Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh: "Tay trong tay tôi đã bên người"
Số phận nghiệt ngã đã không cho Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh kịp sống hết những năm tháng ngắn ngủi của đời mình. Anh chị mất đi vào lúc sức sáng tạo dồi dào, tài năng đang độ chín. Hai vợ chồng nhà viết kịch Lưu Quang Vũ - nhà thơ Xuân Quỳnh
Sự ra đi đột ngột của hai người cùng con trai Lưu Quỳnh Thơ đã gây một chấn động mạnh, đau đớn, xót xa, nhập nhòa màu hư vô của ám ảnh định mệnh.
Cuộc đời, sự nghiệp và tình yêu của hai người đã trở thành một “hiện tượng” trong giới văn nghệ, được bạn bè, đồng nghiệp, những người hâm mộ thơ ca và sân khấu rất quan tâm.
Trước khi có nhau, Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ đã trải qua rất nhiều gian truân, lận đận. Hai người quen biết nhau đã từ lâu. Anh chị ở cùng trong một khu nhà tập thể dành cho văn nghệ sĩ.
Họ là những người bạn thơ cùng thế hệ. Cả hai cùng có nỗi bất hạnh của gia đình đổ vỡ, cùng đã từng trải qua những cuộc tình không may mắn.
Năm 1973, họ đến với nhau. Đó là thời điểm khó khăn, lận đận nhất của cả hai người. Họ rời gia đình cũ ra đi với hai bàn tay trắng. Cả hai đều mang trong lòng những nỗi đau, những cuộc khủng hoảng lớn trong tâm hồn.
Dẫu vậy, anh chị vẫn quyết tâm sống với nhau, vẫn hết lòng và tin tưởng vào tình yêu của mình. Lưu Quang Vũ viết thư báo tin cho người em trai thứ hai đang học ở Liên Xô:
“Anh đã quyết định lấy chị Xuân Quỳnh. Chị Quỳnh là người tốt và hiểu anh. Mong và tin rằng sẽ đem lại hạnh phúc cho nhau và sẽ làm được nhiều việc có ích cho đời…”.
Quả đúng như vậy. Những năm chung sống, anh chị đã có ảnh hưởng rất lớn với nhau trong đời sống hàng ngày cũng như trong sáng tác. Hai người đã yêu nhau và nương tựa vào nhau để gây dựng tổ ấm và lao động cật lực.
Cuộc sống của họ tuy ngắn ngủi nhưng cả hai đều đã sống và làm việc hết mình, đã có những đóng góp không nhỏ cho đời sống văn học nước nhà.
Khối lượng kịch bản đồ sộ của Lưu Quang Vũ khiến nhiều người kinh ngạc. Trong khoảng thời gian gần 10 năm, anh đã sáng tác được hơn 50 vở kịch, được đánh giá là “nhà viết kịch xuất sắc của thời kỳ hiện đại”.
Kỳ hội diễn sân khấu năm 1985, Lưu Quang Vũ có 8 vở tham gia thì 6 vở được Huy chương vàng, 2 vở được Huy chương bạc. Anh được gọi là “Cây bút vàng của sân khấu”. Bên cạnh đó còn là thơ, là truyện ngắn và hàng trăm bài báo lớn nhỏ khác.
Khi đến với Lưu Quang Vũ dù đã là một nhà thơ nổi tiếng, được nhiều người yêu mến, Xuân Quỳnh vẫn sẵn sàng chấp nhận mọi sự hy sinh để vun đắp cho sự nghiệp của chồng:
Anh thân yêu, người vĩ đại của em
Anh là mặt trời em chỉ là hạt muối
Một chút mặn giữa đại dương vời vợi.
Chị đã nhận ra tài năng của anh không phải vào lúc chói sáng mà là lúc đang khó khăn nhất. Nhận ra vẻ đẹp của tâm hồn anh vào lúc đang có nhiều đổ vỡ nhất. Chỉ có sự thông minh, sắc sảo và một tình yêu rộng lớn mới có thể hiểu và làm được như thế.
Anh đã viết về chị:
Dù sao cuộc đời đã giành em lại cho anh
Điều mong ước đầu tiên, điều ở lại sau cùng
Chúng ta đã đi bên nhau trên mặt đất
Dẫu chỉ riêng điều đó là có thật
Đủ cho anh mãi mãi biết ơn đời.
