãi xong xuôi và các tác giả đã được an táng yên lành trong các Nghĩa Trang Văn Nghệ ra chơi để tránh phải nói về những người đang sống, những việc đương thời. Trong bối cảnh này, tập sách của Khoa dù muốn hay không cũng là con đẻ của cái môi trường sinh thái văn chương ấy. Có thể nhận ra những sợ hãi, những chán nản, những bối rối và cả cái hứng chơi đồ cổ của Khoa trầm ẩn kín đáo trong những trang viết của Khoa.
Thường quan niệm rằng cõi Âm Dương có Ngũ Hành Tương Khắc Tương Sinh thì Cõi Văn chương cùng có Ngũ Văn uyển chuyển biến thiên. Cho nên tôi nhận ra cái Thổ Văn mang tên Trần Đăng Khoa trong cuốn sách có hai lối văn chủ yếu là Thủy Văn (Văn Ngôn, Văn Nói) và Mộc Văn (Văn Sử, thiên về thuật kể), mà rất ít khi thấy Hỏa Văn (Văn Tâm) và Kim Văn (tức Văn Triết) xuất hiện; và đương nhiên chân dung Văn Nhân (Thổ Văn Trần Đăng Khoa) thường xuyên tự lộ trong hai Kinh mạch: Văn Ngôn và Văn Sử của chàng. Người ta nghĩ là Khoa có lối tiếp cận thân mật suồng sã, bông phèng khi viết về các nhà văn. Nhưng cứ theo văn mạch thì thấy tuy hồn nhiên tung tẩy nhưng Khoa cũng rất ý tứ, biết giữ Lễ. Chẳng hạn, tháng 05.94, khi tập kích vào Tố Hữu với Bài Thơ Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên cùng Hồng Diệu và Khánh Chi, chàng giữ thân thủ và miệng lưỡi của một nhà báo khôn ngoan biết nhân dịp để hỏi han thuật kể cho chân dung nhà thơ dường như suốt đời chỉ có một giọng tưng bừng kèn trống tự lộ ra rất thật lòng. Chàng đã đẩy tiếng Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu thành định ngữ vàng cho đời thơ một giọng của nhà thơ thích bắn đại bác trong thơ. Bốn năm sau, đầu Xuân năm Mậu Dần 1998, Khoa chỉ im lặng cùng đi với nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi tới phỏng vấn Tố Hữu. Trong cuộc xông đất đầu năm, Khoa chỉ ngồi nghe. Nguyễn Bùi Vợi gợi chuyện về giọng thơ Tố Hữu trong Từ ấy và phàn nàn: Thưa anh, trước đây nói tới nhà thơ Tố Hữu là bao giờ người ta cũng gắn với những cụm từ về chức vụ cao cấp của anh. Như vậy là chưa khoa học. Thời Từ ấy người dân nào giữ một bài thơ có thể bị thực dân bắt bỏ tù; bây giờ ai chê thơ anh cũng sẽ bị nghi kỵ phiền toái. Phải chăng Khoa đã ân hận tự cho mình đã hơi quá liều lĩnh khi chỉ dùng một bài thơ Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên để nghị luận cả một đời thơ của ông nên chàng đã rủ rê Nguyễn Bùi Vợi thực hiện cuộc xông đất rất phải đạo này. Dù sao, chuyện này không phải ai cũng làm được một cách thú vị ngon lành như Khoa vì dù sao chàng với nhà thơ là chỗ thân tình, là tình cảm chú cháu cha con, bởi mối giao cảm từ lúc chàng đang là thi sĩ thần đồng. Mọi người có thể kiểm chứng lại việc vuốt râu hùm của Khoa. Thiết nghĩ, trong cư xử với Khoa, khi đã là lão nhân ngoài 80 tuổi Tố Hữu tỏ ra rất hiền từ độ lượng chứ đâu có hùm hổ gì. Tôi chỉ lạ lùng một chút khi ông nói ông chưa đọc Phù Thăng, không biết Phù Thăng và không biết chuyện Phá vây đã bị làm khó dễ. Ông bắt đầu quên và lẫn rồi ư? Giá như Trần Đăng Khoa hoặc ai đó thử thực hiện bài viết Nhà thơ Tố Hữu và Bài Thơ Đời Đời Nhớ Ông nhân dịp kỷ niệm năm sinh năm mất gì đó của Stalin thì có lẽ Tố Hữu sẽ cũng bộc lộ chân thành là ông cũng hoan hô đấy chứ. Chỉ có điều, ở đây tiếng hoan hô Stalin đã hóa thành tiếng hát và tiếng khóc. Dù sao ông cũng đã nhầm lẫn rất thật lòng khi viết Đời Đời Nhớ Ông. Khi người ta không đủ điều kiện để cảm nhận đúng về sự thật thì sự hoan hô cười khóc thật lòng nhầm lẫn về sự thật kia thật là bi kịch!
