KI TÔ GIÁO
(Một bài thuyết trình trước đại hội)
Tác giả: ANNIE BESANT
Bản Dịch: Chơn Như 2008
|
THƯA CÁC HUYNH ĐỆ
Sáng nay khi đề cập tới đề tài Ki Tô giáo, có một vài khó khăn đặc biệt mà chúng ta không phải đương đầu khi nói về ba tôn giáo lớn khác đã được bàn tới trong ba buổi sáng vừa qua. Những khó khăn đặc biệt này xuất lộ từ một vài nguyên nhân riêng biệt. Trước tiên là có một sự mơ hồ lịch sử nào đó ảnh hưởng tới nguồn gốc của nó do những sự đấu tranh mà nó phải trải qua vào thời kỳ sơ khai, lúc mà người ta không giữ cẩn thận các sử liệu và khi một khối lượng khổng lồ các tài liệu giả mạo tá danh thánh thư được nêu ra, trước hết được chấp nhận một cách mù quáng nhiên hậu mới dần dần được sàng lọc. Sự mơ hồ không đáng kể lắm vì nó có thể nhanh chóng bị xua tan theo sự minh giải của kiến thức huyền bí; nhưng nếu ta thực hiện điều này thì nhiều Ki Tô hữu thời nay ắt cảm thấy cay đắng nặng nề dường như thể những điều cốt yếu trong tín ngưỡng của mình đang bị đả kích. Khó khăn lớn kế tiếp của chúng ta là sự khác nhau ghê gớm – hoặc nói cho đúng hơn những sự khác nhau ghê gớm – vốn chia rẽ các Ki tô hữu với nhau sao cho việc người ta có thể đi theo bất cứ con đường nào chăng nữa thì rất có thể gặp phải một số phát biểu trong Ki Tô giáo bị thuyết giải một cách sai lạc bởi vì người ta không xét nó theo đường lối đặc biệt. Đó là vì chúng ta có Giáo hội Chính thống Hi Lạp và Giáo hội Công giáo La Mã, bao gồm đại đa số công chúng theo Ki Tô giáo; thế rồi chúng ta lại có một số rất lớn các giáo hội và giáo phái khác nhau được xếp loại theo tên gọi Tin Lành – một tên gọi thật là vụng về vì nó chẳng khẳng định được điều gì mà chỉ tuyên bố sự chống đối các ý kiến của những Ki Tô hữu khác chủ trương. Vì thế cho nên trong cả ba phân bộ này (tôi tạm thời gọi chúng như vậy), ta thấy có một số lớn những sự mâu thuẫn nghiêm trọng, môn sinh muốn trình bày một cách công tâm và tuyệt nhiên không bị xuyên tạc ắt thấy mình ở trong một dòng xoáy những phát biểu mâu thuẫn lẫn nhau, việc chấp nhận bất cứ phát biểu nào ắt khiến y xung đột với những phát biểu khác. Bên ngoài Thánh kinh và Tín điều của các Tông đồ, chẳng có điều gì được toàn thế giới Ki Tô hữu coi là việc trình bày công tâm về giáo lý Ki Tô và có đầy dẫy sự tranh cãi về ý nghĩa của chúng. Mọi giáo phái của thế giới Ki Tô hữu đều quan trọng hóa đặc biệt hình thức đức tin trí thức, điều này gây ra sự tranh luận cay đắng mà các tín ngưỡng khác chưa hề biết tới, tin tưởng chính xác là một điều kiện khắc khe để trở nên thành viên trong hầu hết các giáo hội thay vì là việc tuân theo bất cứ qui tắc hành xử nào.
Ở đây tôi xin đề nghị làm theo như tôi thực hiện liên quan đến những tôn giáo khác – ta hãy xét các Thánh kinh, các Thánh kinh đã được chấp nhận của trọn cả tôn giáo và trình bày của tôi là dựa vào các Thánh kinh ấy. Tôi sẽ sử dụng thêm nữa các tài liệu của Giáo hội thời sơ khai, cái gọi là giáo huấn của các “Đức Cha trong Giáo hội” soi sáng cho các Thánh kinh; thế rồi theo sự minh giải của huyền bí học, tôi sẽ cố gắng tháo gỡ những gì cốt yếu ra khỏi những điều không cốt yếu, tháo gỡ điều có thực và đúng thật ra khỏi những điều thêm thắt đã được dậm mắm thêm muối vào nó vì thiếu kiến thức và rất thường khi là do nhu cầu cấp bách của những cuộc tranh cãi. Vẫn còn một khó khăn lớn khác và đây là một điều có liên quan tới xúc cảm hơn là tới trí năng. Trong số các tôn giáo trên thế giới chỉ có Ki Tô giáo tự cho mình là độc nhất vô nhị; mọi tôn giáo khác đều có được thẩm quyền đối với các tín đồ của riêng mình và có thể nói là ở trong khuôn viên của mình, công nhận giá trị của các tôn giáo khác và theo thông lệ giữ một lập trường trung lập đầy hảo ý đối với các tôn giáo khác chứ không tích cực chống đối. Nhưng đối với Ki Tô giáo thì trường hợp này không phải như vậy. Ki Tô giáo tự cho mình là sự khải huyền duy nhất, là tiếng nói duy nhất của Đức Chúa Trời đối với con người. Nó không cho phép tôn giáo cạnh tranh với nó trên diễn đàn; nó không thừa nhận bất cứ người anh em nào vào khuôn viên trong nhà của mình; nó đứng một mình không ai có thể tiếp cận được, xếp loại mọi tôn giáo khác trên thế giới đều là sai lầm, đôi khi với tên gọi khinh bỉ là Ngoại đạo, đôi khi thì lịch sự hơn nhưng vẫn còn cái óc độc quyền ấy. Cố nhiên điều này khơi dậy những cảm xúc giận dữ ở cả phía này lẫn phía kia. Nhà tuyên truyền cho Ki Tô giáo nhấn mạnh tới giá trị tối cao trong đức tin của chính mình và giá trị thấp kém của những đức tin khác; trong khi đó mặt khác các thành viên của những tín ngưỡng khác bất bình với việc Ki Tô giáo tự cho mình là ưu việt, bèn cảm thấy có khuynh hướng chống đối lại Ki Tô giáo mà họ không cảm thấy giống như đối với các đức tin không phải là phái bộ truyền giáo trên thế giới. Nhất là ở trong một xứ như xứ này thì những người không thuộc về Ki Tô giáo đều hiểu điều mà tôi không có cách nào gọi khác hơn là khía cạnh tồi tệ nhất của nó, khía cạnh đối lập của nó mà rủi thay rất thường có kèm theo bởi sự ma lỵ và xúc phạm đối với các tôn giáo xưa hơn. Điều này khiến cho bạn rất khó lòng thông cảm hiểu được tôn giáo thực chất là gì vì bạn đã quan sát nó với một khía cạnh bất lợi nhất dựa vào khía cạnh hiếu chiến hơn là dựa vào khía cạnh thực sự mang tính tôn giáo. Do đó sáng nay tôi xin yêu cầu bạn tạm thời hãy vứt bỏ ra khỏi tâm trí mình mọi điều xúc phạm tới tôn giáo của bạn, mọi điều có thể khơi dậy nơi bạn những xúc cảm đối lập và xem xét tôn giáo này giống như khi bạn dễ dàng xem xét các tôn giáo khác, coi đó là một cách thức mà Đấng Tối Cao đang rèn luyện một số lớn gia đình nhân loại của mình, là một tôn giáo mang lại sự trợ giúp, tiện nghi và giáo huấn tâm linh cho hàng triệu người trong nhân loại. Nếu nó gây đau khổ (nó thường gây đau khổ như vậy) do sự thiếu minh triết của các đại biểu hiếu chiến thì hãy cố gắng quên nó đi và hãy nhìn vào tôn giáo coi nó là một tôn giáo chứ không phải là một tác nhân tân tòng hóa.
Với lời nói đầu như vậy (trong xứ này đây là sự dẫn nhập cần thiết) tôi muốn chinh phục cảm tình về vấn đề này vì nó là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới – ta hãy xem xét những người có thẩm quyền và hãy xem ta phải bàn tới nó ra sao khi nghiên cứu về tôn giáo, liệu ta có thể hiểu được môi trường xung quanh bao xa mà nó dần dần tăng trưởng trong đó, vì nếu không nghiên cứu môi trường ấy thì ta sẽ chẳng bao giờ hiểu được cách trình bày sau này của các giáo lý và ta sẽ chẳng bao giờ nhận ra được cách thức tăng trưởng của nó.
Trước hết ta có một vài “sách giáo luật” mà mọi phân bộ Giáo hội Ki Tô đều chấp nhận như nhau vì tuyệt nhiên không có sự thách đố của các Giáo hội Hi Lạp, Công giáo La Mã hoặc Giáo hội Tin Lành. Tất cả đều được chấp nhận như nhau mà không thắc mắc gì; một vài quyển sách được gom góp lại với tên gọi Cựu Ước và Tân Ước, cùng nhau hợp thành Kinh Thánh tức là những quyển sách bao hàm sự khải huyền thiêng liêng, bất cứ điều gì trái với nó đều được coi là ngoại đạo. Kinh Cựu Ước, phân bộ cổ truyền hơn của các Kinh điển giáo luật này, bao gồm một số lớn những quyển sách khác nhau, nhiều quyển mang tính lịch sử được tiếp thu từ quốc gia Do Thái giáo hoặc Hebrew. Tác phẩm của họ trải rộng qua một thời gian dài và sự nối tiếp những quyển sách này được đánh dấu bởi một sự tăng trưởng rất rõ rệt từ một tình trạng tương đối dã man, trong khi mà tôn giáo lại hẹp hòi, đầy những sự hiến tế có tính cách đặc biệt khát máu; mãi cho tới những thời kỳ sau này khi dân tộc Hebrew phần lớn đã tiếp xúc với những nền văn minh khác (đặc biệt là với những nền văn minh bị thống trị bởi tôn giáo Zoroaster) tiếp thu vào tín ngưỡng của chính mình một quan niệm cao cả hơn và rộng lớn hơn về Đấng Thiêng Liêng mà ta thấy được trình bày trong những tác phẩm tiên tri. Những tác phẩm này bao gồm một số đoạn cao cả nhất nói về bản chất của Thượng Đế cũng như về tính công chính mà Thượng Đế đòi hỏi nơi con người. Bây giờ tôi đề cập tới những thứ này một cách chi tiết hơn, nhưng trước hết sẽ kết thúc vấn đề về những thẩm quyền. Trong kinh Cựu Ước, ta có những Thánh vịnh vốn là những thánh ca có bản chất khá giống những thánh ca mà ta thấy trong các tôn giáo khác, giống như thánh ca trong kinh Phệ đà hoặc Gāthās trong Bái hỏa giáo. Một số thánh ca được đánh dấu bởi tinh thần cao cả nhất và cao siêu nhất, một số thánh ca thuộc về giai đoạn sơ khai hơn, có tính cách cực kỳ hiếu chiến và tuyệt nhiên không luôn luôn rất tốt hoặc rất cao siêu về mặt đạo đức. Thế rồi ta xét tới những tài liệu bao gồm bên dưới tựa đề Tân Ước. Kinh này gồm bốn Phúc âm, bao hàm cuộc đời của người sáng lập ra tôn giáo ấy, tường trình về Giáo hội sơ khai, một số thánh thư mà các tín đồ viết cho các giáo phái khác thuộc Giáo hội ấu thơ và một quyển sách tiên tri. Trong bản thân các Phúc âm có tương đối ít giáo lý; ta có thể suy diễn ra một vài giáo lý từ đó nhưng có ít phát biểu có thẩm quyền; đúng hơn là ta thấy có một số lớn các huấn điều về luân lý, một số lớn các giáo huấn của Đấng Ki Tô mang tính cách luân lý nhiều hơn triết học; thế rồi trong các thánh thư có chứa đựng hầu hết các phát biểu giáo điều phác họa các giáo lý về đức tin. Bên ngoài các giáo luật này được tuyển lựa ra từ một đống tài liệu xét về mặt kinh Tân Ước, ta có cái gọi là các Kinh điển ngụy tác. Kinh điển ngụy tác của tín đồ Do Thái giáo là những tác phẩm đặc biệt đáng chú ý, một trong những sách đó là Sách Minh Triết, là một tài liệu cực kỳ hay ho và bộc lộ rất nhiều tính linh. Những sách này thường được tín đồ Công giáo La Mã chấp nhận hoàn toàn hơn là các Giáo hội Tin Lành. Trong các thánh kinh Công giáo La Mã, chúng thường bị ràng buộc giữa kinh Cựu Ước và Tân Ước, trong khi đại đa số các kinh thánh của Tin Lành thì chúng bị loại bỏ, coi là không phải giáo luật. Kế đó chúng ta có một khối kinh ngụy tác liên quan tới Giáo hội thời sơ khai, các Phúc âm của Mary, của Peter, của James v. v. . . – những câu chuyện về thời Thơ ấu của Chúa Giê su, câu chuyện về sinh hoạt sau này của Ngài, câu chuyện Ngài giáng xuống địa ngục, làm việc trong thế giới vô hình – một khối những tài liệu, rất nhiều tài liệu cực kỳ thú vị cho thấy tài liệu của Ki Tô giáo nguyên thủy thú vị và mang đầy tính giáo huấn đối với học viên, cần được nghiên cứu nếu y muốn biết điều mà tôi có thể gọi là môi trường xung quanh trí thức của Giáo hội thời sơ khai. Những thứ này không bao giờ được xếp chung với tác phẩm được gọi là Kinh thánh; chúng tạo thành một kho tài liệu văn chương lớn, một số rất lớn tài liệu mà môn sinh phải đọc được nếu y muốn biết chút ít về Ki Tô giáo thời sơ khai. Cuối cùng thì chúng ta có một kho tài liệu bao la của các Đức Cha, của các Giám mục, của các bậc đạo sư trong Giáo hội thời sơ khai; đặc biệt lướt qua phần cuối cùng từ thế kỷ thứ 2 sang thế kỷ thứ 3, thứ 4 và thứ 5 – một lần nữa đây là một khối lượng tài liệu đồ sộ, nếu ai không biết tới chúng thì y không đủ thẩm quyền để nêu ra ý kiến về giáo lý Ki Tô, y cũng chẳng thể tự cho mình là một bậc đạo sư hoặc người xiển dương Ki Tô giáo. Kho tài liệu này được những người có học thức nhất viết ra, những người mà Giáo hội sau này đã từng phong thánh cho nhiều vị, chẳng hạn như thánh Clement ở Alexandria, thánh Irenaeus và nhiều thánh khác. Đây là những tài liệu có giá trị đồ sộ nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng của Ki Tô giáo, và nó phần lớn là do sự cẩu thả cực độ của Giáo hội Tin Lành đối với chúng. Do sự vô minh dày đặc trong nội dung của chúng mà theo thông lệ ta thấy trong đám giáo sĩ Tin Lành ít học; đến nỗi Ki Tô giáo thường được trình bày theo một khía cạnh thô thiển, hẹp hòi và phản triết học, đến nỗi nhiều người có học thức bác bỏ nó vì nó dường như phi lý đối với họ. Nếu các Giáo hội Tin Lành nghiên cứu kho tài liệu này (tín đồ Công giáo La Mã chắc chắn là như vậy) thì họ ắt có nhiều ảnh hưởng hơn hiện nay đối với tầng lớp trí thức có văn hóa ở Âu Tây, vì trong tài liệu này ta có cơ sở triết học và siêu hình học của Ki Tô giáo. Thế nhưng bạn vượt ra ngoài phạm vi Giáo hội Anh quốc thì bạn liệu biết tìm đâu ra nhiều giáo sĩ Tin Lành có học hoàn toàn thông thạo về những tài liệu này? Nếu bạn xâm nhập vào các Giáo hội ly khai thì bạn rất hiếm khi gặp được một tu sĩ nghiên cứu chúng theo bất cứ cách nào; thế là bạn gặp một lớp người đặc biệt cứ nhắc lại phát biểu cho rằng “Thánh kinh và chỉ Thánh kinh thôi mới là tôn giáo của Tin Lành”. Kết quả của điều này là một dạng phản triết học nhất trong Ki Tô giáo, làm cho tâm trí của một số ít người biết suy tư mang tính trí thức và triết học hoàn toàn không tin cậy vào