Thế giới sắp chuyển sang khung giờ mới?
Thời gian trên đồng hồ sẽ không hiển thị thời gian như hiện nay nữa, nếu đề xuất thay đổi chuẩn thời gian của Mỹ được thông qua tại Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) ở Geneva (Thụy Sĩ) vào giữa tháng này.
Thời gian theo các cách tính khác nhau: giữa UTC và TAI hôm nay lệch 35 s
(source: http://leapsecond.com/java/gpsclock.htm) Mỹ đề xuất chuyển sang sử dụng chuẩn Thời gian nguyên tử quốc tế (TAI, tiếng Anh: International Atomic Time, từ tiếng Pháp: Temps Atomique International) thay vì Giờ phối hợp quốc tế (UTC: Coordinated Universal Time) hiện nay.
Thời gian Nguyên tử Quốc tế là thời gian được đo bằng dao động của các sóng điện từ được phát ra do các nguyên tử hoặc phân tử chuyển dịch từ mức năng lượng này sang mức năng lượng khác.
“Đề xuất này được hầu hết các nước phát triển ủng hộ, và rất có thể họ sẽ thông qua tại hội nghị của ITU vào giữa tháng này”, Dong Shaowu, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện khoa học Trung Quốc, nói.
Chuẩn thời gian TAI chính xác hơn có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích kỹ thuật cho một số nước, như định vị vệ tinh, kiểm soát không lưu, Dong giải thích.
“Nếu đề xuất này được thông qua thì nó cũng không ảnh hưởng tới đời sống xã hội trong ngắn hạn. Tuy nhiên, một vài ngành công nghiệp cần độ chính xác cao về thời gian sẽ bị ảnh hưởng”, Liu Changhong, kỹ sư cấp cao của Viện khoa học Trung Quốc, nói.
Quyết định sẽ được đưa ra tại Geneva sẽ là quyết định quan trọng nhất về thời gian kể từ năm 1961, khi thế giới chấp nhận khung giờ UTC dựa trên GMT (giờ trung bình tại Greenwich). Kể từ đó, thời gian được tính theo quỹ đạo ban ngày của trái đất quanh mặt trời. Tuy nhiên, trái đất đang quay với tốc độ chậm hơn do nhiều lý do, như lực tác động của thủy triều, tạo ra chênh lệch giữa chuẩn UTC và TAI.
Chính vì thế, một hiệp định sau đó được đưa ra để đồng bộ hóa hai chuẩn thời gian bằng cách thêm vào một “giây nhuận” bất cứ khi nào khoảng cách này lớn hơn 0,9 giây.
Từ năm 1972 đã có 34 lần điều chỉnh để đồng bộ hóa UTC và TAI (source: NICT) Việc cho thêm một giây nhuận đòi hỏi nhiều công sức và có thể trở thành gánh nặng cho một vài nền công nghiệp, như định vị bằng vệ tinh. Đó là lý do chính khiến một số nước muốn sửa chuẩn thời gian. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng thế giới nên cực kỳ thận trọng khi đưa ra quyết định thay đổi chuẩn thời gian, vì điều này sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống và thói quen của tất cả mọi người.
Ví dụ, nhiều thiết bị điện tử được sử dụng hàng ngày sẽ cần được điều chỉnh nếu chuẩn thời gian mới được áp dụng.
Thay đổi này có thể không gây tác động tức thì tới cuộc sống của mọi người. Nhưng về lâu dài hàng nghìn năm sau, việc chuyển sang áp dụng TAI có thể dần dần gây ra khác biệt lớn giữa thời gian chính thức và thời gian trong nhận thức của mọi người do thay đổi tốc độ quay của trái đất.
Theo ông Dong, Trung Quốc và nhiều nước khác như Anh phản đối đề xuất.
“Tôi không nghĩ chúng ta nên loại bỏ chuẩn giờ hiện nay. UTC không cản trở nhiều cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nhưng việc loại bỏ chuẩn giờ này để theo chuẩn giờ khác có thể gây ra những hệ quả không thể lường trước được đối với cuộc sống và thói quen của con người”, nhà khoa học Wang Tao ở Tập đoàn khoa học và công nghệ vũ trụ Trung Quốc nói.
Trúc Quỳnh (DV, theo THX)
(source: http://leapsecond.com/java/gpsclock.htm)
Thời gian Nguyên tử Quốc tế là thời gian được đo bằng dao động của các sóng điện từ được phát ra do các nguyên tử hoặc phân tử chuyển dịch từ mức năng lượng này sang mức năng lượng khác.
“Đề xuất này được hầu hết các nước phát triển ủng hộ, và rất có thể họ sẽ thông qua tại hội nghị của ITU vào giữa tháng này”, Dong Shaowu, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện khoa học Trung Quốc, nói.
Chuẩn thời gian TAI chính xác hơn có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích kỹ thuật cho một số nước, như định vị vệ tinh, kiểm soát không lưu, Dong giải thích.
“Nếu đề xuất này được thông qua thì nó cũng không ảnh hưởng tới đời sống xã hội trong ngắn hạn. Tuy nhiên, một vài ngành công nghiệp cần độ chính xác cao về thời gian sẽ bị ảnh hưởng”, Liu Changhong, kỹ sư cấp cao của Viện khoa học Trung Quốc, nói.
Quyết định sẽ được đưa ra tại Geneva sẽ là quyết định quan trọng nhất về thời gian kể từ năm 1961, khi thế giới chấp nhận khung giờ UTC dựa trên GMT (giờ trung bình tại Greenwich). Kể từ đó, thời gian được tính theo quỹ đạo ban ngày của trái đất quanh mặt trời. Tuy nhiên, trái đất đang quay với tốc độ chậm hơn do nhiều lý do, như lực tác động của thủy triều, tạo ra chênh lệch giữa chuẩn UTC và TAI.
Chính vì thế, một hiệp định sau đó được đưa ra để đồng bộ hóa hai chuẩn thời gian bằng cách thêm vào một “giây nhuận” bất cứ khi nào khoảng cách này lớn hơn 0,9 giây.
Từ năm 1972 đã có 34 lần điều chỉnh để đồng bộ hóa UTC và TAI (source: NICT)
Ví dụ, nhiều thiết bị điện tử được sử dụng hàng ngày sẽ cần được điều chỉnh nếu chuẩn thời gian mới được áp dụng.
Thay đổi này có thể không gây tác động tức thì tới cuộc sống của mọi người. Nhưng về lâu dài hàng nghìn năm sau, việc chuyển sang áp dụng TAI có thể dần dần gây ra khác biệt lớn giữa thời gian chính thức và thời gian trong nhận thức của mọi người do thay đổi tốc độ quay của trái đất.
Theo ông Dong, Trung Quốc và nhiều nước khác như Anh phản đối đề xuất.
“Tôi không nghĩ chúng ta nên loại bỏ chuẩn giờ hiện nay. UTC không cản trở nhiều cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nhưng việc loại bỏ chuẩn giờ này để theo chuẩn giờ khác có thể gây ra những hệ quả không thể lường trước được đối với cuộc sống và thói quen của con người”, nhà khoa học Wang Tao ở Tập đoàn khoa học và công nghệ vũ trụ Trung Quốc nói.
Trúc Quỳnh (DV, theo THX)