Cuộc sống chung với Xuân Quỳnh đã cho Lưu Quang Vũ một nguồn năng lượng mới. Anh vừa có trong tay một tình yêu lý tưởng, lại vừa có một hạnh phúc đời thường:
Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài
Chỉ một người ở lại với anh thôi
Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi
Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới
Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương
Khi cằn cỗi thấy tháng ngày mệt mỏi
Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh
Khi những điều giả dối vây quanh
Bàn tay ấy chở che và gìn giữ
Biết ơn em, em từ miền gió cát
Về với anh bông cúc nhỏ hoa vàng.
Xuân Quỳnh cũng làm việc với năng xuất không kém. Các tập thơ của chị nối nhau ra đời: Tự hát, Lời ru trên mặt đất, Sân ga chiều em đi, Hoa cỏ may... và hàng loạt tập thơ, truyện dành cho thiếu nhi.
Tôi chưa thấy một người phụ nữ nào lại hội đủ những yếu tố đang quý như chị: xinh đẹp, tài năng, thông minh, yêu đến quên cả bản thân mình. Ở con người chị mọi thứ tình cảm đều được đẩy đến tận cùng. Trong một bức thư gửi Lưu Quang Vũ khi Xuân Quỳnh đang đi Liên Xô có đoạn:
“Anh bận nhiều vất vả. Em nghĩ mà thương anh lắm. Cả đời em, em chỉ muốn cố gắng sao cho anh đỡ nhọc nhằn. Lắm lúc em thấy em không xứng đáng với anh không phải về tình yêu mà về trí tuệ.
Em cảm thấy em già rồi, già về thể chất đã đành nhưng lại còn già về sự yên phận của người đàn bà, về những sự nhỏ nhen tầm thường của đời sống…
Tất cả trong anh là cái gì đó đang vươn lên, đang nổi dậy.
Tất cả trong anh là sự bắt đầu mà con đường của anh thì còn xa tít tắp.
Con người anh như cây đàn, vừa tiếp nhận những luồng gió của cuộc sống vừa trả lại cho cuộc sống biết bao nhiêu âm thanh. Em, em cảm thấy em khô cằn và bất lực.
Em buồn lắm. Em thành thật nói với anh điều đó. Em vẫn cảm thấy hết. Vậy cho nên lúc nào em cũng thấy tình yêu của chúng ta mong manh. Em không thể hình dung không có anh em sẽ sống như thế nào…
Đôi khi em nghĩ quẩn là “có khi em phải bỏ anh đi để em khỏi phải mang nỗi tủi nhục là không xứng với anh”.
Nhưng em không có can đảm. Em yêu anh và em đã nhập cuộc đời em vào cuộc đời anh, bây giờ đối với em đó chỉ là một cuộc đời thôi, cắt đi làm sao nổi”.
Ai cũng nói thơ Xuân Quỳnh ngày một hay hơn. Có một nghịch lý trong thơ chị. Đó là càng hạnh phúc thì lại càng lo âu khắc khoải. Và càng lo âu khắc khoải thì lại càng đắm say, da diết.
Thơ của chị ngày càng ám ảnh, nung đốt lòng người:
Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn…
Năm cuối đời, Xuân Quỳnh bị đau tim nặng. Người đã từng nhiều lần đem trái tim mình ra để đánh đổi những câu thơ, bây giờ lại bị chính căn bệnh này hành hạ.
Một nhà thơ Nga đã từng viết: Ôi những người cực tốt – trái tim thường hay đau. Tháng 3-1988, Xuân Quỳnh được mời làm giám khảo cho Liên hoan phim ở Đà Nẵng, sau đó chị tranh thủ vào thăm chị gái Đông Mai ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Về Hà Nội, sức khoẻ chị giảm sút nhiều. Mỗi khi lên căn phòng riêng trên tầng ba, chị phải dừng lại để nghỉ và thở dốc. Mọi người trong gia đình giục mãi chị mới chịu đi khám bệnh. Bác sĩ yêu cầu phải nằm viện ngay. Đó là những ngày chị rất buồn và nặng nề.
Trái tim chị vừa có nỗi đau bệnh lý vừa có nỗi đau tâm lý. Nhìn chị thật khác lạ trong bộ quần áo bệnh nhân. Nụ cười tươi tắn thường che hết mọi buồn lo, giờ đây cũng trở nên nhợt nhạt.