nó. Đối với truyền thuyết truyền khẩu – vì trong bốn Phúc âm bạn thấy phần lớn là truyền thuyết truyền khẩu bao hàm cuộc đời của nhà Sáng lập – những truyền thuyết này được chọn lựa khá trễ vào thế kỷ thứ 2, được tập hợp lại dưới tên gọi của bốn trong số các đại Tông đồ của Giáo hội. Ta thấy rõ chúng được tuyển lựa từ nhiều tài liệu khác qua lời nói đầu của Phúc âm thứ ba, trong đó tác giả bắt đầu bằng cách nói rằng: “Đó là vì người ta đã đảm nhiệm việc trình bày có trật tự lời tuyên bố về những điều mà chắc chắn là chúng ta tin nhất, ngay cả khi chúng được trao truyền cho chúng ta, thoạt kỳ thủy là những người chứng kiến tận mắt và những tu sĩ đối với linh từ; tôi dường như cũng thấy hạnh phúc khi hoàn toàn thấu hiểu được mọi chuyện ngay từ đầu để viết cho bạn một cách mạch lạc” [“Thê-ô-phi-lơ quí nhơn ơi vì chưng đã có nhiều người cầm bút chép chuyện về những việc đã hoàn toàn thành tựu giữa chúng ta, theo như những kẻ từ ban đầu đã làm người chứng kiến và thừa sai của đạo từng truyền lại cho chúng ta; nên sau khi dò xét đúng đắn từ đầu mọi sự, thì tôi cũng tưởng lấy làm tốt mà theo thứ tự viết cho ông đây, để ông biết những điều ông thọ giáo là xác thực.]; tác giả đã viết như vậy trong Phúc âm. Thế mà đây là một điều quan trọng, nó chỉ đường cho bạn những bài tường thuật này được viết ra sao. Trước hết câu chuyện được truyền khẩu. Trong Ki Tô giáo, cũng như trong mọi tôn giáo khác, có một khối lớn truyền thuyết truyền khẩu, được truyền từ miệng này sang miệng kia chứ không được viết ra. Nhiều giáo huấn thiêng liêng chưa bao giờ được viết ra như ta sẽ thấy theo sự chứng nhận của một số Đức Cha trong Giáo hội; tín điều mà mọi Ki Tô hữu được dạy bảo phải được nhắc lại chứ không được viết ra, chỉ được dạy dỗ qua truyền khẩu, được dùng làm một dấu hiệu để nhận ra một địa vị nào đó trong Giáo hội. Thời kỳ giáo huấn truyền khẩu này vô cùng quan trọng và sự tồn tại của nó được chứng minh thêm nữa do trích dẫn của những phát biểu của Chúa Giê su được trình bày qua các Đức Cha thời sơ khai nhất thông qua những người như Justin, Martyr, Ignatius, là Người chăn chiên ở Hermas và những người khác, họ trích dẫn lời nói của Chúa, gồm những câu mà ta không tìm thấy trong Phúc âm giáo luật nhưng lại tìm thấy trong cái gọi là kinh ngụy tác. Phần giáo luật là những tuyển lựa từ một truyền thuyết rộng lớn hơn được kết tập lại vào một thời kỳ sau này. Ta ắt phải xét tới Clement ở Alexandria, một trong những vị cha vĩ đại nhất của Giáo hội, xét tới Tertullian, tới Origen, họ đã để lại những tác phẩm đồ sộ giúp cho ta thấy tỉ mỉ tình trạng của Giáo hội vào lúc đương thời và chúng ta sẽ tùy thuộc vào những thứ này để xác lập một vài lập trường căn bản, nếu không có chúng bạn sẽ đối xử bất công với Ki Tô giáo giống như ngày nay biết bao tín đồ của nó lại đối xử bất công với nó.
Trước hết trong những lập trường sơ bộ này có việc phân chia giáo huấn Ki Tô giáo ra thành hai phần: phần được khải huyền và phần không được khải huyền; giáo lý công truyền và giáo lý bí truyền. Cách phân chia này tồn tại trong đám dân Hebrew. Họ ảnh hưởng rất nhiều tới truyền thuyềt sơ khai của Ki Tô giáo, và họ có một hệ thống bí mật mà ta biết với tên gọi là Kinh Kabalah. Giờ đây tôi sẽ không nói tới nó mặc dù nó cũng được biết bởi môn sinh Ki Tô giáo tha thiết nhất. Nhưng tôi muốn bạn chú ý tới một vài phát biểu của Đấng Ki Tô với các Tông đồ và những bậc đạo sư thời sơ khai; chúng chứng tỏ một cách hoàn toàn không thể chối cãi được sự tồn tại của giáo huấn ẩn tàng tức bí truyền; sự thất truyền của giáo huấn này trong một vài bộ phận của Giáo hội giải thích phần lớn được những phát biểu thô thiển mà giờ đây ta nghe nói tới về Đức Thượng Đế và linh hồn con người. Trước hết ta hãy xét một hoặc hai phát biểu của chính Đấng Ki Tô về cách thức giáo huấn của chính Ngài. Ta thấy nổi bật lên trên đó lời tuyên bố của Ngài đối với các thánh Tông đồ: “Ta ban cho con biết được điều bí nhiệm của thiên giới: nhưng đối với họ thì nó ở bên ngoài, còn tất cả những điều này đều được thực hiện trong các dụ ngôn” [1] [Đã ban cho các ngươi sự mầu nhiệm của nước Đức Chúa Trời, còn đối với người ngoài thì dạy mọi sự bằng thí dụ, hầu cho họ xem thì thấy mà không nhận biết, lắng thì nghe mà không hiểu]. Origen bình luận về lời tuyên bố này của Đấng Ki Tô như sau: “Tôi chưa nói tới việc tuân thủ tất cả những gì được viết ra trong Phúc âm; mỗi một Phúc âm đều bao hàm nhiều giáo lý khó hiểu chẳng những đối với đại chúng mà còn ngay cả đối với một vài người thông minh hơn, bao gồm một lời giải thích rất sâu xa về những dụ ngôn mà Chúa Giê su dành cho “những người bên ngoài”, trong khi Ngài dành việc trình bày trọn vẹn ý nghĩa của chúng cho những người đã vượt quá giai đoạn giáo huấn công truyền và họ đến với Ngài một cách riêng tư trong nhà. Và khi đạt đến mức hiểu được nó thì y mới chịu thần phục cái lý do tại sao một số người nghe nói là ở “bên ngoài” còn những người khác “ở trong nhà” [2]. Thế là Origen đã vạch ra một sự phân biệt giữa những người ở bên ngoài, những người không có học, không biết chữ, quần chúng; họ chỉ được dạy phần căn bản sự thật dựa vào các dụ ngôn; còn những người ở trong nhà, các tông đồ và đệ tử mà Ngôi Lời của Thượng Đế đã được khải huyền trọn vẹn, người ta không trình bày các điều bí nhiệm của thiên giới cho thế giới bên ngoài. Thế rồi ta lại thấy Chúa Giê su nói với các môn đồ những lời lẽ khiến cho ta không thể hiểu lầm: “Đừng quẳng điều gì linh thiêng cho lũ chó, đừng ném chuỗi ngọc trai cho lũ heo kẻo chúng dùng chân dẫm đạp lên chuỗi ngọc trai ấy” [3][Đừng bỏ vật thánh cho chó, cũng đừng quăng ngọc châu mình cho heo, kẻo nó giày đạp, rồi quay lại cắn xé các ngươi]. Ta biết ý nghĩa của từ ngữ “chó” chẳng những do việc các sử gia Do Thái sử dụng mà do chính Chúa Giê su thốt ra nữa. Từ ngữ này được dùng để miêu tả mọi quốc gia không có mầm mống của Abraham. Và ta thấy rằng khi một phụ nữ Syro-Phoenicia đến với Chúa Giê su khẩn cầu Ngài vận dụng quyền năng phép lạ, thì câu trả lời đầu tiên của Ngài là: “Điều này không có nghĩa là lấy bánh mì của con trẻ để quẳng nó cho lũ chó”. Bà ngoan ngoãn chấp nhận danh hiệu này và trả lời: “Thế nhưng lũ chó lại ăn mẩu vụn của bánh mì rơi rớt từ bên bàn ăn của chủ” [4] [Không lẽ lấy bánh của con cái mà quăng cho chó nhỏ] [Dầu vậy chó nhỏ cũng được ăn những miếng vụn trên bàn chủ rơi xuống]. Điều này khiến cho ý nghĩa của từ ngữ “chó” tuyệt nhiên không đáng tranh cãi, nó có nghĩa là những người không ở trong giới hạn của Thiên giới. Vậy là các Đức Cha thời sơ khai hiểu được ý nghĩa và tuân theo nó. Họ cũng dùng chính cái chính sách ấy. Clement ở Alexandria khi trích dẫn chính những lời lẽ này bảo rằng thật khó mà dạy được “những người nghe mất dạy giống như lũ heo” [5]. Vậy là Chúa Giê su lại nói với các môn đồ: “Ta còn có nhiều điều để nói với các con, nhưng hiện nay các con không chịu nổi những lời lẽ ấy đâu” [6] [Ta còn có nhiều điều để nói với các ngươi nữa, nhưng bây giờ các ngươi không thể đương nổi]. Theo truyền thuyết của các Đức Cha, Ngài vẫn còn lại trên trần thế sau khi đã phục sinh được 11 năm để dạy dỗ những điều bí mật cho các Tông đồ. Thánh Clement có nói về tri thức linh thiêng này. “Nó được nói ngay từ đầu là chỉ cho những kẻ nào hiểu được. Giờ đây khi Đấng Cứu Thế đã dạy cho các Tông đồ việc trình bày các kinh điển không được phép viết ra thì chúng cũng đã được trao truyền lại cho chúng ta” [7]. Theo Công vụ các Tông đồ, thì Ngài chỉ ở lại trong 40 ngày, nhưng trong vòng 40 ngày này Ngài giáo huấn cho họ về những sự vật trong Thiên giới [8] [Sau khi chịu khổ hại, Ngài lấy nhiều bằng cớ tự tỏ cho họ biết mình sống, trải bốn mươi ngày từng hiện ra với họ, phán bảo những điều về nước Đức Chúa Trời] và những giáo huấn này còn chưa được ghi chép lại. Trong các Kinh điển giáo luật của Giáo hội không có dấu vết gì về các giáo huấn này. Thật vậy, Origen đã nhận xét về chính sự kiện này cho rằng Chúa Giê su đàm đạo với các môn đồ trong chốn riêng tư và nhất là trong những nơi ẩn dật bí mật liên quan tới Phúc âm của Thượng Đế; nhưng những lời lẽ mà Ngài thốt ra đã không được bảo tồn” [9]. Cũng bằng cách ấy, ta thấy thánh Paul cũng nói như vậy, Ngài nói với những người cải đạo thuộc giáo hội Corinth: “Hỡi các huynh đệ, ta không thể nói với các bạn về điều tâm linh mà phải nói về điều xác thịt, cũng như nói về hài nhi Ki Tô” [10] [Anh em ơi, về phần tôi, tôi chẳng có thể nói với anh em như với người thuộc linh, nhưng như với người thuộc xác thịt, như với con trẻ trong Christ vậy]. Lại nữa, “Chúng ta nói minh triết của Đức Chúa Trời một cách bí mật, ngay cả minh triết ẩn tàng” [11] [Nhưng chúng tôi giảng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, là lẽ mầu nhiệm vốn được giấu kín] và “Chúng ta nói minh triết cho những người hoàn hảo” [12] [Dầu vậy ở giữa những kẻ trọn vẹn chúng tôi cũng giảng sự khôn ngoan], không phải trong đám thường thường bậc trung mà trong đám toàn bích có một tên gọi được nhận rõ theo ý nghĩa chuyên môn xét theo các phát biểu của những Đức Cha, những vị này đã được khai tâm vào các bí pháp và do đó được hoàn hảo trong nội bộ Giáo hội. Tôi có thể trích dẫn những văn bản khác nhưng như thế cũng đủ rồi và chúng ta hãy chuyển sang việc thực hành của Giáo hội vốn được trình bày nơi các Đức Cha. Clement ở Alexandria nêu rõ rằng trong các tác phẩm của mình, ông chỉ có ý định nhắc cho bạn đọc nhớ lại sự thật mà họ đã tiếp thu được trọn vẹn hơn trong cách trình bày khẩu truyền: “Tôi thừa nhận rằng tài liệu về các kỷ yếu này của tôi vốn tầm thường khi so sánh với cái tinh thần đầy ân huệ mà tôi có đặc quyền được nghe. Nhưng có một hình ảnh gợi cho y nhớ lại cái nguyên hình đối với kẻ nào đã trúng đòn Thyrsus” [13], một câu mà mọi nhà huyền bí học đều hiểu được. Ông viết rằng “Người ta không mong ước rằng sẽ trình bày mọi thứ một cách không phân biệt cho mọi người tức là những lợi ích của minh triết được truyền thụ cho những người thậm chí ngay trong giấc mơ cũng không được tẩy rửa về linh hồn (vì không được phép trao truyền cho mọi kẻ ngẫu nhiên hạnh ngộ những điều chỉ thụ đắc được bằng những nỗ lực vất vả như thế); những điều bí nhiệm về Ngôi Lời cũng không thể được phơi bày cho kẻ phàm phu” [14]. Khi Celsus đả kích Ki Tô giáo là một hệ thống bí mật thì Origen trả lời rằng: “Thật hoàn toàn phi lý khi bảo rằng giáo lý Ki Tô là một hệ thống bí mật. Nhưng sẽ có một vài giáo lý không thể phổ biến cho đại chúng; những giáo lý này chỉ được khải huyền sau khi người ta đã dạy dỗ các giáo lý công truyền; đây đâu phải chỉ là đặc điểm của Ki Tô giáo không thôi mà còn là nét đặc thù của các hệ thống triết học, trong đó một vài sự thật mang tính cách công truyền còn lại những sự thật khác mang tính cách bí truyền” [15]. Để bảo tồn trật tự đúng đắn, các Ki Tô hữu đã cải đạo được dẫn dắt lần lượt trải qua các giai đoạn khác nhau; thoạt tiên họ là những kẻ đi dự thính, rồi tới các tín đồ tân tòng để rồi sau khi được rửa tội, họ trở thành con chiên chính thức của Giáo hội. Bên trong chính Giáo hội cũng có các cấp; trước hết là các con chiên phổ thông, từ đám đó những người nào có cuộc sống trong sạch sẽ tiến lên cấp hai; “bất cứ người nào trong sạch chẳng những thoát khỏi mọi ô nhiễm mà thoát khỏi điều được gọi là những sự vi phạm nhỏ nhặt hơn, thì kẻ đó sẽ được mạnh dạn khai tâm vào các bí pháp của Chúa Giê su vốn đích thực chỉ được tiết lộ cho kẻ thánh thiện và trong sạch. . . Đấng đóng vai trò khai tâm theo các huấn điều của Chúa Giê su sẽ nói với những người trong lòng được rửa sạch như sau: “Trong một thời gian dài, kẻ nào mà phần hồn không còn ý thức về điều ác nữa và đặc biệt từ khi y tuân phục sự chữa trị của Ngôi Lời thì xin người như thế hãy nghe được những giáo huấn mà Chúa Giê su nói trong chốn riêng tư cho các môn đồ chân chính của Ngài”[16]. Đây là “một vài người được tuyển lựa” từ nhiều người có “ơn gọi” và vượt ngoài đám đó còn có “những người được tuyển lựa từ nhóm những người được tuyển lựa”, có “tri thức hoàn hảo” và “sống trong sự hoàn hảo chính đáng theo Phúc âm” [17]. Tertullian phàn nàn về người ngoại đạo là họ không bảo toàn được thứ tự này mà đối xử với mọi người đều như nhau: “Để bắt đầu thì ta có thể hoài nghi về kẻ tân tòng và tín đồ; họ đều cùng được tiếp cận như nhau, cùng được dự thính như nhau, cùng được cầu nguyện như nhau – thậm chí đó là những kẻ ngoại đạo nếu có bất kỳ điều nào xảy đến trong đám họ. Điều thánh thiện thì họ lại quẳng cho lũ chó, còn mớ ngọc trai của họ - mặc dù chắc chắn không phải là ngọc trai thực – thì họ lại đem quẳng cho lũ heo” [18].
