Điềm báo về cái chết của Lưu Quang Vũ
Lạ lùng thay, điều mà Lưu Quang Vũ khẩn cầu "Thần chết ơi, ta chẳng cần nhiều đâu. Độ 20 năm nữa… ta sẽ chẳng ân hận gì khi nhắm mắt" đã ứng vào đời anh với độ chính xác đến… phát sợ! Phải chăng với một kịch tác gia kỳ tài như Lưu Quang Vũ, "một lời là một vận vào"?
Nếu còn sống, nhà thơ - kịch tác gia Lưu Quang Vũ cũng vừa bước vào tuổi lục tuần. Nhưng số phận bi thảm đã buộc anh cùng vợ (nữ sĩ Xuân Quỳnh) và cậu con nhỏ (cháu Quỳnh Thơ) phải ra đi quá sớm.
Cũng đã chẵn 20 năm kể từ ngày "chuyến xe định mệnh" ấy cướp đi của làng văn nghệ nước nhà một gia đình nghệ sĩ rất đỗi tài hoa. Nhớ về anh, nhớ về vụ tai nạn thảm khốc trên, tôi không khỏi giật mình kinh ngạc khi nhận thấy, trong một số câu thơ, một đôi dòng thư, hoặc nhật ký của Lưu Quang Vũ, đây đó đã "ánh" lên sự "tiên báo" về cái chết bất thường sẽ xảy đến với anh trong tương lai…
Trong nhật ký viết ngày 8/11/1964 của Lưu Quang Vũ có đoạn: "Rất có thể sẽ có một điều vô lý nào đó tới cắt đứt cuộc đời ta. Cái chết - ta không sợ nó nhưng nếu chết bây giờ thì uổng quá. Chưa làm được gì cả, ăn hại 17 năm (khi viết những dòng này, tính theo tuổi mụ thì Lưu Quang Vũ vừa 17 tuổi), thế rồi chết ư? Thần chết ơi, ta chẳng cần nhiều đâu. Độ 20 năm nữa, khi ta đã trả nợ xong, khi có thể coi là đã làm được chút gì đó cho đời, ta sẽ chẳng ân hận gì khi nhắm mắt. Đấy là chỉ tiêu của ta, có ngắn ngủi không? Chỉ 20 năm thôi mà...".
Lưu Quang Vũ là người tài năng bộc lộ sớm, nhất là trong lĩnh vực thi ca (tập thơ đầu tay của anh in ra khi anh mới 20 tuổi). Song tuổi thanh niên của anh buồn nhiều hơn vui: Anh gặp trục trặc trong cuộc sống gia đình (ly hôn với người vợ đầu là diễn viên điện ảnh Tố Uyên), công ăn việc làm không ổn định; bế tắc trong sáng tác...
Cái mà anh gọi là "đã làm được chút gì đó cho đời" chỉ xảy đến vào những năm 80 (của thế kỷ XX) với việc hàng loạt kịch bản sân khấu của anh được công diễn và gây tiếng vang lớn trong công luận suốt từ Bắc chí Nam. Và lạ lùng thay, điều mà anh khẩn cầu "Thần chết ơi, ta chẳng cần nhiều đâu. Độ 20 năm nữa… ta sẽ chẳng ân hận gì khi nhắm mắt" cũng đã ứng vào đời anh với độ chính xác đến… phát sợ!
Bình luận về việc này, nhà báo Lưu Quang Định, em trai nhà thơ Lưu Quang Vũ đã phải cảm thán thốt lên: "Anh Vũ ơi, ai ngờ được những dòng nhật ký này rồi sẽ lại vận vào đời anh qua cái tai nạn phũ phàng ở chân cầu Phú Lương ấy".
Mà cũng không chỉ thể hiện trong những dòng nhật ký, ở bài thơ Bài hát ấy vẫn còn dang dở - một trong những bài thơ cuối cùng Lưu Quang Vũ viết tặng người vợ thương yêu của mình, bên cạnh không ít câu da diết "đụng" tới cõi hư vô, nhà thơ của chúng ta đã buông một câu chắc nịch: Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay/ Ta đã có những ngày vui sướng nhất/ Đã uống cả men nồng và rượu chát/ Đã đi qua cùng tận của con đường/ Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên/ Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt.
Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lưu Khánh Thơ, em gái của nhà thơ Lưu Quang Vũ đã thật tinh tế khi trích dẫn những câu thơ này để minh chứng cho một nhận định, rằng cả Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ "đều đã linh cảm về điều ấy" (tức cái chết). Và trên "chuyến xe định mệnh" ấy, "sau 15 năm gắn bó, bây giờ anh chị lại tiếp tục bên nhau, vĩnh viễn bên nhau cùng tình yêu bất tử của mình".
Một việc cũng gây kinh ngạc không kém, là trong bức thư Lưu Quang Vũ gửi Xuân Quỳnh (đề ngày 7/11/1987, chưa đầy một năm trước ngày mất), anh đã có những dòng khá "gai gợn": "Bây giờ làm được việc tốt gì cho bạn, cho mọi người thì phải cố mà làm em nhỉ. Từ tuổi 40 trở lên là bạn bè, người thân sẽ cứ rơi rụng dần và rồi sẽ đến lượt mình. Anh nghĩ vậy nên cố sống thật hiền hòa, thanh thản và cố sức viết…". Nghe cứ như "định mệnh" đang hối thúc nhà thơ của chúng ta vậy.
Nhiều đồng nghiệp của Lưu Quang Vũ ở Hội Nghệ sĩ Sân khấu từng nhắc đến việc Lưu Quang Vũ đặt cho vở kịch đầu tiên của đời mình là Sống mãi tuổi 17, và vở cuối cùng (còn viết dở) là Chim sâm cầm đã chết. Mở đầu bằng "sống" và kết thúc bằng "chết" - họ cho đấy là "điềm" không bình thường, "ứng" với sự ra đi đột ngột của anh.
Có thể vì mọi người quý mến, thương xót Lưu Quang Vũ quá mà suy diễn ra như vậy? Song bằng vào những gì mà Lưu Quang Vũ từng viết - kể từ nhật ký, thơ ca, thư từ, ta không thể không đặt câu hỏi: Phải chăng với một kịch tác gia kỳ tài như Lưu Quang Vũ, "một lời là một vận vào"?
Nguồn: Văn Nghệ Công An
Trong nhật ký viết ngày 8/11/1964 của Lưu Quang Vũ có đoạn: "Rất có thể sẽ có một điều vô lý nào đó tới cắt đứt cuộc đời ta. Cái chết - ta không sợ nó nhưng nếu chết bây giờ thì uổng quá. Chưa làm được gì cả, ăn hại 17 năm (khi viết những dòng này, tính theo tuổi mụ thì Lưu Quang Vũ vừa 17 tuổi), thế rồi chết ư? Thần chết ơi, ta chẳng cần nhiều đâu. Độ 20 năm nữa, khi ta đã trả nợ xong, khi có thể coi là đã làm được chút gì đó cho đời, ta sẽ chẳng ân hận gì khi nhắm mắt. Đấy là chỉ tiêu của ta, có ngắn ngủi không? Chỉ 20 năm thôi mà...".
Lưu Quang Vũ là người tài năng bộc lộ sớm, nhất là trong lĩnh vực thi ca (tập thơ đầu tay của anh in ra khi anh mới 20 tuổi). Song tuổi thanh niên của anh buồn nhiều hơn vui: Anh gặp trục trặc trong cuộc sống gia đình (ly hôn với người vợ đầu là diễn viên điện ảnh Tố Uyên), công ăn việc làm không ổn định; bế tắc trong sáng tác...
Cái mà anh gọi là "đã làm được chút gì đó cho đời" chỉ xảy đến vào những năm 80 (của thế kỷ XX) với việc hàng loạt kịch bản sân khấu của anh được công diễn và gây tiếng vang lớn trong công luận suốt từ Bắc chí Nam. Và lạ lùng thay, điều mà anh khẩn cầu "Thần chết ơi, ta chẳng cần nhiều đâu. Độ 20 năm nữa… ta sẽ chẳng ân hận gì khi nhắm mắt" cũng đã ứng vào đời anh với độ chính xác đến… phát sợ!
Bình luận về việc này, nhà báo Lưu Quang Định, em trai nhà thơ Lưu Quang Vũ đã phải cảm thán thốt lên: "Anh Vũ ơi, ai ngờ được những dòng nhật ký này rồi sẽ lại vận vào đời anh qua cái tai nạn phũ phàng ở chân cầu Phú Lương ấy".
Mà cũng không chỉ thể hiện trong những dòng nhật ký, ở bài thơ Bài hát ấy vẫn còn dang dở - một trong những bài thơ cuối cùng Lưu Quang Vũ viết tặng người vợ thương yêu của mình, bên cạnh không ít câu da diết "đụng" tới cõi hư vô, nhà thơ của chúng ta đã buông một câu chắc nịch: Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay/ Ta đã có những ngày vui sướng nhất/ Đã uống cả men nồng và rượu chát/ Đã đi qua cùng tận của con đường/ Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên/ Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt.
Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lưu Khánh Thơ, em gái của nhà thơ Lưu Quang Vũ đã thật tinh tế khi trích dẫn những câu thơ này để minh chứng cho một nhận định, rằng cả Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ "đều đã linh cảm về điều ấy" (tức cái chết). Và trên "chuyến xe định mệnh" ấy, "sau 15 năm gắn bó, bây giờ anh chị lại tiếp tục bên nhau, vĩnh viễn bên nhau cùng tình yêu bất tử của mình".
Một việc cũng gây kinh ngạc không kém, là trong bức thư Lưu Quang Vũ gửi Xuân Quỳnh (đề ngày 7/11/1987, chưa đầy một năm trước ngày mất), anh đã có những dòng khá "gai gợn": "Bây giờ làm được việc tốt gì cho bạn, cho mọi người thì phải cố mà làm em nhỉ. Từ tuổi 40 trở lên là bạn bè, người thân sẽ cứ rơi rụng dần và rồi sẽ đến lượt mình. Anh nghĩ vậy nên cố sống thật hiền hòa, thanh thản và cố sức viết…". Nghe cứ như "định mệnh" đang hối thúc nhà thơ của chúng ta vậy.
Nhiều đồng nghiệp của Lưu Quang Vũ ở Hội Nghệ sĩ Sân khấu từng nhắc đến việc Lưu Quang Vũ đặt cho vở kịch đầu tiên của đời mình là Sống mãi tuổi 17, và vở cuối cùng (còn viết dở) là Chim sâm cầm đã chết. Mở đầu bằng "sống" và kết thúc bằng "chết" - họ cho đấy là "điềm" không bình thường, "ứng" với sự ra đi đột ngột của anh.
Có thể vì mọi người quý mến, thương xót Lưu Quang Vũ quá mà suy diễn ra như vậy? Song bằng vào những gì mà Lưu Quang Vũ từng viết - kể từ nhật ký, thơ ca, thư từ, ta không thể không đặt câu hỏi: Phải chăng với một kịch tác gia kỳ tài như Lưu Quang Vũ, "một lời là một vận vào"?
Nguồn: Văn Nghệ Công An