Hà Huy Khoái |
Cuối năm. Người
người chạy đôn chạy đáo đi mua hàng giảm giá, đi biếu xén, về quê, thăm thú chùa
chiền... Muốn tìm một góc tĩnh lặng, chợt nhớ câu thơ rất hay của Chế Lan
Viên: Lòng ta thành con
rối/Cho cuộc đời giật
dây…
Nghe như một lời than. Như
một lời “tổng kết” cho thân phận con người. Không phải riêng thân phận nhà thơ.
Không phải chỉ thân phận con người thời nay. Là vĩnh cửu, thân phân con người-
con rối.
Người “tầm thường” luôn là con rối của ai đó.
Bậc “cao nhân” không chịu làm con rối cho ai thì vẫn không thoát khỏi “cuộc đời giật dây”.
Như được giương lên làm ngọn cờ thì gió đến là phải bay. Mà cả khi không có gió cũng phải phất phơ, bởi “ta là ngọn cờ”!
Như “thần tượng” thì cứ phải lúc nào cũng trang nghiêm “như tượng”.
Như “sao giải trí” thì phải luôn tạo ra đủ trò nhí nhố, “đánh bóng”, để cho cuộc đời giải trí.
Như nhà thông thái đã ở ẩn trên núi ba năm thì ai hỏi gì cũng phải vừa quay đầu vào vách, vừa phán dăm ba điều vô nghĩa. Để có xảy ra chuyện gì thì người ta cũng có cách lý giải!
Có những người không chịu làm con rối cho đời. Họ thích làm ngược. Người khác khen thì ta chê, người khác thích thì ta không thích. Cứ tưởng như thế là “khác đời”, thực ra hành động của họ cũng bị cuộc đời quyết định đấy thôi! Vẫn bị cuộc đời giật dây mà không tự biết.
Đến những người có quyền lực tối cao – những ông Vua – thì như trong một bài hát nổi tiếng “Всё могут короли” của ca sĩ Alla Pugachova:
Các ông Vua có thể làm tất cả mọi điều
Số phận thế gian này nhiều khi do họ định đoạt
Chỉ có một điều không ông Vua nào làm được
Là lấy vợ vì tình yêu
(Всё могут короли,
Всё могут короли,
Сутьбу всей земли
Решат они порой,
Но что ни говори
жениться по любви
Не может ни один, ни один король)
Bởi thế, dù thời nào thì cuộc đời vẫn cứ như là một sân khấu rối. Nên Balzac mới viết “La Comédie humaine” (Tấn trò đời), Thackeray mới nổi tiếng với “Vanity Fair” (Hội chợ phù hoa), và Tào Tuyết Cần mới bất tử với “Hồng Lâu mộng”.
Có lẽ người ta thích rối cũng vì trong tiềm thức có cái khát khao được trả thù cái sự đã phải làm con rối cho đời, nên giờ phải được làm kẻ “giật dây”! Phải chăng đó là lý do mà ở nhiều nước có những kiểu rối độc đáo lắm, như rối nước ở Việt Nam, rối bóng ở Indonesia,…
Cánh diều cắt đứt sợi dây thì không bay bổng được nữa. Con người muốn trở thành “nhân vật” của đời thì cứ phải chịu để Đời giật dây.
Đành thế. Nhưng thà là như Chế Lan Viên “cho cuộc đời giật dây”, chứ đừng để ai đó giật dây. Mà dù biết là khó, đôi khi vẫn nên cố gắng cắt đi vài sợi dây trói của đời.
Người “tầm thường” luôn là con rối của ai đó.
Bậc “cao nhân” không chịu làm con rối cho ai thì vẫn không thoát khỏi “cuộc đời giật dây”.
Như được giương lên làm ngọn cờ thì gió đến là phải bay. Mà cả khi không có gió cũng phải phất phơ, bởi “ta là ngọn cờ”!
Như “thần tượng” thì cứ phải lúc nào cũng trang nghiêm “như tượng”.
Như “sao giải trí” thì phải luôn tạo ra đủ trò nhí nhố, “đánh bóng”, để cho cuộc đời giải trí.
Như nhà thông thái đã ở ẩn trên núi ba năm thì ai hỏi gì cũng phải vừa quay đầu vào vách, vừa phán dăm ba điều vô nghĩa. Để có xảy ra chuyện gì thì người ta cũng có cách lý giải!
Có những người không chịu làm con rối cho đời. Họ thích làm ngược. Người khác khen thì ta chê, người khác thích thì ta không thích. Cứ tưởng như thế là “khác đời”, thực ra hành động của họ cũng bị cuộc đời quyết định đấy thôi! Vẫn bị cuộc đời giật dây mà không tự biết.
Đến những người có quyền lực tối cao – những ông Vua – thì như trong một bài hát nổi tiếng “Всё могут короли” của ca sĩ Alla Pugachova:
Các ông Vua có thể làm tất cả mọi điều
Số phận thế gian này nhiều khi do họ định đoạt
Chỉ có một điều không ông Vua nào làm được
Là lấy vợ vì tình yêu
(Всё могут короли,
Всё могут короли,
Сутьбу всей земли
Решат они порой,
Но что ни говори
жениться по любви
Не может ни один, ни один король)
Bởi thế, dù thời nào thì cuộc đời vẫn cứ như là một sân khấu rối. Nên Balzac mới viết “La Comédie humaine” (Tấn trò đời), Thackeray mới nổi tiếng với “Vanity Fair” (Hội chợ phù hoa), và Tào Tuyết Cần mới bất tử với “Hồng Lâu mộng”.
Có lẽ người ta thích rối cũng vì trong tiềm thức có cái khát khao được trả thù cái sự đã phải làm con rối cho đời, nên giờ phải được làm kẻ “giật dây”! Phải chăng đó là lý do mà ở nhiều nước có những kiểu rối độc đáo lắm, như rối nước ở Việt Nam, rối bóng ở Indonesia,…
Cánh diều cắt đứt sợi dây thì không bay bổng được nữa. Con người muốn trở thành “nhân vật” của đời thì cứ phải chịu để Đời giật dây.
Đành thế. Nhưng thà là như Chế Lan Viên “cho cuộc đời giật dây”, chứ đừng để ai đó giật dây. Mà dù biết là khó, đôi khi vẫn nên cố gắng cắt đi vài sợi dây trói của đời.