Ít ra thì một phần trong giáo huấn này có liên quan tới ý nghĩa chân thực của các Thánh kinh vốn tuyệt nhiên được chấp nhận chỉ là những tài liệu lịch sử và luân lý giống như ngày nay. Origen giải thích – và phát biểu của ông đặc biệt có giá trị, vì chính Socrate cũng khẳng định rằng ông là “người xiển dương truyền thống thần bí của Giáo hội” [19]. Ông khẳng định rằng Thánh kinh có ba ý nghĩa: “ý nghĩa “xác thịt” cho người phàm, ý nghĩa “phần hồn” cho người có giáo dục hơn, ý nghĩa “tinh thần” cho kẻ hoàn hảo và ông đã trích dẫn những lời của Thánh Paul mà ta có nhắc tới về “minh triết của Đức Chúa Trời trong một điều bí nhiệm”. Các câu chuyện là dành cho “xác thịt” và rất hữu ích cho kẻ đơn giản và dốt nát, nhưng người ta thường du nhập những điều phi lý để chứng tỏ rằng có một ý nghĩa ẩn tàng và các phúc âm “không bao hàm suốt cả một lịch sử thuần túy các diễn biến quả thật đan bện vào nhau, theo bức thư này – nhưng không thực sự xảy ra”. “Bản thân các phúc âm đầy dẫy cùng một loại câu chuyện nghĩa là ma quỉ đưa Giê su lên tới núi cao . . . và bạn đọc chú ý có thể nhận thấy trong phúc âm vô số những đoạn khác giống như vậy, sao cho y ắt tin chắc rằng trong những câu chuyện được ghi lại theo sát nghĩa thì người ta đã xen vào những hoàn cảnh không đáng xảy ra” [20]. Đủ thứ các Đức Cha đã nêu ra một số những lời bóng gió về phương pháp thuyết giải thánh kinh của mình, hiển nhiên là một hệ thống rất hoàn chỉnh vẫn hiện hữu, ít ra thì một trong những bí quyết là con số. Nhưng chúng tôi không có đủ thời giờ để đi theo cái lối mòn hấp dẫn này.
Xét theo mục đích của mình, ta chỉ cần chứng tỏ rằng cũng giống như các tôn giáo lớn khác, Ki Tô giáo có giáo huấn bí mật hạn chế cho thiểu số. Giáo lý này phần lớn đã bị thất truyền trong trận lụt vô minh quét qua Âu châu sau khi đế quốc La Mã suy sụp và sự thuyết giải thô thiển tức giáo huấn dành cho đại chúng bèn thay thế cho những sự thật tâm linh mà chỉ một số ít người biết tới. Một vài mảnh vụn vẫn sống còn trong tầm kiểm soát của các Giáo hội Hi Lạp và La Tinh; những biểu tượng và nghi thức vẫn còn nói tới sự hiện diện nguyên thủy của chúng, nhưng với vai trò là một giáo huấn theo hệ thống thì chúng đã biến mất bỏ lại Ki Tô giáo bị cắt xén hết sức mạnh của mình. Giờ đây người Tin Lành rất thường ưa kết án giáo huấn trừ phi đó là loại giáo huấn mà kẻ dốt nát nhất, thất học nhất và ấu trĩ nhất có thể hiểu được; và kết quả của chính sách này nơi các xứ Tin Lành chính là trong khi các Giáo hội kiểm soát được người dốt nát thì họ không kiểm soát được những người có học hơn; đó là vì sự trình bày về Thượng Đế và Thiên nhiên thỏa mãn được tâm trí của đứa trẻ, thỏa mãn được đầu óc của người hoàn toàn thiếu văn hóa và thiếu triết lý, bao giờ ắt cũng là một sự biểu diễn làm cho tâm trí triết gia phải dội lại, những năng lực rộng lớn và sâu sắc hơn đòi hỏi một điều gì đó nhiều hơn mức thỏa mãn được những năng lực đang lố dạng của điều khác nữa. Bằng cách này Ki Tô giáo trở nên suy yếu đí, bằng cách này sự đa nghi đã phát triển rộng rãi và ta thấy con người vứt bỏ trọn cả Ki Tô giáo bởi vì việc trình bày chúng hoàn toàn không đáng cho giới trí thức lĩnh hội và bởi vì nó mâu thuẫn với những sự kiện rành rành nhất của khoa học.
Giờ đây ta hãy vội vã truy nguyên sự tiến hóa tôn giáo của quốc gia Hebrew để cho ta có thể hiểu được địa vị của Đấng khai sáng ra Ki Tô giáo, quan niệm về Đức Chúa Trời thịnh hành trong thời của Ngài cũng như những sự thay đổi mà quan niệm ấy đã trải qua. Trong những quyển sách xưa cũ nhất của Thánh kinh Hebrew, chúng ta có một quan niệm rất hạn hẹp về Thượng Đế và cho dù chúng có thể là sự thật đối với chư Thần linh hạ đẳng, tương đối hẹp hòi về cá tính và hạn chế về quyền năng (mọi vị thần linh hạ đẳng đều tất nhiên phải như thế) thì một số ý tưởng này lại cực kỳ mang tính cách mạng khi chúng được áp dụng cho Đấng Thiêng liêng Tối cao và được trình bày là những sự mô tả về Thượng Đế duy nhất, Ngôi Lời Tối Cao, Ngài chủ trì vũ trụ, mang lại sự sống và cấp dưỡng cho muôn loài. Nhân tiện tôi chỉ cần nhắc lại cho bạn nhớ tới nhiều phát biểu chẳng hạn như cách thức mà vị đại biểu hạn hẹp này của đấng thiêng liêng có thể giáng xuống để dạo chơi trong vườn Địa đàng, giáng xuống để làm đảo lộn những kẻ xây tháp Babel v. v . . . vì bạn ắt nhận ra ngay tức khắc rằng mình đang giáp mặt với những thực thể thiêng liêng hạ đẳng chứ không phải với Ngôi Lời. Nhưng ta hãy chuyển sang từ ngữ những thực thể này với mọi sự hiến tế đẫm máu bao quanh chúng và xét tới những quan niệm cao cả hơn của các nhà tiên tri vốn uốn nắn những quan điểm sau này được chọn theo trong Giáo hội Ki Tô. Ở đây ta thấy một ý tưởng về Thượng Đế vốn có tính cách cao cả và thanh khiết. Ngài cốt yếu là thánh thiện, là Đấng thiêng liêng của Israel ; Ngài là “Đấng Cao Cả cao siêu ngự nơi cõi vĩnh hằng với hồng danh là Đấng Thánh Thiện” [21][Đấng cao cả ở nơi đời đời vô cùng, danh Ngài là Thánh]. Ngài là “Đức Chúa Trời, Ngài đã sáng tạo ra các cõi trời và banh chúng ra; Ngài đã phanh phui trái đất và đều xuất lộ từ đó, Ngài đã mang lại hơi thở cho những người trên trái đất và mang lại tinh thần cho những người bước trên đó” [22] [Giê hô va Đức Chúa Trời, là Đấng dựng nên các từng trời và giương ra, đã trải đất với mọi sự ra bởi nó, đã ban hơi sống cho dân ở trên nó, và thần linh cho mọi loài đi trên nó]. Ngài là Đấng Thượng Đế duy nhất: “Trước ta không có Thượng Đế nào được tạo dựng và sau ta cũng thế thôi. Thậm chí ta là Đấng Chúa Tể và ngoài ta ra không có sự cứu chuộc” [23] [Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành trước ta, và cũng chẳng có sau ta nữa. Ấy chính ta, chính ta là Đức Giê hô va, ngoài ta không có cứu chuộc nào khác]. Liên quan tới quan niệm cao siêu này về Đức Chúa Trời, ta có thể thấy nhiều vết tích của ảnh hưởng đối với con người không thể thoát được Hebrew của đức tin Bái hỏa giáo.