Khi Khoa viết về Hạt Thóc Phù Thăng, về Lê Lựu, về Xuân Diệu, về Nguyễn Tuân thì chàng vẫn tiếp cận theo lối thân mật suồng sã, bông phèng nhưng với nhiều tâm thế nhà văn hồi ký phóng sự chứ không phải chỉ rặt một tư thể nhà báo. Với Lê Lựu thì quá thân thiết gần gũi và quý mến nhau. Đã thân thì dần cho đau, ít phải giữ kẽ, phải e dè mồm miệng. Lê Lựu có nổi đóa rất đàn anh một chút, cũng chẳng sao. Vì thế nào anh ấy cũng nhận ra cái tình của mình và sẽ viết hay hơn... Với Xuân Diệu thì vừa thân, vừa kính trong thuật kể vừa ngọt, vừa đắng trong nhớ nhung, hoài niệm. Bởi, với Khoa, ông vừa là bạn vừa là thầy và cũng là một di tích đã được xếp hạng. Cuộc đời Phù Thăng coi như đã xong phim, chàng chỉ lưu lại một oán khúc. Bài học Phù Thăng là cũng là bài học đau đớn của nhiều số phận nhà văn trong việc làm người trung thực. Dù anh có cảm nhận đúng về sự thật nhưng anh nói ra không đúng lúc thì anh sẽ bị họa cả đời. Với Nguyễn Tuân, một di tích đặc biệt đã được xếp hạng đặc biệt. Chàng tỏ ra khá tinh ranh và sành chơi đồ cổ khi nói tạt ngang rằng Nguyễn Tuân là người thích đùa. Ông ham chơi và chơi cú nào cũng thắng. Dường như để tránh sự lặp lại người khác chàng đưa ra một cách hình dung và đánh giá về Nguyễn Tuân của một dịch giả và là nhà Việt Nam học người Nga. Có một nhân dáng Nguyễn Tuân mà Khoa dựng bởi cái nhìn của của người khác. Chính chàng cũng đã dùng cái nhìn của gã Ivan Novitxki để hý họa rất nhanh chân dung thế tục của Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mỹ Dạ... Chàng sẽ vô can nếu cái nhìn kia còn nghiêng lệch. Tâm thuật chàng thật ranh mãnh. Và điều thú vị là nhờ thế mà vấn đề giao lưu văn học được báo động một sách nhẹ nhàng bất chợt. Nếu không, dưới mắt Marian Tkachop văn học Việt nam chỉ có Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Tô Hoài... Giống như mấy năm gần đây, một nhà văn Việt Nam trong một chuyến Hoa du đã nhận ra rằng, một nhà văn Trung Quốc đương đại chỉ biết đến Văn học Việt Nam đương đại qua hai tác phẩm Từ Tuyến Đầu Tổ quốc và Sống như Anh.
Ai mà biết được, đếm được rằng chàng đã lưu lại, đã réo rắt ngâm lên bao nhiêu oán khúc giữa làng văn Hà Nội, Huế, Sài Gòn...
5. Nhiều người yêu quý chàng cách mấy, cũng đành...
Tại sao Khoa chỉ thích dùng lối tiếp cận thân mật, suồng sã, bông phèng trong mạch Văn Ngôn, Văn Sử của chàng? Nhiều chuyện Khoa dùng Tâm thuật của người thẩm vấn để khui ra càng nhiều càng tốt những việc những người mà Khoa không thể hoặc không tiên trực ngôn nghị luận. Việc chàng khảo sát chất lượng Giải thưởng Hội Nhà văn 11.1993 và Giải thưởng Văn Nghệ Quân Đội vào tháng 10.94 bằng lối kết hợp tản mạn tùy bút và phỏng vấn cấp tập dáo diết hàng loạt các nhà văn Chính Hữu, Vũ Tú Nam, Nguyễn Quang Sáng, Khuất Quang Thụy, Nguyễn Khải, Hồ Phương, Nguyên Ngọc để chàng hoàn tất vai trò liên lạc với những người có thẩm quyền có trách nhiệm trong việc quyết định Giải Thưởng mà truyền khẩu lại những ý kiến thất vọng, những nhận định bao biện của các bậc giám khảo ấy cho bạn đọc. Cái Thủy Văn (Văn Ngôn) thông minh quyền biến của kẻ lợi khẩu nơi con người nhà báo Trần Đăng Khoa đã nuôi dưỡng tạo tác cho cái tiết tấu mạch lạc, hoạt bát khi lướt nhanh khi nhấn nhá trong văn thuật kể (Mộc Văn, hay gọi là Văn Sử) của chàng. Làm vậy chàng được tiếng là trung thực khách quan. Lại không phải mất nhiều công uốn ba tấc lưỡi để nói những điều vừa lòng cả những cái tai ở trên, ở ngang, ở dưới. Mà rốt cuộc dường như chàng vẫn lôi được cả tổ con rồng rồng về sự thật đáng bàn. Rồi chàng kiến nghị thẳng thừng Giải thưởng Hội Nhà văn không còn là chuyện nội bộ của Hội, nó đã thành việc quốc gia, thành chuyện quốc tế. Bởi thế việc xét giải rất nên thận trọng và chuẩn xác. Xét trong cái tình trạng phê bình trong nước, theo lời nhà văn Nguyên Ngọc Theo tôi trong năm qua, nghiên cứu thì có còn phê bình thì không, hình như ta chưa có phê bình. Phê bình rất xấu. Tình trạng hiện nay tôi thấy chia ra hai khuynh hướng: một là bốc thơm nhau, phê bình lẫn với quảng cáo, còn khuynh hướng thứ hai là trù đập. Cả hai khuynh