Nỗi ám ảnh lớn nhất với chị lúc này là cảm thấy mình trở nên vô dụng. Cảm giác cô đơn đè nặng. Trong tâm trạng ấy, chị viết bài Thời gian trắng với những câu thơ thành thật đến nhói lòng:
Trái tim buồn sau lần áo mỏng
Từng đập vì anh vì những trang thơ
Trái tim nay mỗi phút mỗi giờ
Chỉ có đập cho mình em đau đớn.
Trước đây, chúng ta đã từng biết màu thời gian tím ngắt trong thơ Đoàn Phú Tứ, và bây giờ lại biết đến thời gian trắng buốt lạnh trong thơ Xuân Quỳnh.
Nhìn gương mặt tái xanh với nhịp thở nặng nề, đôi mắt đen ngấn nước, tôi cảm thấy trạng thái quá sức mà con tim chị đang phải gánh chịu. Nó luôn phải chới với vươn về cái đích rất khó nắm bắt, phải vật lộn với cuộc sống, với số phận, với tình yêu hạnh phúc.
Người phụ nữ nhạy cảm và thông minh như chị luôn ý thức rõ những gì sẽ đến. Chị khắc khoải và đau buồn trong sự cảm nhận về những linh cảm mơ hồ nào đó. Không gian, thời gian trong bệnh viện như một cõi lưu đày, cắt đứt chị với thế giới bên ngoài, với những gì thân thuộc nhất của đời mình:
Quá khứ em không chỉ ngày xưa
Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ
Quá khứ của em ngoài cánh cửa
Gương mặt anh gương mặt các con yêu…
Muốn gánh đỡ cho em phần mệt nhọc
Tới thăm em rồi anh lại ra đi
Đôi mắt lo âu, lời âu yếm sẻ chia
Lúc anh đến anh đi thành quá khứ.
Thời gian này, Lưu Quang Vũ cực kỳ bận rộn. Một mình anh gánh trên vai kịch mục của hàng chục đoàn nghệ thuật trong cả nước. Anh tất bật vào Nam ra Bắc, lại cộng thêm nỗi lo về sức khoẻ của vợ.
Mỗi khi phải đi xa Hà Nội, anh lại nhắn tôi về ở nhà để được yên tâm hơn. Anh nhờ bạn bè tìm bác sĩ giỏi, kiếm những loại thuốc tốt nhất để chữa bệnh cho vợ.
Bài thơ cuối cùng của anh được viết trong cuốn sổ công tác ghi chép dày đặc những công việc. Bài thơ có đầu đề rất giản dị:
Thư viết cho Quỳnh trên máy bay. Anh đã gửi vào đấy biết bao nỗi niềm, sự cảm thông chia sẻ, tình yêu thương, ân nghĩa sâu nặng và cả những lời “tự thú” thật chân thành:
Có phải vì 15 năm yêu anh
Trái tim em đã mệt?
Cô gái bướng bỉnh
Cô gái hay cười ngày xưa
Mẹ của các con anh
Một tháng nay nằm viện
Thương trái tim nhiều vất vả lo buồn
Trái tim lỡ yêu người phiêu bạt
Luôn mắc nợ những chuyến đi,
những giấc mơ điên rồ,
những ngọn lửa không có thật
Vẫn là gã trai nông nổi của em
Người chồng đoảng của em
15 mùa hè chói lọi, 15 mùa đông dài
Người yêu ơi
Có nhịp tim nào buồn khổ vì anh?…
Vở kịch lớn, bài thơ hay nhất
Dành cho em, chưa kịp viết tặng em
Trái tim hãy vì anh mà khoẻ mạnh
Trái tim của mùa hè, tổ ấm chở che anh…
Mối tình của anh chị kéo dài được 15 năm. Họ đã cùng nhau ra đi trong một chuyến xe định mệnh. Dường như cả hai đều đã linh cảm về điều ấy. Xuân Quỳnh viết:
Tay trong tay tôi đã bên người
Tôi chẳng nói điều chi về vĩnh viễn.
Và Lưu Quang Vũ:
Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay
Ta đã có những ngày vui sướng nhất
Đã uống cả men nồng và rượu chát
Đã đi qua cùng tận của con đường
Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên
Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt.
