Sự thật về xe, nhà, cổ vật triệu đô
Sáu tháng qua, dư luận xôn xao với những thông tin dồn dập về siêu xe, căn hộ hàng triệu USD, con số gây sốc tại đất nước thu nhập bình quân hàng năm chưa đến 1.000 USD/người.
Sau chiếc Maybach 62 được thông tin có giá khoảng 20 tỷ đồng, vừa qua hai chiếc Phantom với những đồn đại 1 triệu USD bắtđầu lăn bánh tại TP HCM.
Xứng tầm với tên tuổi và giá cả, những siêu xe trên cuối cùng cũng thuộc về các doanh nhân hàngđầu đất Sài thành. Nếu chiếc Maybach 62 của ông T.L.N. một cái tên nổi danh gắn liền với tập đoàn thực phẩm K.Đ. mà chủ nhân không thích nhiều người biết thì chiếc Phantom đã được xác định là của ông Hoàng Khải, Chủ tịch tập đoàn Khaisilk.
Tuy nhiên, tìm hiểu qua nhiều nguồn tin khác nhau và chính trong giới buôn bán xe, tất cả đều khẳng định là giá bán ra tới tay hai vị doanh nhân trên cũng khôngđến tiền triệu USD như dư luận ầm ĩ mấy tháng nay.
Dù người mua lẫn người bán (Công ty Hoàng Trọng, TP HCM) không cho biết bất cứ thông tin gì về giá cả nhưng giá cả công khai của hai loại xe này rất dễ kiểm chứng.
Giá xe Rolls-Royce Phantom và Maybach 62 sản xuất năm 2007 chưa lăn bánh tại châu Âu lần lượt là 333.350 USD và 386.500 USD, nếu nhập về Việt Nam và chịu các khoản thuếnhập khẩu 70%, tiêu thụ đặc biệt 50% và 10% thuế VAT.
Nhưvậy, giá sau thuế hai chiếc xe trên khoảng từ 750.000 đến 850.000 USD (kể cả chi phí vận chuyển). Mức giá này cũng được một cán bộ tính thuếcủa Cục Hải quan TP HCM xác nhận.
Nhưng giá hai chiếc Maybach và Phantom do Hoàng Trọng nhập về sẽ khó đến giá đó vì sản xuất năm 2006 và đã qua sử dụng ở nước ngoài. Theo giới buôn bán xe hơi, giá giảm khoảng 20-25% và tính tất cả mọi loại thuế, phí, đăng ký thì không thể quá 750.000 USD/chiếc.
Giám đốc một công ty kinh doanh xe hơi lớn (xin giấu tên) khẳng định: “Tiền lời mỗi chiếc cùng lắm là 50.000 USD vì giá cả đã quá rõ ràng, không phải cứ đại gia, xe độc là bao nhiêu họ cũng chấp nhận nên tôi cho rằng Việt Nam vẫn chưa có xe 1 triệu USD”.
Có nhiều lý dođể tung hô “siêu xe triệu USD” như vị giám đốc này cho biết gồm: Ngườiđưa thông tin tính nhầm hoặc chưa hiểu rõ giá, chủ xe và nơi bán không tiết lộ nên cứ đồn thổi và không loại trừ đây là một hình thức quảng cáo khá hữu hiệu.
Trước đây nhiều chiếc được thổi lên là siêu xe triệu USD hay hàng chục tỷ như Bentley, Aston Martin, Lamborghini... ở cả Hà Nội lẫn TP HCM đã nhanh chóng bị nhận diện là “pháo nổ” vì giá thực chưa đến một nửa lời đồn.
Chiếc xe Maybach 62 được đồn thổi là có giá hơn 1 triệu USD.
Và mới đây lại có nguồn tin một đại gia chơi cổ vật của Việt Nam từ chối bán một cái chén uống rượu từ thế kỷ thứ 9 được trả đến 28 triệu USD.
Và mới đây lại có nguồn tin một đại gia chơi cổ vật của Việt Nam từ chối bán một cái chén uống rượu từ thế kỷ thứ 9 được trả đến 28 triệu USD.
Sau khi một tên tuổi trong làng giải trí khoe căn hộ triệu đô của mình trên nhiều tờ báo, không ít dân buôn bán địa ốc phán luôn “chỉ lòe được những người không biết”.
Quả thật là tìm khắp Sài Gòn hiện thời cũng chẳng tìm đâu ra căn hộ tương đương 1 triệu USD (khoảng 16 tỷ đồng) nếu chủ nhân không “dát thêm vàng” trong đấy.
Trong nhóm 5 khu căn hộ đắt giá nhất TP HCM hiện nay gồm: Lancaster, Salling Tower, Avalon, Paster Court (đã đổi tên cho thuê, không còn bán), SG Recidence thì giá vẫn chỉ xấp xỉ 60 triệu đồng/m2 và căn đắt nhất cũng chưa đến 10 tỷ đồng (khoảng 600.000 USD).