hướng này tôi thấy đều không lành mạnh và không lương thiện, gây rối ren, khiến những nhà văn đứng đắn người ta chán nản. (Tản Mạn Xung Quanh Giải Thưởng HNV năm 1993), thì nhà báo Trần Đăng Khoa đã rất khôn ngoan và quả cảm khi chàng thực hiện những cuộc ngẫu hứng du ngoạn vào hồ sơ nhân sự ở các Giải Thưởng Văn Chương của làng văn Hà Nội trong vai phóng viên thanh tra với vẻ mặt giống củ hành tây chúc ngược đầu. Mặc dù thâm tâm Khoa chứa đầy hào khí làm ngự sử văn chương khi chàng được phân công ở bộ phận lườm ngúyt ở tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, song xem ra để khui các sự thật đáng bàn đáng kiến nghị chàng đã tự nguyện vào vai thằng Mõ mà lấy miệng thế gian thay cho (hoặc là đưa đẩy hộ) miệng lưỡi của mình. Cho nên tôi cũng chẳng muốn tranh luận với chàng về những lời chàng tỉ tót phân tách không thấu tình đạt lý khi so sánh thơ Hoàng Nhuận Cầm và thơ Nguyễn Quang Thiều, hai thi sĩ hạng A trong Giải Thưởng Hội Nhà Văn năm 1993. Bởi vì chàng đã cảm và nhận thơ của Cầm và Thiều theo Tính Nết và Tâm Tính riêng. Khi đọc năm bài thơ lục bát của Nguyễn Đình Thi, Bằng Việt, Trúc Thông, Phạm Công Trứ, Đồng Đức Bốn thì cách đọc của chàng không chỉ mang đầy Tính Nết đồng bóng thất thường mà còn bộc lộ cái Tâm thuật tai ngược rất riêng của chàng. Việc chàng chọn thể loại vốn là sở đoản của nhà thơ Nguyễn Đình Thi ra làm một ngón tay trên bàn tay thơ lục bát Việt Nam nhân dịp đầu Xuân là chàng có ác ý không đây? Hay là chàng chỉ muốn triết lý về cách nhìn đời. Bởi năm ngón tay lúc nào chả có ngón dài ngón ngắn.
Nếu nhìn kỹ vào số lượng loại bài phỏng vấn của chàng trong tập sách, nếu đo lường những tri thức nội lực học thuật mà chàng đã sử dụng để tạo ra 23 bài viết làm nên tập sách mà chàng gọi là Bình Luận Văn Chương thì tôi bỗng giật mình. Chân dung tự lộ của chàng trong suốt từng trang sách là chân dung của một nhà báo có khẩu khiếu bình luận Văn chương theo kiểu thông tấn xã bàn trà, thông tấn xã truyền mồm chứ không phải chân dung của một nhà Bình luận Văn chương hàn lâm, chuyên nghiệp. Khi chàng xếp đặt Nguyễn Khải vào vị trí một nhà văn thông tấn cũng là lúc chàng không hay rằng chính chàng cũng đang là một tay Bình luận Văn chương Thông tấn của Thông tấn xã Bàn Trà. Có điều, lúc thì chàng bàn với giọng điệu của Thông Tấn Xã Bàn Trà Quốc Doanh. Lúc thì chàng nói theo kiểu Thông Tấn Xã Bàn Trà Cuốc Lủi-Truyền Mồm. Chàng cũng thích đùa. Cũng chơi văn. Như đã nói cái thứ văn sở trường của chàng là Thủy văn và Mộc Văn. Đôi khi cái sở trường này lại đẻ ra cái sở đoản khác. Chàng lợi khẩu hoạt náo bông phèng một cách hồn nhiên, tai quái cho nên lắm lúc đôi khi tùy bút của chàng cũng sống sít, cũng nửa báo nửa văn. Hễ khi nào luận hứng phát sinh chàng cũng tung ra, cũng thổn thức những câu thống thiết chân thành. Chỉ có điều khi những luận lý liên quan đến học thuật, đến sự trải đời lịch lãm thì ý kiến của chàng lại thiển cận, nông cạn và tự mâu thuẫn một cách thật lòng đến mức khó tin. Ví dụ như ý kiến cho rằng chi tiết bán con chuộc chồng của cụ Ngô Tất Tố là tệ hại, là quái đản đến nỗi Ma cũng không thể chấp nhận được. Chàng lại đem so chị Dậu của bút pháp hiện thực phê phán kiểu Ngô Tất Tố đầu thế kỷ 20 so với nàng Fantine của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa kiểu Victor Hugo ở Pháp quốc thế kỷ 19, để tỏ ý ca ngợi nàng Fantine đẹp đẽ cao thượng và dè bỉu chị Dậu độc ác nhẫn tâm. Nếu theo kiểu tư duy ấy, thử so Chị Dậu với nàng Mêđê trong thần thoại Hy Lạp, người đàn bà đã xé xác con ruột tung lên giữa trời để hành hạ và trừng phạt tội phụ tình của chồng mình thì Khoa sẽ yên tâm rằng chị Dậu nhà ta còn hiền thục chán. Nhưng có lẽ chàng không lạ gì những cảnh tượng có những gã trai Việt Nam trong thời kinh tế thị trường đã bán đi bán lại người đàn bà mà hắn từng xài xể để kiếm tiền lời. Hoặc tình trạng từ năm 1997 đến nay đã có 77 trẻ em ở Bắc Cạn được các anh chị Dậu đời mới tự tay ôm con đi bán cho người nước ngoài làm con nuôi (theo báo Thanh Niên ngày 14.07.99) thì làm sao lọt qua cặp mắt phóng viên lườm