Cũng kỳ lạ thay, trái tim của hai người sẽ không phải chịu cảnh cô đơn. Sau 15 năm gắn bó, bây giờ anh chị lại tiếp tục bên nhau, vĩnh viễn bên nhau cùng tình yêu bất tử của mình.
Theo PGS.TS Lưu Khánh Thơ
Sự ra đi đột ngột của hai người cùng con trai Lưu Quỳnh Thơ đã gây một chấn động mạnh, đau đớn, xót xa, nhập nhòa màu hư vô của ám ảnh định mệnh.
Cuộc đời, sự nghiệp và tình yêu của hai người đã trở thành một “hiện tượng” trong giới văn nghệ, được bạn bè, đồng nghiệp, những người hâm mộ thơ ca và sân khấu rất quan tâm.
Trước khi có nhau, Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ đã trải qua rất nhiều gian truân, lận đận. Hai người quen biết nhau đã từ lâu. Anh chị ở cùng trong một khu nhà tập thể dành cho văn nghệ sĩ.
Họ là những người bạn thơ cùng thế hệ. Cả hai cùng có nỗi bất hạnh của gia đình đổ vỡ, cùng đã từng trải qua những cuộc tình không may mắn.
Năm 1973, họ đến với nhau. Đó là thời điểm khó khăn, lận đận nhất của cả hai người. Họ rời gia đình cũ ra đi với hai bàn tay trắng. Cả hai đều mang trong lòng những nỗi đau, những cuộc khủng hoảng lớn trong tâm hồn.
Dẫu vậy, anh chị vẫn quyết tâm sống với nhau, vẫn hết lòng và tin tưởng vào tình yêu của mình. Lưu Quang Vũ viết thư báo tin cho người em trai thứ hai đang học ở Liên Xô:
“Anh đã quyết định lấy chị Xuân Quỳnh. Chị Quỳnh là người tốt và hiểu anh. Mong và tin rằng sẽ đem lại hạnh phúc cho nhau và sẽ làm được nhiều việc có ích cho đời…”.
Quả đúng như vậy. Những năm chung sống, anh chị đã có ảnh hưởng rất lớn với nhau trong đời sống hàng ngày cũng như trong sáng tác. Hai người đã yêu nhau và nương tựa vào nhau để gây dựng tổ ấm và lao động cật lực.
Cuộc sống của họ tuy ngắn ngủi nhưng cả hai đều đã sống và làm việc hết mình, đã có những đóng góp không nhỏ cho đời sống văn học nước nhà.
Khối lượng kịch bản đồ sộ của Lưu Quang Vũ khiến nhiều người kinh ngạc. Trong khoảng thời gian gần 10 năm, anh đã sáng tác được hơn 50 vở kịch, được đánh giá là “nhà viết kịch xuất sắc của thời kỳ hiện đại”.
Kỳ hội diễn sân khấu năm 1985, Lưu Quang Vũ có 8 vở tham gia thì 6 vở được Huy chương vàng, 2 vở được Huy chương bạc. Anh được gọi là “Cây bút vàng của sân khấu”. Bên cạnh đó còn là thơ, là truyện ngắn và hàng trăm bài báo lớn nhỏ khác.
Khi đến với Lưu Quang Vũ dù đã là một nhà thơ nổi tiếng, được nhiều người yêu mến, Xuân Quỳnh vẫn sẵn sàng chấp nhận mọi sự hy sinh để vun đắp cho sự nghiệp của chồng:
Anh thân yêu, người vĩ đại của em
Anh là mặt trời em chỉ là hạt muối
Một chút mặn giữa đại dương vời vợi.
Chị đã nhận ra tài năng của anh không phải vào lúc chói sáng mà là lúc đang khó khăn nhất. Nhận ra vẻ đẹp của tâm hồn anh vào lúc đang có nhiều đổ vỡ nhất. Chỉ có sự thông minh, sắc sảo và một tình yêu rộng lớn mới có thể hiểu và làm được như thế.
Anh đã viết về chị:
Dù sao cuộc đời đã giành em lại cho anh
Điều mong ước đầu tiên, điều ở lại sau cùng
Chúng ta đã đi bên nhau trên mặt đất
Dẫu chỉ riêng điều đó là có thật
Đủ cho anh mãi mãi biết ơn đời.