Riêng tại khu Phú Mỹ Hưng, cao giá nhất là những căn Penthouse trong các caoốc với diện tích có khi lên trên 300 m2 nhưng vẫn dưới 10 tỷ đồng.
Cònở The Manor, căn hộ Penthouse được xem là đắt nhất do người đẹp T.N.A. sở hữu cũng chỉ 600.000 USD (đã tính tiền trang trí nội thất).
Lùng sục 2 - 3 tuần liền, phóng viên cũng không thể nào tìm được thông tin về những căn hộ triệu USD. Ông Trần Lâm Phó, Giám đốc Công ty môi giớiđịa ốc Địa Lợi, cho biết: “Ngay cả những thời điểm sốt nhất, tôi vẫn không nghe nói đến giá này và tôi khẳng định hiện tại TP HCM chưa có căn hộ nào đáng giá triệu USD”.
Hàng loạt văn phòng môi giới địa ốc tại những quận có căn hộ đắt nhất TP HCM là quận 1, 7, 3, Bình Thạnh cũng chưa bao giờ môi giới hoặc chào bán những căn hộ khoảng 700.000- 800.000 USD chứ đừng nói gì đến 1 triệu USD.
VũMinh Hải (quận 1, TP HCM), một tay chuyên tìm kiếm và môi giới những căn hộ trên 5 tỷ đồng khuyên: “Đừng tìm làm gì mất công, những căn hộtriệu USD là do chủ nhân tưởng tượng và khoe mẽ đấy, nói phét có ai bắtđâu mà không lợi dụng để đánh bóng tên tuổi”.
Ông Nguyễn Khánh Hưng, Phó Tổng Giám đốc Công ty địa ốc Đất Xanh, khẳngđịnh: “ Công ty tôi phân phối cho hầu hết các dự án căn hộ cao cấp nhưng chưa bao giờ nghe nói đến căn hộ triệu USD”.
Hai tuần nay, giới buôn bán, chơi đồ cổ tại TP HCM vẫn chưa hết xôn xao trước thông tin một đại gia cổ vật phía Bắc có kho báu gồm hàng chục món đồ hàng trăm, triệu USD cùng một cái tước uống rượu đời Đường đãđược khách Đài Loan trả đến 28 triệu USD nhưng không bán (thông tin nàyđược đăng trang trọng trên một tờ báo có uy tín)!
Nhưng không ít người đã nghi ngờ bởi từ trước đến nay chưa có thông tin nào cho biết Việt Nam có cổ vật trên 10 triệu USD, thậm chí những cổ vật 1 triệu USD cũng rất hiếm và thường chưa được kiểm chứng.
Bình uống rượu hình con vịt 2 triệu USD. | ||
|
Một tay buôn đồ cổ có tiếng trên chợ đồ cổ Lê Công Kiều (quận 1, TP HCM) cho biết: “ Trong bộ sưu tập của cụ Vương Hồng Sển hay chị Nam Hương (người được mệnh danh là bà hoàng cổ vật tại TP HCM) cũng chưa có mónđồ nào đến giá 1 triệu USD”.
Ông H.T., một đại gia khác của giới chơi cổ vật cả nước, nói thẳng: “Nhiều cổ vật vô giá và tùy vào mục đích, sở thích, đam mê của người chơi. Nhưng đến 28 triệu USD thì quả là khó tin vì 60 năm lăn lộn với thú vui này đây là lần đầu tiên tôi được nghe Việt Nam có cổ vật 28 triệu USD”.
Ông này còn nói thêm: “Cái tước thì tôi chưa thấy bao giờ nhưng bình uống rượu hình con vịt như báo đăng 2 triệu USD thì tôi biết, tay nào máu mê lắm cũng chỉ trả khoảng 200.000-300.000 USD cũng là “điên” lắm rồi”.
Một giáo sư khảo cổ học nhận định: “Tôi không nghĩ người sở hữu những cổvật trên hét giá để đề cao bộ sưu tập của mình nhưng có thể có khách trả giá chứ chưa chắc đã mua. Có những đồ độc bản thì chủ nhân kêu giá bao nhiêu biết bấy nhiêu còn có ai chịu mua hay không lại là chuyện khác”.
Dù so sánh hơi khập khiễng nhưng các phiên đấu giá cổ vật của hãng Sotheby’s và Christie’s với những món cổvật lên tới chục triệu USD/món cũng khá hiếm.
Mấy năm qua, Việt Nam nổi lên không ít những “ông vua, bà hoàng đồ cổ” với việc họ tự định giá hay nói có người trả “kho báu của tôi vài chục triệu USD” không còn hiếm. Thông tin này rất khó kiểm chứng nên có vẻnhư ngày càng được “phổ biến rộng rãi” hơn dù vị nào cũng khăng khăng“tôi chơi vì đam mê không muốn thiên hạ biết”...
Theo Tiền Phong