Những ý tưởng của họ trước và sau khi trở thành tù nhân vốn khác hẳn nhau. Cũng có một đòi hỏi đúng đắn để có được sự thanh khiết, khinh thường những nghi thức bên ngoài khi chúng không liên quan tới sự cao cả bên trong của tính tình, sự khinh thường đôi khi thậm chí biểu hiện khốc liệt hơn dường như thể có sự công phẩn áp đảo trước ý tưởng cho rằng bất cứ ai cũng dám hiến cho một vị Thượng Đế thánh thiện chỉ là những nghi thức bên ngoài, thay vì là một cuộc đời công chính và cao thượng. Chẳng hạn như hãy xét tới một đoạn văn rất quả quyết mà ta thấy nơi bậc đạo sư Amos: “Tôi ghét, tôi coi thường những ngày lễ của bạn và tôi sẽ không ngửi mùi trong những buổi họp trang trọng của bạn. Mặc dù bạn hiến cho tôi những phẩm vật hiến tế đã được thiêu đốt và những phần hiến tế thịt, thì tôi sẽ không chấp nhận chúng, tôi cũng chẳng coi trọng sự hiến tế an bình những con thú mỡ màng của bạn. Bạn hãy lấy đi tiếng động trong những bài hát của bạn vì tôi sẽ không nghe tiếng du dương của đàn viols. Nhưng mong sao sự phán đoán sẽ xuôi chiều như nước và sự công chính sẽ là dòng suối cuồn cuộn”[24][Ta ghét, ta khinh để những lễ ký của các ngươi; ta không đẹp lòng về những hội trọng thể của các ngươi. Dầu các ngươi dâng những của lễ thiêu và của lễ chay cho ta, ta sẽ không nhận lấy, ta chẳng đoái xem những con thú mập về của lễ thú ăn các ngươi. Hãy làm cho tiếng của bài hát các ngươi xa khỏi ta. Ta không khứng nghe tiếng đờn cầm của các ngươi. Thà hãy làm cho sự chính trực chảy xuống như nước và sự công bình như sông lớn cuồn cuộn] . Đó là tinh thần của các bậc đạo sư sau này. Bạn có thể xét một ví dụ khác của Isaiah nơi mà người ta đang phàn nàn rằng mặc dù họ ăn chay thì Thượng Đế vẫn không lắng nghe họ, họ đã làm cho thể xác và linh hồn mình đau khổ mà Ngài vẫn chẳng đoái hoài tới; thế rồi câu trả lời như sét từ trời rớt xuống trên núi Sinai: “Đâu phải việc bạn ăn chay như ngày nay mới khiến cho nguyện vọng của bạn được lắng nghe ở trên cao. Phải chăng đó là một sự ăn chay mà tôi đã lựa chọn, một ngày dành cho một người làm cho tâm hồn mình đau khổ, phải chăng việc cúi đầu như một cây hương bồ và trải ra vải bố cùng với tro than bên dưới y, liệu bạn có gọi đây là một cuộc trai giới và một ngày có thể chấp nhận được đối với Đấng Chúa Tể? Phải chăng đây là trai giới mà tôi đã chọn: buông lỏng bàn tay làm chuyện độc ác, tháo gỡ đi những gánh nặng và để cho kẻ bị áp bức được giải thoát thì bạn sẽ phá vỡ được mọi gông cùm. Chẳng lẽ lại không ban cấp bánh mì cho người đói và lại không mang tới cho người nghèo những thứ thừa thải trong nhà mình? Khi bạn thấy người ta trần trụi thì hãy cấp quần áo cho thiên hạ để cho bạn không dùng nó để che giấu xác thịt của chính mình. Thế rồi khi ánh sáng bừng lên vào buổi ban mai thì sức khỏe của bạn bộc phát mau lẹ, sự công chính của bạn sẽ đi trước bạn; sự vinh diệu của Chúa sẽ là phần thưởng của bạn” [25] [Thật, các ngươi kiêng ăn để tìm sự cãi cọ tranh cạnh, đến nỗi nắm tay đánh nhau cộc cằn; các ngươi kiêng ăn trong ngày như vậy, thì tiếng các ngươi chẳng được nghe thấu nơi cao. Đó há phải là sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há phải là ngày người ta dằn lòng mình đâu? Cúi đầu như cây sậy, nằm trên bao gai và trên tro, đó há phải đều ngươi gọi là kiêng ăn, là ngày đẹp lòng Đức Giê hô va sao? Sự kiêng ăn mà ta chọn lựa, há chẳng phải là bẻ những xiềng hung ác, mở những trói của ách, thả cho kẻ bị ức hiếp được tự do, bẻ gãy mọi ách hay sao? Há chẳng phải là chia bánh cho kẻ đói, đem những kẻ nghèo khổ đã bị đuổi đi về nhà mình, khi thấy kẻ trần truồng thì mặc cho, và chớ hề trớ trinh những kẻ cốt nhục mình hay sao? Bấy giờ sự sáng ngươi sẽ hừng lên như sự sáng ban mai, ngươi sẽ được chữa lành lập tức; sự công bình ngươi đi trước mặt ngươi, sự vinh hiển của Đức Giê hô va sẽ gìn giữ sau ngươi]. Có một khía cạnh đạo đức xuất lộ vì nó xuất lộ đi xuất lộ lại nơi các bậc đạo sư này. Tôi sẽ chỉ cung cấp cho bạn một điều trích dẫn khác nữa, có thể nói là cho thấy môi trường tâm trí mà Chúa Giê su được giáng sinh trong đó, đây là một lời lẽ của bậc đạo sư Micah vốn tổng kết được bổn phận của con người. Bậc đạo sư tự hỏi mình làm thế nào để vui lòng Thượng Đế: “Liệu tôi sẽ đi tới trước Đấng Chúa Trời và phủ phục trước Đấng Thượng Đế? Phải chăng tôi sẽ mang tới trước mặt Ngài những đồ hiến tế đã được sử dụng với những con bê đã được một tuổi? Phải chăng Chúa sẽ bằng lòng với hàng ngàn con cừu đực hoặc với cả chục ngàn dòng sông dầu mỡ? Liệu tôi sẽ đưa ra đứa con trưởng của mình để cho tôi được xâm phạm vào thành quả của thân thể tôi vì tội lỗi của linh hồn tôi? Hỡi con người, Ngài đã chỉ cho ngươi thấy được điều tốt đẹp, và Chúa có đòi hỏi gì ngươi đâu ngoại trừ việc thực hiện một cách đúng đắn và yêu thương với lòng từ bi, bước đi khiêm tốn với Đức Chúa Trời của mình” [26]. Đó là cái đạo đức mạnh mẽ và lành mạnh mà bạn thấy xuất lộ nơi các bậc đạo sư Do Thái giáo sau này, nó ở nơi một quốc gia mà trong một chừng mực nào đó ít ra lại chịu ảnh hưởng của cái giáo huấn khiến Chúa Giê su giáng sinh.
Bây giờ ta hãy xem xét trong một lúc cái nhân vật đã làm say mê biết bao nhiêu tâm hồn, tình yêu và lòng ngưỡng mộ của biết bao thế hệ này tới thế hệ khác thuộc thế giới phương Tây đã xoắn bện xung quanh Ngài; ta hãy cố gắng nhận ra được công trình của Ngài phải thực hiện, sứ mệnh mà Ngài dự tính làm tròn. Một nền văn minh mới được chào đời, một bộc phát mới trong sinh hoạt của thế gian; những quốc gia non trẻ đầy sức sống, đầy nghị lực với trí năng siêu hình kém phát triển hơn khía cạnh thực tiễn của tâm trí, đang tiến lên hàng đầu và dần dần điều khiển vận mệnh của thế giới. Một dân tộc mạnh mẽ và sung sức, tràn đầy nhựa sống, tràn đầy sức mạnh, tràn đầy năng lực thực tiễn, đây là loại hình mà các quốc gia Âu Mỹ phải được khai sinh từ đó; đây là quốc gia (nói cho đúng hơn là giống dân) mà sự rèn luyện tôn giáo là vấn đề đặt ra trước Đại Đoàn Huynh Đệ trông coi sự tiến hóa tâm linh của con người. Người ta cần một tuyên ngôn sự thật xưa cũ khác nữa để rèn luyện như thế; một sứ giả của Hội Đoàn Huynh Đệ hùng mạnh ấy phải được nói tới những sự thật xưa cũ để có được sự rèn luyện và uốn nắn cái nền văn minh mới lố dạng ấy. Nó phải được rèn luyện như mọi sự rèn luyện khác và với một sự rèn luyện thích ứng những đặc trưng ấy. Vì thế cho nên bạn thấy trong Ki Tô giáo tương đối có ít lời tuyên bố của Đấng Ki Tô về siêu hình học tinh tế mà nói nhiều tới luân lý, đạo đức cao cả, giáo huấn tâm linh thuộc một loại thực tiễn, ít (quả thực là hầu như không có) điều về khoa học linh hồn. Điều này được dành cho giáo huấn bí truyền hạn chế trong những môn đồ ngay trước mắt của Ngài. Ta có thể nói là hãy bao quát địa hạt bắt đầu tôn giáo này thì mới tìm ra được một công cụ và sứ giả thích hợp của Đại Đoàn Huynh Đệ; họ đã chọn được một người thanh niên nổi bật lên do sự trong sạch, mầu nhiệm và do lòng sùng tín sâu sắc, Chúa Giê su mà sau này ta gọi là Đấng Ki Tô. Sứ mệnh của Ngài bắt đầu vào cái thời điểm cuộc đời Ngài được mô tả trong những Phúc âm là sự rửa tội, khi Ngài vào khoảng 30 tuổi. Vào thời kỳ đó, theo bạn đọc thấy trong Phúc âm thì Thần khí của Thượng Đế giáng xuống Ngài và một giọng nói từ trên trời tuyên cáo Ngài là Con của Chúa Trời và thiên hạ phải lắng nghe Ngài [27] [Khi chịu báp têm rồi, Jêsus liền lên khỏi nước, kìa các từng trời mở ra. Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như bồ câu, đậu trên vai Ngài, và nầy, có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường”]. Tôi sẽ nói trong một lúc về cụm từ “Con của Chúa Trời”, lúc tới mức bàn về sự thách đố của người Do Thái giáo khi Ngài đòi hỏi địa vị ấy. Ta chỉ cần nhận thức rằng theo quan điểm được nêu ra trong câu chuyện về đời sinh hoạt của Ngài, nhiệm kỳ tu của Ngài bắt đầu khi Ngài được 30 tuổi, khi sự biểu lộ đặc biệt này xảy ra, xét theo quan điểm huyền bí thì đó là cách thức ẩn dụ khi người ta chọn thanh niên này là sứ giả cho giáo huấn thiêng liêng mà ta cần miêu tả và biểu diễn việc mang lại sự giác ngộ cho Ngài khiến Ngài thích hợp là một bậc Đạo sư thiêng liêng đối với loài người. Chỉ nội trong ba năm, Ngài sống cuộc đời của một bậc đạo sư, một cuộc đời đẹp đẽ thanh khiết, rực rỡ với tình thương, lòng từ bi và mọi phẩm tính âu yếm nhất trong tâm hồn con người. Ta thấy Ngài đi lang thang trên vùng đất Palestine , làm cho người chết sống lại (tạm gọi như vậy), chữa lành bệnh cho người đau ốm, làm cho kẻ mù lòa sáng mắt ra; thiên hạ gọi những sự chữa trị này là phép lạ. Nhưng nơi họ chẳng có điều gì đáng ngạc nhiên đối với huyền bí gia, vì y vốn quen thuộc với những hành động như thế, y biết được những quyền năng để thực hiện những hành động ấy. Đó là vì chưa bao giờ có một bậc đại Đạo sư giáng trần, đấng có quyền năng Tinh thần phát triển nơi Ngài, Ngài không phài là một bậc đạo sư đối với bản chất thể xác, bản chất này tuân theo Ngài và vâng chịu ý chí của Ngài. Cái gọi là những phép lạ này chẳng qua chỉ là việc sử dụng một vài quyền năng ẩn tàng trong thiên nhiên để mang lại một vài kết quả nơi ngoại giới; những phép lạ chữa bệnh này, làm cho người mù sáng mắt ra v. v. . . được thực hiện rất lâu trước khi Đấng Ki Tô giáng sinh và đã được nhiều người lập lại hết năm này sang năm khác, cho nên bản thân Đấng Ki Tô cũng coi thường chúng khi Ngài nhắc tới chúng trước mặt các môn đồ: “Các con sẽ làm được những công trình vĩ đại hơn nữa bởi vì Ta đi về cùng Cha” [28] [Quả thật, quả thật ta nói cùng các ngươi, ai tin ta cũng sẽ làm việc ta làm, lại làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha]. Ngài để dành nó lại như là dấu ấn của những người có đức tin thật sự, có đức tin sống động nơi Ngài, cho nên Ngài có thể tóm lấy những con rắn, uống thuốc độc mà không bị hại [29] [Những kẻ tin sẽ có dấu hiệu lạ này cặp theo: họ sẽ nhơn danh ta mà đuổi quỉ, nói tiếng mới, bắt rắn, uống giống độc chi cũng hẳn chẳng hại gì, đặt tay trên kẻ đau yếu, thì kẻ ấy sẽ lành]. Đây là một điểm đặc biệt thuộc về mọi Điểm đạo đồ muốn vận dụng quyền năng và việc thiếu vắng đặc điểm ấy ít ra trong một số phân bộ của Giáo hội cho thấy rằng họ đánh mất cái đức tin sống động mà bậc Thầy của chính họ đã phô diễn những quyền năng này ra thành biểu tượng và biểu hiện bên ngoài.
Theo như tôi có nói, cuộc đời của Chúa Giê su là một cuộc đời đẹp đẽ. Hãy lắng nghe giáo huấn của Ngài, thế là bạn sẽ lĩnh hội được cái Thần của nó; tiếc thay nó khác hẳn cái Thần của các Ki Tô hữu thường trình bày. Những giáo huấn này đúng là đồng nhất với các huấn điều của những bậc Đạo sư tâm linh vĩ đại trước Ngài. “Kẻ có tâm hồn thanh khiết được ban phúc vì họ sẽ thấy Đức Chúa Trời” [30] [Phước cho kẻ có lòng trong sạch vì sẽ thấy được Đức Chúa Trời]. Có một sự thật huyền linh mà Ngài lại tuyên cáo theo đó chỉ nhờ trong sạch người ta mới thấy được Đấng trong sạch, chỉ có kẻ đã được tẩy rửa mới có thể biết được Thượng Đế. Ta hãy xem Ngài nhấn mạnh xiết bao giáo huấn quen thuộc với bạn theo đó tư tưởng quan trọng hơn hành động; khi tư tưởng được hình thành thì hành động thực tế đã được thực hiện rồi. Ngài dạy rằng “Bất cứ kẻ nào nhìn đàn bà mà với lòng dâm dục thì đã phạm phải tội ngoại tình đối với người đàn bà trong tư tưởng” [31][Song ta nói cùng các ngươi, hễ ai ngó đàn bà mà động tình ham muốn, thì trong lòng đã phạm tội gian dâm cùng người rồi]. Ta lại xét tới cái giáo huấn quen thuộc như thế trong giáo huấn của Đức Bàn Cổ, Zoroaster và Đức Phật: “Hãy yêu thương kẻ thù của mình, hãy ban phúc cho những kẻ nguyền rủa con, hãy đối xử tốt với những kẻ thù ghét con, hãy cầu nguyện cho những kẻ lợi dụng con và khinh thường con; hành hạ con để cho con có thể là con trẻ của Đấng Từ phụ vốn ở trên trời: đó là vì Ngài khiến cho mặt trời của mình vượt cao trên điều ác và điều thiện; gửi trận mưa xuống cho kẻ công chính và kẻ không công chính” [32] [Nhưng ta nói cùng các ngươi, hãy yêu kẻ thù nghịch các ngươi và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, hầu cho các ngươi được làm cho của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến cho mặt trời soi trên kẻ ác cùng người thiện, mưa cho người công nghĩa cùng kẻ bất nghĩa]. Ta hãy xem phát biểu huyền bí mà có lẽ ít ai (ngoại trừ các huyền bí gia) hiểu được: “Ánh sáng của cơ thể là đôi mắt: do đó nếu mắt của bạn là chất phác thì toàn bộ cơ thể của bạn sẽ đầy ánh sáng. Nhưng nếu mắt bạn ác độc thì toàn bộ cơ thể của bạn sẽ đầy bóng tối. Do đó nếu ánh sáng ở nơi bạn là bóng tối, thì bóng tối ấy lớn lao biết dường nào” [33] [Đèn của cơ thể là con mắt. Nếu mắt ngươi tốt thì cả thân thể ngươi đều sáng sủa; nhưng nếu mắt ngươi xấu thì cả thân thể ngươi đều tối tăm. Vậy nếu sự sáng trong ngươi là tối tăm, thì sự tối tăm ấy lớn biết bao]
Ta hãy lắng nghe lời tuyên cáo của Ngài một lần nữa về cái con đường xưa cũ chật hẹp – con đường mà bạn biết là mỏng như lưỡi dao cạo. “Cánh cổng thẳng ngay trước mắt và con đường chật hẹp dẫn vào sự sống, thế mà ít ai tìm được nó”[34][Song ngõ hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ tìm được thì ít]. Ta hãy lắng nghe lời lẽ của Ngài với đa số, toát ra cái lòng từ bi thiêng liêng vốn chính là cái vết bớt của mọi người nào giáng lâm từ Đại đoàn Huynh đệ, Quần Tiên Hội: “Hỡi tất cả những người đang lao động vất vả và còng lưng gánh nặng, hãy đến với ta và ta sẽ ban cho con sự ngơi nghỉ. Hãy rước lấy gông xiềng của ta lên trên con và hãy học biết về ta, vì ta vốn nhu mì và khiêm hạ trong tâm hồn: con sẽ tìm được sự an bình trong tâm hồn. Đó là vì gông xiềng của ta cũng dễ tháo gỡ và gánh nặng của ta cũng nhẹ nhàng thôi” [35] [Hỡi hết thảy những kẻ đương lao khổ và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được nghỉ ngơi. Vì ta có lòng nhu mì, khiêm ti, nên hãy mang lấy ách của ta, học theo ta, thì linh hồn các ngươi sẽ được nghỉ ngơi. Vì ách ta dễ chịu, và gánh ta nhẹ nhàng] . Ta hãy xem Ngài kiểm soát các môn đồ khi họ cố gắng xua đuổi những bà mẹ nào mang con tới cho Ngài mà Ngài có thể ban phúc cho họ: “Hỡi những đứa trẻ đau khổ, không được cấm chúng đến với ta; vì thiên giới vốn dành cho chúng” [36] (Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng cấm chúng nó, vì nước trời thụôc về những kẻ giống như chúng nó”. Và có một lần Ngài chọn một đứa trẻ con, đặt nó giữa đám đông để nêu gương cho các môn đồ về lòng khiêm hạ và tuân phục. Ta hãy xét tới cái giáo huấn nghiêm khắc này cũng lại chính xác dựa theo đường lối về giáo huấn huyền bí cổ truyền, nó bảo rằng sự gắn bó với những sự vật trần thế gây thiệt hại chết người cho sự tiến bộ trong đời sống tinh thần. Khi một thanh niên đến với Ngài để hỏi xem làm sao đạt được sự sống đời đời thì câu trả lời đầu tiên của Ngài là theo công truyền: “Con hãy tuân thủ những điều răn cấm”. Người thanh niên trả lời rằng: “Con đã tuân theo những giới răn này từ tấm bé, vậy con còn thiếu điều gì nữa?”. Rồi tới một yêu cầu nghiêm khắc hơn: “Nếu con đã hoàn hảo rồi thì con hãy đi bán hết những gì con sở hữu, bố thí cho người nghèo để con có được kho báu trên trời; rồi hãy đến đây theo ta”. Người thanh niên “buồn rầu bỏ đi: vì y có nhiều tài sản sở hữu”. Thế rồi bậc đạo sư huyền bí nhấn mạnh tới giáo huấn này với các môn đồ: “Một người giàu khó lòng bước vào thiên giới . . . Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn một người giàu nhập vào thiên giới” [37] [Nếu ngươi muốn được trọn vẹn , hãy đi bán hết của cải ngươi mà cho kẻ nghèo, thì ngươi sẽ có của báu ở trên trời; rồi hãy đến theo ta] [Ta lại nói cùng các ngươi, lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Đức Chúa Trời].