Cuộc sống chung với Xuân Quỳnh đã cho Lưu Quang Vũ một nguồn năng lượng mới. Anh vừa có trong tay một tình yêu lý tưởng, lại vừa có một hạnh phúc đời thường:
Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài
Chỉ một người ở lại với anh thôi
Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi
Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới
Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương
Khi cằn cỗi thấy tháng ngày mệt mỏi
Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh
Khi những điều giả dối vây quanh
Bàn tay ấy chở che và gìn giữ
Biết ơn em, em từ miền gió cát
Về với anh bông cúc nhỏ hoa vàng.
Xuân Quỳnh cũng làm việc với năng xuất không kém. Các tập thơ của chị nối nhau ra đời: Tự hát, Lời ru trên mặt đất, Sân ga chiều em đi, Hoa cỏ may... và hàng loạt tập thơ, truyện dành cho thiếu nhi.
Tôi chưa thấy một người phụ nữ nào lại hội đủ những yếu tố đang quý như chị: xinh đẹp, tài năng, thông minh, yêu đến quên cả bản thân mình. Ở con người chị mọi thứ tình cảm đều được đẩy đến tận cùng. Trong một bức thư gửi Lưu Quang Vũ khi Xuân Quỳnh đang đi Liên Xô có đoạn:
“Anh bận nhiều vất vả. Em nghĩ mà thương anh lắm. Cả đời em, em chỉ muốn cố gắng sao cho anh đỡ nhọc nhằn. Lắm lúc em thấy em không xứng đáng với anh không phải về tình yêu mà về trí tuệ.
Em cảm thấy em già rồi, già về thể chất đã đành nhưng lại còn già về sự yên phận của người đàn bà, về những sự nhỏ nhen tầm thường của đời sống…
Tất cả trong anh là cái gì đó đang vươn lên, đang nổi dậy.
Tất cả trong anh là sự bắt đầu mà con đường của anh thì còn xa tít tắp.
Con người anh như cây đàn, vừa tiếp nhận những luồng gió của cuộc sống vừa trả lại cho cuộc sống biết bao nhiêu âm thanh. Em, em cảm thấy em khô cằn và bất lực.
Em buồn lắm. Em thành thật nói với anh điều đó. Em vẫn cảm thấy hết. Vậy cho nên lúc nào em cũng thấy tình yêu của chúng ta mong manh. Em không thể hình dung không có anh em sẽ sống như thế nào…
Đôi khi em nghĩ quẩn là “có khi em phải bỏ anh đi để em khỏi phải mang nỗi tủi nhục là không xứng với anh”.
Nhưng em không có can đảm. Em yêu anh và em đã nhập cuộc đời em vào cuộc đời anh, bây giờ đối với em đó chỉ là một cuộc đời thôi, cắt đi làm sao nổi”.
Ai cũng nói thơ Xuân Quỳnh ngày một hay hơn. Có một nghịch lý trong thơ chị. Đó là càng hạnh phúc thì lại càng lo âu khắc khoải. Và càng lo âu khắc khoải thì lại càng đắm say, da diết.
Thơ của chị ngày càng ám ảnh, nung đốt lòng người:
Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn…
Năm cuối đời, Xuân Quỳnh bị đau tim nặng. Người đã từng nhiều lần đem trái tim mình ra để đánh đổi những câu thơ, bây giờ lại bị chính căn bệnh này hành hạ.
Một nhà thơ Nga đã từng viết: Ôi những người cực tốt – trái tim thường hay đau. Tháng 3-1988, Xuân Quỳnh được mời làm giám khảo cho Liên hoan phim ở Đà Nẵng, sau đó chị tranh thủ vào thăm chị gái Đông Mai ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Về Hà Nội, sức khoẻ chị giảm sút nhiều. Mỗi khi lên căn phòng riêng trên tầng ba, chị phải dừng lại để nghỉ và thở dốc. Mọi người trong gia đình giục mãi chị mới chịu đi khám bệnh. Bác sĩ yêu cầu phải nằm viện ngay. Đó là những ngày chị rất buồn và nặng nề.
Trái tim chị vừa có nỗi đau bệnh lý vừa có nỗi đau tâm lý. Nhìn chị thật khác lạ trong bộ quần áo bệnh nhân. Nụ cười tươi tắn thường che hết mọi buồn lo, giờ đây cũng trở nên nhợt nhạt.
Nỗi ám ảnh lớn nhất với chị lúc này là cảm thấy mình trở nên vô dụng. Cảm giác cô đơn đè nặng. Trong tâm trạng ấy, chị viết bài Thời gian trắng với những câu thơ thành thật đến nhói lòng:
Trái tim buồn sau lần áo mỏng
Từng đập vì anh vì những trang thơ
Trái tim nay mỗi phút mỗi giờ
Chỉ có đập cho mình em đau đớn.
Trước đây, chúng ta đã từng biết màu thời gian tím ngắt trong thơ Đoàn Phú Tứ, và bây giờ lại biết đến thời gian trắng buốt lạnh trong thơ Xuân Quỳnh.
Nhìn gương mặt tái xanh với nhịp thở nặng nề, đôi mắt đen ngấn nước, tôi cảm thấy trạng thái quá sức mà con tim chị đang phải gánh chịu. Nó luôn phải chới với vươn về cái đích rất khó nắm bắt, phải vật lộn với cuộc sống, với số phận, với tình yêu hạnh phúc.
Người phụ nữ nhạy cảm và thông minh như chị luôn ý thức rõ những gì sẽ đến. Chị khắc khoải và đau buồn trong sự cảm nhận về những linh cảm mơ hồ nào đó. Không gian, thời gian trong bệnh viện như một cõi lưu đày, cắt đứt chị với thế giới bên ngoài, với những gì thân thuộc nhất của đời mình:
Quá khứ em không chỉ ngày xưa
Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ
Quá khứ của em ngoài cánh cửa
Gương mặt anh gương mặt các con yêu…
Muốn gánh đỡ cho em phần mệt nhọc
Tới thăm em rồi anh lại ra đi
Đôi mắt lo âu, lời âu yếm sẻ chia
Lúc anh đến anh đi thành quá khứ.
Thời gian này, Lưu Quang Vũ cực kỳ bận rộn. Một mình anh gánh trên vai kịch mục của hàng chục đoàn nghệ thuật trong cả nước. Anh tất bật vào Nam ra Bắc, lại cộng thêm nỗi lo về sức khoẻ của vợ.
Mỗi khi phải đi xa Hà Nội, anh lại nhắn tôi về ở nhà để được yên tâm hơn. Anh nhờ bạn bè tìm bác sĩ giỏi, kiếm những loại thuốc tốt nhất để chữa bệnh cho vợ.
Bài thơ cuối cùng của anh được viết trong cuốn sổ công tác ghi chép dày đặc những công việc. Bài thơ có đầu đề rất giản dị:
Thư viết cho Quỳnh trên máy bay. Anh đã gửi vào đấy biết bao nỗi niềm, sự cảm thông chia sẻ, tình yêu thương, ân nghĩa sâu nặng và cả những lời “tự thú” thật chân thành:
Có phải vì 15 năm yêu anh
Trái tim em đã mệt?
Cô gái bướng bỉnh
Cô gái hay cười ngày xưa
Mẹ của các con anh
Một tháng nay nằm viện
Thương trái tim nhiều vất vả lo buồn
Trái tim lỡ yêu người phiêu bạt
Luôn mắc nợ những chuyến đi,
những giấc mơ điên rồ,
những ngọn lửa không có thật
Vẫn là gã trai nông nổi của em
Người chồng đoảng của em
15 mùa hè chói lọi, 15 mùa đông dài
Người yêu ơi
Có nhịp tim nào buồn khổ vì anh?…
Vở kịch lớn, bài thơ hay nhất
Dành cho em, chưa kịp viết tặng em
Trái tim hãy vì anh mà khoẻ mạnh
Trái tim của mùa hè, tổ ấm chở che anh…
Mối tình của anh chị kéo dài được 15 năm. Họ đã cùng nhau ra đi trong một chuyến xe định mệnh. Dường như cả hai đều đã linh cảm về điều ấy. Xuân Quỳnh viết:
Tay trong tay tôi đã bên người
Tôi chẳng nói điều chi về vĩnh viễn.
Và Lưu Quang Vũ:
Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay
Ta đã có những ngày vui sướng nhất
Đã uống cả men nồng và rượu chát
Đã đi qua cùng tận của con đường
Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên
Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt.
Cũng kỳ lạ thay, trái tim của hai người sẽ không phải chịu cảnh cô đơn. Sau 15 năm gắn bó, bây giờ anh chị lại tiếp tục bên nhau, vĩnh viễn bên nhau cùng tình yêu bất tử của mình.
Theo PGS.TS Lưu Khánh Thơ