nguýt của chàng khi chàng sống ở ngay số 4 Lý Nam Đế Hà Nội! Hay là chàng giả vờ đưa một cái nhìn thật ngây thơ vào vụ bán con, bán chó của chị Dậu trước đây hơn nửa thế kỷ để gợi ra trong tâm thức công chúng một sự so sánh tức thời về tình trạng phát triển của cái ác qua trình độ bán chó, bán người trong văn chương. Có lẽ vì lối so sánh tùy hứng theo cảm xúc riêng tư này nên nhiều người cho rằng Trần Đăng Khoa dốt về lý luận. Đã chắc đâu là như vậy! Trong bàn luận kiểu thông tấn xã bàn trà của Khoa về Nam Cao tôi thấy không chỉ có sự ngây thơ hoặc sự giả vờ như ngây thơ mà còn có sự mâu thuẫn. Một mặt Khoa đánh giá rất cao Nam Cao Trần Hữu Trí. Ví dụ khi chàng lấy Nam Cao để đo đạc một văn tài: Lê Lựu đã dựng nên một loạt bức tranh nông thôn đặc sắc. Có nhiều trang đạt tiêu chuẩn Nam Cao. Và Khoa cho rằng về tài thì Nam Cao cũng chẳng thua gì Sêkhôp và Lỗ Tấn. Mặt khác, lại cho rằng nhưng khoảng cách tầm cỡ (giữa Nam Cao và ông Tây, ông Tàu kia) thì hình như vẫn còn xa nhau lắm. Sở dĩ có cái khoảng cách ấy, cũng là vì ở chỗ, Lỗ Tấn và Sêkhôp quan tâm đến nỗi đau ở cõi tinh thần, còn Nam Cao lại phải để tâm trí nhiều đến cái bụng. Đọc ông ấy, trang nào cũng thấy đói. Mà văn học chỉ luẩn quẩn xung quanh miếng ăn, cũng khó mà lớn được... (Chân dung và đối thoại, trang 224-225). Sự bàn luận tạt ngang tạt ngửa của Khoa về Nam Cao trong lúc đang chuyện trò với Lê Lựu về Nguyễn Đức Mậu và Chí Phèo Mất Tích (chứ không phải trong một chuyên luận chuyên sâu) dĩ nhiên là không thể thấu tình đạt lý về Nam Cao. Tôi cũng đã biết đến cái đói, cái miếng ăn trong văn phẩm của Nam Cao, của Nguyễn Công Hoan, của Ngô Tất Tố, của Jac London, của Garcia Márquez. Tôi nghĩ rằng Trần Đăng Khoa hẳn cũng chưa quên cái đói, cái miếng bánh mỳ Giăng Van Giăng trong tiểu thuyết của Hugo khi mà chàng rất nhớ đến Fantine. Thực tình rất nhiều nhà văn vẫn rất lớn, rất tầm cỡ khi viết về cái đói, viết về miếng ăn của con người. Cho nên tôi thực lòng sửng sốt kinh hoàng khi đọc lại nhận định của chàng: văn học chỉ luẩn quẩn xung quanh miếng ăn, cũng khó mà lớn được. Điều nông cạn của Khoa là ở chỗ, chàng cho rằng những đề tài nhỏ bé tầm thường không thể làm nên nhà văn lớn. Theo cách diễn đạt của chàng ở chỗ này thì một nhà văn viết về con Hổ, viết về ông Tổng thống dứt khoát sẽ có tầm cỡ hơn là nhà văn viết về con dế mèn, về miếng bít tết. Chàng nhầm lẫn khủng khiếp vì quên rằng điều quan trọng không phải là đề tài mà là đôi mắt, là sức nhìn sức nghĩ của nhà văn trong khi xử lý đề tài cho ý đồ và chủ đề nghệ thuật của mình. Đừng cho tôi đề tài hãy cho tôi đôi mắtõ, hình như Razun Gamzatôp đã nói rất tế nhị về điều quyết định làm nên tầm cỡ của nhà văn. Boris Pasternak cũng có lần nói đại ý là vấn đề không phải là cần đề tài nào mà là nhà văn cần có cái compa trong mắt. Tôi thì luôn luôn cổ vũ cho cái nhìn đầy dao kéo của nhà văn vào đời sống. Trong bất cứ đề tài nào nếu cái bán kính tinh thần được quét bởi cái Compa trí tuệ trong mắt của nhà văn mà ngắn tùn tũn thì nhà văn ấy mới khó mà lớn được. Có thể ví dụ sát sườn: không phải ai hễ cứ dám bàn luận về tác phẩm Bình luận văn chương đầu tay của nhà thơ đã có một thủa thần đồng như Trần Đăng Khoa là có tầm cỡ hơn người viết bình luận về một tác giả chưa bao giờ có một thủa thần đồng. Nhưng ở một chỗ khác trong cuốn sách thì chàng lại tỏ ra minh mẫn hơn khi nói Tác phẩm lớn hay nhỏ đâu có phụ thuộc vào nhân vật mà nhà văn đề cập, ví như con muỗi mắt hay con voi rừng, để rồi chàng lại cho ông Ba mươi nói rằng Văn học có thể viết về con muỗi, về côn trùng. Nhưng nhà văn mà chỉ luẩn quẩn với những muỗi mắt, côn trùng, giun dế, cóc nhái với cào cào châu chấu thì cũng không thể thành người được đâu, con ạ. Con cứ nhắn với các nhà văn như thế nhé. Cứ nói thẳng ra là ta nói thế đấy. (Sách đã dẫn trang 335) Thiết nghĩ trong khi nói chuyện với Hổ để giãi bày cuộc độc thoại cô đơn, một hành trình tinh thần của Khoa trong công viên Thủ Lệ, những lời ấy, trước hết chính là để chàng tự nhắn nhủ mình. Sau đó mới là để nhắn nhủ các nhà văn đương đại khác.
Tôi cũng không ngờ chàng tỏ ra suồng sã và bất cẩn quá đỗi lúc đùa bỡn với chữ nghĩa khi giải thích sự chẳng kém cạnh gì của thơ Ý Nhi với thơ Nguyễn Đình Thi rằng Nghĩa là có thể trộn lẫn được, kể cả hồn lẫn xác (Sách đã dẫn, tr. 120). Sự đụng chạm chọc ngoáy không cần thiết vào chuyện buồng ngủ của các nhà thơ theo kiểu vui mồm vui miệng rất trẻ con của Khoa sẽ có thể thỏa mãn thói hiếu kỳ tọc mạch của công chúng ngoài chợ, nhưng không thể làm cho thi hứng của văn nhân phổng phao thêm và mãnh liệt hơn.
Với những nội dung bình luận văn chương như thế, nhiều người yêu quý chàng cách mấy cũng đành trân trọng bỏ ra ngoài vùng trí nhớ và để mặc chàng tự nói một mình trong góc sân và khoảng trời *) của chàng cho êm chuyện.
6. Chàng phải một mình nói chuyện với MA, thậm chí phải lang thang ra tận công viên Thủ Lệ...
Thực ra sắc thái học thuật duy nhất trong tập sách cố nhiều chuyện phiếm về văn chương của chàng là chàng đã tỏ ra rất sành sỏi ứng dụng và biết chú trọng triệt để đến chức năng giải trí của văn chương cho tầng lớp công chúng có nhiều khả năng thanh toán và tiêu thụ sách nhất. Do được học hành ở Liên Xô mà chàng biết rằng văn chương nghệ thuật có đến hơn mười chức năng, trong đó có cả chức năng giải trí. Chàng đã đem hết Tâm Tính và Tâm thuật của mình vào từng bài báo. Sau mỗi bài báo chàng thâu nhận hồi âm của độc giả để nuôi dưỡng thêm chất tếu bút và hài luận cho từng bài tiếp theo. Và tập sách ra đời theo công nghệ lời quê chắp nhặt rông dài. Đó là tuyển tập các bài báo của Nhà Thơ kiêm Nhà Báo Trần Đăng Khoa với tư cách cán bộ biên tập và sáng tác của ban Lý Luận Phê Bình ở Tạp Chí Văn Nghệ Quân Đội thực hiện theo một nhịp điệu rất tự do theo cảm hứng cá nhân. Như tôi đã liệt kê, năm nào gặp dịp năm hết Tết đến, vui mồm vui chuyện, cảm hứng dồi dào thì viết tới 5,6 hoặc 7 bài. Có năm chỉ có 2 bài đứng được trong cuốn sách nhưng lại là hai bài rất thân phận, tràn đầy tính nết. Nói vậy, có nghĩa là những ai chăm chăm đọc cuốn sách này như là một công trình Bình luận Văn chương hoàn toàn mang tính học thuật sẽ không thể có một cách đọc thích hợp để có những đánh giá xác đáng về nội dung thực sự chỉ có thể có được trong cuốn sách. Giáo sư Trần Hữu Tá, có ý kiến: Trong nhịp sống có phần uể oải của văn học, nhất là của phê bình, bình luận văn học, cùng với cuốn Về một hiện tượng phê bình của NXB Hải Phòng do Nguyễn Hữu Sơn biên soạn, giới thiệu, Chân dung và đối thoại là hiện tượng hiếm của năm 1998. (Tạp Chí Thế Giới Mới số 328, 22.03.99). Chi tiết này, cùng với các ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Chính về tinh thần luôn luôn xin miễn bút chiến của các nhà phê bình văn nghệ trong nước ở thời gian gần đây, cùng với sự phức tạp, sự khủng hoảng của phê bình văn học hiện nay bổ sung thêm cho tôi toàn cảnh trạng thái khí hậu của cái sinh thái xã hội phê bình văn nghệ đã dung dưỡng cho sự xuất hiện và sự cảm nhận cuốn sách của Trần Đăng Khoa.
Với cách đọc của tôi, một mặt tôi nhận ra một nhân khí mới hơn, một dân khí cao hơn trong đời sống văn chương ở quê nhà qua các trang viết tài hoa của Trần Đăng Khoa. Qua sự cảm thụ và đánh giá của nhiều loại độc giả đối với cuốn sách của Khoa, tôi nhận ra tư duy và thị hiếu bình luận văn chương của khá nhiều người Việt cần phải được mở rộng và đào sâu. Hóa ra, chẳng riêng gì ở hải ngoại mà ngay ở trong nước: nhu cầu đổi mới trong nhịp sống bình luận văn chương cũng đang là một cơn sốt. Mặt khác, tôi nhận ra sự cô đơn của Hạt Gạo Làng Ta (tên bài thơ nổi tiếng mà Khoa làm hồi mới 8 tuổi đã trở thành biệt danh của chàng) trong cuốn sách. Sắc thái thứ nhất của nỗi cô đơn là Khoa cứ lầm lũi, cứ ngang bướng một mình làm việc chữ nghĩa theo lối hài bút và hý luận rất riêng của chàng, một lối tiếp cận thân mật suồng sã mà theo nhà phê bình Lại Nguyên Ân thì văn học ta hơn ba-bốn chục năm nay thiếu vắng. Tuy nhiên với lối tiếp cận này Khoa chỉ làm được cái việc mua vui, thư giãn, giải trí chút xíu cho công chúng thị dân. Từ đó xới ra, gợi đến vài ba vấn đề của lao động nhà văn và văn học đương đại chứ không thể bàn luận thấu tình đạt lý tới bất cứ hiện tượng hoặc vấn đề văn chương nào. Để thỏa mãn mục đích ấy công chúng văn chương cần đến những cuốn sách khác với lối tiếp cận khác hơn chăng? Sắc thái cô đơn thứ hai là mặc dù trên cái sân chơi văn nghệ có vẻ đầy tự do phóng khoáng của làng văn Hà Nội, vốn là một thi sĩ thần đồng đã được xếp hạng như là một đặc sản văn chương của xứ Hải Dương, ra vào đi lại ở khu Ba Đình dễ như bỡn. Thế nhưng, Trần Đăng Khoa lại thường xuyên không biết nói chuyện cùng ai. Chàng phải một mình nói chuyện với Ma, thậm chí phải lang thang ra tận công viên Thủ Lệ nói chuyện với Hổ để giãi bày những tâm sự và giấc mộng văn chương của chàng. Tôi biết, ngày xưa, một danh sĩ họ Ngô Thời, có lúc cô đơn cũng đã phải réo Ma ra để tỏ lòng mình cho phỉ chí tang bồng. Nhưng ngày ấy nước Việt mình đất vắng người thưa. Bây giờ, hơn bảy mươi triệu người trong nước, lại còn hơn hai triệu người Việt ta định cư rải rác ở 70 quốc gia trên thế giới với kỹ thuật thông tin rất chi là hiện đại. Thế mà Khoa có lúc chỉ còn biết nói chuyện với Ma, với Hổ một cách thật lòng say đắm như kẻ lên đồng, như người làm thơ ứng tác.
Tôi không bao giờ quên chân dung một nhà thơ thần đồng đã trở thành di tích trong từng trang viết của 23 bài báo đã làm nên cuốn sách! Phải nói Khoa có năng khiếu bình luận ngay từ nhỏ. Hồi còn làm ông giáo dạy văn ở trường trung học, tôi giảng bài Hạt gạo làng ta của Khoa một cách say mê và khâm phục. Bài thơ đã được phổ nhạc thành một bài hát khá hay một thời. Nay gặp lại cái năng khiếu bình luận ấy của Khoa trong cuộc thoại vói Ma, với Hổ tôi thấy dường như đó vẫn chỉ là năng khiếu. Nếu năng khiếu ấy được huy động tập trung cao độ vào từng hiện tượng, từng vấn đề văn chương, với nghệ thuật biểu hiện uyển chuyển của Tâm Tính, Tâm Thuật trong một căn bản Học Thuật vững vàng đầy Sử tính khách quan thì bút lực của Khoa sẽ là hiện tượng đáng bàn nhiều hơn, sâu hơn trong lĩnh vực Bình Luận Văn Chương.
7. Chàng vẫn đang... Đợi Mưa Trên Đảo Sinh Tồn *)
Dạo cuối năm 1996 đầu năm 1997, nằm ở khách sạn Kim Cương phố Hàng Bông, trong cuộc chuyện trò thơ phú khuya khoắt do không nhịn được nữa, tôi đã đọc thơ tôi và ngược lại, tôi được nghe Hoàng Nhuận Cầm đọc một bài thơ mới sáng tác qua telephone. Theo họ Hoàng nói thì chính vì bài thơ bạo mồm bạo miệng này mà chàng không trúng cử vào Ban Chấp Hành Hội Văn Nghệ Hà Nội. Tôi chỉ nhớ được lõm bõm hai câu không liền mạch:
Tất cả chúng ta thật lòng nói dối
.......
Tất cả chúng ta đều như chó đói
Và đặc biệt là câu cuối cùng Cầm đọc trầm ầm và nhấn mạnh từng chữ làm tôi không thể nào quên:
Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi...
Cho đến nay, có chắc là không có tờ báo nào trong nước dám cho in toàn văn bài thơ này của Cầm không. Tôi không rõ. Nhưng rõ ràng bài thơ ấy chứa đựng cái không khí căng thẳng, dữ dội, nặng nề của môi trường sinh thái Văn chương-Xã hội ở trong nước trước, trong và sau khi cuốn sách của Trần Đăng Khoa ra đời. Cho nên, giữa cái không khí Tất Cả Chúng Ta Sắp Bị Bắt Rồi thì Chân dung và đối thoại của chàng là một màn liên khúc văn chương tiêu dao, giải trí vô cùng hào hứng. Tôi nhớ không lầm thì vào đầu năm 1999, Tạp chí Văn nghệ quân đội, trong đó có Ban Lườm Nguýt của chàng (tức là Ban Lý Luận Phê Bình) đã trao tặng thưởng năm 1998 cho bài báo Nhận diện văn học hải ngoại và bài Thông tin thêm một số nét về văn học hải ngoại của tác giả Hoàng Huân. Vì đã sống ở Berlin 10 năm, nên chưa cần phải đọc bài Một bài báo nhiều ngộ nhận và quy chụp của nhà thơ Đỗ Minh Tuấn, tôi cũng đã quá ngạc nhiên vì sự liều mạng sử dụng những tư liệu sai lầm, lạc hậu và lối lập luận của Hoàng Huân. Tôi hy vọng rằng Trần Đăng Khoa của tôi không phải là người bỏ phiếu Tặng Thưởng cho cái lối Phê Bình Lý Luận ấy. Dẫu rằng, vài năm gần đây, điều đáng mừng là các nhà văn, các nhà phê bình lý luận trong nước đã có và đã được phép quan tâm và lườm nguýt nhiều hơn tới đời sống văn chương Việt Nam ở hải ngoại. Tuy thế, với nỗi lòng đồng nghiệp chân thành, tôi cũng phải thành thật chia buồn với chàng vì cái bán kính tinh thần của sự lườm nguýt kiểu Hoàng Huân chỉ có vậy mà Ban Lườm Nguýt của chàng đã phải vô cùng nhiệt liệt hoan nghênh Tặng Thưởng. Tôi nghĩ chàng đã cay đắng khôn nguôi khi để cho ông bạn Hổ giác ngộ: Thế con tưởng con không ở trong cũi sao? Cái cũi của ta chỉ hơn chục bước chân. Còn cái cũi của con thì mênh mông đến bốn phía chân trời. Trong bút pháp ẩn dụ mơ hồ pha trộn với ngụ ngôn thế sự chàng đã đau đớn một cách đơn độc cái bi kịck tự biết mình xứng đáng làm người và thèm khát làm người nhưng không được vì đã vĩnh viễn bị gạt khỏi cộng đồng người của cậu bé Hổ. Kết cục bi thảm của bi kịch lầm lạc về nhận thức Sự Thật, nhận thức Nhân Tính và Thú Tính của ông thầy ít chữ và mù nghĩa trong Chuyện ở công viên Thủ Lệ là không thể cứu vãn. Vì cậu bé đã quen dần với đời sống hoang dại, quen dần mùi máu. Rồi cậu nghiện máu. Cậu thấy thèm thịt người... Thế là cậu và đoàn quân của rừng tràn vào lớp học. Thịt và máu ngập ngụa cả một vùng...
Theo tôi Chuyện ở công viên Thủ Lệ là thiên tạp luận quan trọng nhất trong cuốn sách. Là nơi mà chân dung thi sĩ thần đồng của chàng tự lộ một cách khó nhận ra nhất. Là nơi mà chàng phải gắng gỏi dùng bút lực của mình để làm người trung thực một cách khó khăn nhất. Bởi vì, ở đó chàng đã vừa nhớ vừa quên đi cái cô đơn như điên như dại của bản thân mình để vừa phản ánh lại vừa dự báo về một trạng thái bi thảm của khí hậu và thời tiết tâm linh của cái sinh thái Xã hội-Văn chương đang vây bủa quanh chàng.
Nếu cái cũi của chàng thật sự là mênh mông đến bốn phía chân trời thì thật là phúc đức cho văn chương Việt Nam. Tôi trộm nghĩ: cái cũi của chàng không được rộng đến thế khi mà nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự, nhà khoa học Hà Sĩ Phu thường xuyên bị làm việc, bị quản lý tại gia, khi mà tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang phải trải qua 12 ngày tuyệt thưc trong trại giam B14 và khi mà giấy phép xin ra báo của nhà văn-trung tướng Trần Độ bị từ chối. Lúc chàng viết Y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là một gã vô tích sựà để tự họa có nghĩa là chàng đã thật lòng nói dối, đã chân thành hóa trang để chàng cố gắng nói thật hết ra những điều chàng nghĩ tự đáy lòng. Gần đây, tôi chú ý tới cái hứng ham nhàn thích ẩn của chàng trong bài thơ chàng gửi nhà thơ anh ruột mình là Trần Nhuận Minh, sau khi ví bào huynh mình như Lý Bạch, tự cho mình như Đỗ Phủ. Chàng tâm sự:
Giờ thì em đã chán
Những vinh quang hão huyền
Muốn làm làn mây trắng
Bay cho nhiều bình yên.
Càng đọc kỹ Chuyện ở công viên Thủ Lệ của chàng, càng thấy chàng đang cô đơn lạ lùng trên cái Đảo Văn Chương, cái Đảo Sinh Tồn của chàng. Chàng vẫn đang đợi mưa trên đảo Sinh Tồn. Cơn mưa nào sẽ quét đi và tẩy sạch cái tâm tưởng thịt và máu ngập ngụa cả một vùng ở nơi chàng.
8. Làm người trung thực không bao giờ dễ dàng
Trong lời phát biểu tại cuộc tọa đàm cuối cùng được đăng trên báo Văn Nghệ số 14 (ngày 03.04.99) Trần Đăng Khoa bày tỏ rằng: Tôi dự định là bộ sách ba tập (CDVĐT). Còn nhiều nhà văn khác tôi chưa kịp đề cập, dự định sẽ viết, ví như Chế Lan Viên chẳng hạn. Ông có nhiều đỉnh, và các đỉnh đứng xa nhau, chiêm ngưỡng ông, hành trang phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Chỉ có thế mà ai đó đã xỉ vả tôi, bảo tôi không nói đến Chế Lan Viên là chê bai và hỗn xược với ông. Tôi chỉ còn biết mỉm cười. Tất nhiên, những cuốn sách còn ở trong tương lai ấy, có thể tôi sẽ viết tiếp mà cũng có thể không. Nhưng đã viết thì tôi không thể viết khác, nghĩa là không trung thực và đi đến tận cùng trong cảm nhận nghệ thuật. Dù tôi biết làm người trung thực không bao giờ dễ dàng...
Tôi biết, kể từ khi rời khỏi Góc Sân Và Khoảng Trời*) Trần Đăng Khoa đã suốt ruột nhiều năm Đợi Mưa Trên Đảo Sinh Tồn. Tôi là người đồng hương, đồng nghiệp chướng với Khoa. Tôi và chàng có quen biết nhau từ lâu nhưng chỉ là một mối sơ giao. Dạo ấy, thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau khi Khoa ghé qua cơ quan Hội Văn học Nghệ thuật Hải Hưng. Lúc thì Khoa đi với anh Trần Nhuận Minh, lúc thì đi với thày Hoàng Ngọc Hiến, với các nhà văn Trần Quang Qúy, Phạm Sông Hồng, Văn Chinh... Hình như có hai lần chúng tôi đã ngồi nhâm nhi rượu lạc tại nhà Hoàng Nhuận Cầm. Một lần Khoa tới nhà Cầm cùng với nhà văn Nguyễn Quốc Trung. Một lần Khoa đi cùng Trần Đăng Xuyền đến chơi với Cầm và tôi trước khi Khoa sang Viện Văn Học Gorki luyện chữ. Dạo đó tôi hay ghé qua và ở với Hoàng Nhuận Cầm tại 18 Hàng Bún. Có lẽ đó là lần cuối tôi gặp Khoa trước khi tôi sang Berlin vào tháng Tư năm 1989. Năm 1991, nhóm Đối Thoại bọn tôi ở Berlin muốn mời Trần Đăng Khoa, Nguyễn Đình Chiến, Thùy Linh từ Moskau sang để tổ chức một buổi sinh hoạt văn chương nhưng Khoa và mọi người kia đều không sang được.
Từ bấy đến giờ, chàng đã bao lần thấp thỏm ngao du Bên Cửa Sổ Máy Bay*) từ xứ này đếÔn xứ khác. Chàng đã âm thầm tu luyện trong cư xá, trên giảng đường ở nước Nga. Đã siêng năng tích lũy vốn sống quanh các bàn trà văn nghệ. Đã tung Hạt Thóc của Phù thăng vào cõi người một cách ngoạn mục. Đã biến con Hổ của tiền nhân Thế Lữ thành Ông Ba Mươi trong công viên Thủ Lệ làm bạn tâm tình trong lúc Cô Đơn giữa cái cũi mênh mông. Đã nói toạc móng heo Con mèo Foujita của Nguyễn Quang Sáng là con mèo hen trong hồ sơ Giải thưởng Văn chương. Đã đẩy tiếng Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên của Tố Hữu thành định ngữ vàng cho đời thơ một giọng của nhà thơ thích bắn đại bác trong thơ. Chàng đã Nhớ Về Một Thuở. Đã Đi Qua Nước Mỹ... Phải chăng suốt từ thuở đau xót gọi Sao Không Về Vàng Ơi*) cho đến hành trình tinh thần từ Hạt Gạo Làng Ta cho cho đến Hạt Thóc Phù Thăng nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thường xuyên sống bất an trong mặc cảm mình chỉ còn là một Di Tích Thần Đồng đã được xếp hạng. Cho nên, chàng đã quyết định tái xuất cái khí lực thần đồng của mình trong một cuốn sách có rất nhiều góc sân và khoảng trời với một tâm thế tràn đầy hào khí của một vị ngự sử trong cõi văn chương. Nhưng rốt cuộc, chân dung của Di Tích Thần Đồng đã tự lộ: chàng phải một mình nói chuyện với Ma, thậm chí phải lang thang ra tận công viên Thủ Lệ. Và dường như có lúc nào đó chàng đã thảng thốt tự hỏi thầm: Tất cả chúng ta Thật Lòng Nói Dối - Tất Cả Chúng Ta Sắp Bị bắt Rồi...
Chàng vẫn đang khắc khoải khát khao Đợi Mưa Trên Đảo Sinh Tồn, Trên Đảo Văn Chương. Những cơn mưa giao lưu nhận diện chân thành. Những cơn mưa tâm giao tri kỷ, những cơn mưa đối thoại kiệt cùng. Những cơn mưa độc hành giải độc. Những cơn mưa bất chấp Cô Đơn. Những cơn mưa tự trời, những cơn mưa từ đất, từ chín hướng vô cùng thanh lọc tâm linh...
Berlin 30.06-09.09.99
Dũng Văn
________
*) Tên các thi phẩm của Trần Đăng Khoa