Vậy là bằng cách này Ngài đã giảng dạy cùng một đạo đức thời xưa về giáo huấn quen thuộc xiết bao cho tất cả chúng ta, giáo huấn của các bậc Sáng lập ra mọi tôn giáo thời xưa. Chúng ta truy nguyên được Ngài cũng như các bậc tiền bối của Ngài qua việc giảng dạy bằng dụ ngôn; Ngài luôn luôn nhắc tới dụ ngôn khi ngỏ lời trước đại chúng. Ngài nói hết dụ ngôn này tới dụ ngôn khác, mỗi dụ ngôn bao hàm một viên ngọc quí nào đó về sự thật tâm linh. Có lẽ dụ ngôn làm xao động tâm hồn của Giáo hội Ki Tô, chinh phục được lòng người mãi mãi vì nó thật đẹp đẽ và âu yếm, đó là dụ ngôn về con cừu bị thất lạc trong hoang mạc mà người chăn chiên cần mẫn đi tìm mãi cho tới khi tìm thấy nó “và khi đã tìm ra rồi thì y vui mừng vác nó trên vai. Và khi về nhà thì y tụ tập bạn bè láng diềng lại nói với họ hãy góp vui với tôi, vì tôi đã tìm ra con cừu bị thất lạc. Tôi xin nói với các bạn cũng vậy, niềm vui trên cõi trời sẽ đến với kẻ tội lỗi biết ăn năn còn hơn là đến với 99 người đúng đắn không cần tới sự ăn năn” [38] [Trong vòng các ngươi, người nào có một trăm con chiên mà mất một con, thì há chẳng để chín mươi chín con lại nơi đồng vắng, rồi đi tìm con đã mất cho kỳ được sao?]. “Đấng Chủ Chăn Phước Lành” là một trong những hồng danh được ưa dùng để chỉ Đấng Ki Tô trong khắp Giáo hội Ki Tô, bạn có thể thấy Ngài trong những bức tranh, bạn có thể thấy Ngài trong những cánh cửa sổ vẽ của các nhà thờ và nhà thờ chính; người ta vẽ “Đấng Chủ Chăn Phước Lành” khoác trên vai con chiên bị thất lạc mà Ngài đã tìm thấy, mang về nhà đem lại niềm vui cho bãi rào thành cái chuồng chăn những con cừu khác. Giáo lý của Ngài về “Thiên giới” đã bị xuyên tạc rất nhiều, nhưng người ta hiểu rõ nó trong thời Giáo hội sơ khai. Đó là một cõi giới mà con người được mời gọi vào và người ta đã vạch rõ những giai đoạn trong đó. Con người phải trong sạch trước khi được phép nhập vào thiên giới; họ phải có đức tin; đó là một điều thiết yếu trước khi họ có thể đến với thiên giới; họ phải thêm tri thức vào cho đức tin bằng không thì họ sẽ chẳng thể đạt tới cấp cao; minh triết phải nối tiếp tri thức bằng không thì chúng vẫn chưa hoàn hảo; người ta hứa hẹn sự bất tử như thế cho mọi người, tức là việc chinh phục được sự chết, không còn đi ra ngoài nữa. Đó là vì như ta thấy hiện nay, Ki Tô giáo thời sơ khai có dạy giáo lý cổ truyền Luân Hồi; vì thế cho nên có một lúc người ta khắc phục được sự chết và con người không đi ra khỏi Đền Thờ của Thượng Đế nữa. Khi họ đã trở nên hoàn hảo, làm chủ được các điều bí mật của thiên giới. Như vậy là Chúa Giê su đã trải qua ba năm ngắn ngủi nhằm dạy dỗ, chữa bệnh và giúp đỡ cho mọi người nào đang cần tới. Thánh Peter tổng kết cuộc đời của Ngài như sau: “Ngài đi lang thang để làm phúc” [39]. [Thể nào Đức Chúa Trời lấy Thánh Linh và quyền năng xức dầu cho Jêsu ở Na xa rét, rồi Ngài trải khắp nơi làm lành và chữa mọi kẻ bị ma quỉ áp chế, vì Đức Chúa Trời ở cùng Ngài] Cuộc đời Ngài rất ngắn ngủi, tại sao vậy?
Bởi vì các dân tộc mà Ngài đến với họ để mang lại thông điệp về Tình Huynh Đệ: Đi tới một dân tộc như thế, khốc liệt, cuồng tín, hà khắc và ngu tín về tôn giáo của chính mình thì ắt chỉ có thể có một kết quả duy nhất – luật phạm thượng khắc khe của họ được đưa vào tác động và Ngài bị hạ sát bởi sự oán thù và ác ý. Đôi khi ngày nay người ta thắc mắc: Tại sao các Chơn sư lại vẫn còn ẩn tàng, tại sao các Ngài lại đứng đằng sau bức màn và từ chối xuất hiện ở chốn vãng lai của con người. Bởi vì chừng nào con người còn chưa học trở lại được sự tôn kính thời xưa vốn tôn một bậc sứ giả của chư Thần linh lên thành một nhân vật thánh thiện, và vây quanh Ngài bằng tình thương, sự kính cẩn và sự tôn thờ, thì các Chơn sư Minh triết không thể xuất hiện để kích động những cơn đam mê giận dữ của con người vì ganh ghét với sự trong sạch của các Ngài, vì thù địch với sinh hoạt tâm linh của các Ngài. Đấng Christ là đấng cuối cùng trong các sứ giả vĩ đại được biệt phái tới cho thế gian và những người được Ngài giáng lâm lại sát hại Ngài khi mới trải qua ba năm sinh hoạt giữa công chúng; họ ghét Ngài về một sự trong sạch, dường như đối với họ là một sự sỉ nhục cho sự không trong sạch của chính mình, và họ ghét Ngài vì một sự cao cả vốn là lời quở trách đối với sự nhỏ nhen của họ.
Giờ đây ta xét tới sự phấn đấu của Giáo hội thời sơ khai. Phúc âm của tình thương và lòng từ bi nhanh chóng lan tỏa trong số người nghèo được truyền bá chậm hơn trong đám người có giáo dục cao nhờ vào giáo huấn bí truyền; và ta thấy Hội đoàn Huynh đệ đã nỗ lực lớn lao trong ba thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên. Có một sự phấn đấu giữa học thức và sự dốt nát, một sự đấu tranh giữa tri thức và mê tín dị đoan. Nó diễn ra khốc liệt và cường bạo với trung tâm điểm chính là Alexandria, vì các chiến sĩ của nó một đằng là môn đồ phái Ngộ đạo, một đằng là đại khối Ki Tô hữu. Khi bạn truy nguyên câu chuyện này thì bạn ắt thấy các bậc đạo sư phái Ngộ đạo vĩ đại, cố gắng du nhập Minh triết của phương Đông bên dưới những tên gọi mới để đưa vào tôn giáo mới gần đây nhất này, dự tính mượn phương tiện hiện đại của nó. Valentinus vĩ đại đã viết sách khải huyền về minh triết tức Pistis Sophia, kho báu vĩ đại nhất về huyền bí học cổ truyền của Ki Tô giáo; giờ đây được phổ biến cho thế giới nói tiếng Anh qua bản dịch của ông G. R. S. Mead, thư ký của Chi bộ Âu châu thuộc Hội Thông Thiên Học. Trong phần dẫn nhập ông Mead có viết như sau: “Thế rồi ta hãy xét tới phong trào vào năm 150 sau Công nguyên. Vào thời đó Logia nguyên thủy tức Urevangelium của Ki Tô giáo đã biến mất, và Phúc âm yếu lược đều được đưa vào trong khuôn khổ của sinh hoạt truyền thống của bậc Thầy vĩ đại về Đức tin. Đợt sóng triều bình dân của tôn giáo mới đã độc quyền xuất phát từ đại dương truyền thống Do Thái giáo và đang nhấn chìm một quan niệm phổ quát về Ki Tô giáo trong cùng một trận lụt không khoan dung và độc quyền vốn đã đặc trưng cho quốc gia Hebrew trong suốt cả lịch sử trước kia của nó. Hiện tượng đáng ngạc nhiên này giờ đây đang thu hút sự chú ý của những tâm trí chẳng những tài khéo về triết lý của các trường phái mà còn thấm nhuần tinh thần chiết trung của một Thông Thiên Học phổ biến toàn cầu và một tri thức về các giáo lý nội môn của các tôn giáo thời xưa. Những người như thế nghĩ rằng họ thấy trong Phúc âm Ki Tô giáo có một sự tương tự về giáo lý và tính phổ biến đại đồng vũ trụ vốn cùng huyết thống với giáo huấn nội môn của các tín ngưỡng thời xưa; họ khởi công ra sức kiểm soát những khuynh hướng độc quyền và hẹp hòi mà họ thấy phát triển nhanh chóng xiết bao trong nhóm người ít có học thức hơn, họ khiến cho đức tin cao siêu hơn tri thức, thậm chí đạt tới mức công khai kết án mọi hình thức tôn giáo khác, nói móc mỉa mọi triết lý và nền giáo dục” [40].
Cuộc đấu tranh nổ ra giữa những người này và đại chúng, thật ra đại chúng được dẫn dắt bởi một số người có học thức và minh triết; nó chấm dứt qua sự thành công của đại chúng thất học khiến cho trục xuất ra khỏi Giáo hội các môn đồ Ngộ đạo có học hơn và đầy triết lý hơn; từ đó trở đi họ còn bị ngăn cấm theo dạng tà thuyết. Giáo hội xuất lộ từ cuộc đấu tranh ấy vẫn có đủ tôn giáo chân chính bị bỏ lại để rèn luyện và nâng cao tâm hồn, nhưng không đủ để biện minh cho minh triết của thời đại v. v. . . Nó làm xuất hiện trong cuộc đấu tranh ấy lòng sùng tín đối với Đấng Chrit cá nhân, con người – Thượng Đế vốn là đối tượng của sự thờ cúng nhiệt thành nhất và đam mê nhất. Như tôi có nói, trong cái sự khải huyền Đấng Thiêng liêng ấy có một điều mà con tim đang khao khát; tiếc thay nó không có đủ để chế ngự trí năng, để trui rèn được tâm trí triết học. Kết quả là Thời đại Hắc ám giáng xuống Âu châu, Thời đại Hắc ám đã được gọi đúng đắn và thích hợp như vậy trong lịch sử, còn tri thức bí truyền của Giáo hội sơ khai đã biến mất, các đức cha thậm chí đã bị quên lãng hết ngoại trừ trong các tu viện nơi mà người ta vẫn còn nghiên cứu các ngài và từ đó trở đi thỉnh thoảng Giáo hội Công giáo La Mã lại cung cấp cho thế gian các vị Tiến sĩ thần học và siêu hình học.
Ta có thể thấy bằng cách nào mà trong thời kỳ hắc ám này các giáo lý đã bị bẻ quặc và xuyên tạc, làm thế nào mà một số giáo lý lại đâm ra nổi loạn chống lại lý trí và lương tâm dưới dạng được trình bày. Ta lại xét tới thời kỳ Cải cách Tin Lành khi các quan niệm khủng khiếp của Calvin và các quan niệm ít nhiều phóng khoáng hơn của Luther đã chiếm lấy ưu thế của phái cải cách và giáo phái Tin Lành hiện đại đã thoát thai từ đó, dưới dạng ít thô thiển nhất là Giáo hội Anh quốc vốn phần lớn là chịu ảnh hưởng của giáo lý Công giáo La Mã. Thế mà trong lòng chính Giáo hội này thì một trường phái cao cả hơn đang tăng trưởng, có suy tư phóng khoáng hơn, có những quan niệm nhân từ hơn về các giáo phái khác và ta có thể hi vọng rằng điều này sẽ cứu chuộc trở lại Ki Tô giáo về sau này và ban cho nó địa vị đúng đắn trong đám các tôn giáo trên thế giới.
Ta phải chuyển vấn đề này sang giáo lý của Ki Tô giáo và xem xét chúng đầy đủ đến mức như thời đại ta công nhận. Tam vị nhất thể kỳ lạ thay ít được nhắc tới trong Kinh thánh. Trong Cựu Ước tuyệt nhiên không có, mặc dù tín đồ Do Thái giáo có giáo lý này trong phần giáo lý bí nhiệm của mình tức kinh Kabalah; trong kinh Tân Ước người ta cũng ít nhắc tới nó và phát biểu chính xác nhất bị thách đố - hoặc nói cho đúng hơn là bị bỏ lơ bởi những người mới sau này hiệu đính Kinh thánh. Phát biểu này rất chính xác: “Có ba Ngôi được ghi khắc trên Trời; Ngôi Cha, Ngôi Lời và Ngôi Thánh Thần và ba Ngôi này chỉ là Một” [41][Ấy là Thánh Linh làm chứng, vì Thánh Linh là lẽ thật. Bởi có ba làm chứng: Thánh Linh, nước và huyết, cả ba đều chăm về một] . Những người hiệu đính coi đây là một lời chú giải của tu sĩ đã len lỏi vào quyển sách sau này trong lịch sử của Giáo hội Ki Tô và đã bỏ sót nó. Đó là bản văn duy nhất mà giáo lý có thể hoàn toàn trông cậy vào nó. Có một câu ở cuối Phúc âm của thánh Matthew bàn về sự rửa tội: “Nhân danh Cha, Con và Thánh Thần” nhưng điều đó cũng bị chỉ trích thách đố mặc dù không bị các nhà hiệu đính bác bỏ. Trong Giáo hội thời sơ khai có một sự đấu tranh về giáo lý này trở nên phức tạp do sự thần thánh hóa Chúa Giê su thành ra Ngôi Hai, nhưng cuối cùng nó xuất lộ từ cuộc đấu tranh ấy dưới một dạng mà ta có thể nhận ra là giáo lý cổ truyền: Ngôi Cha, tồn tại, cội nguồn của mọi sự sống; Ngôi Con được sinh ra và là phân thân của Ngài, có bản chất lưỡng bội của cả Thượng Đế lẫn con người – đặc tánh lưỡng bội ấy bao giờ cũng là đặc trưng của Thượng Đế Ngôi Hai, tức Ngôi thứ Nhì trong Tam vị nhất thể - các thế giới đều do Ngôi Hai tạo ra, nếu không có Ngôi Hai thì trong vũ trụ biểu lộ chẳng thể tạo ra được điều gì; Ngôi Ba vốn kém xác định hơn, đó là Ngôi Thánh Thần, Trí tuệ Vũ trụ, tức Minh triết Vũ trụ. Như tôi có nói, trong Giáo hội có một sự đấu tranh. Một số người tranh cãi về học thuyết một thể ba Ngôi; những người khác lại bênh vực nó và cuối cùng thì giáo lý cổ truyền xuất lộ chiến thắng trong cuộc tranh đấu ấy và trở thành học thuyết chính thống của Giáo hội. Thế rồi nó được tuyên bố đầy thẩm quyền trong “Tín điều Athanasian” và mặc dù có một số điều khoản của nó đáng bị phản đối, tín điều ấy vẫn trình bày một trong những cách xiển dương hay ho nhất về siêu hình học của giáo lý hiện hữu trong Ki Tô giáo. Tôi nhắc lại nó vì trong đó có gợi ra một cách mơ hồ và không rõ ràng một điều gì đó ẩn sau Tam vị nhất thể, cũng được nói bóng gió ở đây đó trong lộ trình của các thánh kinh Ki Tô giáo. Người ta bảo rằng Bản thể Thiêng liêng vốn chỉ có một. Người ta cảnh báo tín đồ rằng họ không được lẫn lộn Ba Ngôi trong Tam vị nhất thể, nhưng họ cũng không được phân chia Bản thể, tính đơn nhất vốn làm nền tảng cho Ba Ngôi. Ba Ngôi chỉ là sự biểu lộ của Nhất nguyên. Một nhà thần học Công giáo La Mã nêu rõ rằng từ ngữ Ngôi có từ nguyên là persona, tức “cái mặt nạ”, và điều này ắt phải hàm ý rằng đằng sau cái mặt nạ có Thực tại chưa được hiển lộ, Thượng Đế ẩn tàng, mà chẳng ai biết. Có một sự gợi ý về điều Chưa ai biết này trong câu kinh thuộc thánh thư Job: “Liệu bạn có tìm ra được Thượng Đế bằng cách lùng sục hay chăng” [42][Nếu ông dò xét, há có thể hiểu biết được sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời và thấu rõ Đấng Toàn năng sao?]. Hơn một lần trong thánh thư Job người ta thấy gợi ta thắc mắc này về Đấng không ai biết được, về Thượng Đế chưa được khải huyền xét theo bản chất và bản thể. Thế rồi từ Tam nguyên giáng xuống ta có bảy Chơn linh trước ngai Thượng Đế [43][Cũng có bảy ngọn đèn bằng lửa cháy trước ngai, tức là bảy Linh của Đức Chúa Trời]. Đây là bảy vị Thần linh vĩ đại của thất đại (bảy Nguyên tố) quen thuộc với chúng ta trong Ấn Độ giáo xét về mặt ngũ đại – năm vị Thần linh của năm Hành đã biểu lộ; ở đây người ta nhắc tới trọn cả thất đại. Thế rồi ta có các vị thần linh thấp hơn, các Tổng Thiên thần và Thiên thần, những đấng mà thánh Paul gọi là thiên sứ, các ông hoàng thiên thần và các quyền năng thiên thần [44] [Bởi vì tôi tin chắc rằng bất cứ hoặc sự chết, hoặc sự sống, hoặc thiên sứ, hoặc chấp chánh, hoặc việc bây giờ, hoặc việc hầu đến, hoặc quyền năng], có chín cấp bậc thiên thần: Seraphim, Cherubim, Thiên thần ngai vua, Thiên sứ Đặc mệnh Toàn quyền, Thiên sứ Đức hạnh, Thiên sứ Quyền năng, Thiên sứ Hoàng gia, Tổng Thiên thần và Thiên thần. Về vấn đề này có một phát biểu rất thú vị của thánh Ignatius, một bậc giám mục của Giáo hội Tông đồ, theo đó Ngài “chưa hiểu nổi những việc trên trời; vị trí của các thiên thần và nhiều đội thiên binh bên dưới các Thiên sứ Hoàng gia” [45]. Trong Giáo hội Công giáo La Mã hoàn toàn đúng là có sự tôn thờ các Thiên thần nghĩa là thờ cúng các vị thần linh hạ đẳng, họ có liên quan trực tiếp tới con người và mọi sự biểu lộ của Thiên nhiên.
Kế tới là vấn đề quan trọng về bản chất của con người và mối quan hệ của y với Thượng Đế, ta hãy coi nó là được giảng dạy trong chính Thánh kinh, tiếc thay ta không phải bao giờ cũng tìm thấy nó trong giáo huấn của Giáo hội thời nay. Thánh Paul mô tả con người là có bản chất tam bội: tinh thần, phần hồn và phần xác [46] [Nguyện tâm linh, tâm hồn và thân thể của anh em đều được giữ gìn], người ta có phân biệt giữa tinh thần và phần hồn (điều này bị tước bỏ hoàn toàn trong giáo huấn bình dân, trong đó tinh thần được đồng nhất với phần hồn, thế là trọn cả sự tiến hóa của con người bị lẫn lộn. Tinh thần vốn thiêng liêng; thánh Paul có dạy rằng: “Chẳng lẽ mi lại không biết rằng mi là đền thờ của Đức Thượng Đế hay sao và thần khí của Thiên Chúa ngự nơi mi” [47] [Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời và Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong anh em sao?]. Cũng chính cái dạng ngôn ngữ ấy được dùng ở đây mà ta đã quen thuộc trong kho tài liệu Ấn Độ giáo, trong đó ta thấy cơ thể của con người được gọi là Visnupura, Brahmapura, là thị trấn tức đô thị của Brahma hoặc Vishnu. Ở đây thánh Paul, bản thân là một điểm đạo đồ, có nói tới cơ thể của con người là đền thờ của Thượng Đế, thần khí của Thiên Chúa ngự trong đó. Thế rồi – đây là đoạn văn mà tôi nhớ lại khi tôi có nói mình muốn ám chỉ Ngôi Con của Đấng Ki Tô mà Ngài tuyên cáo vào lúc rửa tội – tôi thấy tín đồ Do Thái kính Chúa Giê su vì Ngài tự xưng là Con của Chúa Trời; sự tự vệ của Ngài là một điều đáng lưu ý, Ngài không nói giống như Ki Tô hữu thời nay nói về Ngài: “Đúng vậy, ta là Con của Thiên Chúa và không một người nào khác có thể là Con của Thiên Chúa”, ngược lại lời khẳng định của Ngài đặt căn cứ trên Ngôi Con thiêng liêng của thiên tính vốn cố hữu nơi bản chất của chính con người. Ta hãy lắng nghe lời của Ngài để xem chúng rõ ràng, xác định xiết bao. Ngài nhắc tín đồ Do Thái hãy tham chiếu Kinh điển của chính mình: “Ta xin nói rằng chẳng lẽ trong luật lệ các con không viết rằng các con là Thần linh ư? Nếu Ngài gọi họ là thần linh và Ngôi Lời của Thiên Chúa sẽ giáng xuống đó thì Kinh điển đâu có bị phế bỏ; các con hãy nhắc tới Ngài, đấng mà Ngôi Cha đã phong thánh và biệt phái xuống trần gian để rồi bị các con báng bổ; bởi vì ta xin nói rằng ta là Con của Thiên Chúa” [48][Jêsu đáp rằng: “Trong luật pháp của các ngươi há chẳng chép rằng: “Ta đã nói các ngươi là thần hay sao? Nếu Chúa gọi những kẻ được nghe đạo Đức Chúa Trời phán là thần (mà Kinh thánh không thể bãi bỏ được) thì ta đây là Đấng Cha đã biệt ra thánh và sai xuống thế gian, nói rằng: Ta là Con Đức Chúa Trời, cớ sao các ngươi lại cáo ta là nói lộng ngôn?]. Đấng Ki Tô cũng bảo vệ Ngôi Con của mình: “Theo Kinh điển thì mọi người đều là Thiên Chúa và Kinh điển không thể bị phế bỏ; do đó trong lời khẳng định của ta không có sự phạm thượng khi ta cũng tự xưng là Con của Thiên Chúa”. Rồi tới cái lời cầu nguyện hay ho ngay trước khi Ngài đi chịu đóng đinh trên thập tự giá. Ngài đang cầu nguyện với Cha về tương lai của Giáo hội. Ngài nói tới Thượng Đế về tính đơn nhất của họ, Ngài vốn hiệp nhất với Thiên Chúa và tiếp tục cầu nguyện rằng “tất cả đều có thể hiệp nhất cũng giống như Cha ở nơi Con và Con ở nơi Cha, họ cũng có thể hiệp nhất nơi chúng ta. . . Con ở nơi họ và họ ở nơi con sao cho họ có thể trở nên toàn bích hiệp nhất” [49] [Để họ thảy đều hiệp làm một, như Cha ở trong Con và con ở trong Cha; lại để cho họ cũng ở trong chúng ta hầu thế gian tin rằng Cha đã sai Con]. Có sự tuyên bố tính đơn nhất của con người với Thượng Đế. Trong tôn giáo này cũng có lời tuyên cáo về bản chất thiêng liêng của con người, về việc Ngài tái hiệp nhất với Ngôi Cha mà Ngài nhất thời dường như bị cách ly khi ở trong thể xác. Nếu ta xét thêm nữa về giáo huấn mà ta thấy trong các tác phẩm của thánh Paul thì khi ta tiếp tục điều này càng trở nên rõ ràng hơn; vì ta thấy Ngài dùng thuật ngữ “Ki Tô” là một tên gọi thần bí để chỉ nguyên khí linh hồn phát triển nơi con người, Con của Cha (tinh thần): “Các con nhỏ của ta ơi, ta lại đau đẻ sinh ra các con cho tới khi Đấng Ki Tô được hình thành nơi các con”[50][Các con bé mọn của ta ơi, ta lại vì cớ các con mà chịu cơn quặn thắt cho đến chừng nào Christ thành hình trong các con]. Đấng Ki Tô đâu chỉ là một con người ở bên ngoài các tín đồ. Ngài phải được hình thành là anh nhi bên trong tử cung nơi tâm hồn của mỗi một tín đồ. Và cái Đấng Ki Tô này phải được sinh ra nơi môn đồ ắt tăng trưởng phát triển bên trong y mãi cho đến khi cuối cùng con người đạt tới mức “đo lường được tầm cỡ viên mãn của Ki Tô” [51][Cho đến chừng chúng ta thảy đều đạt đến sự hiệp một của đức tin và của sự thông biết Con Đức Chúa Trời mà nên bậc thành nhơn, được tầm thước, vóc giạc theo sự đầy đủ của Đấng Christ]. Họ phải trở thành Thiên Chúa biểu lộ, họ phải trở thành Thiên Chúa biểu hiện bằng xương bằng thịt. Đó là giáo huấn của Ki Tô giáo tông đồ mà các tác giả thời nay đã cắt xén một cách đáng buồn khi trình bày nó ra. Và người ta có dạy rằng vạn vật cuối cùng phải hòa lẫn vào Thượng Đế. Liệu bạn có giả định rằng giáo huấn về sự hiệp nhất hoặc hòa lẫn với Brahman là một giáo huấn mà Ki Tô giáo không có? Thế rồi ta hãy quay sang Chương 15 trong Thánh thư gửi tín hữu Corinth và sự mô tả được trình bày trong đó: “Rồi tới lúc cuối cùng khi Ngài sẽ dâng thiên giới cho Thiên Chúa, ngay cả cho Đức Chúa Cha. . . Kẻ thù cuối cùng đáng bị hủy diệt chính là sự chết . . . Khi vạn vật đã bị Ngài chế ngự thì bản thân Ngôi Con cũng tuân phục đấng đã chinh phục được vạn vật để cho Thiên Chúa có thể là tất cả trong tất cả” [52] [Đoạn, cuối cùng đến, là lúc Ngài sẽ giao nước lại cho Đức Chúa Trời là Cha, sau khi Ngài đã bãi bỏ mọi chấp chánh, mọi quyền bính và mọi thế lực. . . Thù nghịch bị diệt trừ, sau cùng là sự chết] . Giáo huấn xưa cũ lại xuất lộ: “Thiên Chúa tất cả trong tất cả” là giai đoạn cuối cùng của vũ trụ, Ngôi Con, Ki Tô thu gom tất cả vào nơi bản thân thành ra Ishvara và hòa lẫn vào Brahman, khi Thượng Đế là tất cả trong tất cả.
Kế tới ta hãy quay sang sự luân hồi; chính cái câu thơ vừa được trích dẫn theo đó “kẻ thù cuối cùng đáng bị hủy diệt chính là sự chết”; bản thân nó nói bóng gió về giáo huấn của Giáo hội sơ khai, vì nghe nói sự chết không bị tiêu diệt mãi cho tới “hồi cuối”. Cũng vậy những lời sau đây có nói bóng gió rằng: “Kẻ đắc thắng, ta sẽ khiến làm rường cột trong đền thờ Đức Chúa Trời ta, và người không còn ra khỏi đó nữa” [53] [Kẻ đắc thắng, ta sẽ khiến làm rường cột trong đền thờ Đức Chúa Trời ta, và người không còn ra khỏi đó nữa], việc đi ra ngoài nghĩa là tái sinh, bị lưu đày khỏi các cõi trời. Nhưng có ba trường hợp đánh dấu giáo lý sâu sắc hơn xét về Đấng Ki Tô. Ta phải nhớ rằng niềm tin vào luân hồi vốn thực hành trong nhóm tín đồ Do Thái đương thời sao cho tự nhiên là việc nhắc tới nó khiến mọi người xung quanh Ngài đều hiểu được. Nhưng sự kiện này không đủ để chứng tỏ rằng Ngài chấp nhận giáo lý. Ta phải xét lời nói của Ngài như vậy khi một số môn đồ được thánh John Tiền hô phái tới hỏi Ngài xem liệu Ngài có phải là Đấng Ki Tô chăng. Khi các sứ giả đã tiếp thu câu trả lời của Ngài dành cho bậc thầy của họ, thì Chúa Giê su có nói tới đặc trưng của nhà thuyết pháp vĩ đại và tuyên bố rằng: “Nếu các ngươi muốn nhận thấy, thì đây chính là Elias, tức là người phải đến”[54][Nếu các ngươi chịu nhận lấy, thì ấy là Ê li, tức là người phải đến] – đây là một phát biểu rất minh bạch cho thấy bậc đạo sư Do Thái giáo đã luân hồi nơi thánh John Tiền hô. Lại nữa, khi các môn đồ hỏi tại sao lại bảo rằng Elijah ắt giáng lâm trước Đấng Cứu Thế thì Ngài trả lời rằng: “Elias quả thật sẽ đến trước và phục hưng mọi chuyện, nhưng ta nói với các ngươi rằng Elias đã đến rồi mà họ không nhận biết. . . Bấy giờ các môn đồ hiểu rằng Ngài nói với họ về thánh John Tiền hô”[55]. [Thật Ê li phải đến, phục hưng mọi việc. Nhưng ta nói cùng các ngươi, Ê li đã đến rồi, mà họ không nhận biết, lại còn dụng ý đãi người. Con người cũng sắp chịu khổ như thế. Môn đồ bèn hiểu rằng Ngài nói với họ đó là chỉ về Giăng Báp tít.]
Lại nữa, các môn đồ của Ngài hỏi Ngài về một người mù: “Ai gây tội, người này hay cha mẹ người gây tội mà người sinh ra đã mù lòa? Thế mà một Ki Tô hữu thời này ắt trả lời rằng: “Làm thế nào mà một người lại phạm tội trước khi y sinh ra để rồi chuốc lấy hình phạt này?” Nhưng Chúa Giê su không trả lời một cách vô minh như thế. Ngài trả lời rằng: “Con người này không phạm tội, cha mẹ người cũng chẳng phạm tội nhưng để cho công việc của Thiên Chúa được tỏ ra trong người” [56] [Người này không phạm tội, cha mẹ người cũng không, nhưng ấy để cho công việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người]. Ngài chấp nhận phần hồn tồn tại trước và có khả năng phạm tội trước khi sinh ra lần này, nhưng Ngài không đưa ra một lý do khác giải thích sự mù lòa.
Quay sang các cha, ta thấy Tertullian nói rất rành mạch trong Lời Tạ Lỗi của mình: “Nếu một Ki Tô hữu hứa một người sẽ trở lại từ một người, và quả thật Gaius trở lại từ Gaius thì thiên hạ sẽ la ó ném đá y; thậm chí họ sẽ không cho y phát biểu để người khác nghe. Nếu có một vùng đất nào để có thể di chuyển đi di chuyển lại các hồn người vào những cơ thể khác nhau [của con thú] thì tại sao họ lại không thể trở về chính cái chất liệu mà họ đã rời bỏ, nêu rõ điều đáng tin cậy hơn theo đó một người sẽ trở lại từ một người, bất cứ người cho sẵn nào đều trở lại từ bất cứ người cho sẵn nào khác, thế mà vẫn còn giữ lại nhân tính của mình; đó là vì phần hồn với những phẩm tính không thay đổi có thể phục hồi lại cùng một tình huống mặc dù không cùng một khuôn khổ . . . Bạn ắt hỏi liệu chúng ta sẽ luôn luôn chết đi rồi lại phục sinh từ sự chết ấy? Nếu chúa tể của muôn loài đã chỉ định như vậy thì bạn ắt phải phục tùng . . . [Nhưng thiên niên kỷ đã xuất hiện là giới hạn và] sau đó thì chẳng có sự chết, cũng chẳng có sự phục sinh lập đi lập lại”. Origen tin vào sự tồn tại trước của phần hồn và việc nó được sinh vào trong một cơ thể phù hợp với những hành vi trước kia. Ông dạy rằng: “Không phải là phù hợp với lý trí nữa khi mọi phần hồn vì một số lý do bí nhiệm (Ở đây tôi nói theo ý kiến của Pythagore và Platon cũng như Empedocles, mà Celsus thường gọi tên) được du nhập vào trong một phần xác tùy theo công trạng và những hành động trước kia của nó? [57] Ta có thể trích dẫn nhiều đoạn, tất cả đều cho thấy niềm tin vào sự tồn tại trước của phần hồn và việc nó “giáng xuống” để sinh ra ở đây; và không có nghi ngờ là niềm tin này phổ biến rất rộng rãi trong Giáo hội sơ khai vì tại một Công đồng nó đã bị chính thức kết án và đóng dấu ô nhục là dị giáo – Công đồng này đã được cử hành sau khi sự u minh bắt đầu chiếm ưu thế. Hơn bất cứ thứ nào khác, quyết định này đã khiến cho Ki Tô giáo ly khai với mọi tôn giáo khác trên thế giới và đưa tới những hậu quả tai hại nhất. Đó là vì có giáo lý về Luân Hồi thì mới có giáo lý về Nhân Quả, cả hai tùy thuộc lẫn nhau và khi người ta không còn tin vào Luân Hồi nữa thì người ta không còn có thể dạy dỗ về Nhân Quả. Trong những bức thư đầu tiên, Nhân Quả được dạy dỗ không kém phần rành mạch: “Chớ hề dối mình, Đức Chúa Trời không chịu khinh nhạo đâu, vì ai gieo giống chi thì gặt giống ấy” [58] [Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh ngạo đâu, vì ai gieo giống chi thì gặt giống ấy]. Khi không còn sự Luân Hồi nữa thì những lời lẽ này chẳng ai hiểu nổi, bấy giờ mọi loại lược đồ đều được phát minh ra, lược đồ về sự chịu tội thay cũng như không phải như vậy để cho con người không phải gặt hái kết quả của những hành động của chính mình. Nhưng khi bất kỳ lược đồ nào được một Ki Tô hữu trình bày với bạn, cho bạn biết rằng bằng cách đó bạn có thể thoát khỏi những hậu quả của các hành động của mình thì hãy trả lời y bằng những lời lẽ trong chính Thánh kinh: “Chớ hề dối mình, Đức Chúa Trời không chịu khinh nhạo đâu, vì ai gieo giống chi thì gặt giống ấy”.
Một giáo lý cao cả (giáo lý về luật Hi sinh) ẩn bên dưới ý tưởng về sự chuộc tội thay nhưng nó bị ngụy trang theo một cách thức đưa tới sự phạm thượng khủng khiếp nhất. Luật Hi sinh khiến cho con người hiệp nhất với Thượng Đế, luật Hi sinh khiến cho các thế giới được hình thành, nhờ đó các thế giới mới đang sống còn, và giáo lý cao cả ấy của thời xưa được biểu lộ nơi Ki Tô giáo sơ khai qua việc Đấng Ki Tô hoàn toàn hiến mình cho ý chí của Thượng Đế. Nhưng trong Ki Tô giáo thời trung cổ có xuất hiện những lược đồ có thể nói là khiến cho Ngôi Cha và Ngôi Con chống đối lẫn nhau, điều này chấn động cho mọi sự kính ngưỡng cũng như xúc phạm mọi lý trí bằng cách đưa đủ thứ lý sự cùn hợp lệ vào trong mối tương quan giữa Thần khí Thượng Đế và con người.
Khi mất đi thuyết Luân Hồi thì lại xuất hiện một giáo lý khác vốn độc nhất vô nhị nơi Ki Tô giáo – giáo lý về địa ngục đời đời. Thiên đường và địa ngục đều đời đời giống như nhau, trở thành hậu quả của một kiếp sống ngắn ngủi dưới đây. Một con người sinh ra trên thế giới với tính tình đã được ghi sẵn rồi, với những khuynh hướng tật xấu hoặc tính tốt (có thể là như vậy) mà y mang theo từ khi lọt lòng và được ghi khắc lên y từ khi còn nằm trong nôi; khi sống được 20, 30, 40, 60 hoặc 100 tuổi, con người ấy phải qui định trọn cả số phận đời đời của mình và hoặc là lên thiên đường hoặc là xuống địa ngục đời đời. Cái giáo lý khủng khiếp ấy triển khai ra làm suy đồi tâm trí con người, khiến cho y trở nên ích kỷ, tôi chỉ xin trích dẫn một câu thơ để cho thấy như vậy – câu thơ này được viết ra bởi một trong những người hiền lành nhất, cao quí nhất và trong sạch nhất của Ki Tô giáo thời nay John Keble, tác giả của Năm Ki Tô giáo, ông đã bị xuống tinh thần do cái giáo lý về địa ngục đời đời này, do ý tưởng cho rằng thiên đường và địa ngục hoặc là cùng tồn tại hoặc là cùng sụp đổ với nhau; trong tác phẩm Năm Ki Tô giáo, ông lên tiếng thố lộ một tình cảm dường như gây xúc động mạnh cho tôi về tính ích kỷ và vô luân. Ông biện hộ cho giáo lý về sự hành hạ đời đời này vì nếu không có nó thì ý tưởng về thiên đường đời đời ắt mất đi một trong những hậu thuẫn của mình. Nếu một số người không bị hành hạ mãi mãi thì không có bằng chứng nào là những người khác sẽ có được địa vị đời đời trên thiên đường. Ông nói – tôi chỉ trích dẫn theo trí nhớ nhưng ghi lại chính xác cốt lõi của nó:
“Nhưng thế thì đâu là chỗ đứng của những tâm hồn thống hối?
Xưa kia họ đã dựa dẫm vào lời nói đời đời của Ngài;
Những niềm hi vọng của họ đã biến mất theo nỗi sợ sệt của kẻ phạm tội,
Gắn chặt giống như hồng danh của Ngài với chính Ngài, hỡi Đức Chúa,
Theo đó chúng ta sẽ vui vẻ hoặc phiền não vô tận,
Nhưng nếu kho tàng giận dữ của Ngài mà bị phung phí,
Thì những người yêu thương của Ngài ắt cũng phải từ bỏ thiên đường được hứa hẹn”.
Nhưng nếu quả thật là cuộc sống trên thiên đường tùy thuộc vào sự hành hạ của người khác dưới địa ngục thì tôi ắt hỏi bạn liệu bất cứ người nào có thần khí Ki Tô nơi bản thân lại không chịu chấp nhận sự hủy diệt cho bản thân; chẳng thà như vậy còn hơn là mua lấy sự bất tử của mình bằng sự khốn khổ của vô vàn triệu người trong địa ngục không hề biết tới kết thúc? May mắn thay đây là một giáo lý hầu như đã thuộc về quá khứ; hết Ki Tô hữu này tới Ki Tô hữu khác đang từ bỏ nó; hết bậc đạo sư này tới bậc đạo sư khác đang tuyên cáo ngược lại; Canon Farrar thuyết pháp trên bục giảng của Tu viện Westminster, tuyên cáo giáo lý về “niềm hi vọng đời đời” chống lại giáo lý về địa ngục đời đời, và chỉ những tâm trí nào hẹp hòi thiếu văn hóa do thiếu óc tưởng tượng mới không thể nhận ra được sự khủng khiếp của địa ngục; chỉ những kẻ đó mới tiếp tục giảng về nó và biến nó thành một phần của Ki Tô giáo.
Tôi phải lướt nhanh qua vấn đề liệu Ki Tô giáo có dạy về khoa học linh hồn hay chăng. Trong Giáo hội Công giáo La Mã, người ta có dạy nó một phần lớn nhưng trong Giáo hội Tin Lành thì không. Tôi không thể nói với bạn về Giáo hội Chính thống Hi Lạp vì tôi không quen thuộc trực tiếp với nó. Do vậy tôi phải hạn chế vào phát biểu theo đó, trong Giáo hội Công giáo La Mã, huyền bí học đã được bảo tồn đến một chừng mực nào đó và trong ấy người ta vẫn còn tìm thấy một kiến thức huyền bí học nào đó và một số quyền năng huyền bí nào đó. Chẳng hạn như trong các dòng tu thuộc tu viện, người ta có dạy tham thiền một cách đặc biệt kỹ lưỡng, trong số tu sĩ nam nữ thuộc dòng tu nguyện ngắm, có một hệ thống tham thiền dìu dắt linh hồn từng bước một, từ nỗ lực tưởng tượng đầu tiên cho đến khi chuyển tâm thức vào phong cảnh được miêu tả; đây là một tàn tích của khoa học về linh hồn, dựa trên sự hiểu biết về các sự kiện. Có những di tích huyền bí khác trong Giáo hội Công giáo La Mã, việc dùng các ảnh tượng hoặc ngẫu tượng (theo như người Tin Lành gọi), việc dùng nước thánh, dùng một ngôn ngữ xưa cũ – trong đó những người có hiểu biết cầu nguyện thì công dụng của lời cầu nguyện phần lớn tùy thuộc vào âm thanh được tạo ra. Trong những sự việc đó có bộc lộ những dấu vết của giáo huấn xưa cũ, dựa trên sự hiểu biết về thế giới vô hình. Thế rồi có việc sử dụng các di tích và lời cầu nguyện cho người chết – mọi dấu hiệu của tri thức huyền bí cho dù có manh mún, bất toàn đến đâu đi nữa. Và rồi kết quả ra sao? Chúng đã tạo ra các thần bí gia, các vị thánh, những người làm nên “phép lạ” trong một chừng mực mà những phân bộ khác của Giáo hội không thể tiếp cận được; thế là bạn thấy trong số các thần bí gia Công giáo La Mã có những người nói tới sự hiệp nhất ấy dựa trên những đường lối tương ứng với tín đồ Ấn giáo. Ở đây tôi lại không thể trích dẫn được nhiều vì thời gian thật ngắn ngủi và đề tài này thật dài; nhưng tôi có thể nhắc bạn nhớ tới tác phẩm tuyệt vời Noi Gương Chúa của Thomas ở Kempis, một trong những tác phẩm kỳ diệu nhất mà một Ki Tô hữu đã sáng tác, một tác phẩm mà những người thuộc đủ mọi tín ngưỡng đều có thể đọc một cách thuận lợi. Thánh Thomas ở Kempis đưa ra những giáo huần về việc một người phải làm gì nếu y muốn tìm thấy Đấng Ki Tô và giáo huấn thường được gán cho chính Đức Christ. Ta hãy xét giáo huấn về Bản ngã: “Nếu con người muốn tìm thấy Thượng Đế thì y phải học hỏi” sau khi đã “thoát ly mọi cái rồi còn phải thoát ly chính mình, phải ra ngoài bản ngã, giũ sạch mọi cái gì là tự ái” [59] [Cái gì đó? – Thoát ly mọi cái rồi còn phải thoát ly chính mình, phải ra ngoài bản ngã, giũ sạch mọi cái gì gọi là tự ái]. Một người phải “hoàn toàn quên mình” [60][Mà nếu không thoát ly hẳn những vật thụ tạo, không tài nào được thư thả mà chuyên lo về Chúa]; “Hỡi con ơi hãy từ bỏ bản thân thì con mới tìm thấy Ta . . . Thưa Chúa, con đã xả thân thường xuyên xiết bao và trong những chuyện như thế chẳng phải là con đã từ bỏ bản thân ư? Luôn luôn và bất cứ lúc nào, trong điều nhỏ cũng như điều lớn, con chẳng hề có một ngoại lệ nào mà luôn luôn tìm thấy Ngài trong mọi sự vật bị người ta tước bỏ Ngài đi bằng không làm sao Ngài có thể là con và con có thể là Ngài trừ phi Ngài ở cả bên trong lẫn bên ngoài đều giải thoát khỏi mọi ý chí phàm ngã? Con chỉ nhắm tới điều này, chỉ cầu nguyện nó, chỉ mong muốn nó sao cho con có thể mất đi sự tự tư tự lợi, và có bị lột trần trụi như thế thì con mới đi theo Chúa Giê su trần trụi được” [61][Tất cả cố gắng, tất cả kinh nghiệm, tất cả ước muốn con hãy nhằm một đối tượng duy nhất: từ khước mọi sở hữu và ở trần để theo Chúa Giê su trần truồng, chết cho mình và sống muôn đời với Cha]. “Sự tiến bộ chân chính của con người cốt ở việc từ bỏ bản thân; và con người nào đã xả thân thì sẽ được tự do và an toàn rất nhiều” [62] [Tự thoát:tất cả tiến bộ của con người hệ tại chỗ đó, người tự thoát được hưởng tự do đặc biệt và được bảo đảm vững chắc]. Một môn đồ Vedānta có thể đã viết: “Bất cứ ai không phải là Thượng Đế đều chẳng phải là cái gì hết và phải được coi là chẳng ra chi” [63]. Một người không bị nao núng bởi những xúc động, nỗi niềm hân hoan trong lòng sùng tín không tỏ ra là có tiến bộ mà đúng hơn ta thấy nó nơi “việc hiến thân với trọn cả tấm lòng dâng lên cho ý chí của Thượng Đế . . . để cho với cùng một sự bình thản an nhiên ấy, con có thể tiếp tục đưa ra một lời cám ơn cả trong thuận cảnh lẫn trong nghịch cảnh, cân nhắc mọi điều trong sự thăng bằng thung dung” [64]. Một sự minh triết xúc tích ắt cũng được phát hiện ra nhắc nhở ta nhớ tới tính trực tiếp của Đức Phật. “Liệu chúng ta có tìm đâu ra được một người sẵn lòng phụng sự không công cho Thượng Đế?” [65][Dễ tìm đâu được một người mến Chúa Giêsu một cách vô vị lợi]. Điều mà một người không thể cải thiện được nơi bản thân và nơi những người khác thì y phải chịu đựng một cách kiên nhẫn . . . y phải nỗ lực kiên nhẫn để chịu đựng những khiếm khuyết và khuyết tật của người khác thuộc bất cứ loại hình nào; bởi vì vả chăng bạn cũng có nhiều điều mà người khác phải chịu đựng. Nếu bạn không thể biến mình thành một người như bạn muốn thì làm sao bạn có thể trông mong được việc khiến cho người khác chiều theo ý thích của mình?” [66][Chính bạn, bạn cũng không thể trở nên như mình muốn, thế sao bạn lại có thể bắt người khác phải trở nên như bạn muốn]. Tôi có thể đề cập tới nhiều điều khác nhưng tôi không có thời giờ. Tôi đã đi quá mức thời giờ hợp lệ của mình vì muốn giúp cho bạn hiểu được một điều gì đó về tôn giáo rất thường bị ngụy trang trong tâm trí của bạn bởi những thuyết giải hẹp hòi mà nó liên tục khoác lấy.
Và tôi xin hiệu triệu các Ki Tô hữu cũng như những người thuộc các tôn giáo khác, đó là lời hiệu triệu đoàn kết để phá vỡ những điều ngăn cách; tại sao họ lại không cùng nhau đến với một diễn đàn chung cùng với mọi tôn giáo lớn khác trên thế giới? Tại sao cái tôn giáo non trẻ này mới có 18 thế kỷ tuổi đời lại không đến hòa nhập với Phật giáo đã tồn tại được 2400 năm; hòa nhập với Bái hỏa giáo và Ấn Độ giáo với cả chục ngàn và hai chục ngàn năm trong quá khứ? Chẳng lẽ họ không thấy mình báng bổ Thượng Đế xiết bao khi tuyên bố rằng Ngài chỉ giữ mình dành cho một tôn giáo duy nhất trong số mọi tôn giáo và điều đó hầu như là tôn giáo trẻ nhất trong mọi tôn giáo? Chẳng lẽ họ không thấy làm thế nào mà họ xúc phạm tới Đấng Tối Cao khi họ đòi hỏi độc quyền trên diễn đàn, xua đuổi mọi đứa con khác của Ngài vào trong bóng tối, không được công nhận bởi Đấng Cha Lành của mọi linh hồn? Chẳng phải Thượng Đế đã tự xưng là Đấng Cha Lành của mọi linh hồn chứ đâu phải chỉ là Cha của các linh hồn nhập thế trong thể xác của các Ki Tô hữu. Nếu ta có thể đạt được sự đoàn kết này thì mọi sự cải đạo ắt dừng lại, không ai cố gắng cải đạo người khác theo đức tin của mình, mà đúng hơn là cố gắng học điều người khác có thể dạy được cho mình, điều mà người khác quan niệm về Thượng Đế. Đó là vì ta có thể học được tất cả đối với nhau, tín đồ Ấn giáo học được từ Ki Tô hữu, và Ki Tô hữu học được từ tín đồ Ấn giáo, tín đồ Bái hỏa giáo học được từ Phật tử và Phật tử học được từ tín đồ Bái hỏa giáo. Mọi tôn giáo đều chẳng qua chỉ là một tia sáng màu của Thượng Đế và khi thống nhất mọi tôn giáo lại thì ta ắt thấy ánh sáng trắng chân chính. Chừng nào mà ta còn chia rẽ thì ta còn nhuốm màu một tia đặc biệt. Ta hãy nghiên cứu mọi tôn giáo và yêu thương tất cả mọi tôn giáo, nhiên hậu ta sẽ tiến gần hơn tới Suối Nguồn mà tất cả chúng ta đều thoát thai và tận cùng nơi đó.
Bạn thừa biết tôi đâu có thuộc về cái tôn giáo mà tôi đang phác họa ở đây; bạn thừa biết mặc dù sinh trưởng trong Công giáo nhưng tôi đã bị nó trục xuất do sự trình bày hẹp hòi và không biết tới những quan điểm chân thực và sâu sắc hơn của những tín ngưỡng ấy. Nhưng tôi có nói với bạn rằng mọi tôn giáo này đều xuất phát từ cùng một cội nguồn. Các con cháu của chúng nên sống như những người anh em chứ không phải như những kẻ thù và chẳng ai nên cố gắng cải đạo người khác, tất cả nên được đối xử một cách trân trọng. Lòng thù ghét là điều ác cho dù ta có thể thấy nó nơi bất cứ tôn giáo nào. Mong sao mỗi người hãy dạy dỗ tín ngưỡng của chính mình cho những người khác muốn tuân theo; mong sao mọi người đều được tự do nói lên quan điểm của mình về Thượng Đế đối với mọi người nào sẵn lòng lắng nghe mình. Chúng ta chẳng qua chỉ là những phiến diện của Đấng Vĩnh Hằng; trí năng của ta là những kênh dẫn hẹp hòi mà sự sống và tình thương của Thượng Đế tuôn đổ qua đó. Ta hãy là kênh dẫn nơi bản thân mình nhưng ta đừng chối bỏ việc những người khác cũng là kênh dẫn giống như chính ta; sự sống và tình thương thiêng liêng tuôn chảy qua họ cũng như tuôn chảy qua chúng ta. Bấy giờ hòa bình mới có được, bấy giờ mới không còn có sự chia rẽ nữa; bấy giờ mới có sự thống nhất, sự hài hòa vốn còn lớn lao hơn cả sự đồng nhất nữa. Khi các con của Ngài sống trong tình yêu thương nhau, thì họ mới có thể hi vọng biết được một điều nào đó về tình thương của Thượng Đế, vì một bậc đạo sư của Ki Tô giáo quả thật có nói: “Kẻ nào không yêu thương người huynh đệ mà mình đang nhìn thấy, thì làm sao y có thể yêu thương được Thượng Đế mà mình không nhìn thấy” [67][Vì kẻ nào chẳng thương yêu anh em mình là người mình đã thấy, thì thể nào thương yêu Đức Chúa Trời là Đấng mình chẳng từng thấy được ư?] .
H Ế T
[1] Thánh thư Mark, IV, 11.
[2]Contra Selsum, XXI. Vì không có tài liệu trực tiếp của các Đức Cha cho nên tôi sử dụng những điều trích dẫn của các Đức Cha trong loạt bài tuyệt vời của ông A. M. Glass đăng trong Tạp chí Lucifer “Bàn về Ki Tô giáo và các Giáo huấn của nó”.
[3] Phúc âm Matthew, VII. 6.
[4] Phúc âm Matthew, XV. 26, 27.
[5] Stromata, I, 12.
[6] Thánh thư John, XVI, 12.
[7] Stromata, VI, 15.
[8]Công vụ các Tông đồ, I, 3.
[9]Contra Celsum, VI, 6.
[10] Thư thứ nhất gửi tín hữu xứ Corinth , III, 1.
[11] Như trên, II, 7.
[12] Như trên, II, 6.
[13] Stromata, I, 1.
[14] Stromata, VI, 9.
[15]Contra Celsum, I, 7.
[16] Như trên, III, 60.
[17] Stromata
[18]Bàn về qui định cho kẻ ngoại đạo, XLI.
[19] Lịch sử Giáo hội, III, 5.
[20] Bàn về các Nguyên lý, IV, 1.
[21] Thánh thư Isaiah, LVII, 15.
[22] Như trên, XLII, 5.
[23] Như trên, XLIII, 10, 19.
[24] Thánh thư Amos, V, 21-24.
[25] Thánh thư Isaiah, LVIII, 4-8.
[26] Thánh thư Micah, VI, 6-8.
[27] Thánh thư Matthew, III, 16, 17.
[28] Thánh thư John, XIV, 12.
[29] Thánh thư Mark, XVI, 17, 18.
[30] Thánh thư Matthew, V, 8.
[31] Như trên, 28.
[32] Như trên, V, 44-45.
[33] Như trên, VI, 22-23.
[34] Thánh thư Matthew, VII, 14.
[35] Như trên, XI, 28-30
[36] Như trên, XIX, 14.
[37] Thánh thư Matthew. XIX, 16-24.
[38] Thánh thư Luke, XV, 3-7.
[39]Công vụ các Tông đồ, X, 38.
[40]Pistis Sophia, trang XXIII.
[41] Bức thư thứ nhất của Thánh John, V, 7, phiên bản cũ.
[42] Thánh thư Job, XI, 7.
[43] Thánh thư Khải huyền, IV, 5.
[44] Thánh thư La mã, VIII, 38.
[45] Thánh thư Trallians, 5.
[46] Thánh thư thứ nhất gửi tín hữu Thessalonia, V, 23.
[47] Thánh thư thứ nhất gửi tín hữu Corinth , III 16.
[48] Thánh thư John, X, 34-36.
[49] Như trên, XVII, 21-23.
[50] Thánh thư Galatians, IV, 19.
[51] Thánh thư Ephesians, IV, 13.
[52] Thư thứ nhất gửi tín hữu Corinth , XV, 24-28.
[53] Thánh thư Khải huyền, III, 12.
[54] Thánh thư Matthew, XI, 14.
[55] Thánh thư Matthew, XVII, 10-13.
[56] Thánh thư John, IX, 2-3.
[57]Contra Celsum, 1.
[58] Thư gửi tín hữu Galatians, VI, 7.
[59] Sách đã dẫn II, 11.
[60] Như trên, III, 31.
[61] Như trên, 37.
[62] Sách đã dẫn, 39.
[63] Như trên, 31.
[64] Như trên, 26.
[65] Như trên, II, 11.
[66] Như trên, I, 16.
[67] Thưthứ nhất của Thánh John, IV, 20.