Home » » Song cầm tế (Lương Hiểu Thanh):

Song cầm tế (Lương Hiểu Thanh):

Written By kinhtehoc on Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011 | 00:12

  1. Song cầm tế (Lương Hiểu Thanh):
Truyện kể về hai cây đàn violon hàng đầu với âm chất tốt như nhau được tạo ra từ bàn tay của người con trai một bậc thầy làm đàn. Anh làm chúng từ hai cây gỗ tốt nhất do chính tay cha mình nâng niu chăm chút và đó cũng là di nguyện của ông để lại cho anh trước khi qua đời. Anh con trai gửi hai cây đàn ở của hàng để tìm người tri âm và sẽ biếu tặng cho họ nếu họ thật sự biết được giá trị ngang nhau của chúng mà không hề có một sự so sánh nào. Và anh đã toại nguyện trao tặng hai cây violon quí giá cho hai người nhạc sĩ tri âm vì họ không hề cũng không muốn có một sự so sánh nào giữa hai cây đàn tuyệt hảo đó. Họ cùng hợp tấu trong bất kể trường hợp nào và bất kể ở đâu, tiếng tăm của họ bay khắp mọi nơi. Người ta ca tụng họ, tâng bốc họ, nhưng tâm lí người đời có chút quái lạ, hơn nữa, lại dễ dàng đổi thay. Lòng người thích sự chia lìa, có lúc lại cầu mong sự dịu dàng, và mọi người bắt đầu so sánh tài năng giữa họ một cách nghiệt ngã để xem ai phong độ hơn, khi lòng người đã phát hiện ra cái đẹp không toàn vẹn, thật ra cũng dễ chịu như khi ca đẹp ban đầu, và lòng người xôn xao tranh chấp, báo giới rộn ràng dư luận… Hai người nghệ sĩ đã cũng không thể hợp tấu nữa và họ cũng không thể không chia tách mỗi người một hướng. Nhưng sự so sánh ác nghiệt vẫn bám riết lấy họ mà sự thị phi của dư luận là phương tiện thực hiện hữu hiệu nhất. Sự chia lìa của họ làm hai cây violon cũng phân li, tưởng chừng như chúng vô tri nhưng chúng cũng buồn thương và nhớ nhau khôn xiết. Hai người nghệ sĩ đáng thương cũng dần dần trở nên ích kỉ, ghen ghét lẫn nhau. Cuối cùng thật bi thảm, hai người họ – một người thì hụt hẫng tột độ đến nỗi nhảy lầu tự tử, một người thì bị bệnh tâm thần, miệng cứ lẩm bẩm một câu đến tội nghiệp “Vì sao? Vì sao?”…
Anh con trai người thợ đàn tìm lại được hai cây violon của mình đã mục nát và làm nhà cho lũ chuột nơi nhà kho của một cửa tiệm nọ. Anh chực trào nước mắt trong dòng hoài niệm và đau lòng vì đã không thực hiện được trọn vẹn di nguyện của người cha đáng kính, ông những mong tạo ra hai cây đàn tốt như nhau để giáo dục một bài học quí cho con người: Trên đời này cái đẹp của các vật khác nhau là giống nhau. Tại sao lại phải so sánh cái đẹp với cái đẹp. Đó là sự hẹp hòi của lòng người mà dẫn tới sự ngu dốt! Đám trẻ bên đường ngân nga câu hát như một lần nữa xoáy vào lòng anh và cũng là xoáy vào lòng người đọc: Trên đời chỉ có mẹ thương con, con không mẹ như…
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved